Home T́m Ca Dao Diễn Đàn T́m Dân Ca Phổ Nhạc T́m Câu Đố T́m Chợ Quê Góp Ư Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
 
Ẩm Thực
Cảm Nghĩ
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Liên Mạng Thành Viên
Trang Chủ
Hồng Vũ Lan Nhi 1 & 2
Phong Thủy HKH
 

 
 

 

 
 
Tô canh Việt Nam qua ca dao

Tô canh ngọt ngào đưa cơm trôi tuột qua cổ họng c̣n để lại dư vị dễ chịu và giải nhiệt. Canh được nấu bằng nhiều thứ rau, cải, củ và các loại thịt cá tùy theo địa phương để làm nổi vị ngọt. Có lẽ ngày xưa thịt cá không nhiều, nên người dân Việt Nam đă sáng chế ra món ăn hỗn hợp này để nhiều người cùng được hưởng mùi vị thịt cá thơm ngon. Từ xưa ông bà ta đă có ư thức là phần “cái” là phần bổ dưỡng hơn “nước” nhiều (Khác với người Hoa trọng phần nước hơn nên thường hầm ninh thật lâu cho thịt cá ra nước), nên đă có câu tục ngữ: “Khôn ăn cái, dại ăn nước”.
Ba miền trên dải đất h́nh chữ S đều có những tô canh đặc sản riêng, thứ canh cũng ngon và mang đậm hồn quê. Miền Bắc th́ có:
“Cá rô, canh cải nấu gừng
Ăn th́ ăn chớ xin đừng mỉa mai”.
Đó là cách nấu thêm gừng để nước canh cải đậm đà hơn, ấm bụng và cũng bớt đi mùi tanh cá, được ưa chuộng ở miền Bắc, có nét rất riêng không lẫn vào đâu được. Miền Bắc cũng có món canh cá trê nấu dưa muối chắc là rất quyến rũ, đến nỗi:
“Chồng chê th́ mặc chồng chê
Dưa khú nấu với cá trê ngọt lừ.”
Những ruộng rau cần là một nét đẹp của đồng quê miền Bắc, là niềm ao ước của các bậc sinh thành, mong sao khi tuổi già xế bóng có con cháu quây quần bên cạnh:
“Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần, nó cũng đem cho”.
Một loại rau cũng mang nặng lời tự t́nh dân tộc, nhắc ra các bạn sẽ à lên một tiếng v́ sự quen thuộc của nó: rau muống. Rau muống nấu canh là món ăn biết bao thân thương, càng thân thương khi do bàn tay người con gái mà ta yêu quư nấu lên:
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.”
Ở miền ngược, người ta cũng nấu canh bằng những thứ rau rừng có cái tên lạ lẫm, nhưng không kém phần thiết tha, bởi người nấu đă gởi tâm hồn ḿnh vào đó:
“Em ăn thịt nai tươi
Chớ quên bát canh suông rau mác”.
Ở miền Trung, có món canh “giựt chồng” của một người đẹp nào đó kiêu hănh với tài nội trợ quán quân của ḿnh, đă tuyên chiến với các bà vợ:
“Cá nục nấu với dưa hồng
Lơ mơ có kẻ mất chồng như chơi”
Mấy anh chàng B́nh Định thực tế , vốn quê hương xứ dừa, không bỏ qua cơ hội lấy tô canh quê hương để “nhem thèm” các cô gái xứ lạ:
“Em về B́nh Định cùng anh
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa”.
C̣n miền Nam, ruộng đồng bát ngát c̣ bay, tôm cá đầy sông, lại có thói quen tận dụng tất cả các thứ cây lá ăn được ngoài đồng th́ món canh đương nhiên là phong phú, mời bạn đọc một lượt:
“Canh chua điên điển cá linh
Ăn có một ḿnh th́ chẳng biết ngon”
“Không ǵ bằng cá nấu canh
Bỏ bông so đũa mới rành dân quê”
“Rau đắng nấu với cá trê
Ai đi lục tỉnh th́ mê không về.”
“Thịt chuột nấu chua lá giang
Chẳng có ǵ bằng cái thú đồng quê”.
Tính ra th́ phở, bún, ḿ, hủ tiếu… cũng là những thứ canh cao cấp, ca dao cũng không bỏ qua đề tài hấp dẫn này, nhưng kể ra c̣n nhiều, xin hẹn lại dịp khác. Có tác giả nói thế này: “Đời đời đi về với canh, dân Việt ḿnh có người rủ nhau ngoi đến cái t́nh lư của canh như đă làm với bánh dầy, bánh chưng để mà cho rằng cái món nửa nước nửa cái này biết đâu chẳng là ảnh tượng sâu xa về quê hương nửa nước nửa cạn lúc ban sơ, về một cội nguồn có nửa anh theo mẹ lên núi, nửa em theo cha xuống biển. Có người c̣n khẳng định rằng trong canh có cả âm dương, ngũ hành.”
 
Bó rau tương tư

Không biết tại sao khi tương tư, “t́nh trong như đă, mặt ngoài c̣n e”, người ta lại đi hành tội những cọng rau yếu đuối trong vườn nhà hay trên bờ ruộng vậy chớ? Rau mà biết nói chắc cũng phải “ui da” v́ bàn tay “vũ phu” của mấy anh chàng có bản tính… thỏ đế:
“Tḥ tay ngắt cọng rau ngâu
Thấy em c̣n nhỏ, giữ trâu anh buồn”
“Ngồi buồn ngắt cọng rau mơ
Anh thương em bậu, nỡ làm ngơ sao đành”
“Tḥ tay vói ngắt cọng ng̣
Thương em đứt ruột, giả đ̣ ngó lơ.”
Không biết chàng ngập ngừng bao ngày bao tháng, chỉ tội cho cái vườn rau xác xơ không c̣n một cọng! Bữa nọ, chàng chắc uống mật gấu nên bạo dạn xông tới “tỉnh ṭ” làm nàng hoảng kinh:
“Rau muống bắt cuống rau răm
Làm chi đến nổi chàng cầm cổ tay?”
Ôi, cầm cái cổ tay ngà ngọc có nghĩa lư ǵ so với tháng đợi năm chờ cái cơ hội ngàn năm một thuở này chớ:
“Chờ em cho hết sức chờ
Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông”
Vậy mà người ta nỡ nào “bốp chát” bằng một câu phũ phàng hết sức:
“Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ
Ai biểu anh chờ mà kể công lao.”
Ừ, giỏi th́ cứ “già kén chẹn hom” đi! Chắc chắc ngày nào đó cô nàng đỏng đảnh này sẽ gặp quả báo cho coi:
“Chê tôm lại phải ăn tôm
Chê rau muống luộc, lại ôm rau già”.
Rau già ở đây là một ông chồng không vừa đôi phải lứa, để cho nàng phải than thở nỉ non:
“Cực ḷng em phải lấy anh
Rau lang chấm muối, ngon lành ǵ đâu”
Thấy em như vậy, anh cũng đau ḷng lắm nhưng ván đă đóng thuyền, c̣n cứu văn ǵ được nữa. Thôi th́ anh cũng nối một tiếng than gửi cho… rau cỏ vô t́nh:
“Rau lang trắng ngọn ngắn ngọn dài
Cải tần ô cọng dọc cọng ngang
Trái dưa gang sọc đen sọc trắng
Ngọn rau đắng trong trắng ngoài xanh
Con chim quyên uốn lưỡi trên cành
Bởi v́ em ở bạc, ông trời đành rẽ đôi.”
Vậy là trọn t́nh trọn nghĩa với cố nhân, bây giờ anh lo t́m duyên khác kẻo “ê sắc” th́ nguy. Kỳ này, chàng rút kinh nghiệm hơn nhiều nên đắn đo cân nhắc:
“Đói ḷng ăn đọt rau lê
T́m nơi nhân hậu, hơn bề giàu sang.”
Và cách thổ lộ của chàng cũng táo bạo hơn nhiều lắm. Không biết nàng nghe câu đố này có đỏ mặt thẹn thùng hay không:
“Chàng áo xanh, thiếp cũng áo xanh
Rủ nhau xuống tắm bờ sông Ngân Hà
Tắm rồi lại cởi áo ra
Ḿnh trắng như ngà, lại đội nón xanh”
Đố bạn đó là giống rau ǵ? Nó là cọng giá, sinh ra từ hột đậu xanh , nảy thành cái mầm trắng nơn, c̣n dính vỏ xanh trên đầu, câu đố nghe thật văn vẻ và t́nh tứ. Thật may mắn cho chàng, lần này gặp được người hữu t́nh:
“Mưa lâm râm, ướt dầm lá cải
Em cảm thương người áo vải mong manh.”
Trải qua bao sóng gió, rồi họ cũng nói được lời thề giản dị nhưng son sắt:
“Thiếp nguyện với chàng một sàng rau má
Chàng nguyện với thiếp một lá rau mưng
Chàng ăn, thiếp nhịn, xin đừng bỏ nhau”.
 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Kỹ Thuật Truy Tầm

Hoàng Vân

Sưu tầm Nhạc Dân Ca

Julia Nguyễn
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 02/19/15