|
TỤC NGỮ VÀ PHƯƠNG NGÔN
BẾN TRE
Nguồn: bentre.gov.vn
Ăn như xáng múc,
làm như lục bình trôi.
Bánh dừa Giồng Luông(1)
Ba mươi nước lớn, mồng mười nước rong.
Bánh Tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc(2)
Chạy như gánh cá về chợ,
Dù ai buôn bán trăm nghề
Ba mươi tháng chạp nhớ về vớt rươi
(3)
Dừa giao lá, cá giao đuôi
Đặng mùa cau, đau mùa lúa.
Đặng mùa lúa, úa mùa cau.
Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau.
Lụa Ba Tri, chiếu Nhơn Thạnh(4)
Mắm còng Châu Bình
(5)
Muối hột cầu ngang, khoai lang ở Gảnh(6)
Mồng một ăn tết nhà cha
Mồng hai nhà mẹ, mồng ba nhà thầy.
Một người làm quan cả làng được cậy
Một người làm bậy cả họ mang nhơ,
Làm cho lắm, tắm chẳng quần thay.
Tiền không chân xa gần đi khắp.
Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa.
Tránh ông Cả, gặp phải ông Ba mươi
(7)
Trái cây Cái Mơn(8)
Trúng mùa xoài, hoài mùa lúa.
Chú Thích
(1)
Giồng Luông thuộc xã Đại Điền, huyện Thạnh Phú
(2) Mỹ Lồng, Sơn Đốc thuộc huyện Giồng Trôm.
(3) Ở một số xã ven biển huyện Bình Đại thường có rươi
xuất hiện vào thời gian nói trên.
(4) Nhơn Thạnh thuộc thị xã Bến Tre.
(5)Châu Bình thuộc huyện Giồng Trôm.
(6) Cả hai địa danh nằm ở xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri.
(7) Ông Cả, Ông Ba Mươi, theo dân gian, đều chỉ cóp với
ý thức kiêng cữ.
(8) Cái Mơn thuộc xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách.
|