Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
 

Mâm ngũ quả
 

Tết, hầu như không gia đ́nh nào lại thiếu được mâm ngũ quả cũng như thiếu bánh chưng xanh, dưa hành, cành hoa, đôi nến. Nó là sản vật quê hương quen thuộc, có quanh năm hoặc mang tiếng nói của mùa này, vùng khác.

Mâm ngũ quả có nải chuối tiêu, c̣n xanh, một mầu óng ả, quả nây đều, cái "đầu ruồi" chưa rụng. Nải chuối như bàn tay ngửa, hứng lấy nắng sương đọng thành quả ngọt. Cam Thanh Hà tṛn, da đỏ au, bày ngũ quả đẹp như tranh. Cam Bố Hạ mới là quả quư. Nó c̣n gọi là cam sành v́ da sần sùi, ánh xanh chưa tan hết th́ mầu vàng đă hiện, xen vào nhau, ḥa vào nhau như một thứ sành già lửa, một gam mầu của họa sĩ tài hoa, có thể mua ở mọi quầy hoa quả, nhưng cũng có thể gặp thứ quả tươi vừa hái, đựng trong những cái lồng tre, lồng nứa c̣n xanh, đan mắt lục lăng của người Bắc Giang, Bố Hạ về Hà Nội sắm tết, mang theo ít cam làm tiền quà bánh tàu xe. Cam Vinh (Xă Đoài) tṛn quả, vàng tươi, nay có thêm quít tầu tṛn vo, vỏ xanh.

Thêm đôi quả trứng gà có h́nh trái đào tiên, quả hồng xiêm xấu mă nhưng loại trồng ở Xuân Đỉnh lại ngọt lừ. Cần chút đỏ tươi th́ thêm quả cà chua, chùm ớt sừng trâu. Muốn óng ánh, sau những món ăn quá béo, mới nh́n đă ứa nước chân răng th́ thêm quả khế mọng nước c̣n vương một nhánh lá xanh cho ta tưởng tượng đến mầu hoa khế tím...

Đặc biệt nhất là quả phật thủ, chỉ có trên vùng lạnh giá Cao Bằng, Lạng Sơn, tết xuôi về thưa thoảng, nên có người, tết đến, cứ rong ruổi con "phượng hoàng" khắp băm sáu phố phường để t́m anh xe thồ, bà quang gánh mà rước nó về nhà. Đó là bàn tay Phật chăng, một ngón tay giơ ra như để hướng dẫn cho mùa xuân lối về, c̣n những ngón khác nắm lại như cầm giữ hương xuân cho khỏi mờ tan. Một quả phật thủ sẽ làm thơm căn pḥng ta, như thơm suốt mùa xuân, như thơm từ tết này sang tết khác đầy kỷ niệm, nó cao sang hơn hẳn quả bưởi, quả ḅng và cũng quư hơn loài hoa quả bưởi lai mới xuất hiện, vỏ sần sùi, đẹp nhưng chua gắt.

Bàn thờ là nơi trang trọng nhất trong mỗi gia đ́nh, mỗi căn hộ, là nơi để tâm linh ước nguyện có nơi về Tết, nếu thiếu bàn thờ th́ cái hoang tàn xô đến, niềm cô quạnh dâng đầy, và h́nh như ta không c̣n là người dân Việt ngh́n năm trọng t́nh, hiếu nghĩa, biết ơn tiên tổ. Bàn thờ có chân đèn, chân nến, đỉnh đồng, đài nước, hộp sắc vua phong, tam sự hay ngũ sự... Và ngày Tết, không thể thiếu hương sắc, h́nh ảnh của mâm ngũ quả.

Ngày nay, đời sống phong phú hơn, mâm ngũ quả có đến thất, đến thập quả cũng cứ được, v́ thêm chùm quất chín tṛn như những viên ngọc mầu da cam, thêm vài quả quít dẹt, quả táo, quả lê nước ngoài mới nhập về... Gọi là ngũ cũng chỉ là quy ước, nông thôn nhà nghèo, chỉ gồm nải chuối vườn ḿnh, quả bưởi xin được... tuy lỏng chỏng đơn sơ, cũng không sao. Cái t́nh cái ư chứa đựng vào mâm ngũ quả mới là quan trọng chứ không phải thứ quả đắt tiền mới là quư báu. Đó là tấm ḷng cháu con hiền thảo nghĩ tới tổ tiên, đó là ḷng người nghĩ về xóm làng, quê hương, mùa màng, thời tiết.

Riêng phía nam đất nước, mâm ngũ quả có khác đi chút ít. Mâm ngũ quả miền nam luôn có những trái xoài, trái dừa và trái đu đủ. Ba thứ trái này đă làm mâm ngũ quả thành chật chội v́ quả nào cũng to, v́ thế mà hai bên bàn thờ phải đặt hai trái dưa hấu riêng ra. Nó là trái đất tṛn, hay bầu trời đêm một ṿm cong sao chưa mọc. Trái dưa hấu thật hợp với mùa nắng Nam Bộ, đi chúc Tết toát mồ hôi, uống ly rượu đế, người đầm đ́a mệt nhọc. Bổ một trái dưa hấu, được ấp vành môi đang se khô vào cái ruột mát lạnh của chiếc thuyền rồng mầu đỏ đáy xanh ấy cho nước ngọt và mát lạnh tan vào cơ thể, mới thấy nó quư giá như thế nào, có lẽ tương tự như cái rét cắt ruột phía bắc, được nâng chén trà sen, ấm ran ḷng bàn tay sưởi vào thành chén sứ, rồi mới đưa lên miệng để tận hưởng...

Tuy mỗi miền có khác, nhưng là đại đồng, tiểu dị, gặp nhau ở hồn quả, hương cây, vị trái, ở ư nguyện, ở nếp sống văn hiến. Mà đă là ư nguyện th́ ai có thể áp đặt được bao giờ. Tuy vậy, tuy không ai áp đặt, nhưng tết mà thiếu mâm ngũ quả th́ nó trống trếnh, nó tẻ nhạt. Tết có trăm ngh́n thứ để ăn và để chơi, có trăm văn hóa, trăm vật chất, trăm niềm vui nữa. Nhưng Tết Việt Nam không phải là gặt hái niềm vui ở ngoài đường hay nơi công cộng. Quan trọng nhất vẫn là Tết gia đ́nh. Mà gia đ́nh, trung tâm cho mọi con người, bất luận gái trai già trẻ, luôn hướng về để ḥa đồng tâm tưởng, là bàn thờ, đặt nơi gian giữa hay nơi cao nhất, sạch sẽ, trang trọng nhất.

Bàn thờ ngày thường có thể đơn sơ, hương hoa nguội lạnh. Tết th́ không thể. Tết phải khác. Ba ngày Tết, từ chiều ba mươi đến ngày khai hạ, hóa vàng... hương đèn, lửa thiêng phải luôn thơm ngát, tỏa sáng. Và có thế mới là Tết, mới là Tết Việt Nam.

Thật hạnh phúc được châm một nén nhang cắm vào bát hương mà trước mặt ta, ngang tầm mắt kia là mâm ngũ quả với h́nh, với hương, với mầu, với sự hài ḥa, với những ǵ mà ta từ đấy nhớ về, mà từ đấy hy vọng ước mong..  (Theo Báo Thể thao Văn hóa)

Bài 2

Mâm Ngũ Quả


Mỗi năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, trên bàn thờ mọi gia đ́nh người Việt đều bày mâm ngũ quả. Với màu sắc rực rỡ, h́nh dáng độc đáo cùng những ư nghĩa sâu xa, mâm ngũ quả làm cho ngày Tết sinh động hơn, thiêng liêng hơn...

Theo quan niệm của người phương Đông xưa, thế giới được tạo nên từ 5 bản nguyên - gọi là "ngũ hành": kim (kim loại), mộc (gỗ), thuỷ (nước), hoả(lửa), thổ (đất). Tư tưởng cùng h́nh ảnh "ngũ hành" xâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của các dân tộc phương Đông với rất nhiều biểu hiện - một trong số đó là tục lệ thờ mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam

Mâm ngũ quả truyền thống của người Việt thường chỉ gồm 5 loại quả, được xếp kiểu h́nh tháp lên đĩa to hoặc mâm, đặt trên bàn thờ. Ngày nay, cuộc sống hiện đại cùng sự giao lưu phong tục làm cho mâm ngũ quả ít nhiều biến đổi: số quả có thể nhiều hơn 5, cách xếp tự do hơn, trang trí hoa lá, cắm nến để tạo ánh sáng, kết những dây đèn điện tử nhiều màu xung quanh... Tất cả các loại quả trong dịp Tết đều có thể đem bày: chuối, bưởi, phật thủ, dưa hấu, cam, quưt, dừa, na, trứng gà, hồng xiêm, táo v.v... Mỗi loại quả mang một ư nghĩa riêng: nải chuối, phật thủ như bàn tay che chở; bưởi, dưa hấu căng tṛn, mát lành hứa hẹn năm mới đầy ngọt ngào, may mắn; hồng, quưt rực lên màu sắc mạnh mẽ, tượng trưng cho sự thành đạt...

Mâm ngũ quả ở miền Bắc nh́n chung nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể thiếu 3 loại quả: chuối, bưởi, quưt (hoặc cam). Mâm ngũ quả miền Nam th́ khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: măng cầu (na), dừa, đu đủ, xoài, bởi v́ cầu - dừa - đủ - xoài theo tiếng người miền Nam có nghĩa là "cầu vừa đủ xài" - mong ước phổ biến nhất của họ trong năm mới ! Một số nhà lại bày thêm trên mâm ngũ quả b́nh thường một chùm sung và quả đu đủ với ngụ ư cầu mong cuộc sống gia đ́nh sẽ luôn "đầy đủ, sung túc".

Mâm ngũ quả làm cho quang cảnh Tết và không gian thờ cúng thêm ấm áp, rực rỡ mà hài hoà với màu xanh mát của dưa hấu, đỏ rực của hồng, nâu mịn của hồng xiêm, vàng tươi của bưởi, cam, dứa... Nó thể hiện sinh động ư nghĩa triết học - tín ngưỡng - thẩm mỹ ngày Tết cùng những ước vọng lạc quan mà mỗi gia đ́nh mang theo khi bước vào năm mới.

Trích từ: http://www.dainam.net/forums/showthread.php?t=39870

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18