Home
Hồng Vũ Lan Nhi
Liên Khúc Tình Thơ
Trang Thơ
Ngắm Ta
Truyện Ngắn
Trang Nhật Ký Rời
Lá Thư Màu Tím
Truyện Dài
Trang Nối Kết
Hình Ảnh
Mục Lục Thơ
 

Những mẩu chuyện hàng ngày Viết qua hình thức một lá thư gửi cho bâng quơ

---------------------
Lá Thư Mầu Tím
---------------------

Dấu Yêu ơi,
 

Suốt mấy tuần qua, tin tức về bão Katrina đã làm thức tỉnh nhiều người về cuộc sống trần gian, cuộc sống mà chúng ta ai ai cũng đều biết chỉ là tạm bợ. Cuộc sống vô thường, có đó, mất đó mà sao nhiều người hãy còn bon chen, giết hại lẫn nhau, cả về thể xác lẫn tinh thần. Trong những gian manh của lớp người ham danh vọng, vật chất quá đáng đó, vẫn còn những tấm lòng vàng, giúp cho nhân loại bớt đi được phần nào khổ đau.

LN mời Dấu Yêu hãy đọc những mẩu tin sau đây qua VB, để có được niềm hãnh diện của người mang dòng máu Việt, dù trong hoàn cảnh nào cũng tỏ ra bất khuất trước mọi nghịch cảnh.

Dòng Tu Đa Minh Làm Trại Tị Nạn



Nữ tu Đa Minh gốc Việt, và bé John Nguyễn, 8 tuổi, từ New Orleans bên bàn banh ở Dòng Tu St. Catherine ở Houston hôm 4-9, nơi thành trại tị nạn. Hình tiếp, cô Syndee Mỹ-Hoa Đặng, 20 tuổi, xem DVD trên máy lap-top của cô trong Dòng Tu Đa Minh ở Houston hôm 4-9-2005. Khoảng 50 nữ tu Việt biến dòng tu này thành nơi đón dân tị nạn. Sinh hoạt tại đây thứ tự, an vui gây ngạc nhiên tới mức các phóng viên quốc tế AP, AFP phải thu những hình ảnh trên vào ống kính.

Em Bé Việt Bán Hàng Sau Cơn Bão



Hình bên: Em bé Chris Nguyễn 9 tuổi thối tiền cho khách trong tiệm tạp hóa Pineville Mart của ba mẹ em ởLong Beach, Miss., hôm 5-9-2005. Mặt tiền của tiệm bị bão phá tan tành, nhưng tiệm vẫn mở cửa buôn bán bất kể hư hại đổ nát chung quanh. Sức sống, kinh nghiệm di tản, tinh thần trọng pháp và sức mạnh tương thân tương ái của người Việt thể hiện trong cơn thiên tai đã khiến truyền thông quốc tế đặc biệt chú ý và nể trọng.

Sức Sống Dân Việt Trong Cơn Bão Katrina Được Kính Nể



(Như tin và hình ảnh đã loan, nhóm 50 nữ tu Đa Minh Việt Nam đã biến tu viện thành trại tị nạn cho người lánh bão về ở. Sinh hoạt đặc biệt tại trại tị nạn này tiếp tục được các ống kính quốc tế chú ý, trong khi sức sống và ý chí dân gốc Việt được truyền thông quốc tế kính nể. Hình trên: Bé Tú Nguyễn, 13 tuổi, từ Buras, La. chơi bóng chuyền với các sơ dòng Đa Minh, tu viện St. Catherine, ở Houston, TX. hôm 4-9.)

HOUSTON (KL)- Theo tin của Michael Graczyk, biên viên của thông tấn AP, hàng ngàn dân Việt định cư tại vùng duyên hải Gulf Coast có khí hậu giống như Việt Nam sau hai cuộc chiến tại Việt Nam. Cơn lốc Katrina đuổi những dân Việt này đi lần nữa, một cuộc đại di tản làm cho họ nhớ lại những gì đã mất.

Lần đầu tiên Huỳnh Hồng Quang nếm kinh nghiệm mất gần hết của cải và tài sản khi anh bị đi học cải tạo năm 1975 tại Việt Nam, sau đó anh trốn thoát sang Hoa kỳ bằng ngả vượt biển sang Mã Lai.

“Chúng tôi đã từng có kinh nghiệm để thào chạy và giữ thân,” theo như anh Quang, 55 tuổi đã cho biết khi đứng ngoài nhà thờ tại Houston, nơi có hang trăm dân Mỹ gốc Việt đang tạm trú. Các căn nhà của những dân Mỹ gốc Việt này đã bị hư hại hay tan hoang.

Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu hai lần di tản của hàng triệu người phải rời bỏ quê hương hay xứ sở. lần thứ nhất là cuộc chiến tranh chống Pháp kết thúc năm 1954 và lần thứ là vào thập niên 1970 khi toàn bộ Saigon bị rơi vào bàn tay Cộng sản Việt Nam.

Vì cơn lốc Katrina, khoảng nửa trong số 30 ngàn nguời Việt sống tại Lousiana đã phải chạy về tỵ nạn tại Houston, nơi có nhóm đông nguời truớc đây từ quốc gia Đông Nam Á đến ở đông nhất (Hong Kong 4). Những người Việt ở xa Mississippi và vùng đánh tôm lại tới tỵ nạn tại Texas.

Hầu hết người Việt đầu tạm trú trong các nhà thờ hay các chùa chiền tại Houston, nhà bạn hay nhà người thân, hình như những nguời này đã để ý tới sự cảnh báo là phải rời đi truớc khi cơn lốc Katrina sập tới..

“Chú tôi nghĩ rằng cuộc di tản lần này cũng như truớc đây chỉ trong vài ngày và sau đó lại trở về nhà,” theo lời của anh Lê Liêm, 39 tuổi, quản đốc của nhà máy làm bao nhựa tại Kenner, La..
Liêm cùng với vợ và bốn đưa con rời nhà mang theo vài chiếc quần áo vì cho rằng chỉ đi trong một thời gain ngắn.

“Bây giờ chúng tôi chẳng còn có gì cả ,” theo lời Liêm, nguời đã tới Hoa kỳ vào năm 1980. “Chúng tôi không biết phải làm gì đây.”
Nhìn trên màn hình TV, những người Việt nhìn thấy nước ngập lên tận mái nhà.

Quang là chủ tịch Cộng đồng Nguời Việt tại Louisiana, anh đã gửi vợ và các con tới Houston trước khi cơn lốc di chuyển tới, còn anh ở lại để giúp các đồng hương. Anh đã chạy thoát khi nuớc vừa dâng lên tới nóc nhà của anh.

“Y như là B-52 bỏ bom,” theo như anh mô tả cơn lốc Katrina làm nhà cửa tan hoang lúc anh trông thấy.

Còn anh Peter Hoang, 39 tuổi, kẹt trong nơi tạm trú với vợ và năm đứa con, người làm dân tỵ nạn lần thứ hai cho biết “Tỵ nạn lần đầu là do chiến tranh.”

Anh cũng cho biết: “Tệ hại nhất là chiến tranh. Nhưng lần này chẳng khác gì như chiến tranh. Khi các ngài thấy trên TV những cảnh giết người, hôi của.”

Texas có khoảng 134 ngàn người Việt, nơi đông người Việt đứng hàng thứ hai sau California, theo như con số thống kê của Hoa kỳ, con số dân Mỹ gốc Việt khoảng 1, 2 triệu người.

Một thuơng xá tại Houston chuyên bán thức ăn Việt Nam hiện nay đang phục vụ cho phần đông những người tỵ nạn đến cách đây khoảng một tuần để tránh cái nóng bức ngoài trời. Nơi đây đã làm cho Đài Radio Saigon Houston chú ý và đã bắt đầu cuộc vận động việc cứu trợ đồng hương.

Thúy Vũ , một trong những người sang lập đài phát thanh này cho biết “Đồng bào đang cần sự giúp đỡ.”

Có khoảng 200 người Việt tại tu viện St. Catherine, nơi tu của 50 dì phước của dòng Dominican có sàn cầu nguyện rộng bằng sàn thể thao lần đầu tiên lịch sử 20 năm của tu viện có những tiếng cười vang lên và những tiếng nói chuyện trò của các trẻ em.
“ Thiệt khác thuờng,” theo lời của dì phước Bernadette Nguyễn. “ Dây là cơ hội duy nhất để chúng tôi phục vụ cho đồng bào chúng tôi theo cách thân tình nhất.”

Tại Missisippi, cũng giống như Texas, người Việt hành nghề lưới tôm biển, Nick Lương. 13 tuổi, kể lại chuyện nhà em bị trôi đi tại Biiloxi và còn giữ lại chiếc tầu. Cả gia đình leo lên tầu và neo lại khi cơn lốc Katrina tới, nhờ thế nay cả gia đình có chỗ để nằm ngủ.
Em nói với cha em, ông Non, người tới Mississippi cách đây bẩy năm không biết một tiếng Anh :” Gia đình ta hết tất cả, nhưng gia đình ta sẽ gây dựng lại tất cả.”

Em Nick nói : “Có thể gia đình dọn về Texas hay ở nơi nào đó. Chỉ ở chừng vài tháng có thể dựng vài căn để ở và sau đó cất thêm.”


Đi đến đâu, LN cũng nghe nói đến vụ bão lụt đã làm chết bao nhiêu nguời và làm thiệt hại vật chất ước chừng cả 100 tỷ.

Càng sống lâu, càng ngẫm nghĩ mấy câu đời là vô thường thật đầy ý nghĩa. Có đó. Mất đó. Trước đây cơn bão Tsunami đã làm cho nhiều người còn sống phải rùng mình khiếp sợ. Tưởng rằng từ nay về sau sẽ chẳng có cơn giận nào của đất trời có thể gây thiệt hại cho dân gian nhiều hơn thế nữa.

Cơn ác mộng đã theo thời gian qua đi và đã làm nhạt mờ hình ảnh khủng khiếp đó ai ngờ con người ở những vùng biển lại một lần chịu cảnh thiên tai giáng họa xuống cuộc sống lặng lẽ an bình...Cơn bão Trakina còn hung bạo dữ ằn gấp chục lần hơn cơn bão Tsunami.

Thời còn nhỏ khoảng 7, 8 tuổi, LN đã bị trận bão lớn ở ngoài khơi, khi đang vượt biển từ Cồn Thoi đi Hải Phòng tránh sự gian manh ác độc của Việt Minh. Trời mưa tầm tã, có khi còn sấm sét chớp ngang dọc trên bầu trời tối đen. Trong khi đó, con thuyền nhỏ bị sóng nhồi đã như nằm trên lưng những con sóng to như cái nhà đưa lên cao rồi cúi chìm xuống, khiến những người ở trong con thuyền nhỏ như chiếc lá tre đều đọc kinh ăn năn tội chờ một lúc nào đó, sóng to gió cả sẽ nhận chìm con thuyền vào lòng biển khơi.

Nhưng LN cùng Bố và chị Hồng đã thoát được cảnh giận dữ của biển khơi.

Vào năm 1953, LN đang ở Huế, cũng lại bị một trện lụt kinh hoàng, tuy nhiên, trận lụt này tuy đã làm cho nhiều ngươì dân xứ Huế lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, dù đã được cư"u trợ bởi những tấm lòng vàng ... nhưng so với những trận bão lụt của Tsunami, của Trakina ... thì trấn bão lụt taị Huế năm 1953 chỉ là hạt muối bỏ bể.

Cô bạn Trinh thân thiết của LN đang tích cực hoạt động cứu trợ những người dân lâm vào cảnh màn trời chiếu đất, đang có cuộc sống an bình bỗng thành người tay trắng sau mấy chục năm bỏ nước ra đi.

Và những tấm lòng vàng đã mở rộng để giúp đỡ những người kém may mắn. Và những câu như:

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no...
- Lá lành đùm lá rách - Lá rách đùm lá tả tơi

Những câu trên đã đánh động lòng thương tâm cùng với những hình ảnh được liên tục chiếu trên màn ảnh hay nhắc nhở chúng ta trên đài phát thanh khắp nơi


LN không biết làm gì hơn là cầu nguyện xin Chúa mang bình an dến cho mọi người.


HONG VU LAN NHI

Lan Nhi mong được nhận ý kiến của quý vị qua điện thư hongvulannhi@yahoo.com
...............................................
Copy Rights @ Hong Vu Lan Nhi 2005