- Chẩn đoán bệnh
Tương Tư (chán ăn) trong ca
dao
KKhông rõ
Tác Giả
Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh chán ăn theo như ca dao tả là
do thất tình hoặc tương tư. Lúc đó dẫu ăn cao lương mỹ vị bực nào cũng không
biết ngon. Ôi, trong tim vang dội chữ nhớ, nhớ… và nhớ…
“Nhớ ai cơm chẳng buồn ăn Hồ bưng lấy bát lại dằn xuống mâm”
-
“Thương ai trong dạ lao lư Cơm ăn đôi đũa rớt răng chừ không hay.”
-
“Ăn cơm sao được mà mời Nước mắt lênh láng, rã rời hạt cơm.”
-
Nỗi nhớ khiến cho cô gái đau lòng nhìn mâm thức ăn hấp dẫn mà sầu dâng như
sóng biển: “Mâm thau chùi sáng Để dưới ván thấy hình
- Cháo đậu xanh kia,
- đường cát trắng nọ,
- nhớ mình quên ăn.”
-
Đặc biệt hơn, có anh chị vì nhớ nhung mà ăn… không thèm nhai, nếu vậy thì
chắc chắc sau này sẽ đau bao tử vì thất tình chứ không phải ho ra máu chết
như Lương Sơn Bá hay Trà Hoa Nữ:
“Ngủ mười đêm, đêm nào cũng nhớ
Ăn mười bữa, mười bữa quên nhai
Sầu tương tư ruột ngắn tình dài Trách ông tơ bà nguyệt
- Xe chi một lát một ngày rồi chịu xa nhau.”
-
Trước mắt, người thất tình không chịu nhai cơm phải… mắc nghẹn:
“Cơm ăn cũng nghẹn, nước uống cũng nghẹn
Theo lời bạn hẹn, đứng giếng mà trông
Giếng thì thấy giếng, mà không thấy người.”
-
Một mình ên bỏ ăn đã đành, có khi vì một người thất tình mà cả nhà nhịn đói
bởi hậu quả của nỗi đau bất ngờ đến bàng hoàng là:
“Em đang vút nếp đồ xôi Nghe anh lấy vợ, thúng trôi nếp chìm”.
-
Buồn quá không ăn đã đành, mà vui mừng hưng phấn quá, cũng không thiết gì
đến ăn uống. Hãy nghe cô nàng ham vui sau đây tâm sự:
“Em đang so đũa ăn cơm Tai nghe hát hố đầu hôm trên này
Ra đi, chị đánh, mẹ rầy Không đi, bạn ở trên này bạn trông.”
-
Còn chàng thì sợ ăn no quá sẽ ảnh hưởng đến mối tình đang dào dạt trong lòng,
hay sợ nàng cho mình là hạng ham ăn hóc uống:
“Cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng
Uống nước cầm chừng, để dạ thương em.”
-
Khi chưa lấy được nhau, ăn ít vì nhớ nhung, hồi hộp, còn lấy được cũng không
thèm ăn vì quá hạnh phúc: “Cơm trắng ăn với chả chim
Chồng đẹp vợ đẹp những nhìn mà no”
-
Nhưng ngoài lý do tình cảm, có những bữa ăn nuốt không nổi vì quá kham khổ:
“Mẹ nghèo cơm hẩm cá ươn Con ơi nín khóc mà thương mẹ nghèo”
-
Dầu bữa cơm của mẹ có đơn sơ đạm bạc nhưng vẫn chan chứa tình thương, chớ
bữa ăn “đổ mồ hôi sôi nước mắt” nhờ vả người dưng nước lã mới thật sự là
nuốt không trôi: “Cơm cha cơm mẹ đã từng
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
Cơm người khổ lắm mẹ ơi Chả như cơm mẹ, vừa ngồi vừa ăn.”
-
Mà thường thì chán ăn là chán cơm, tức bữa ăn cơ bản, hình như không ai chán
bánh!
|