Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
 
Ẩm Thực
Cảm Nghĩ
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Liên Mạng Thành Viên
Trang Chủ
Hồng Vũ Lan Nhi 1 & 2
Phong Thủy HKH
 

 
 

 

 

phong canh dat nuoc


Ai về Kẻ Nứa, Đông Hồ
Để tôi nhắn nhủ đôi cô hàng vàng
Chẻ lạt buộc vàng
Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?
Em dặn người rằng:
Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi chúng em đây.

Ai về nhớ vải Đinh Ḥa
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.

Ai về Nhượng Bạn th́ về
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.

Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.

Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc rùa vàng tiên xây.

Ai về thăm huyện Đông Ngàn
Ghé thăm thành ốc rùa vàng tiên xây
Căm hờn giếng Ngọc tràn đầy
Máu pha thành lũy ngàn cây bóng tà.

Ai qua phố Nhổn (1) phố Lai (2)
Dừng chân ăn miếng chả đài thơm ngon
Ngọt thay cái quả cam tṛn
Vừa thơm vừa mát hăy c̣n ở Canh (3).

(1) Phố Nhổn: cũng gọi là ngă tư Nhổn chỗ gặp nhau giữa đường Cầu Giấy đi thị xă Sơn Tây và đường thị xă Hà Đông ngược lên khu vực Thượng Cát, Đại Cát ở bờ đê sông Hồng.

(2) Phố Lai: thuộc làng Lai Xá cách Nhổn hơn 1 km trên đường đi thị xă Sơn Tây.

(3) Canh: chỉ những làng Phương Canh và Vân Canh cũ nay thuộc xă Xuân Phương, huyện Từ Liêm (Hà Nội) và xă Thọ Nam nay thuộc huyện Hoài Đức (Hà Tây).

Ai sang Hà Nội
Nhắn nhủ hàng hương
Giữ lấy đạo thường
Chớ đánh lửa mà đau ḷng khói
Có điều chi xin người cứ nói
Có điều ǵ đă có chúng tôi đây.

Ai về đến huyện Đông Anh (1)
Ghé thăm phong cảnh Loa Thành Thục Vương (2)
Cổ Loa h́nh ốc khác thường
Trải bao năm tháng nẻo đường c̣n đây.

(1) Đông Anh: Trước thuộc tỉnh Phúc Yên cũ, sau là ngoại thành Hà Nội.

(2) Loa thành Thục Vương, Cổ Loa: là kinh đô nước ta dưới thời Thục An Dương Vương khoảng nửa sau thế kỷ thứ ba trước công nguyên, nay c̣n dấu vết ở xă Cổ Loa huyện Đông Anh, Hà Nội và là một di tích lịch sử nổi tiếng.

Ai về giă gạo ba giăng
Để anh gánh nước Cao Bằng về ngâm.

Ai về Giồng Dứa qua truông
Gió day bông sậy, bỏ buồn cho em.

Ai về Hà Nội, ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn, vui đà nên vui .


Ai về Hà Tĩnh th́ về
Mặc lụa chợ Hạ, uống nước chè Hương Sơn.

Ai về Hậu Lộc Phú Điền (1)
Nhớ đây bà Triệu trận tiền xung phong.

(1) Phú Điền: nay là xă Triệu Lộc thuộc huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay ở đây c̣n có lăng và đền thờ Bà Triệu.

Ai về Hoằng Hóa (1) mà coi
Chợ Quăng (2) một tháng ba mươi phiên chiều
Trai mỹ miếu bút nghiên đèn sách
Gái thanh tân chợ búa cửi canh
Trai th́ nhất bảng đề danh
Gái thời dệt cửi vừa lanh vừa tài.

(1) Hoằng Hóa: một huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa.

(2) Chợ Quăng: thuộc xă Hoằng Quang, Hoằng Hóa, Thanh Hóa.

Ai đi qua phố Khoa Trường(1)
Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh
Ḍng sông uốn khúc chảy quanh
Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi.

(1) Phố Khoa Trường: Ở xă Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng(1), quả mơ non
Mơ chua, sắng ngọt, biết c̣n thương chăng?

(1) Rau sắng: một loại rau ngót, c̣n được gọi là rau bồng ngọt.

Ai đi Uông Bí, Vàng Danh
Má hồng để lại má xanh mang về.

Ai lên Biện Thượng, Lam Sơn (1)
Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh.

(1) Biện Thượng, Lam Sơn: các địa điểm ở miền tây Thanh Hóa.

Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
Nào ai đi chợ Thanh Lâm (1)
Mua anh một áo vải thâm hạt giền.

(1) Chợ Thanh Lâm: một địa điểm thuộc tỉnh Hải Dương cũ.

Ai lên nhắn nhủ hàng bông
Có muốn lấy chồng th́ xuống Nguyệt Viên (1)
Nguyệt Viên lắm lúa nhiều tiền
Lại có sông liền tắm mát nghỉ ngơi
Chiều chiều ba dăy cá tươi
Chẳng ăn thời thiệt, chẳng chơi thời hèn.

(1) Nguyệt Viên: một địa điểm thuộc xă Hoằng Quang, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Ai lên Phú Thọ th́ lên
Lên non cổ tích, lên đền Hùng Vương
Đền này thờ tổ Nam Phương
Quy mô trước đă sửa sang rơ ràng
Ai ơi nhận lại cho tường
Lối lên đền Thượng sẵn đường xi măng
Lên cao chẳng khác đất bằng
Đua nhau lũ lượt lên lăng vua Hùng.

Ai ơi đứng lại mà trông
Ḱa vạc nấu dó, ḱa sông đăi b́a
Ḱa giếng Yên Thái (1) như kia
Giếng sâu chín trượng nước th́ trong xanh
Đầu chợ Bưởi có điếm cầm canh
Người đi kẻ lại như tranh họa đồ
Cổng chợ có miếu thờ vua
Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên(2)
Chùa Thiên Niên có cây vọng cách
Chùa Bà Sách (3) có cây đa lông
Cổng làng Đông (4) có cây khế ngọt
Con gái Kẻ Cót (5) th́ đi buôn xề
Con trai làng Nghè (6) dệt cửi kéo hoa
An Phú (7) nấu kẹo mạch nha
Làng Ṿng (8) làm cốm để mà tiến vua
Họ Lại (9) làm giấy sắc vua
Làng Láng (10) mở hội kéo cờ hùng ghê.


(1) Yên Thái: thuộc vùng Bưởi, quận Ba Đ́nh, Hà Nội, Yên Thái có giếng xưa kia nổi tiếng là giếng nước trong, ở đầu làng.

(2) Chùa Thiên Niên: ngôi chùa nổi tiếng ở về phía tây Hồ Tây, chợ Bưởi đi lên.

(3) Chùa Bà Sách: cũng gọi là chùa Tào Sách, một ngôi chùa nổi tiếng ở về phía tây Hồ Tây, chợ Bưởi đi lên.

(4) Làng Đông: tức Đông Xă, xưa kia là một trong ba thôn của xă Yên Thái, nay thuộc quận Ba Đ́nh, Hà Nội.

(5) Kẻ Cót: tên nôm làng Hạ Yên Quyết, làng này có nhiều người đi buôn, xưa thường đi buôn "xề" tức là những mảnh đầu mặt của tấm vỏ dó (tức là loại nguyên liệu thứ phẩm) để bán cho làng Giấy tức làng An Ḥa để làm loại giấy xấu gọi là giấy "xề" kém hơn giấy moi. Có người cho rằng "Kẻ Cót là tên chung cho cả Thượng Yên Quyết (có tên chính là làng Cót) và Hạ Yên Quyết (tên cũ của làng An Ḥa tức làng Giấy) và "Kẻ Cót đi buôn xề" trong câu này ư bao gồm cả làng Cót và làng Giấy không phân biệt.

(6) Làng Nghè: tức là làng Trung Nha, xă Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội có nghề dệt lĩnh và nghề làm giấy.

(7) An Phú: tên một làng xưa nay thuộc xă Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, Hà Nội.

(8) Làng Ṿng: đây thuộc làng Dịch Vọng Hậu, huyện Từ Liêm chuyên nghề làm cốm nổi tiếng gọi là cốm Ṿng. Đúng ra tên Ṿng chỉ toàn tổng Dịch Vọng tức là tổng Ṿng xưa kia.

(9) Họ Lại: một họ ở làng Trung Nha xă Nghĩa Đô, xưa chuyên làm giấy lệnh cho triều đ́nh phong kiến viết sắc chỉ...

(10) Làng Láng: Tên nôm làng Yên Lăng thuộc huyện Từ Liêm Hà Nội. Làng Láng thờ Từ Đạo Hạnh, vào những năm mở hội làng có rước thần và diễn lại tích Đạo Hạnh đánh nhau với sư Đại Điên, khi đám rước đi qua nơi thờ sư Đại Điên ở Dịch Vọng th́ kéo cờ và đốt ống lệnh.

 

 



 


  Chẳng thơm cũng thể hoa nhài  (9-11)
  Duyên phận  (25-10)
  Chào chàng bước tới vườn đào  (13-10)
  Chàng về cởi áo lại đây  (5-10)
  Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng  (18-8)
  Cưới nàng anh toan dẫn voi  (4-8)
  Cục đá lăn nghiêng, lăn ngửa  (5-7)
  Của cải của ḿnh th́ giữ bo bo  (21-2)
  H́nh tượng con gà trong ca dao  (7-2)
  T́nh yêu đôi lứa: Anh về để áo lại đây  (26-1)
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 02/19/15