Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Phong Tục Liên Quan Đến Cưới Hỏi
 
Lục Lễ


Theo tục lệ Việt Nam, để hoàn tất một đám cưới, người ta phải có đủ 6 lễ, gọi là Lục Lễ:

1/ Nạp Thái: Nhà trai nhờ người đến nhà gái ướm ư rằng muốn kén chọn con gái nhà ấy làm dâụ

2/ Vấn Danh: Nhà trai nhờ mối lái đến hỏi tên họ và ngày sanh của cô gái (để xem xung hay hạp)

3/ Nạp Cát: Nhà trai báo cho nhà gái đă xem tuổi, xem quẻ, mọi chuyện tốt đẹp và muốn tiến hành hôn lễ.

4/ Nạp Tệ (Nạp Trưng): Nhà trai đem sính lễ tới nhà gái để làm lễ từ đường và ra mắt. Lễ này thông thường gọi là lễ Hỏị

5/ Thỉnh Kỳ: Nhà trai xin nhà gái định ngày rước dâụ

6/ Thân Nghinh: Lễ rước dâu về nhà trai, tức là lễ Cưới.


 
1. Nam nữ thụ thụ bất thân nghĩa là ǵ?
Đây là câu nói cửa miệng, quen dùng chỉ mối quan hệ nam nữ theo quan niệm của nhà nho.

Người đàn ông và người đàn bà ngày xưa trao cho nhau cái ǵ, nhận của nhau cái ǵ, đều không trực tiếp tận tay, sợ bấm nháy, ra hiệu ǵ với nhau chăng? (Hai chữ "thụ thụ" trái ngược nghĩa: một chữ "thụ" là trao cho, một chữ "thụ" là nhận).

Hai người muốn mời nhau ăn trầu, th́ người chủ têm trầu, xếp vào cơi trầu, đặt giữa bàn, khách tự nhặt lấy mà ăn. Lễ giáo phong kiến thật khắt khe, việc tỏ t́nh yêu trực tiếp khó mà thực hiện được, họa chăng chỉ c̣n đôi mắt thầm lén nh́n nhau!

Người châu Âu từ nhỏ đến già, theo phép lịch sự bắt tay nhau, nhảy với nhau là chuyện thường. Nhưng, người Việt Nam và người á Đông nói chung, nam nữ vô ư chạm vào da của người khác giới th́ coi như có cử chỉ không đứng đắn.

Người đàn ông có thái độ suồng să sẽ bị đàn bà xa lánh, nhưng không đáng lo bằng người con gái lẳng lơ, bị xă hội dèm pha th́ khó mà lấy được tấm chồng cho đáng tấm chồng. V́ vậy các nhà quyền quư thường "cấm cung" con gái. Ngay từ tuổi thơ đă sớm h́nh thành sự ngăn cách giới tính. Thời phong kiến xưa, chỉ những người có tư tưởng tân tiến mới cho con gái đi học, và có đi học th́ con trai ngồi riêng con gái ngồi riêng. Trai gái đi cùng nhau, vui chơi cùng nhau bị bạn bè cùng lứa chế nhạo. Có hội hè đ́nh đám cũng phải phân biệt đàn ông đứng bên trái, đàn bà đứng bên phải.

ở thành thị, vợ chồng nằm ngủ với nhau một giường là chuyện b́nh thường, nhưng xin các bạn lưu ư, ở nông thôn đàn bà nằm nhà trong, đàn ông nhà ngoài đă trở thành nếp rồi. Ngày xưa, phổ biến mọi nơi đều thế, ngày nay lệ đó vẫn c̣n ở nhiều vùng, nhiều nhà. Nếu các bạn có dịp về thăm bà con họ hàng ở quê th́ tốt nhất hai vợ chồng nên tránh nằm chung giường kẻo các cụ c̣n cảm thấy chướng mà phật ư.


2. Mối lái là ǵ?
Trong xă hội phong kiến xưa "Nam nữ thụ thụ bất thân" nên hôn nhân cần phải người môi giới. nếu yêu nhau, cưới hỏi không cần mối lái sẽ bị chê trách là "Phải ḷng nhau" "Mắc phải bùa yêu". Nguyễn Du đă vạch đường cho Kim Trọng. Thuư Kiều cứ yêu nhau rồi sẽ "Liệu bài mối manh" nên các cụ nhà nho mới kịch liệt phản đối khuyên con cháu rằng:

"Đàn ông th́ chớ Phan Trần,
Đàn bà th́ chớ Thuư Vân, Thuư Kiều"

Chu Mạnh Trinh vịnh Kiều c̣n nói: "Chỉ v́ một tội mối manh chưa có, thề thốt đă nhiều; trăng gió mắc vào, phồn hoa dính măi"...Nếu không có "Nhà băng đưa mối" th́ nhà trai làm sao biết được người thục nữ trong cửa các pḥng khuê.

Trong xă hội cũ, có những người chuyên làm nghề mối lái, nếu đẹp đôi vừa lứa th́ bà mối sẽ trở thành ân nhân suốt đời. lễ tơ hồng xong, tạ bà mối một nửa mâm xôi, nửa con gà kèm theo chiếc áo lụa. Chẵn tháng con đầu ḷng thế nào cũng cố mời bà mối đến dự, để tỏ nghĩa tri ân. Nhưng cũng có nhiều tai hoạ do những bà mối có động cơ bất chính gây nên, để đôi trẻ suốt đời mang mối hận v́ phận hẩm duyên hiu:

..."Hoặc là bởi "Mẹ thầy lộn quưt", quên những thói mơ tôm mảng cá, qua lại ít nhiều ngọt miệng, ép uổng duyên cô nông nỗi thế, nặng tiền tài mà nhẹ gánh t́nh chung. Hay v́ chưng "Mối lái đèo ḅng", chẳng nhằm khi vào lộng ra khơi, nói phô mật ngọt rót vào tai, dỗ dành phận gái ngẩn ngơ t́nh, già nhân sự để non quyền tạo hoá"...
(Trích "Văn tế sống người con gái" - Một bài văn tế khuyết danh được truyền tụng ở Hà Tĩnh vào đầu TKXX).

ở xă hội mới cũng cần có bà mối, bà mối thời nay là người cố vấn, người đỡ đầu cho đôi trẻ xây dựng hạnh phúc lâu dài. trong tương lai, có lẽ vai tṛ của bà mối là những phương tiện thông tin đại chúng (như quảng cáo trên Đài truyền thanh truyền h́nh, báo chí, chụp ảnh) và những công ty du lịch, câu lạc bộ những người độc thân...

3. Lễ vấn danh có ư nghĩa ǵ?
"Lễ vấn danh" là lễ nhà trai đến nhà gái để hỏi tên tuổi cô gái, ngày nay gọi là lễ "Chạm ngơ" hay là lễ "Dạm" (có nơi kiêm cả lễ dạm và hỏi cùng một lúc gọi là lễ dạm hỏi). Truyện Kiều có câu "Tiện đưa canh thiếp trước cầm làm ghi". "Canh thiếp" là giấy ghi họ tên, tuổi, quê quán, con ai.

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, ở nhiều vùng nông thôn, con gái từ khi sinh đến khi lấy chồng vẫn chưa đặt tên, nếu như gia đ́nh không cho con gái đi học. Con gái không cần vào sổ họ, sổ làng, không đi học nên cũng không cần dặt tên vội. ở trong nhà con gái mới sinh ra được gọi là con Hĩm, con Mực, con Chắt em...Trong nhà gọi tên ǵ th́ xóm giềng gọi theo tên đó. Đến làm lễ vấn danh, ông bác hoặc bố mới đặt cho cái tên để ghi trong giấy hôn thú, có khi chính người mang tên cũng không biết ḿnh mang tên ǵ trong giấy hôn thú, v́ khi về nhà chồng lại gọi theo tên chồng, khi có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu. Lễ vấn danh không phải để hỏi tên mà chủ yếu là hỏi tuổi, để hai họ quyết định đôi nam nữ hợp tuổi nhau th́ lấy được nhau, tuổi xung khắc th́ thôi.

Trong hôn nhân xưa chỉ chú trọng có môn đăng hộ đối hay không, có hợp tuổi hay không, gia đ́nh nào thận trọng mới t́m hiểu kỹ "Công, dung, ngôn, hạnh" (thường là các gia đ́nh gia giáo). Chẳng những các chàng trai, trước khi cưới chưa biết mặt vợ, mà có những ông bố chồng là người chủ động đi hỏi dâu cũng không biết mặt con dâu, do đó trong gia đ́nh sau này mới xảy ra nhiều chuyện oái oăm:

-"Cảm ơn ông bà thương đến, tôi xin đồng ư gả, nhưng xin thưa chuyện trước: con tôi mồm mép chẳng bằng ai!"

Tưởng như vậy là ḿnh t́m được con dâu hiền hậu, không đanh đá chua ngoa, ai ngờ cưới về mới biết con dâu sứt môi!. Nhưng đă nhỡ việc, biết tính sao?

Lại có trường hợp đánh tráo: Khi đi hỏi th́ cho thằng em nhanh nhẹn và "sạch mặt" hơn đóng vai chàng rể, đến khi cưới th́ lại cưới cho thằng anh đần độn, xấu xí. "Miếng trầu để dâu nhà người", biết tính sao đây? Dầu sao cũng mang tiếng một đời chồng.


4. Lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống có đúng không? có cần thiết không?
Đối với các cụ th́ câu hỏi này thừa, v́ "Ṇi nào giống ấy","Cây nào quả ấy","Giỏ nhà ai quai nhà ấy","Con nhà công chẳng giống lông cũng giống cánh", "T́m nơi có đức gửi thân", ai chẳng muốn có trai hiền gái đảm, rể thảo dâu hiền. Thời nay, một số bạn trẻ coi thường cho là phong kiến lạc hậu. Có những đôi trai gái mới chỉ gặp nhau trên một đoạn đường, đă vội đính ước, tính chuyện vuông tṛn, thậm chí họ đă biết rơ cả "Ngọn nguồn lạch sông"!!!Đành rằng cũng có trường hợp "Một ngày nên nghĩa, chuyến đ̣ nên duyên", song thành công là cá biệt, thất bại là phổ biến.

"T́m tông, t́m họ" không có nghĩa là t́m chốn sang giàu, khinh người nghèo khó, mà chủ yếu là t́m nơi có gia giáo, có đức độ.

"Cha mẹ hiền lành để đức cho con","Đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Con người sinh ra lớn lên do nhiều yếu tố xă hội chi phối, nhưng nam nữ thanh niên mới lớn lên, trường đời chưa từng trải, giáo dục gia đ́nh là yếu tố quan trọng và chủ đạo. Hôn nhân là việc hệ trọng, tác động cả đời, mà con người rất dễ mù quáng trong t́nh yêu. Qua tuần trăng mật không phải mọi việc trong quan hệ vợ chồng đều suôn sẻ. khi có những việc khó khăn, trục trặc trong cuộc sống, ai cũng muốn t́m điều hay lẽ phải để giải quyết cho thoả đáng. Lúc đó cần dựa vào "Tông", vào họ hàng, t́m những t́nh cảm chân thành và tri thức đúng đắn.

"Môn đăng hộ đối", tức là t́m nơi hai gia đ́nh, hai bên thân thuộc, có những mặt cân đối phù hợp với nhau, chứ đâu phải bắc bậc leo thang, kẻ khinh người trọng.

Ngoài ra c̣n một yếu tố nữa: Tính đến gien di truyền.

Ngày xưa trong một vài hoàn cảnh đặc biệt có ông chồng thoả thuận ngầm với vợ đi "Xin ṇi". Xin lưu ư: những người đàn bà đó không thuộc loại lẳng lơ đâu - ta cũng chỉ cần biết nói nhỏ với nhau thôi và nhấn mạnh "Hoàn cảnh đặc biệt"!


5. Người trong cùng họ có lấy nhau được không?
ở các nước Âu Mỹ, anh chị em con chú bác ruột vẫn có quyền lấy nhau, qua tác phẩm "Ơgiêni Grăngđê" ta thấy mối t́nh giữa hai anh em con chú bác ruột Grăngđe và Ơgiêni sở dĩ trắc trở là do thói keo kiệt biển lẩn của lăo Grăngđê, chứ tác giả không đả động đến vấn đề chung huyết thống.

Trung Quốc là một nước chịu ảnh hưởng của văn hoá phong kiến nặng hơn ta nhiều, nhưng anh chị em con cô, cậu ruột, con d́ ruột vẫn được lấy nhau. Xem Bảo Thoa, Bảo Ngọc... trong "Hồng Lâu Mộng" yêu nhau, lấy nhau là chuyện b́nh thường.

ở nước ta, dưới triều Trần, con cháu nhà vua chỉ được lấy người trong Hoàng tộc (lấy sang họ khác sợ bị nạn ngoại thích cướp ngôi). Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn lấy Thiên Thành công chúa, tức là cô ruột của ḿnh. Vua Trần Thánh Tông lấy Thiên Cảm Hoàng hậu, tức chị con bác ruột. Vua Trần Minh Tông lấy Lệ Thánh Hoàng hậu, tức con chú ruột, đều là cháu nội vua Trần Nhân Tông vv...

C̣n trong dân gian từ triều Lê về sau, nếu trong họ nội thân cùng quê mà lấy nhau gọi là hôn thú, họ hàng không chấp nhận. Nếu cùng họ nhưng đă xa đời, thuộc chi khác nhau hay đă xa quê (gọi là biệt tổ ly tông) th́ vẫn lấy nhau được. Thời xưa, do trọng nam khinh nữ, hoặc thiếu hiểu biết về gien di truyền, nên anh chị em con cô, cậu ruột coi như khác họ vẫn có quyền làm thông gia với nhau. Ca dao tục ngữ trong dân gian c̣n ca ngợi trường hợp cháu cậu mà lấy cháu cô, coi như "Thóc lúa trong bồ, giống má nhà ta".

Nhưng di truyền học đă khẳng định rằng người có chung huyết thống mà có con với nhau th́ qua nhiều đời ḍng giống bị thoái hoá, có trường hợp bị quái thai, v́ vậy anh em họ lấy nhau, kể cả họ nội hay họ ngoại đều không có lợi.

Luật pháp nước ta qui định cùng chung huyết thống ba đời, kể cả bên bố hay bên mẹ, đều không được lấy nhau.
 
6. Sự tích tơ hồng
"Tơ hồng Nguyệt lăo thiên tiên" dựa theo tích Vi Cố gặp ông lăo trong một đêm trăng, ngồi kiểm sách hướng về phía mặt trăng, sau lưng có cái túi đựng đầy dây đỏ. Ông lăo bảo cho biết đây là những văn thư kết hôn của toàn thiên hạ. C̣n những dây đỏ để buộc chân những đôi trai gái sẽ thành vợ thành chồng. Một hôm, Vi Cố vào chợ gặp một bà già chột mắt ẵm đứa bé đi qua. Bỗng ông già lại hiện lên cho biết đứa bé kia sẽ là vợ anh. Vi Cố giận, bảo đày tớ t́m giết đứa bé ấy đi. Người đầy tớ lẻn đâm đứa bé giữa đám đông rồi bỏ trốn. Mười bốn năm sau, quan Thứ Sử Trương Châu là Vương Thái gả con gái cho Vi Cố. Người con gái dung nhan tươi đẹp, giữa lông mày có đính một bông hoa vàng. Vi Cố gạn hỏi, vợ mới bảo: Thuở c̣n bé, một bà vú họ Trần bế vào chợ bị một tên cuồng tặc đâm phải. Vi Cố hỏi: Có phải bà vú đó chột mắt không? người vợ bảo: Đúng thế! Vi Cố kể lại chuyện trước, hai vợ chồng càng quư trọng nhau cho là duyên trời định sẵn.

Mẩu chuyện vui: T́nh yêu làm cho con người lú lẫn.

..."Tâu Thượng đế, theo hạ thần th́ thượng đế không cần đ̣i lại trí khôn của con người. làm như thế không khỏi mang tiếng là trời nhỏ nhen. Điều mà thượng đế nên làm là hạn chế trí khôn của con người."

-"Bằng cách nào"?

-"Chỉ có t́nh yêu-Không có ǵ làm con người lú lẫn đi như trong t́nh yêu. Trời chỉ cần phái một vị thần mang ṿng dây xuống trần, cứ đôi trai gái nào ở gần nhau th́ quăng cho một ṿng. Người nào càng thông minh th́ cần quăng thêm cho nhiều ṿng. Con người chỉ luẩn quẩn trong những ṿng ấy mà chẳng bao giờ nghĩ tới chuyện lên quấy nhiễu nhà trời nữa".

Trời khen "Thật là diệu kế"!, bèn truyền cho ông tiên già mang những chiếc ṿng của trời xuống trần gian.

Từ ngày bị ông tiên già khoác vào người ḿnh những ṿng dây t́nh ái, con người chỉ luẩn quẩn với nhau, không c̣n nghĩ tới chuyện đánh nhau với trời nữa. Ông tiên già ấy được gọi là ông "Tơ" .

7. Tục thách cưới hay dở ra sao ?
Đă "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đă giải phóng cho nam nữ thanh niên, nhưng luật tục c̣n g̣ bó, trói buộc. thách cưới cũng là một lệ tục lạc hậu rơi rớt lại, trói buộc cả nhà trai lẫn nhà gái, có khi làm cho chàng rể phải bỏ cuộc mà nỗi thiệt tḥi nhất lại rơi vào thân phận người con gái, dẫu sao cũng mang tiếng một đời chồng, dẫu sao cũng làm cho những chàng trai khác phải ngại, xui nên phận hẩm duyên hiu. Ngay thời trước cũng đă có câu: "Giá thú bất luận tài". Đáng lẽ nên vợ nên chồng, thành gia thành thất, là mừng cho cả hai gia đ́nh, nhưng gặp phải một vài bà cô, ông bác bên nhà gái khó tính, thách cưới nào quần áo, nón dép, nào rượu bánh cau trầu, che thuốc, nào nếp tẻ, lợn gà, nào nhẫn xuyến, hoa tai, tiền mặt, lại c̣n tính đủ cỗ dâu cỗ cưới bao nhiêu mâm, nên nhà trai phải bỏ cuộc. Cũng có đám nhà trai phải chạy ngược chay xuôi, lo xong việc rồi kéo cày trả nợ; song, ngay từ buổi thành hôn, nghĩa vợ chồng, t́nh thông gia đă bị sứt mẻ, đó là mầm mống gây nhiều bất trắc về sau.

Cũng có trường hợp, nhà gái túng thiếu không đủ tự lực cung cấp cho đủ cái lệ làng "Trả nợ miệng", đ̣i hỏi nhà trai phải lo chu toàn. Cũng có trường hợp, bố mẹ cô dâu c̣n phải xuất ra gấp năm gấp mười lần và sau khi thành thân c̣n cho con gái, con rể nhiều thứ, nhưng cũng thách cưới cao để tránh tiếng x́ xào, đàm tiếu, cho rằng con ḿnh dở duyên rồi, nên phải cho không.

"Hay ít" là để dành cho những gia đ́nh có học thức, không thách tiền, thách của mà thách chữ nghĩa văn chương với ư đồ chọn rể con nhà gia thế, với hy vọng tương lai con ḿnh c̣n được "Lọng anh đi trước vơng nàng theo sau" chứ không đến nỗi phải rơi vào những anh chàng "Vai u thịt bắp" nơi "Nước mặn đồng chua"


8. Bánh su sê hay bánh phu thê?
Trong lễ cưới có nhiều lễ vật, nhưng không thể thiếu bánh "Su sê", nguyên xưa là bánh "Phu thê", một số địa phương nói chệch thành bánh "Su sê".

Bánh su sê làm bằng bột đường trắng, dừa, đậu xanh và các thứ hương ngũ vị, nặn h́nh tṛn, bọc bằng hai khuôn h́nh vuông úp lại với nhau vừa khít, khuôn làm bằng lá dừa, lá cau hoặc lá dứa, vỏ để nguyên không luộc để giữ màu xanh thắm.

Sở dĩ gọi là bánh phu thê (chồng vợ) v́ đó là biểu tượng của đôi vợ chồng phận đẹp duyên ưa: vuông tṛn, trong trắng mềm dẻo, ngọt ngào, thơm tho, xanh thắm, đồng thời cũng là biểu tượng của đất trời (trời tṛn, đất vuông) có âm dương ngũ hành: Ruột trắng, nhân vàng, hai vỏ xanh úp lại buộc bằng sợi dây hồng.


9. Tiền nạp theo (hay treo) là ǵ?
Tiền "cheo" là khản tiền nhà trai nạp cho làng xă bên nhà gái. Trai gái cùng làng xă lấy nhau cũng phải nạp cheo song có giảm bớt. Xuất xứ của lệ "Nạp cheo" là tục "Lan nhai" tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu tiên th́ người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi c̣n đốt pháo mừng. Để đáp lễ, đoàn đưa dâu cũng đưa trầu cau ra mời, đưa quà, đưa tiền biếu tặng. Dần đần có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cũng chăng dây, ṿi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. V́ thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đ́nh phải ra lệnh băi bỏ. Thay thế vào đó, cho phép làng xă được thu tiền cheo. Khi đă nạp cheo cho làng, tức là đám cưới được làng công nhận có giấy biên nhận hẳn hoi. Ngày xưa, chưa có thủ tục đăng kư kết hôn, th́ tờ nạp cheo coi như tờ hôn thú. Nạp cheo so với chăng dây là tiến bộ. Khoản tiền cheo này nhiều địa phương dùng vào việc công ích như đào giếng, đắp đường, lát gạch, xây cổng làng...Nhưng nhiều nơi chỉ cung đốn cho lư hương chè chén. Đă hơn nửa thế kỷ, lệ này bị băi bỏ rồi. Thanh niên ngày nay chỉ c̣n thấy bóng dáng của tiền cheo qua ca dao- tục ngữ.

- Nuôi lợn th́ phải vớt bèo
Lấy vợ th́ phải nộp cheo cho làng.

- Cưới vợ không cheo như tiền gieo xuống suối.

- Ông xă đánh trống th́nh th́nh
Quan viên mũ áo ra đ́nh ăn cheo.

- Lấy chồng anh sẽ giúp cho
Giúp em...
Giúp em quan tám tiền cheo
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Thật quá cường điệu, Chứ tiền cheo không thể vượt quá tiền cưới.

10. Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới
Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đă truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải làm thế nào?

Để giúp các gia đ́nh cưới dâu, một số gia vùng nông thôn có tục góp lễ cưới: đầu năm gia đ́nh báo cho họ hàng xóm giềng biết dự định cưới dâu vào tháng nào, thông thường vào sau vụ thu hoạch. Lần lượt các gia đ́nh đóng góp các khoản gạo nếp, gạo tẻ, đậu xanh, rượu hoặc tiền theo định lượng. C̣n lợn gà th́ gia đ́nh nào tự liệu cho gia đ́nh ấy. Tục góp cưới cũng giống như hội tương tế tương trợ, hội cày cấy, hội lợp nhà... luân phiên các gia đ́nh. Đây là một tục hay, cùng nhau lo dần đến lượt ḿnh đỡ phải lo những khoản lớn. Tiền, quà cưới của khách, bạn đưa tới thực chất cũng là h́nh thức góp lễ cưới, nhưng không chủ động được kế hoạch, thứ có không cần, thứ cần không có, thành ra tốn kém. Lệ chơi họ ngày nay, chung vốn để kinh doanh buôn bán cũng là xuất phát từ h́nh thức góp tiền nhau để làm nhà cưới vợ, tậu trâu ḅ ở nông thôn. V́ xuất phát từ họ hàng giúp nhau nên mới gọi là chơi họ. Nếu Đoàn Thanh niên địa phương nào vững mạnh, cán bộ đoàn công tâm liêm khiết tháo vát, tổ chức "Hội chơi họ cưới vợ" có kế hoạch quản lư kinh doanh sử dụng phân phối chặt chẽ, ắt được nhiều bạn thanh niên hưởng ứng, tham gia...Bước đầu cũng đă có một số địa phương tổ chức "Dịch vụ đám cưới" như mua sắm cho thuê quần áo cưới, bát đĩa, ấm chén bàn ghế, phông màn, tổ chức trang trí, chụp ảnh, ca nhạc...vừa kinh doanh gây quỹ, vừa phục vụ thuận tiện, có chế độ ưu đăi với người góp cổ phần,với Đoàn viên.
11. Cô dâu trước khi về nhà chồng phải có những thủ tục, động tác ǵ ?
Khi nhà trai bắt đầu đến đón dâu th́ cô dâu cùng với chú rể đến trước bàn thờ gia tiên, khấu đầu làm lễ, tự khấn niệm xin tổ tiên chấp nhận kể từ nay nên vợ nên chồng, phù hộ cho trăm năm duyên ưa phận đẹp, cầm sắt giao hoà. Cũng có thể nhờ gia trưởng khấn hộ cho có bài bản hẳn hoi. Lễ xong, hai người đưa hộp trầu, bao thuốc, đi mời chào thân nhân, khách, bạn khắp một lượt, người nhà sau, những đám cưới có tổ chức thường đă có sự sắp xếp vị trí sẵn. Trong khi chào mời, cô dâu phải giới thiệu cho chàng rể biết mối quan hệ để biết cách xưng hô.

Sau cùng, trước khi bước ra cửa để về nhà chồng là lễ tạ cha mẹ: Cha mẹ ngồi sẵn một phía ở cửa chính, nếu ông bà nội ngoại c̣n thượng tại có đến dự th́ ông bà cũng ngồi chung một phía, nhưng ở ghế cao hơn. Thời xưa cả đôi tân hôn phải lạy hai lạy, ngày nay châm chước, cúi đầu cung kính "Xin phép ông bà, cha mẹ con về nhà chồng", "Xin phép ông bà, cha mẹ con xin đón em X về". Lúc đó, cha mẹ ban phát cho con gái, con rể một vật ǵ đó làm kỉ niệm, có thể là nột cái bút, một gương soi nho nhỏ, một cuốn sách hoặc một chiếc khăn, chiếc quạt.... Nhà giầu c̣n cho thêm hoa tai, nhẫn cưới hoặc quan tiền... (Chú ư, những thứ này nhà trai đă đưa đến hôm lễ nạp tài. Trong gói quà của bà mẹ cho con gái có cái châm cài tóc, hoặc bảy chiếc kim đính tóc hoặc kim khâu gói trong khăn vuông).

Đối với ông bà cũng có những động tác tương tự.

12. Lễ xin dâu có những ư nghĩa ǵ?
và thủ tục tiến hành.
Lễ này rất đơn giản: Trước giờ đón dâu, nhà trai cử một hai người, thường là bà bác, bà cô, bà chị của chú rể đưa một cơi trầu, một be rượu đến xin dâu, báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, để nhà gái sẵn sàng đón tiếp.

Phong tục này có nhiều ư nghĩa hay:

Mặc dù hai gia đ́nh đă quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đưa đón rồi, nhưng để đề pḥng mọi sự bất trắc, mọi tin thất thiệt, nên mới định ra lễ này, biểu hiện sự cẩn trọng trong hôn lễ.

Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "Tiền trạm".

Để trong trường hợp vạn nhất hoặc do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm ḍ.

Trường hợp hai gia đ́nh cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đ́nh có thể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.

Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:

Khi đoàn đón dâu đến ngơ nhà gái, đoàn c̣n chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau, trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu... )vào trước,đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.


13. Mẹ chồng làm ǵ khi con dâu bắt đầu về nhà?
Phong tục ở mỗi địa phương một khác, trái ngược nhau nhưng đều có ư nghĩa hay:

Ngày xưa ở nhiều địa phương Nghệ An, Hà Tĩnh có lệ tục mẹ chồng ra cất nón cho con dâu:

Nhà trai đặt sẵn trước ngơ một cái nồi đồng, một cái gáo, trong nồi đặt sẵn một quan tiền đồng và đựng đầy nước trong. Cô dâu vào đến cổng dùng gáo múc nước rửa mặt mũi, chân tay, mẹ chồng bước ra cất nón cho con dâu. Con dâu, một tay cầm lấy quan tiền, một tay vẫn cầm quạt che mặt. Mẹ chồng dắt con dâu vào nhà đặt quan tiền và cái quạt lên bàn thờ, cúi đầu lễ gia tiên (bốn lạy ba vái theo tư thế của nữ). Sau đó mẹ chồng dắt cô dâu cầm cả tiền và quạt vào buồng. Trong buồng đă chuẩn bị sẵn trầu nước hoa quả, giường chiếu mới. Đôi chiếu trải úp vào nhau, do một người thân trong họ có tuổi tác, vợ chồng song toàn, con cháu đông, làm ăn nên nổi, được gia đ́nh mời đến trải chiếu; nếu mẹ chồng có đủ tiêu chuẩn trên th́ mẹ chồng trực tiếp dọn giường trải chiếu, nhưng bố chồng th́ không được. Khi con dâu nghỉ ngơi xong, khăn yếm chỉnh tề mới bưng hộp trầu ra chào họ. Trường hợp mẹ chồng đă mất th́ một bà cô hay bà d́ thay thế.

Phong tục này có nhiều ư nghĩa:
- Thời xưa, con dâu trước khi về làm dâu, c̣n hoàn toàn xa lạ, bỡ ngỡ, chưa biết đâu là buồng đâu là bếp, ai là bố mẹ chồng. Trừ trường hợp xóm giềng quen biết nhau từ trước không tính, là thân phận con gái chưa cưới đă về nhà trai th́ bị dư luận gièm pha là con nhà hư đốn. Có người chồng lại rụt rè e lệ, có trường hợp trước lễ cưới chưa hề tỏ mặt nhau, vậy nên mẹ chồng niềm nở ra đón dâu, dắt dâu vào nhà là hay, là phải lẽ. Mới bước về nhà chồng đă được tổ tiên, ông bà, cha mẹ chồng ban phước lộc, dồi dào như nước quan tiền là biểu tượng vốn liếng của riêng mà mẹ chồng trao cho.
Nhiều địa phương lại có tục khác: Khi con dâu vừa vào đến nhà th́ mẹ chồng cầm chiếc b́nh vôi tạm lánh sang hàng xóm ít phút.
Tục đó cũng có ư nghĩa hay: Tức là mẹ chồng đă xác định vai tṛ, trách nhiệm con dâu sẽ về làm chủ, mẹ chồng sẵn sàng trao quyền công việc trong nhà trong cửa cho con dâu, nhưng không phải trao toàn quyền đẩy hết trách nhiệm mà bà vẫn là người nắm quyền điều hành, v́ b́nh vôi là vật tượng trưng cho bà Chúa trong nhà.


14. Tại sao mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu?
Trong chế độ phong kiến cũ, hôn nhân cưỡng ép, thường là cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Thực ra, trong nhiều gia đ́nh, người cha quyết định mọi việc, người mẹ chỉ biết tuân theo. V́ thế đă xảy ra một số trường hợp oái oăm: Ngày con gái vu quy đáng lẽ là ngày vui nhất trong đời nhưng người th́ khóc lóc buồn tủi v́ bị ép buộc, người th́ lo sợ cảnh làm dâu, làm vợ, từ tấm bé chưa rời mẹ, nay tự nhiên mẹ con xa nhau; mẹ thương con c̣n thơ dại, cũng mủi ḷng sụt sùi khóc. Thế là, trong khi hai họ đang vui mừng yến ẩm ở nhà ngoài th́ hai mẹ con lủi thủi, cắp nón ra về. Tan tiệc, nhà trai chẳng t́m thấy cô dâu đâu nữa. Qua một vài đám đại loại như vậy người ta rút kinh nghiệm không nên để mẹ cô dâu đi đưa dâu, dần dần bắt chước nhau, trở thành tục lệ.

Một vài địa phương, cả bố cô dâu cũng không đi đưa dâu với lư do con ḿnh đă gả bán cho người. Tuy rằng trong văn sách có ghi "Giá thú bất luận tài" nghĩa là không bàn đến tiền tài trong việc cưới hỏi, nhưng không hiểu v́ sao trong ngôn ngữ Việt Nam lại kết hợp "Gả bán" liền nhau.

Thời nay hôn nhân tự do, trai gái t́m hiểu, yêu nhau kết hôn trên cơ sở t́nh yêu đôi lứa, cha mẹ chỉ tham gia góp ư, hướng dẫn, vậy th́ cha mẹ có nên đến dự lễ vui của hai con không? Đă có nhiều đám cưới ngày nay bỏ tục kiêng này.


15. Tại sao trong gói quà mẹ cho con gái trước giờ vu quy có một chiếc trâm hay bảy chiếc kim?
Chúng tôi chưa được biết một tài liệu thành văn nào nói về tục này, có lẽ v́ các cụ nhà nho ngày xưa đă cầm bút là phải viết những lời thanh nhă. Tục này chỉ là một thứ bí truyền do người mẹ thủ thỉ "tâm sự" ngầm với con gái vào buổi trước khi về nhà chồng. Thời trước, cô dâu quấn khăn nhiễu trên đầu, có đính mấy chiếc kim trên khăn là đủ hiểu rồi. V́ không có tài liệu thành văn, v́ có những trường hợp mẹ mất sớm hoặc đám cưới xa quê vắng mẹ, nên nhiều bà mẹ thời nay (vốn là cô dâu ngày trước) không biết để truyền tiếp cho con gái. Xuất sứ của tục này là đề pḥng tai biến "Phạm pḥng". "Phạm pḥng"là ǵ? Nói thô tục là chết ngay trên bụng vợ ngay khi quan hệ vợ chồng. Ca dao tục ngữ có câu "nhất phạm pḥng, nh́ ḷng lợn" có nghĩa là: Được ăn ḷng lợn ngon miệng, dẫu chết cũng sướng.

Chàng rể qua mấy ngày đêm lo lắng, chạy ngược chạy xuôi, bận rộn, vất vả, đêm tân hôn là đêm xao xuyến, rạo rực nhất, lại thêm mấy chén rượu ngà ngà say, đến một thời điểm cảm xúc quá đà, nếu người có thể chất và tâm thần suy tổn nhiều th́ lúc xuất tinh, thần kinh từ trạng thái hưng phấn quá độ chuyển thành ức chế quá độ, dễ bị phạm pḥng, nếu người vợ không biết xử lư kịp thời có thể người chồng chết trên bụng vợ. Hầu như không có trường hợp người phụ nữ bị phạm pḥng.

Trong lúc giao hợp, cửa buồng đóng kín, thân thể loă lồ, lại thêm tâm lư e thẹn xấu hổ, sợ hăi, nếu người vợ thả người chồng ra, để dương vật thoát ra ngoài, mất sự điều hoà khí âm khí dương th́ khó ḷng cứu chữa.

Lúc đó, sẵn có cái trâm cài trên đầu hoặc mấy chiếc kim đính ở vành khăn, người đàn bà một tay vẫn ôm riết lấy phía dưới lưng chồng một tay lấy chiếc trâm hoặc kim chích vào phía dưới hố xương chậu, phía trên hậu môn, kích thích đến lúc nào người chồng tỉnh lại. Người con trai nào có lông ở đít th́ giật lông. Nếu chưa tỉnh th́ tiếp tục châm kim, lấy mùi xoa trắng hoặc lấy giấy bản chấm thử, hễ thấy có máu chảy là chữa được. Trong pḥng đôi tân hôn nên để ngọn đèn con nhằm tạo thêm khoái cảm, mặt khác cũng v́ mục đích đó nữa, nhưng vẫn chú ư phải ôm riết chồng trên bụng. Chúng tôi không đi sâu vào lĩnh vực y dược, song có phương thuốc được lưu truyền trong dân gian: Cứt chuột và lá hẹ giă nhỏ, người đàn bà ngậm rồi trúm vào miệng chồng, v́ lúc đó người chồng đang nằm sấp rất khó đổ thuốc.

Trường hợp nhẹ, người đàn ông vẫn c̣n tỉnh nhưng cơ thể liệt nhược sau khi giao hợp, gọi là pḥng thất, phải uống thuốc bổ dương một thời gian sau mới hồi phục sức khoẻ.

C̣n tại sao lại 7 chiếc kim: Theo quan niệm cổ truyền " Nam thất nữ cửu" (đàn ông 7 vía, đàn bà 9 vía). V́ để pḥng xa , dùng cho con rể nên bà mẹ vợ chỉ đưa 7 chiếc kim - chứ không phải dùng cho con gái v́ con gái không bị phạm pḥng.

Trong hàng vạn trường hợp mới có một trường hợp là phạm pḥng, nhưng các bạn trẻ cũng nên biết trước để khi ngộ sự biết chủ động xử lư. Điều cần thiết là phải cùng nhau hiểu biết, thông cảm mà pḥng ngừa, nhất là trong tuần trăng mật hoặc vợ chồng cách xa nhau lâu ngày về gặp nhau. Các bạn gái v́ e thẹn xấu hổ nhất thời mà mang lại mối ân hận suốt đời.

Giới thiệu thêm phương thuật chữa tai biến phạm pḥng:

Khi nam nữ giao hợp với nhau, khoái cảm lên đến cực độ, tinh khí xuất quá nhiều, có thể chết (chết trên bụng vợ). Khi xảy ra như thế, nhất thiết không được đẩy rời nhau ra (dù là xấu hổ cũng phải để nguyên như tư thế đang giao hợp). Nếu đàn ông xuất tinh quá nhiều bị thoát, th́ người đàn bà phải chúm miệng thổi hơi nóng của ḿnh vào miệng chồng, nếu đàn bà bị thoát hết khí, th́ đàn ông cũng làm như vậy, để tống hơi nóng của ḿnh vào miệng vợ. Tống hơi nóng như vậy mấy chục lần, dương khí sẽ dần trở lại. Trong khoảnh khắc cấp bách giành giật giữa cái sống và cái chết như vậy, để bảo vệ điều hoà hai khí âm dương, chẳng những không được hoảng hốt rời khỏi giường, mà không để cho dương vật thoát ra khỏi âm hộ, nên phải ôm chặt lấy phần nửa ḿnh phía dưới, Người đă ngất lịm rồi không biết ǵ nữa, hoàn toàn phải do người sống chủ động ôm riết lấy, để cho khí không tuyệt hẳn, phải tống khí liên tục cho đến khi sinh khí của người kia tỉnh lại mới thôi. Cách tống khí: Phải chúm miệng lại, đưa được khí từ hạ đan điền( lên, truyền qua miệng tống khí vào đến yết hầu người kia theo nhịp thở. Cách này cả trai và gái đều nên biết. Sau khi dương khí đă hồi phục phải dùng bài "Nhân sâm phụ tử thang"(2). Nếu nhà nghèo không có nhân sâm, th́ cấp tốc dùng 4 lạng hoàng kỳ, 2 lạng đương quy, 5 đồng cân phụ tử, sắc uống cũng có thể cứu sống được. Trường hợp người đàn ông xuất tinh quá nhiều khí hết, mà đă nhỡ đẩy ra rồi, th́ phải cấp tốc vực ngồi dậy ôm choàng lấy mà tống khí vào miệng, nếu khí qua miệng khó vào th́ dùng ống thông hơi hai đầu đút vào miệng mà thổi, miễn sao hơi vào được qua cuống họng. Có thể mượn người đàn bà, con gái mạnh khoẻ khác hà hơi, không nhất thiết phải là người vợ hoặc người đàn bà vừa giao hợp. Đó là cách lấy người để chữa người, khả năng sắp chết vẫn cứu sống được.

( Hạ đan điền: vùng bụng dưới rốn.
(2) Nhân sâm phụ tử nhang: Phụ tử: 1 đồng cân. Phục linh: 7,5 phân. Nhân sâm: 1 đồng cân. Bạch truật: 1 đồng cân. Bạch thược: 1,5 đồng cân

 

16. Tại sao phải có phù dâu
Tục lệ xưa cần có phù dâu v́ hôn ngân cưỡng ép, do cha mẹ định đoạt, nhiều nơi lại có nạn tảo hôn, thông thường th́ "Nữ thập tam nam thập lục", con giá mười ba tuổi về nhà chồng đă biết ǵ đâu! do đó cô dâu phải có người dẫn dắt. Người dắt cô dâu gọi là phù dâu.

Ngày xưa phù dâu phải là người cô, người d́ hay chị em thân thiết của cô dâu, có khả năng thuyết phục, bày vẽ cho cô dâu, được cô dâu kính nể, mến phục, được bố mẹ cô dâu ủy thác. Người phù dâu phải là người may mắn, tốt phúc, duyên ưa, phận đẹp, con gái lành mạnh ngoan ngoăn, gia đ́nh êm ấm, đề huề có thể truyền kinh nghiệm làm dâu, làm mẹ, làm vợ cho em, cho cháu ḿnh. Phù dâu nhiều khi c̣n phải ở lại năm bảy ngày sau để cho cô dâu đỡ buồn và để chỉ bảo kinh nghiệm. Thông thường phù dâu cũng trở lại với dâu rể trong lễ lại mặt.

Đám cưới ngày xưa phải có phù đâu, không định lệ, và cũng không có danh từ "Phù rể". Đám cưới ngày nay, nhiều nơi có cả phù dâu, phù rể, có đám mời đến năm sáu đôi phù đâu phù rể toàn là trai thanh, gái lịch, chưa vợ chưa chồng. Có lẽ chủ yếu để cô dâu thêm bạn, chú rể thêm bầu. Hay phải chăng ngày nay chàng rể bẽn lẽn e thẹn hơn xưa, nên phải có người dẫn dắt. Hay đám cưới trước thường sinh ra nhiều đám cưới sau nên phải chăm lo đào tạo những cô dâu, chú rể tương lai.


17. Lễ lại mặt có ư nghĩa ǵ?
Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ, đi chào họ hàng thân nhân bên nhà gái sau đó đón bố mẹ và vài thân nhân sang nhà chú rể. Kể từ buổi đó, mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà chú rể và nhà thông gia, v́ trong lễ cưới, mẹ cô dâu (có nơi cả bố) không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau ngày cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ) tuỳ theo khoảng cách xa gần và hoàn cảnh cụ thể mà định ngày. Thành phần chủ khách rất hẹp, chỉ gói gọn trong phạm vi gia đ́nh.

Phỏng theo tục cổ Trung Quốc: nếu trong lễ lại mặt, có cái thủ lợn cắt lỗ tai tức là ngầm báo với nhà gái rằng nhà trai trả lại, v́ con gái ông bà đă mất trinh (Đêm tân hôn có lót giấy bản, gọi là giấy thám trinh, để xem người con gái c̣n trinh tiết hay không. Nếu c̣n trinh th́ trên giấy bản sẽ có mấy giọt máu. Mă Giám Sinh sau khi cưỡng ép phá trinh nàng Kiều xong dùng "Nước vỏ Lựu", "Máu mào gà" ḥng lường gạt làng chơi tưởng nhầm là Kiều vẫn c̣n trinh).

Trường hợp hai nhà xa xôi cách trở, ông già bà lăo th́ nên miễn cho nhau, cô dâu chú rể nếu bận ông tác cũng nên được miễn thứ. Nếu điều kiện cho phép th́ nên duy tŕ, v́ lễ này mang nhiều ư nghĩa tốt đẹp:

-Nhắc nhủ con đạo hiếu, biết tạ ơn sinh thành, coi bố mẹ vợ cũng như bố mẹ ḿnh.

-Thắt chặt và mở rộng mối quan hệ thông gia, họ hàng ngay từ buổi đầu, t́nh cảm được nhân đôi.

- Hai gia đ́nh cùng trao đổi rút kinh nghiệm về việc tổ chức hôn lễ và bàn bạc về trách nhiệm của hai bên bố mẹ trong việc tác thành cuộc sống cho đôi trẻ trong tương lai.


18. Trả lời câu hỏi không rơ câu hỏi
Tại sao kỳ quặc thế? V́ các bạn trẻ muốn hỏi nhưng ngại không đặt thành câu hỏi, hoặc không biết để mà hỏi v́ những vấn đề này thời trước chỉ do người mẹ thầm với con gái, người đàn ông chỉ thầm hiểu mà không bao giờ nói tới. Đó là những bí mật trong pḥng giữa đôi trai gái. Chúng tôi cũng chỉ xin nói thầm với các bạn trẻ, xin chớ hiểu lầm là chuyện khiêu dâm, thiết nghĩ v́ hạnh phúc đôi lứa, v́ tương lai ṇi giống, trước khi thành hôn cần có những kiến thức sơ đẳng:

Tuổi dậy th́ từ lứa tuổi nào? Có những biểu hiện ǵ về tâm sinh lư? " Nữ thập tam nam thập lục". Theo đánh giá của các cụ ngày xưa, gái mười ba trai mười sáu đúng tuổi dậy th́. Trong tuổi phát dục đó, cơ thể lớn nhanh như thổi, chỉ đầu năm đến cuối năm đă biến đổi rất nhiều: má hồng, ngực nở, mông phát triển, nhú âm mao, nam mọc ria mép, một số th́ mặt nổi trứng cá, nữ đă hành kinh, có tâm lư e thẹn khi tiếp xúc với người khác giới, ánh mắt tế nhị kín đáo, kể cả tiếp xúc với người thân trong gia đ́nh nhưng khác giới đă bắt đầu có sự ngăn cách. Cả nam và nữ ở tuổi này đă ham làm dáng. Có trường hợp tuổi dậy th́ đến sớm hơn hoặc muộn hơn vài năm.

Thời xưa, tảo hôn, có cô gái mười ba tuổi đă bắt đầu sinh nở. Nên chú ư, mặc dù con gái đă có dục tính nhưng giao hợp sớm cơ thể sẽ suy nhược nhanh chóng dẫn tới hậu quả làm cho ṇi giống bị suy thoái.

Trai gái giao hợp là thuận theo quy luật điều hoà âm dương nhưng chỉ nên khi nào cả hai bên đều có khoái cảm mạnh. Người đàn bà thường khoái cảm chậm hơn đàn ông, các bạn trai nên chú ư kiên tŕ chờ đợi, kích dục nhẹ nhàng, đừng để xảy ra tâm lư lo sợ. Một đặc điểm nữa là khoái cảm đàn bà đến chậm hơn nhưng lâu hơn vậy nên có trường hợp người đàn bà chán nản v́ người đàn ông không đáp ứng được yêu cầu sinh lư, có khi dẫn tới ngoại t́nh hoặc ly hôn.

V́ hạnh phúc lâu dài, nhiều khi người đàn ông biết tự kiềm chế. Ví dụ trường hợp vợ chồng xa vắng lâu ngày gặp nhau, gặp phải thời kỳ hành kinh của vợ, có khi người vợ nể chồng phải chiều theo ư chồng nhưng rất có hại đến vệ sinh phụ nữ. Trong trường hợp mới sinh nở cũng vậy.

Người đàn bà có thai gần tới kỳ sinh nở th́ chẳng những đàn ông mà đàn bà cũng vậy, phải tự kiềm chế dục cảm, tốt nhất là nên tạm thời dừng lại để bảo vệ cho sản phụ và thai nhi:

Nam nữ thanh niên chưa lấy vợ lấy chồng, hoặc t́nh duyên không măn nguyện thường có thói thủ dâm để đạt khoái cảm nhất thời nhưng rất hại cho sức khoẻ lâu dài về sau. Nến biết trước để tránh hậu quả không hay, nhất là đối với nam giới.

Trước lúc động pḥng, cả nam và nữ đều phải sạch sẽ, tâm hồn thư thái, kiêng kỵ lúc mới lao động nặng nhọc hoặc mới đi xa về chưa kịp nghỉ ngơi.

Coi việc hiểu biết về những kiến thức vệ sinh giao hợp là cần thiết, vợ, chồng nên nhỏ nhẹ tâm t́nh, chớ coi đó là chuyện dâm ô.


19. Khi người đàn bà tái giá cần có những thủ tục ǵ?
Đàn ông lấy vợ gọi là thú, đàn bà lấy chồng gọi là giá. Có nhiều trường hợp đàn bà phái tái giá: Một là duyên không ưa, phận không đẹp phái ly hôn; hai là nửa đường đứt gánh, goá bụa khi tuổi c̣n xoan...

ở đây chúng tôi không nói đến sự khác biệt giữa luật hôn nhân thời xưa và thời nay, và những quy định bất công về phụ nữ thời phong kiến mà chỉ nói về phong tục, trong đó một số phong tục c̣n duy tŕ tới nay:

-Cha mẹ chỉ gả bán một lần, lần sau không tham gia cưới hỏi.

-Đàn bà goá, tục gọi là "Nạ ḍng" ít có trường hợp lấy được trai tân, phần lớn làm vợ kế hay vợ lẽ, nói chung là chắp nối tơ duyên, "Rổ rá cạp lại", nên lễ cưới hỏi chỉ bó hẹp trong phạm vi thân nhân gia đ́nh và vài bà con xóm giềng.


20. Tại sao nạ ḍng không lấy được trai tơ?
Không phải tác giả đặt câu hỏi để giải đáp, mà chính tác giả thắc mắc mong được giải đáp v́ sao có sự bất công đó?

Ngày xưa những người đàn bà goá chồng hay bị chồng bỏ th́ chỉ c̣n cách lấy lẽ hay lấy kế, mặc dầu c̣n trẻ, c̣n xoan cũng ít ai lấy được trai tân (trai tơ). Những ai là trai chưa vợ mà kết duyên với gái đă có một đời chồng, dù ít tuổi hơn ḿnh, cũng bị làng trên xă dưới cười chê. Ngược lại có những đức lang quân đă ngoại tứ tuần, đă hai ba đời vợ vẫn lấy được con gái tơ chỉ bằng tuổi con ḿnh. Như vậy mà thiên hạ vẫn khen là đẹp đôi vừa lứa.

Những người đàn bà duyên phận hẩm hiu, qúa lứa lỡ th́, ngày xưa chỉ làm vợ lẽ nàng hầu, thời nay rất khó lấy chồng. Luật hôn nhân phong kiến có nhiều điều bất công đối với phụ nữ, luật hôn nhân sau này đă thực hiện đúng nam nữ b́nh quyền, nhưng tập tục dư luận xă hội vẫn c̣n bất công đối với nữ. Vậy muốn thực sự giải phóng phụ nữ, phụ nữ phải tự đấu tranh đ̣i giải thoát khỏi những mặc cảm vô lư nói trên.


21. Quan hệ vợ cả vợ lẽ ra sao?
Ngoại trừ chế độ mẫu hệ, c̣n như trong chế độ phụ hệ người đàn bà chẳng mấy khi có chồng cả, chồng lẽ; ngược lại đàn ông năm thê bảy thiếp là chuyện thường, càng quyền quí cao sang càng lắm vợ: Minh Mạng có 142 con, "Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dựng" (trong một đêm ngủ với năm bà th́ ba bà có thai) c̣n bao nhiêu vợ th́ không thể thống kê được. Nguyễn Công Trứ 73 tuổi, lấy vợ lẽ thứ 10, đêm tân hôn cảm tác:

"Tân nhân dục vấn: Lang niên kỷ? - Ngũ thập niên tiền nhị thập tam"

(Dịch nghĩa: Nàng muốn hỏi anh: chàng mấy tuổi - Năm mươi năm trước mới hăm ba)

Đạo Thiên chúa chỉ cho phép con chiên một vợ một chồng.

Thông thường vợ cả lấy trước, vợ lẽ lấy sau. Nhưng có trường hợp người con trai làm ăn xa nhà, tự ư lấy vợ, chưa được cha mẹ và họ hàng chấp nhận, ở quê nhà cha mẹ đă dạm hỏi sẵn cho một cô vợ khác bắt về cưới. Người vợ do cha mẹ cưới hỏi, dẫu rằng lấy sau vẫn là vợ cả. Người vợ tự ư chọn, nếu sau này được cha mẹ chấp thuận, mặc dù con gái con trai đều đă lớn, vẫn phải chịu phận làm em. Con vợ bé dẫu nhiều tuổi hơn vẫn phải chào đứa con bà cả đang ăm ngửa bằng anh bằng chị. Trường hợp vợ cả chết sớm, không có con trai th́ con trai vợ kế đẻ sau vẫn là trưởng nam, là đích tôn thừa trọng chứ con trai vợ lẽ v́ phận thiếp không môn đăng hộ đối , không phải do ông bà trực tiếp cưới hỏi nên không đủ quyền kế vị.

Muốn cho gia đ́nh êm thấm, người chồng phải khéo đối xử để vợ cả đi hỏi vợ lẽ cho chồng, th́ người vợ lẽ và bố mẹ cô ta mới yên tâm.


22. Nên nh́n nhận vấn đề ly hôn như thế nào?
Nhiều cụ cao tuổi thường phàn nàn: Thời này bọn trẻ yêu nhau quá dễ dàng nên bỏ nhau cũng dễ. Ngược lại lớp trẻ lại cho rằng: Ngày xưa các cụ chẳng biết yêu đương là ǵ, lấy vợ lấy chồng th́ sinh con đẻ cháu, chứ mấy ai được hưởng hạnh phúc. Họ không bỏ nhau chẳng qua do lễ giáo và phong tục xă hội trói buộc. Trai làm nên năm thê, bảy thiếp, gái chính chuyên chức tiết một chồng. Chỉ có người đàn bà phải cam chịu thiệt tḥi bị giam lỏng chứ đàn ông không ưng vợ này th́ lâư thêm vợ khác, chẳng cần phải ly hôn với vợ cũ.

Tất nhiên trong chế độ cũ cũng như mới, không ai khuyến khích việc ly hôn. Có những trường hợp quan hệ vợ chồng gặp nhiều trắc trở, nhưng v́ nghĩ đến tương lai của con cháu hoặc v́ nguyên cớ này, lư do nọ, họ đành chấp nhận nỗi thiệt tḥi chung sống v́ phận sự, mà thiếu t́nh yêu. Không phải mọi trường hợp ly hôn đều đáng chê trách. Ngược lại có những vụ án sử ly hôn được coi như trận thắng giải phóng cho cả hai bên. Ly hôn lại trở thành cơ sở tái tạo hạnh phúc. Vậy ta không nên có thái độ nh́n nhận quá khắt khe đối với mọi trường hợp ly hôn.

Tuy nhiên, ngày xưa các cụ thường có một câu "Một ngày là nghĩa", thời nay quan hệ xă hội mới càng thêm tươi đẹp, vậy nên đôi vợ chồng sau khi chia tay chớ nên coi nhau như thù địch, cho dù duyên không ưa, phận không đẹp, và nên coi nhau như bạn bè. Bạn bè có thân mà có sơ, vậy nên nhắn những ai sau này là đối tượng của người vợ hay người chồng đă ly hôn chớ có ghen bóng ghen gió.

C̣n con cái, do t́nh trạng ly hôn, tái thú, tái giá, nên trong một gia đ́nh có cả con anh, con tôi, con chúng ta. Chúng nó đối xử với nhau hoà thuận là hiếm, mâu thuẫn với nhau là phổ biến. Điều đó đ̣i hỏi người làm cha làm mẹ, làm d́ ghẻ, bố dượng phải thu xếp sao cho công minh, êm thấm mọi bề.

 

Trích từ tuoitrecuoi.com

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18