Home T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Nhạc cụ Việt Nam

Âm nhạc Việt Nam có một truyền thống khá lâu đời.

Ngay từ thời cổ cư dân ở Việt Nam đă rất say mê âm nhạc. Đối với họ âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu. Bởi vậy trong quá tŕnh phát triển lịch sử cư dân ở đây đă sáng tạo nên rất nhiều loại nhạc khí và thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư t́nh cảm, để có thêm sự phấn chấn và sức mạnh trong lao động, trong chiến đấu, để giáo dục cho con cháu truyền thống của ông cha, đạo lư làm người, để giao tiếp với thế giới thần linh trong tâm tưởng và để bay lên với những ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai... 

 

  "Đàn kêu tích tịch, t́nh tang..." 

4/10/2009

Đàn là một trong những nhạc cụ chủ yếu trong âm nhạc. Riêng ở nước ta, tiếng đàn góp mặt vào đời sống âm nhạc từ rất lâu đời. Người miền Nam thường gọi là đờn; người miền Trung, miền Bắc gọi là đàn. Một quan niệm khác cho rằng: những loại đàn do dân tộc ta sáng tạo hay cải biên th́ thường được gọi là đờn c̣n những loại đàn du nhập từ ngoại quốc gọi là đàn theo ngôn ngữ chung.

 

 

Lịch sử tân nhạc Việt Nam

Trần Quang Hải (Paris, Pháp)

Nhạc Mới hay là Tân Nhạc hay là Nhạc Cải Cách là một loại nhạc xuất hiện vào khoảng năm 1928. Đó là một thể nhạc lấy nhạc ngữ Tây phương làm nền tảng (thang âm thất cung do-ré-mi-fa-sol-la-si-do, ḥa âm phối khí, nhạc khí Tây phương vv...).

Lịch sử tân nhạc Việt Nam có thể chia thành năm giai đoạn:

  1. Giai đoạn tượng h́nh (1928-1937)
  2. Giai đoạn thành lập (1938-1945)
  3. Giai đoạn kháng Pháp (1946-1954)
  4. Giai đoạn đất nước chia đôi (1954-1975)
  5. Giai đoạn di tản (từ 1975 trở đi) 

 

  Cổ Nhạc Miền Nam

Hồi xưa trong Nam, lúc " Ba ngày Tết ", th́ tối lại thường thường dân ở làng hay đi xem một " chầu " Hát Bội, c̣n dân ở tỉnh th́ hay đi xem một " xuất " Cải Lương.

Để hiểu và thưởng thức trọn vẹn tuồng Hát Bội th́ khán thính giả phải biết cốt chuyện của tuồng hát (thường thường lấy trong truyện Tàu như : tuồng " Kim Thạch Kỳ Duyên ", tuồng " Ngũ Hổ B́nh Tây ", tuồng " San Hậu " và phải biết sơ sơ những nguyên tắc căn bản của việc đánh trống chầu. Giáo sư Nguyễn Ngọc An trong bài " Nghệ Thuật cầm chầu " đă tŕnh bày hết sức rơ rệt nghệ thuật ấy.

 

   

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 10/20/17