Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
ĐÀN XĂ TẮC

Đàn tế thần đất và thần lúa của triều Nguyễn ở Kinh đô Huế. Đàn tọa lạc ở bên trong Kinh thành, phía tây của Hoàng thành, xưa thuộc xă Hữu Niên (sau thành phường Ngưng Tích), nay thuộc địa phận phường Thuận Ḥa, Thành phố Huế.

 

Ảnh tư liệu Đàn Xă Tắc

năm 1914

 

Nguyên tục lập đàn tế thần Xă Tắc vốn có từ lâu đời ở Trung Quốc và đă du nhập vào nước ta từ ngàn năm trước. Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh giảng nghĩa hai chữ “Xă Tắc” như sau: “Thuở xưa dựng nước tức quư trọng nhân dân. Dân cần có đất ở nên lập nền xă để tế thần hậu thổ, dân cần có lúa ăn, nên lập nền Tắc để tế thần nông. Mất nước th́ mất xă tắc, nên xă tắc cũng có nghĩa là quốc gia”. Với một nước nông nghiệp như nước ta th́ tục tế thần Xă Tắc tỏ ra rất phù hợp nên rất được coi trọng.

Đàn Xă Tắc thời Nguyễn ở Kinh đô được xây dựng năm Gia Long 5 (1806). Tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh vua, phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xă Tắc là tượng trưng cho đất đai cả tổ quốc. ư nghĩa của đàn Xă Tắc v́ thế càng thêm thiêng liêng.

Đàn Xă Tắc được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, h́nh vuông, mặt nh́n về hướng bắc. Tầng trên cao 1,60m, cạnh dài 28m, mặt nền tô 5 màu theo nguyên tắc của ngũ hành: giữa màu vàng, phía đông màu xanh, phía tây màu trắng, phía nam màu đỏ, phía bắc màu đen. Trên nền c̣n đặt 32 bệ đá để cắm tàn. Tầng dưới cao 1,20m, cạnh dài 70m, mặt nền phía trước lát gạch, hai bên có bệ để cắm tàn.

Cả tầng trên và tầng dưới đều có lan can gạch cao 1m chạy xung quanh, chính giữa bốn mặt đều xây hệ thống bậc cấp để lên xuống. Mỗi khi tế Xă Tắc, lan can tầng trên được quét màu vàng, lan can tầng dưới được quét màu đỏ. Khi ấy, tầng trên đặt án thờ thần Đại Xă và Đại Tắc ở chính giữa. Đàn thờ thần Hậu Thổ, Càn Long thị và Hậu Tắc thị phối thờ ở hai bên.

Khuôn viên đàn Xă Tắc được giới hạn bằng một ṿng tường gạch h́nh chữ nhật, cao 1,2m, chiều bắc-nam hơn 160m, chiều đông-tây hơn 200m. Mặt bắc tường trổ 3 cửa phường, các mặt c̣n lại chỉ trổ một cửa. Bên ngoài ṿng tường, ở phía nam có một b́nh phong gạch, dài 10m, cao 3,70m, dày 0,85m. ở phía bắc, ngoài ṿng tường đào hồ vuông, bờ kè đá, cạnh dài 60m.

Lễ tế ở đàn Xă Tắc được tổ chức hàng năm hai lần vào ngày mậu của tháng trọng xuân và tháng trọng thu (tức tháng hai và tháng tám âm lịch). Thời Nguyễn tính theo tầm quan trọng chia việc thờ cúng làm 3 loại: Đại tự, Trung tự và Tiểu tự. Lễ tế Xă Tắc được xếp vào hàng Đại tự và chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao. Năm Gia Long thứ 8 (1809) quy định, cứ 3 năm một, đích thân vua phải tham gia làm chủ tế một lần, c̣n lại phải cử đại thần tế thay. Hầu như tất cả các vị vua Nguyễn đều từng tham dự lễ tế quan trọng này.

Ngày nay, trải qua thời gian và các biến động lịch sử, khu vực đàn tế Xă Tắc hầu như đă bị hủy hoại hoàn toàn. Hiện nay, trong khuôn viên đàn tế đều có cư dân sinh sống. Dấu tích của đàn Xă Tắc xưa có chăng chỉ c̣n là tấm bia đá “Thái Xă Chi Thần”, tấm b́nh phong ở mặt nam, chiếc hồ vốn làm “minh đường” ở mặt bắc và câu ca dao đă in sâu trong ḷng mỗi người dân Huế:

Văn Thánh trồng thông,

Vơ Thánh trồng bàng,

Ngó vô Xă Tắc hai hàng mù u.

Trở về                                                                                      Phan Thanh Hải

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18