Trong thơ ca dân gian Việt Nam, con gà hiện lên mang một sắc thái t́nh
cảm riêng rất phong phú, đa dạng như là gửi gắm nỗi niềm của những người
dân quê chân chất, mộc mạc.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
Con gà tức nhau tiếng gáy.
Gà què ăn quẩn cối xay.
Trông gà hóa cuốc.
Lúng túng như gà mắc tóc.
Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua,
Gà trắng chân ch́, mua chi giống ấy.
Chó quen nhà, gà quen chuồng.
Ngây ngô như gà mờ, lờ đờ như đom đóm đực.
Gà đẻ gà cục tác.
Cơm gà cá gỏi.
Bút sa gà chết.
Chủ vắng nhà gà vọc niêu tôm.
Con gà cục tác lá chanh
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi.
Em về thưa với mẹ cha
Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo...
Ca dao cũng phản ánh sâu sắc tâm tư, t́nh cảm trong các mối quan hệ,
t́nh yêu, t́nh xóm giềng...
Gà nào bằng gà Cao Lănh
Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
Anh thương em chẳng ngại sang giàu
Mứt hồng một lạng, trà tàu một cân.
Con gà rừng tốt mẽ khoe lông
Chẳng cho đi chọi nhốt lồng làm chi...
Con công ăn lẫn với gà
Rồng kia, rắn nọ, cao đà sao nên?
Gà tơ xào với mướp già
Vợ hai mươi mốt chồng đà sáu mươi...
H́nh ảnh của dân gian qua con gà truyền lại qua các thế hệ vô cùng ư
nghĩa, nó mang giá trị văn hóa của dân tộc.