|
Phong Tục Sinh Dưỡng Và An Sinh
23. Dạy con từ thủa bào thai
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Dạy con từ thủa c̣n thơ - Dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về".
ở đây chúng tôi muốn nêu: Không những dạy con từ thủa c̣n thơ mà phải dạy con ngay từ khi c̣n nằm trong bụng mẹ. Bởi v́ cuộc sống vật chất lẫn tinh thần của người phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tinh thần của đứa trẻ sau này.
Người xưa thường nói: "Đàn bà hiền dịu, th́ dễ có con. Thai sản là lẽ tự nhiên của trời, đất. Người không bệnh th́ không cần phải uống thuốc".
Theo y học cổ truyền "...Tâm khí kinh sợ th́ con bị điên, thận khí không đủ th́ con hở thóp, t́ khí không hoà th́ con gầy c̣m, tâm khí hư kém th́ con nhút nhát. Con là theo khí mẹ, mẹ không cẩn thận sao được! Mẹ chớ uống nhiều thứ thuốc, uống nhiều rượu, chớ châm cứu xằng xiên, chớ đi đại, tiểu tiện vào chỗ không thường đi, chớ trèo cao xông pha hiểm trở, chớ gánh vác nặng nhọc, chớ giao cấu phóng túng, chớ nằm ngủ nhiều, chớ mặc áo
quần quá ấm, chớ ăn cơm quá no. Tinh thần phải chấn tĩnh, không phạm đến thất t́nh ( mừng quá, giận quá, đau thương quá, ghen ghét quá, yêu quá, ham muốn quá v.v...). Muốn con sau này sinh ra thẳng thắn nghiêm trang th́ người mẹ nên miệng nói lời ngay thẳng, làm việc ngay thẳng. Đàn bà rắp tâm làm việc ác th́ không sinh đẻ được, người ta cứ tưởng là tại trời ghét bỏ, biết đâu rằng: Đó chính là do tự ḿnh gây ra. V́ khí ở gan ruột bị
uất kết, ba bộ mạch: tâm, t́, thận đều bị uất nên khó sinh..." (Theo "Phụ đạo sán nhiên" của Hải Thượng lăn ông).
V́ lẽ đó dân gian có câu: "Cây khô không có lộc, người độc không có con".
Cần phải giáo dục con từ trong bụng mẹ mà thuật ngữ khoa học gọi là "Thai giáo". Ngày xưa các bậc tiền bối đă răn dạy người mẹ tương lai (sản phụ) không được giận dữ, hoảng hốt, không được nghĩ điều xấu, làm việc xấu, nghe chuyện dở, nh́n cảnh tang thương, cần nói năng, đi đứng khoan thai...
Có mối liên hệ khăng khít giữa thai nhi với sức khoẻ và tâm trạng người mẹ, giữa thai nhi với thế giới bên ngoài, có những phản ứng "Tiếp nhận" hoặc "Chối bỏ" của thai nhi trước các tác động của ngoại cảnh.
Theo tài liệu nghiên cứu khoa học: Nhân cách con người được h́nh thành rất sớm, ngay từ trước khi ra đời. ư nghĩ, cảm xúc và những nỗi buồn vui của người mẹ truyền vào đứa con. Nhiều phụ nữ có thai đă biết giữ ǵn t́nh cảm cân bằng do đó giữ được sức khoẻ cho đứa con. Những nỗi đau của người mẹ phải chịu đựng trong thời gian thai nghén ảnh hưởng mạnh tới đứa trẻ sơ sinh. Ḷng thiết tha đối với đứa trẻ chưa ra đời là một biện pháp giữ
ǵn sức khoẻ cho đứa trẻ tốt nhất, và có ảnh hưởng quyết định tới quan hệ mẹ con sau này"...
24. Tại sao có tục xin quần áo cũ cho trẻ sơ sinh?
Cách trả lời đơn giản nhất là xin để lấy "khước" (lấy may). Người mẹ từ khi mới thụ thai đă chú ư xem trong bà con, họ hàng, làng xóm nhà ai có con cái bụ bẫm, hay ăn chóng lớn, ít khóc ít quấy, ao ước sắp tới con ḿnh đẻ ra cũng được như thế th́ xin một cái áo, hay cái quần, cái tă cũ của đứa bé về sửa sang lại để dùng cho con ḿnh.
Xuất xứ là do một vài người làm, rồi bắt trước nhau, dần dần là truyền ra thành phong tục. Nguyên ngày xưa, ta chưa có những thứ vải mỏng mịn bán rộng răi trong dân gian, thị trường toàn những vải thô bố lại nhuộm nâu, thô cứng, trẻ sơ sinh da c̣n non mặc dễ bị xây xát, hài nhi càng mặc đồ mới càng đau yếu. Nhà nghèo không sẵn tiền mua đă đành, nhà giàu cũng xin áo cũ cho trẻ sơ sinh là v́ lẽ ấy. Trẻ th́ chóng lớn, quần áo th́ lâu mới
rách, chỉ vài tháng sau đă quá cỡ, người ta không nỡ phá đi dùng vào việc khác nên cất giữ lại, dành cho em út. V́ vậy, người cho áo cũng cảm thấy vinh dự được người khác quư mến con ḿnh và coi đứa bé sắp ra đời cũng có phần hơi hướng của ḿnh.
25. Con so về nhà mạ, con rạ về nhà chồng tại sao?
Con so là con sinh đầu ḷng, con rạ là những đứa con sinh sau. Nếu nuôi được cả th́ con so là trưởng, con rạ là thứ. Phong tục này phổ biến ở B́nh Trị Thiên và một số địa phương ngoài Bắc, c̣n ở Nghệ An, Hà Tĩnh th́ trừ trường hợp ở rể, nói chung con gái không được sinh đẻ ở nhà cha mẹ ḿnh.
Con gái mới lớn lên, mới sinh lần đầu tiên, trẻ người non dạ, chưa biết đi đứng, ăn uống, tắm giặt, kiêng khem ra sao, hơn nữa trong người yếu khoẻ ra sao muốn nhờ vả mẹ chồng hoặc chị em nhà chồng cũng ngần ngại, khó nói hơn với mẹ đẻ và em út ḿnh. C̣n những lần sinh sau đă có kinh nghiệm, có thể tự ḿnh giải quyết được nhiều việc.
Phong tục, "Con so về nhà mạ" là một phong tục hay nhưng muốn giải quyết được êm đẹp cũng phải có thu xếp: Gần ngày ở cữ, mẹ chồng hoặc chàng rể sang quê ngoại thưa chuyện trước, nếu có khó khăn về kinh tế hoặc đường xá xa xôi cách trở cũng cần thảo luận với nhau về trách nhiệm cho thoả đáng, sau khi mẹ tṛn con vuông, cháu cứng cáp, chàng rể cũng cần sắm một số lễ vật, nhằm ngày tốt sang tạ ơn gia tiên bên ngoại và ông bà ngoại để xin
đón vợ con về. Ông bà ngoại c̣n cẩn thận đánh dấu vôi hoặc nhọ nồi ở trán cho cháu và các thứ bùa phép khác để các thứ tà ma ác quỷ không dám đến quấy rối cháu dọc đường.
ở Nghệ Tĩnh lại có phong tục ngược lại: Cho là sinh dữ tử lành, ngoài con dâu ra, không ai được quyền sinh trong nhà. Con gái về nhà mạ, nếu nhỡ đến kỳ động thai, trở dạ, không kịp trở về nhà chồng, sợ sinh nở dọc đường th́ bố mẹ phải dựng tạm chiếc lều ở góc vườn, hoặc nếu không kịp, th́ ra chuồng trâu mà đẻ.
Thiết nghĩ không cần phân tích, bạn đọc cũng thấy được phong tục nào hợp t́nh lư hơn.
Trường hợp đă mồ côi mạ, về nhà mạ thiếu người chăm nom th́ con so cũng về nhà chồng.
26. Tại sao khi mới đẻ chưa đặt tên chính?
Theo phong tục, một người từ sinh ra đế khi chết mang rất nhiều tên gọi: Mới lọt ḷng th́ thằng Cu, thằng C̣, con Hĩm, thằng Mực, con Cún, thằng Chắt em, con Chắt ả... thường là đặt tên xấu cho dễ nuôi, đến khi lớn lên th́ anh Hai, anh Ba, chị Bảy... lấy vợ lấy chồng th́ anh Nhiêu, anh Đồ, chị Xă...Có con gọi theo tên con, có cháu đích tôn gọi theo tên cháu, đến khi chết th́ đặt tên hèm gọi là hiệu để cúng, người có học th́ tự đặt tên
tự, người có chức tước th́ đặt tên thuỵ, người có chức tước học vị cao sang thường được xưng tôn theo họ, hay tên địa phương: Cụ án Mai, Cụ Tam Nguyên Yên Đổ, ông Trạng Tŕnh, ông Tú Vĩ Xuyên, Quan Thám Nam Sơn... Đó là theo phong tục xưng hô của Trung Quốc. Trong nhiều tên gọi nhưng chỉ có tên huư là chính: Tên huư là tên đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi đi học đặt khi vào sổ họ, khi vào làng ghi trong sổ hộ, khi
đi học.
Tại sao mới đẻ chưa đặt tên chính (tên huư)?
Ngày nay đẻ ra la khai sinh, có thủ tục quản lư hộ tịch chặt chẽ. Ngày trước mỗi làng xă cúng có hương hộ lo sổ sách sinh tử, giá thú nhưng không quản lư chặt chẽ, Nhà nước chỉ quan tâm đến sổ đinh (từ 18 tuổi), sổ điền để thu thuế và bắt lính, bắt phu, v́ vậy vào sổ làng càng muộn càng hay, lớn lên đỡ được vài năm thuế thân, phu phen tạp dịch.
Trong xă hội cũ, t́nh trạng hữu sinh vô dưỡng khá phổ biến, ít có gia đ́nh sinh năm đẻ bảy được vuông tṛn, v́ vậy qua các tuần cữ mới tạm yên tâm, khi đó mới đặt tên huư.
Các họ mỗi năm tế tổ một lần. Trong dịp tế tổ, các gia đ́nh có con cháu mới sinh sắm sửa cơi trầu, chai rượu, hương hoa, lễ vật đến nhà thờ họ yết cáo tiên tổ và vào sổ họ cho các con trai trước lễ yết cáo, ngày đó mới có tên huư chính thức, được họ hàng công nhận. Trong khi vào sổ họ phải đối chiếu gia phả để xem có trùng tên các vị tiên tổ hoặc ông bà chú bác trong nội thân hay không. Nếu có tức là phạm huư th́ phải đổi tên. Không
những phải tránh phạm huư tổ tiên bên nội mà c̣n phải tránh phạm huư can cụ ông bà ngoại mặc dầu khác họ, tránh phạm huư hiệu của thành hoàng, thánh mẫu, linh thần từng địa phương. ở nông thôn, các vị có uy vọng trong làng, trong họ thường được dân chúng biếu trầu rượu và nhờ đặt tên cho con. Người đặt tên được gia đ́nh đó nhớ ơn suốt đời.
27. Tại sao tuổi trong khai sinh,
trong văn bằng không đúng với tuổi thật?
Điều này cũng gây khá nhiều rắc rối, phức tạp cho các nhà khảo cứu sử học, biên soạn gia phả. Đă có trường hợp anh em cùng cha cùng mẹ sinh ra mà em nhiều tuổi hơn anh. Chỉ có lá số tử vi là chính xác nhất, chính xác đến từng giờ, nhưng ít người c̣n giữ được lá số tử vi, phần lớn ông bố bà mẹ chỉ nhớ được con ḿnh câm tinh con ǵ, qua đó mà tính ra tuổi thực (tuổi mụ).
Như trên đă nói, có ba lư do khai bớt tuổi:
- Để chậm được vài năm khỏi phải đóng thuế thân và đi phu, đi lính.
- Dưới thời Pháp thuộc, để tránh hạn định quá tuổi không được đi học, không được thi.
- Do việc vào sổ họ chậm gần một năm c̣n việc vào sổ làng, hàng phe, hàng giáp, có khi chậm đến năm sáu năm.
Trường hợp nâng tuổi lên cũng có ba lư do nhưng không phổ biến lắm:
- Để nhanh đến tuổi lấy vợ (theo lệ "nữ thập tam, nam thập lục"). Nhiều gia đ́nh muốn cưới con dâu về sớm để có kẻ ăn người làm và để sớm có cháu nối dơi tông đường.
- Dưới thời Pháp thuộc, các công sở không tuyển người dưới 18 tuổi nên phải khai tăng tuổi.
- Một số địa phương, có lệ làng cho tăng thêm tuổi để chóng đến tuổi lên lăo mừng thọ.
28. Làm lễ yết cáo tổ tiên xin
đặt tên cho con vào sổ họ như thế nào?
Vấn đề này đă có lệ từ xưa, chẳng có ǵ mới mẻ. "Họ nào đă có nề nếp sẵn th́ cứ theo lệ cũ tiến hành".
Đối với những họ mới phục hồi lại việc họ, chưa vào nền nếp, chúng tôi xin mách một vài kinh nghiệm:
Yết cáo tổ tiên: Theo lệ cũ chỉ sau khi đối chiếu gia phả, kiêng kị các trường hợp phạm huư (đặt tên trùng với tên huư của tổ tiên và thân nhân gần gũi nhất, kể cả nội ngoại) mới chính thức đặt tên huư cho trẻ sơ sinh, yết cáo tổ tiên và xin vào sổ họ. Ngày nay phải làm thủ tục khai sinh kịp thời, trường hợp ở xa quê, không kịp về đối chiếu gia phả, nhỡ trùng tên huư tổ tiên trực hệ, th́ t́m cách đổi, hoặc tránh gọi thường xuyên trong
nhà. Lễ yếu cáo tổ tiên rất đơn giản, nén hương, cơi trầu, chén rượu cũng xong, thường kết hợp lễ tế tổ hàng năm mà yết cáo chung tất cả con cháu trong họ sinh trong năm cùng một lượt. Lễ vào số họ cũng đơn giản, cốt sao cho gia đ́nh nghèo nhất trong họ cũng không gặp phải điều ǵ phiền phức.
Vào sổ họ: Thứ tự sổ họ ghi theo năm sinh, ai sinh trước ghi trước, sinh sau ghi sau. Trường hợp nhiều năm bị phế khoáng nay mới lập lại sổ họ, th́ phải thống kê theo đơn vị hộ gia đ́nh hoàn chỉnh cả họ, sau đó mới lập số tiếp đối với những trẻ sơ sinh.
Mẫu số: Họ Tên (Tên Huư. Tên thường gọi) con ông bà, thuộc đời thứ mấy, chi thứ mấy? Con trưởng hay con thứ mấy? Ngày tháng, năm, sinh, ngày vào sổ họ.
Con gái vào sổ họ: Bất cứ trai hay gái, sau khi sinh đều có yết cáo tổ tiên, đă được tổ tiên phù tŕ phù hộ, nhưng nhiều họ ngày xưa không vào sổ họ đối với con gái, cho rằng "Nữ nhân ngoại tộc", con gái là con người ta, lớn lên đi làm dâu lo cơ nghiệp nhà chồng v́ thế không công nhận con gái vào họ. Tuy vậy, ngay trước CM T8-1945 một số họ đă xoá bỏ điều bất công đó, con gái cũng có mọi quyền lợi nghĩa vụ như con trai.
Ngày nay, trong phong trào khôi phục việc họ, xin kiến nghị các họ đặc biệt quan tâm đến con gái và nàng dâu của họ, họ nào coi trọng vai tṛ phụ nữ, và coi trọng vai tṛ người mẹ, người vợ, người cô, người chị, th́ họ đó mới vững mạnh. Cả nước đang ra sức vận động kế hoạch hoá gia đ́nh, con gái cũng như con trai, vậy nên vận dụng phong tục cũng phải phù hợp với tư duy thời đại.
29. Có mấy loại con nuôi?
Có ba loại con nuôi: Con nuôi chính thức, con nuôi danh nghĩa và con nuôi giả vờ.
Con nuôi chính thức: Có hai loại :
- Con lập tự : Gia đ́nh không có con trai, nuôi con anh em ruột hoặc con anh em chú bác ruột. Có thể nuôi từ bé, hoặc lớn rồi mới nuôi, thậm chí có người đă thành gia thất, có con rồi mới nhận làm con nuôi. Người con nuôi lập tự đó chịu trách nhiệm săn sóc, nuôi dưỡng cha mẹ nuôi lúc tuổi già và hương khói tang tế sau khi mất, nên khi được hưởng quyền thừa kế gia tài hơn cả những người con gái do chính cha mẹ sinh ra, v́ con gái là
"con người ta", sau khi gả chồng lo cơ nghiệp nhà chồng. Con nuôi lập tự được hưởng ruộng hương hoả nếu cha nuôi là tộc trưởng, được họ hàng chấp nhận là cùng huyết thống nội thân. Nếu người con nuôi lập tự là con thứ của ông em th́ con người con trưởng của ông em vẫn phải gọi người con nuôi lập tự đó bằng bác (đáng lẽ gọi là chú) . Khi cha mẹ nuôi chết, tang chế của vợ chồng người lập tự cũng ba năm như cha mẹ đẻ. Trường hợp cha mẹ
chết trước, phải xin phép cha mẹ nuôi mới được về chịu tang, nhưng không được phép mặc áo khâu gấu, khăn ngang không được để hai giải bằng nhau. Khi cha mẹ nuôi đă sinh con trai th́ thôi quyền lập tự nhưng vẫn là con nuôi được hưởng quyền thừa kế như các người con khác.
- Con nuôi hạ phóng tử: Có mấy trường hợp:
+ Con hoang thai nuôi từ lúc mới sinh. Có nhà hiếm hoi dặn từ trước, khi sinh nở th́ đón về, sản phụ được bồi dướng một ít tiền và sau đó không được quyền nhận hay thăm con.
+ Con mồ côi hay con nhà nghèo khó, đem về nuôi là phúc, mặc dầu không hiếm hoi. Nếu nuôi thực sự từ lúc c̣n nhỏ cũng được hưởng mọi quyền lợi trong gia đ́nh. Cha mẹ nuôi cũng có trách nhiệm dựng vợ gả chồng, sống nuôi chết chôn, cũng được cha mẹ nuôi chia cho một phần gia tài khi ra ở riêng. Trường hợp cha mẹ nuôi không có con trai cũng có thể lập người con này làm thừa tự, song không được can dự vào phần hương hoả, tự điền cũng như
việc họ, bởi lẽ khác ḍng máu, không được họ chấp nhận. Tang chế đối với cha mẹ nuôi cũng ba năm như cha mẹ đẻ, đối với anh em nuôi cũng một năm như anh em ruột, nhưng đối với họ hàng bên bố mẹ nuôi th́ không tang. Trừ một trường hợp con nuôi đă mang họ của bố nuôi, không biết bố đẻ (hoang thai) và đă được họ hàng chấp nhận th́ mọi lễ nghi hiếu hỷ, tang chế đều như người trong họ, song vẫn không được hưởng hương hoả, tự điền. Nếu bố
nuôi là tộc trưởng vẫn không được kế thế tộc trưởng mà vai tṛ tộc trưởng thuộc con trai trưởng của chú em.
Theo phong tục một số địa phương "vô nam dụng nữ" th́ người con rể cũng có quyền lợi và nghĩa vụ như con nuôi hạ phóng tử nói trên, nhưng chỉ để tang bố mẹ vợ một năm, anh em ruột của vợ chín tháng, ngoài ra không để tang cho ai bên nhà vợ. Lập tự chỉ lập tự cho cháu ngoại, không lập tự cho con rể. Cháu ngoại cũng không được làm tộc trưởng (như trên).
Con nuôi danh nghĩa: Có mấy trường hợp:
- Nhà hiếm con qua mâư lần tảo sa, tảo lạc, hữu sinh, vô dưỡng, hoặc theo số tử vi lỗi giờ sinh, xung khắc với cha mẹ nên phải bán làm con nuôi cho dễ nuôi. Khi sinh nở xong bố đẻ sẵn một chai rượu, cơi trầu đến nhà bố nuôi, làm lễ gia tiên bên bố nuôi xin cho ghé cửa nương nhờ, sau đó mời bố mẹ nuôi đến nhà xem mặt đứa trẻ và nhường quyền cho bố nuôi đặt tên cho đứa bé. Sau này khi lớn lên th́ mồng 5 (đoang ngọ) ngày Tết dắt đứa bé
đến tết nhà bố mẹ nuôi. Đứa bé cũng xếp theo vị trí anh em ruột một nhà theo quan hệ lứa tuổi. Sau này lớn lên, trong huyết thống ba đời anh em cháu cháu không được quyền lấy nhau. Nếu vi phạm cũng coi như mắc tội loại luân. Chọn Bố mẹ nuôi th́ chọn gia đ́nh phúc hậu, lắm con nhiều cháu, làm ăn thịnh vượng.
- Do cảm ân đức, nghĩa t́nh nhận làm con nuôi.
- Anh em kết nghĩa với nhau thân t́nh, nhận bố mẹ của anh em cũng như bố mẹ của ḿnh và ngược lại bố mẹ cũng nhận người anh em kết nghĩa với con ḿnh như con cái trong nhà.
Trong những trường hợp đó, người Việt th́ gọi chung là con nuôi, bố mẹ nuôi nhưng âm Hán gọi là "nghĩa phụ nghia tử" khác với "nghĩa phụ tử", tang chế không quy định cho trường hợp "dưỡng phụ dưỡng tử", nếu có gả con cho nhau th́ càng tốt đẹp "thân thượng gia thân".
Con nuôi giả vờ: V́ con khó nuôi, sợ ma ta quấy nhiễu người mẹ đem con bỏ đường bỏ chợ, nhưng dặn trước người trực sẵn đưa về nuôi, sau vài giờ hoặc vài ngày đến chuộc nhận làm con nuôi. Đây là cách đánh tráo con đẻ thành con nuôi, con nuôi là con đẻ để lừa ma. Trường hợp này đành rằng phải thông cảm y ước trước, nhưng cũng phải chọn người mắn đẻ, con không sài đẹn, nuôi súc vật mát tay...
Ngoài ba loại con nuôi dương trần nói trên, c̣n có tục "bán khoán" con cho thần linh như bán con cho Đức Thánh Trần, Đức thánh Mẫu... Đă là con thần thánh, có tấu, có sớ, có bùa, có dấu ấn hẳn hỏi th́ mà quỷ không dám bén mảng đến đă đành mà bố mẹ nuôi con cũng phải đặc biệt chú ư: Không cho con ăn uống những thứ uế tạp, phải mặc đồ sạch sẽ, không được vá chằng vá đụp, không để con ḅ lê la, không được chửi rủa xỉ vả con, sợ ngài gọi
về trời. Con chỉ được gọi cha đẻ bằng thầy, bằng cậu... Gọi mẹ bằng mợ, bằng chị, bằng u, bằng đẻ. Hai từ "Cha, mẹ" chỉ được tôn xưng với thần thánh. Bán cho Đức Thánh Trần chỉ được xưng họ Trần khi khấn vái, bán cho phật phải xưng Mầu, nhưng bán cho đức thánh mẫu là Liễu Hạnh không phải đổi họ. Sở dĩ gọi là "bán khoán" v́ chỉ bán thời gian c̣n nhỏ để dễ nuôi. Đến tuổi 13 tuổi tức hết tuổi đồng ấu, đến tuổi vào sổ làng xă th́ làm lễ
xin chuộc về.
Chính thể mới hiện nay công nhận con nuôi cũng có quyền lợi và nghĩa vụ ngang con đẻ, đó là con nuôi thực sự được chính quyền địa phương công nhận trên cơ sở thoả thuận giữa người nuôi và người đẻ hoặc giữa người nuôi và thân nhân đỡ đầu trong trường hợp bố mẹ đẻ không c̣n.
Đứa bé đếm tuổi thiếu niên cũng được quyền tự nguyện xin làm con nuôi, chọn bố mẹ nuôi. Bố mẹ nuôi có thể nuôi nhiều con tuỳ theo khả năng, nhưng không thể nhận làm con nuôi của nhiều gia đ́nh. Tuổi bố mẹ nuôi phải cao hơn tuổi con nuôi ít nhất 20 tuổi.
30. Xưng hô thế nào cho đúng?
Vấn đề này thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học, giáo dục học, nhưng dính dáng nhiều đến phong tục cổ truyền. Mới nghe tưởng đơn giản quá, đứa bé lên ba cũng biết. Quả vậy, trẻ con vừa học nói đă được cha mẹ, anh chị bày cho cách xưng hô, thế nhưng đến lớn đến già vẫn c̣n sai sót. Nhiều khi chỉ v́ một sai sót nhỏ trong các xưng hô mà gây nên thành kiến nặng nề.
Đối với các nước khác châu á, đại từ nhân xưng có 3 ngôi: Người nói, người nghe và người, vật, sự việc được đề cập đến trong câu nói. Chỉ có sáu từ cơ bản nếu dịch mộc mạc ra tiếng Việt là: tao, mày, nó, chúng nó, chúng tao, chúng mày.
Ví dụ: "Bố mẹ cháu bảo cháu đưa ba cháu sang thăm hai cụ". Câu này nếu dịch từ đối ra tiếng nước ngoài th́ như sau: "Chúng nó bảo tao đưa nó sang gặp chúng mày".
ở Việt Nam ta đă quen từ nhỏ, đáng tuổi ông th́ gọi là ông, đáng tuổi bác th́ gọi là bác không đươc "mày tao chí tớ", "cá mè một lứa". Chúng ta nên thông cảm với người nước ngoài học tiếng Việt. Đại từ nhân xưng tiếng Việt rất đa dạng phong phú nhưng cũng rất phúc tạp, điều khó khăn phức tạp nhất là, ngay trong đại từ nhân xưng của ta đă mang sắc thái t́nh cảm, thể hiện sự yêu thương tức giận, kính trọng, khinh ghét, khách sáo, thân
mật...
Trong cách xưng hô của ta có phân biệt tôn ti trật tự rơ ràng. Cháu bé hỏi rằng: Tại sao ông bảo cháu thưa bẩm, thế mà cháu gọi ông ông lại không thưa bẩm cháu. Cháu cũng không hiểu sao cha mẹ gọi con th́ gọi thằng Giáp con ất được c̣n con gọi tên cha mẹ th́ không được. Tại sao ông chú già rồi lại c̣n gọi là "ông trẻ".
Cách dùng từ để xưng hô của ta c̣n tuỳ thuộc vào mức độ thân sơ giữa người nói và người nghe. Ví dụ, thật thân t́nh bạn bè gọi nhau bằng mày tao, hắn th́ quí; gọi nhau bằng thưa quí anh hoặc bằng ông th́ coi như giễu cợt kích bác nhau. Ngược lại, mới quen biết sơ sơ mà mày tao th́ coi như bất lịch sự, đôi khi nghe bực ḿnh bỏ đi không thèm trả lời. Cụ già và Lăo già đồng nghĩa nhưng khi nói "Tôi hỏi cụ già" th́ rất khác "Tôi hỏi lăo
già". Cũng có trường hợp "lăo" chưa hẳn đă già, mà là cách gọi thân mật.
Nếu có quan hệ họ nội, họ ngoại th́ gọi theo quan hệ thân thuộc gắn bó t́nh thân thiết hơn; mặc dầu ít tuổi hơn ḿnh nhưng ngang hàng cha mẹ ḿnh th́ gọi bằng chú, bác, cô, d́ theo đúng vai vế trong họ. Ngược lại, đối với người đă lớn tuổi mặc dầu là bậc cháu nhưng để cho khỏi "chướng" nên gọi bằng anh, ông, bác ông... Coi như gọi thay con, cháu ḿnh, như vậy thanh nhă và lịch sự hơn.
Thuần tuư quan hệ xă hội, không có quan hệ họ hàng nhưng theo phép xă giao "trưởng nhất tuế vi huynh, trưởng thập tuế vi phụ" (hơn một tuổi làm anh, hơn mười tuổi làm cha), tức là tôn lên ngang bằng với cha mà gọi chú, bác. Đây là phép tôn xưng.
31. Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?
Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đă quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ sắc thái ngôn ngữ kể thật lư thú . Ví dụ: "Nhà tôi" dịch ra tiếng Pháp là "Ma maison" th́ người Pháp làm sao hiểu nổi.
Thời nay vợ chổng trẻ xưng hô với nhau "anh anh em em" âu yếm thân thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Lùi lại bốn mươi năm trước, những gia đ́nh ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng "ḿnh" cũng thể hiện được t́nh cảm đậm đà, gọi nhau bằng "cậu, mợ" cũng thanh nhă, nhưng những từ đó c̣n xa lạ với nông thôn, một số tân tiến muốn gọi nhưng vẫn c̣n ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ t́nh với nhau trong
buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên "trống không"cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng "bố thằng cu", "u nó", "mẹ hĩm"... Người mới lấy nhau chưa có con, chồng chẳng có chức vị ǵ mà gọi th́ làm sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu, muốn gọi chồng đang chơi bên nhà hàng xóm về, chẳng biết xưng hô ra sao bèn ra ngơ gọi thật to "ai ơi! Về nhà ăn cơm". Từ "ai" ở đây
không phải là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là "chồng tôi ơi".
C̣n khi nói chuyện với người khác th́ giới thiệu vợ ḿnh hay chồng ḿnh là "nhà tôi". Từ "nhà tôi" thật là đậm đà gắn bó, "ḿnh " và "tôi" tuy hai nhưng một. "Nhà tôi" tức là "chồng tôi" hay "vợ tôi" chứ không thể nói "vợ anh", "chồng nó" là "nhà anh nhà nó".
Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không "Này! Ra tôi bảo!" hoặc "nào ai bảo ḿnh"...
32. Cách xưng hô trong họ
Có xem sơ đồ gia phả toàn họ mới biết được: Ḿnh thuộc đời thứ mấy, đời trên ḿnh là những ai, ḿnh thuộc chi nào, nhánh nào, bằng vai với ḿnh trong họ là những ai? Có sơ đồ gia phải mới phân biệt được thế thứ trong họ mỗi người tự xác định được quan hệ trong nội tộc mà xưng hô cho đúng, chú ra chú, bác ra bác, anh ra anh, em ra em v.v.... Xưng hô trong nội tộc khác với xưng hô ngoài xă hội, để khỏi mang tiếng "Cá mè một lứa". Ngoài
xă hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xă hội theo quan hệ tuổi tác. Có thể đúng theo huyết thống th́ anh A phải gọi tôi bằng ông chú, nhưng tôi cũng gọi anh A bằng bác, v́ anh A đă là người tuổi cao, gọi bằng cháu bất tiện và bất lịch sự. Tôi gọi anh A bằng bác đó là gọi thay cho cháu chắt tôi, mặc dầu tôi ít tuổi
hơn anh nhưng về thế thứ ngang với ông nội anh A. Tuy nhiên nếu ít tuổi quá mà gọi bằng ông cũng bất tiện, có khi phải hạ xuống một bậc mà gọi bằng chú mới thân mật.
Trong khi chúng tôi biên soạn gia phả có người bà con trong họ thắc mắc: Gia phả có nhầm lẫn ǵ giữa các chi trong họ ta hay không? Tại sao anh X. C̣n ít tuổi hơn cháu nội tôi, mà tôi lại phải gọi anh X. bằng ông.
Xin trả lời: đó là hiện tượng phổ biến không có ǵ đặc biệt. Ngay trong một gia đ́nh anh cả đă có con, mà chú út chưa ra đời: hiện tượng "Em bú chị dâu, cháu bú bà" là chuyện b́nh thường trong xă hội cũ, chỉ mới qua hai đời đă có sự chênh lệch 1 đời, vậy th́ trong họ hàng qua nhiều đời, chênh lệch dăm ba đời không có ǵ là lạ.
ở nông thôn c̣n mối quan hệ giây mơ rễ má chằng chịt qua giữa thông gia, giữa bà con nội ngoại, nên cách xưng hô lại càng phức tạp, thông thường th́ vợ chồng thống nhất cách xưng hô với ông chú bà bác bên nội bên ngoại như nhau, nhưng cũng có trường hợp do quan hệ huyết thống thân sơ khác nhau chồng gọi bằng em, vợ gọi bằng bác hay ngược lại. Nhưng dầu sao "Máu thoảng c̣n hơn nước lă", gọi nhau theo quan hệ gia tộc vẫn thân mật hơn gọi
theo quan hệ xă hội.
33. Phải chăng " lời chào cao hơn mâm cỗ "?
Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác, lại c̣n lệ thuộc vào đối tượng được chào và phong cách người chào.
Đối với các cụ già, khúm núm kính cẩn đứng lại "bẩm cụ ạ" th́ cụ có cảm t́nh ngay nhưng đối với người lớp trung niên tân tiến mà làm như vậy th́ người ta tưởng chế giễu "Đi qua nghiêng nón không chào" không phải v́ ghét nhau hờ hững với nhau mà v́ quá yêu nhau bằng lời nói mà c̣n bằng khoé mắt nụ cười, có trường hợp mắt nói rơ hơn miệng.
Chào hỏi đi đôi với nhau, hỏi để chào: "ông khoẻ không?" "ông đi đâu đấy?" Nhiều khi hỏi bâng quơ, hỏi không cần trả lời, nhưng nếu không chào hỏi th́ ra điều lạnh nhạt khinh người.
Chào mời đi đôi với nhau: Cần phân biệt mời thực sự hay mời để thay lời chào. Nực cười! Hành khách trên hai chiếc thuyền đi dọc sông, ngược chiều nhau cũng mời nhau ăn cơm lời mời thuần tuư thay lời chào chứ có ai nhảy sang thuyền kia mà ăn đâu! lời chào có thức sự cao hơn mâm cỗ không. Có khi không có mâm cỗ, chỉ chào xuông, e không ổn, nhưng quả thực, mâm cao cỗ đầy mà lời chào nhạt nhẽo, khinh khi, kiêu kỳ th́ mâm cỗ cũng bỏ đi.
Lời chào biểu hiện phong cách con người, biểu hiện nề nếp của gia đ́nh, thuần phong mỹ tục của điạ phương và của cả dân tộc ta. Song, ở mỗi nơi một khác, mỗi thời một khác. Ngày xưa chào bằng cách vái lạy; ngày nay chào bằng cách bắt tay. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này trong câu hỏi "Ai vái lạy ai".
34. Nhập gia vấn húy là ǵ ?
Theo phép xă giao, trước khi đến thăm một gia đ́nh cần t́m hiểu tên Huư của ông bà cha mẹ và bản thân tên người ḿnh định đến thăm, để tránh trong khi nói chuyện hoặc xướng hoạ thơ từ động đến tên huư gia tiên người ta "Huư" đồng nghĩa với "kỵ" (tức là kiêng kỵ). Ngày giỗ tức là huư nhật hay kỵ nhật. Tên huư là tên chính nhưng lại là tên kiêng nói đến, khi giận nhau người ta đè tên huư ra mà chửi. Ông bà, cha mẹ, chú bác có thể gọi con
cháu bằng thằng nọ con kia theo tên huư, kể cả những người cao tuổi trong làng xóm. Trong ngôn ngữ thông thường có trùng âm cũng phải nói tránh đi, nếu không sẽ bị coi là hỗn.
Thời nay, giao thiệp rộng răi, trong quan hệ bạn bề gọi tên nhau là chuyện b́nh thường. Song về các vùng nông thôn phải tuỳ theo phong tục từng vùng mà xưng hô, nếu cứ theo họ tên ghi trong địa chỉ thư tín và giấy tờ hành chính mà gọi th́ chưa chắc hẳn các vị cao tuổi đă vui ḷng. Trừ những người đă thoát ly, công tác, c̣n thông thường người ta vẫn hay gọi nhau bằng tên con trưởng hoặc tên cháu đích tôn.
ở miền nam nước ta hay gọi tên theo thứ tự sinh ra trong gia đ́nh, nếu đă ra ngoài xă hội th́ thường gắn tên huư. Ví dị : Ông Bảy Lửa, chị Ba Tịch ...
35. Ai vái lạy ai?
Vái lạy là phép xă giao thời xưa, không chỉ dùng khi cúng tế mà người sống cũng lạy nhau..."Đời xưa vua đối với bày tôi, bố vợ đối với chàng rể, người tôn trưởng với kẻ ti ấu đều phải lạy đáp lễ... Đến đời nhà Tần mới đặt ra lễ "tôn quân ti thần", nên thiên tử không đáp lạy bày tôi nữa... Ngaỳ xưa từ quan khanh sĩ trở xuống đều theo cổ lễ mà đáp lễ kẻ ti ấu, nếu kẻ ti ấu (bề dưới) chối từ, mới dùng lễ túc bái đáp lại. C̣n vái là nghi
thức lúc đă lễ xong....Nước ta xưa kia có chốn công đường có lễ tông kiến, kẻ hạ quan cũng vái bậc trưởng quan... Gần đây những kẻ hiếu sự không biết xét đến cổ điển lại cho là lễ của tôn trưởng đối với kẻ ti ấu, c̣n kẻ ti ấu đối với tôn trưởng không được vái, chỉ lạy xong là cứ đứng thẳng và lùi ra..."(Trích Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đ́nh Hổ trang 174).
Xem đoạn văn trích dẫn trên ta thấy vái lạy là một phép xă giao, không chỉ vái lạy người trên mà người trên cũng vái lạy đáp lễ. Từ lạy nhau chuyền sang vái nhau trong buổi tương kiến, đến nay ta tiếp thu văn hoá Âu Tây vẫn giữ được phép tôn ti (tôn trưởng ti ấu).
Theo phong tục lễ giáo của ta, bề dưới phải chủ động chào bề trên trước, trẻ chào già trước, tṛ chào thầy trước . Nếu bề trên không chào lại người dưới, thầy không chào lại tṛ, tức là không đáp lễ, th́ cũng bất lịch sự chẳng khác ǵ từ chối người khác, làm cho người đưa tay trước ngượng ngùng và bất b́nh. Không biết vái, chào lại người khác là đă tự làm mất đi phong cách lịch duyệt của chính ḿnh.
Chúng tôi xin trích kể lại câu chuyện "Tam nguyên Tổng đốc lạy ông Nhiêu".
Ông Nhiêu Chuồi người cùng làm ăn mừng lên thọ 80 Cụ Tam Nguyên cũng tới mừng. Khi làm lễ chúc thọ, cụ Tam cũng như mọi người lễ ông Nhiêu hai lễ rất kính cẩn. "Ai đời cụ Tam Nguyên Tổng Đốc lại lạy một người dân thường. Ông Nhiêu vội vàng sụp xuống lạy tạ. Cụ Tam đỡ ông Nhiêu dậy, ôn tồn nói: Ta lễ là lễ cái thiên tước của ông Nhiêu đấy..."
(Trích Nguyễn khuyến và giai thoại _ Bùi. V. Cường biên soạn_Hội VHNT Hà Nam Ninh xuất bản- tr 123)
36. Đạo thầy tṛ
Quan hệ thầy tṛ nói riêng về mặt phong tục cũng cần có một tập sách rêng. Để trả lời cho những câu hỏi về đạo thầy tṛ, chúng tôi thiết nghĩ mấy ḍng sơ lược th́ chưa thể nào nói cho hết được.
Dân tộc ta vốn tôn sư trọng đạo, dưới chính thể nào cũng vậy. Vai tṛ thầy giáo luôn luôn tiêu biểu cho tầng lớp trí thức, tiên tiến được toàn thể xă hội công nhận. Nghề giáo vốn là nghề cao quí nhất. Nền giáo dục thời phong kiến cũng như thời dân chủ đều thống nhất một phương châm "tiên học lễ hậu học văn" "nhà trường gắn liền với gia đ́nh và xă hội"... Nhân tài phục vụ xă hội, điều hành bộ máy Nhà nước đều được "ông thầy", tức là
khuôn mẫu, đào tạo nên, "không thầy đố mày làm nên". Tiêu chuẩn đánh giá kiến thức đều thống nhất dựa vào chế độ thi cử, có học vị, cấp bậc rơ ràng.
V́ tất cả những lẽ trên, có người đặt vấn đề: Vậy đặt thầy cao hơn cha có quá đáng không?
Cha mẹ sinh ra, nuôi dưỡng ḿnh, thầy giáo là người truyền thụ kiến thức cho ḿnh. Sở dĩ hiển đạt, thi thô được tài năng với đời đều nhờ thầy. Ngày xưa, từ nhỏ đến khi đi thi đậu cử nhân, tiên sĩ thường cũng chỉ học một thầy cùng lắm là vài ba thầy, chứ không như ngày nay mỗi năm một lớp rồi mỗi môn một thầy. Ngày xưa có nhiều trường hợp thầy tṛ cùng lều chóng đi thi nhưng học tài thi phận , tṛ đậu thầy hỏng. Có những ông thầy đào
tạo được nhiều ông Nghè, ông Cống nhưng bản thân ông thầỳ lại chẳng đậu đạt ǵ, chẳng nhận quan tước ǵ, có người thi đậu cũng không ra làm quan mà chỉ tiếp tục dạy học. Có những thầy giáo đạo cao đức trọng được môn sinh nể trọng hơn cha. Thầy Chu Văn An là người thầy tiêu biểu nhất được liệt thờ ở Văn Miếu.
Ngày xưa, thầy đồ dạy đỗ được một số học sinh đậu đạt cử nhân, tiến sĩ th́ tự nhiên vai vế trong xă hội được nâng lên rơ rệt, quan tỉnh quan huyện cũng phải kính nể, chẳng những đối với thầy giáo mà cả gia đ́nh thầy. Quang Trung ba lần mời Nguyễn Thiếp (La Sơn Phu Tử) ra làm quân sư, chính là để thu phục nhân sĩ Bắc Hà, v́ Nguyễn Thiếp là thầy giáo của nhiều triều thần Lê Trịnh đương thời.
Ngành giáo dục tuy có chế độ thi hương, thi hội, thi đ́nh rất nghiêm rất chặt, song rất ít giáo chức rất ít trường công, ở cấp huyện , cấp phủ chỉ có một vài huấn đạo giáo thụ ăn lương nhà nước, hầu hết là các lớp tư thục. Một nhà khá giả trong vùng nuôi thầy cho con ăn học , xóm làng chung quanh gửi ôn đến thụ giáo không phải nộp học phí, chỉ đến ngày mồng 5 tháng 5 ngày Tết... cha mẹ học tṛ mới đưa lễ tết đến tết thầy tuỳ tâm. Giàu
có th́ thúng gạo nếp, bộ quần áo...Nghèo th́ một cơi trầu một be rượu cũng xong.
Môn sinh của một thầy thường tổ chức nhau lại gọi là Hội đồng môn, có trưởng tràng, giám tràng và một số cán tràng giúp việc trưởng tràng. Con thầy mặc dầu ít tuổi hơn cũng được gọi là thế huynh. Thầy nào có tiếng dạy giỏi, dạy nghiêm th́ được nhiều sĩ tử đến theo học , Hội đồng môn vận động các gia đ́nh môn sinh đóng góp tiền của tạo ruộng, tạo trâu ḅ rồi phân công cày cấy, đến mùa màng gặt tự gánh về gia đ́nh nhà thầy để gia đ́nh
thầy chi dụng. Khi thầy mất lại dùng rụông đó lo tang ma cho thầy, cho vợ thầy và giỗ tết tế tự về sau.
Học tṛ để tang thầy cũng ba năm như tang cha mẹ, nhưng không mặc tang phục, gọi là tâm tang tức là để tang trong ḷng.
Cụ Thượng Niên về lễ tang vợ thầy:
Nguyễn Khắc Niên (1889-1954) người Sơn Hoà, Hương Sơn, Hà Tĩnh đậu Đệ nhị giáp Tiến sĩ (tức Hoàng Giáp) khoa Đinh Mùi 1907 làm Thượng thư bộ Cải lương hương chính triều Bảo Đại. Nguyễn Khắc Niên là học tṛ cụ Nguyễn Duy Dư người Sơn Tiến, một người nổi tiếng hay chữ ở huyện Hương Sơn, đă được hội Tư văn hàng huyện tôn xưng là "Hương Sơn tứ hổ". Nguyễn Khăc Niên thụ giáo cụ Dư ở cách nhà ḿnh trên 4 km. Đến kỳ thi Hương hai thầy tṛ
cùng lều chơng đi thi, học tṛ đậu cử nhân, được vào Huế thi Hội đậu luôn Hoàng giáp, thầy chỉ đậu Tú tài. Theo chế độ thi cử thời trước: Cử nhân mới được dự thi Hội, c̣n Tú tài th́ phải 3 khoa Tú tài mới được thi. Ba năm mới có một khoa, thầy Tú chưa kịp chờ để thi lại khoa sau th́ đă từ trần- 1909. Hơn 30 năm sau, bà Tú Dư mất, lúc đó Nguyễn Khăc Niên đă lên đến chức Thượng thu trong triều. Nghe tin vợ thầy học cũ mất, ông đánh xe từ
Huế về Hà Tĩnh để phúng viếng. Nhà cách sông và đường quốc lộ, Tri huyện tiếp điện đă lệnh cho Tổng lư địa phương đem kiệu và vơng lọng ra tận bờ sông đón rước cụ thượng về quê lễ vợ thầy. Nhà ông bà Tú trên đỉnh đồi Sơn Trại, người trai tráng leo lên cũng cảm thấy mệt, hơn nữa sỏi đá lởm chởm. Nhưng để tỏ ḷng cung kính nhớ ơn thầy, cụ thương Niên đă xuống cáng, đi chân đất có hai người lính hầu d́u hai bên, lên tận nhà thầy gần đỉnh
đồi . Tất nhiên cụ Thượng thư đă đi chân đất th́ từ tuần phủ tri huyện đến tổng lư cũng phải tháo hia hài cắp nách mà leo lên. Người con trưởng cụ Tú và một số gia nân khăn áo chỉnh tề đă xếp hàng đứng ở cổng. Mặc dầu chỉ là dân thường ít hơn một vài tuổi, nhưng con trai cụ Tú cũng được Cụ Thượng Niên vái chào rất cung kính (v́ được coi là thế huynh).
Học tṛ cũ mà thầy lại mất từ lâu, nay về lễ tang vợ thầy, đây là chuyện thực mắt thấy tai nghe, kể lại dẫu có lỗi thời, nhưng cũng hy vọng các bạn đọc chắt lọc được trong phong tục xưa chút hương vị ngọt ngào chăng ?
37. Miếng trầu là đầu câu chuyện
Theo phong tục Việt Nam, miếng trầu tuy rẻ tiền nhưng chứa đựng nhiều t́nh cảm ư nghĩa, giàu nghèo ai cũng có thể có, vùng nào cũng có. Miếng trầu đi đôi với lời chào, người lịch sự không ăn trầu cách mặt nghĩa là đă tiếp th́ tiếp cho khắp:
Tiện đây ăn một miếng trầu
Hỏi rằng quê quán ở đâu chăng là
"Đầu tṛ tiếp khách" là trầu, ngày xưa ai mà chẳng có, hoạ chăng riêng Tú Xương mới "Bác đến chơi nhà ta với ta"
Quí nhau mời trầu, ghét nhau theo phép lịch sự cũng mời nhau ăn trầu nhưng "cau sáu ra thành mười".
Đặc biệt "trầu là đầu câu chuyện" giao duyên giữa đôi trai gái:
"Lân la điếu thuốc miếng trầu, đường ăn ở dễ chiều ḷng bạn lứa".
- Trầu vàng nhá lẫn trầu xanh
Duyên em sánh với t́nh anh tuyệt vời.
Mời trầu không ăn th́ trách móc nhau:
- Đi đâu cho đổ mồ hôi
Chiếu trải không ngồi trầu để không ăn.
- Thưa rằng bác mẹ tôi răn
Làm thân con gái chớ ăn trầu người.
Khi đă quen hơi bén tiếng, trai gái cũng mượn miếng trầu để tỏ t́nh, nhất là các chàng trai nhờ miếng trầu mà tán tỉnh:
- Từ ngày ăn phải miếng trầu
Miệng ăn môi đỏ dạ sầu đăm chiêu.
- Một thương, hai nhớ, ba sầu
Cơm ăn chẳng được, ăn trầu cầm hơi.
"Có trầu, có vỏ, không vôi" th́ môi không thể nào đỏ được, chẳng khác ǵ "có chăn, có chiếu không người năm chung".
- Cho anh một miếng trầu vàng
Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm.
- Yêu nhau chẳng lấy được nhau
Con lợn bỏ đói, buồng cau bỏ già.
Miếng trầu không đắt đỏ ǵ "ba đồng một mớ trầu cay" nhưng "miếng trầu nên dâu nhà người".
Ngày nay để răng trắng nhiều người không biết ăn trầu nữa, nhất là ở thành phố, nhưng theo tục lệ nhà ai có con gái gả chồng, sau khi ăn hỏi xong cũng đem cau trầu cau biếu hàng xóm và bà con nội ngoại. V́ miếng trầu là tục lệ, là t́nh cảm nên ăn được hay không cũng chẳng ai chối từ
Thời xưa, ăn trầu c̣n sợ bị bỏ "bùa mê", "bùa yêu" nên người ta có thói quen:
- Ăn trầu th́ mở trầu ra
Một là thuốc độc hai là mặn vôi.
Các cụ càng già càng nghiện trầu, nhưng không c̣n răng nên "đi đâu chỉ những cối cùng chày" (Nguyễn Khuyến). Cối chày giă trầu làm bằng đồng, chỉ bỏ vừa miếng cau, miếng trầu, miếng vỏ nhưng trạm trổ rất công phu, ngày nay không c̣n thấy có trên thị trường nên các cụ quá phải nhở con cháu nhá hộ.
V́ trầu cau là "đầu tṛ tiếp khách" lại là biểu tượng cho sự tôn kính, phổ biến dùng trong các lễ tế thần, tế gia tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ, lễ mừng... Nên têm trầu cũng đ̣i hỏi phải có mỹ thuật, nhất là lễ cưới có trầu têm cánh phượng có cau vỏ trổ hoa, "cau già dao sắc" th́ ngon. Bày trầu trên đĩa, hạt cau phải sóng hàng, trầu vào giữa, đĩa trầu bày 5 miếng hoặc 10 miếng, khi đưa mời khách phải bưng hai tay. Tế gia tiên th́ trầu
têm, c̣n tế lễ thiên thần th́ phải 3 là trầu phết một tí vôi trên ngọn lá và 3 quả cau để nguyên .
38. Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng
Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả lời vua nhà Chu (Trung Quốc) vè tục ăn trầu "Chúng tôi có tục ăn trầu để khử mùi ô uế và nhuộm cho răng đen...".
Khiếu thẩm mỹ của con người cũng tuỳ thuộc theo đặc điểm dân tộc và tuỳ thuộc theo thời đại mà thay đổi. Đối với các dân tộc ở châu Phi hay ấn Độ th́ da càng đen càng đẹp. Nước ta ngày nay, chẳng ai nhuộm răng đen nữa, nhưng ngày xưa "bơ công trang điểm má hồng răng đen". Đến như Phan Kế Bính là một nhà trí thức tiến bộ đầu thế kỷ, chủ trương cải tạo phong tục c̣n có nhận xét: "Đàn ông răng trắng th́ chẳng sao, chớ đàn bà nhà tử tế bây
giờ mà răng trắng th́ coi khí ngộ một đôi chút. Nhưng lâu dần cũng phải quen mắt, có lẽ quen mắt rồi th́ trắng lại đẹp hơn đen nhiều".
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen.
Tục nhuộm răng đă lỗi thời, nhưng xin giới thiệu cách nhuộm răng cổ truyền của dân tộc ta, để các bạn trẻ được biết: (có thể vận dụng trong ngành mỹ nghệ, kẻ vẽ, nhuộm các chế phẩm bằng xương bằng ngà voi và nhựa).
Trước hết dùng các cánh kiến tán nhỏ, vắt nước chanh để kín 7 ngày, chờ tối đi ngủ phết thuốc ấy vào hai mảnh lá dừa hoặc mo cau rồi ấp vào hai hàm răng. Trong khi nhuộm răng th́ phải kiêng nhai. Nhuộm như thế 5, 7 ngày cho răng đỏ già ra màu cánh gián thi bôi thuốc răng đen. Thuốc răng đen làm bằng phen đen trộn với cánh kiến, nhuộm 1, 2 miếng là đen kịt lại, đoạn lấy cái sọ dừa để con dao mà đốt cho chảy nhựa ra, lấy nhựa ấy phết vào
răng cho không phải ra được nữa.
(Trích Phong tục VN của Phan Kế Bính, tr 35.
39. Tại sao gọi là tóc thề?
Các cô gái cô mái tóc thề trông thêm duyên dáng.
Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Có những bạn trai nghe nói các cô gái có mái tóc thề, tưởng là các cô đă có người yêu, nhưng thực tế nào các cô đă thề thốt cùng ai?
Nguyên xưa, các đôi trai gái yêu nhau hoặc có những đôi đă nên vợ nên chồng, đang mặn nồng đằm thắm bỗng v́ một lư do ǵ đó làm cho t́nh duyên dang dở, đôi lứa xa nhau. Họ quyết một ḷng, dẫu cho sông cạn đá ṃn, năm tháng chờ đợi vẫn một ḷng thuỷ chung. Trước khi lưu luyến chia tay, họ cắt trao cho nhau một mớ tóc để ầm tin và luôn giữ trong ḿnh như kỷ vật. Mớ tóc đó gọi là tóc thề. Chỗ tóc bị cắt đó dần mọc lại và dài dần, mái tóc
mới mọc đó gọi là tóc thề. Trong chuyện Kiều có câu:
Tóc thề đă chấm ngang vai
Nào lời non nước, nào lời sắc son.
Có nghĩa là dăm ba năm sau, chỗ tóc bị cắt cụt đă mọc dài chấm ngang vai rồi vẫn chưa thấy bóng dáng người yêu. Nên nhớ, thời xưa con trai cũng để tóc dài, cũng búi tóc, và v́ vậy cũng có tóc thề.
40. Mầu sắc với truyền thống văn hóa dân tộc
ở mỗi dân tộc việc vận dụng mầu sắc có tập quán khác nhau. Thí dụ ở các nước phươgn Tây, mầu đen là mầu tang tóc, c̣n ở Việt Nam và các nước phương Đông th́ phổ biến màu tang là mầu trắng.
Mầu sắc c̣n mang đặc trưng sắc thái của các tầng lớp xă hội khác nhau: Thí dụ mầu vàng là của vua, từ các quan đại thần cho đến thường dân, cấm không ai được mặc quần áo hoặc xây dựng nhà cửa màu vàng. Mầu tím là sắc phục của các quan đại thần. Mầu điều, mầu đỏ dành riêng để tế thần và làm sắc phục cho các cụ thượng thọ. Mầu nâu ṣng là của cửa Thiền dành cho những kẻ quy y Phật tổ, cũng như mầu đen là sắc phục của linh mục đạo Ky-Tô.
Mầu xanh là của những người c̣n theo đ̣i Cửa Khổng sân Tŕnh, của học tṛ chưa đậu đạt:
Trong bài thơ La-sơn phu-tử Nguyễn Thiếp gửi Tiến sĩ Nguyễn Khản có câu:
Quân kim bào hốt trung triều sĩ,
Cố ngă lâm tuyền khâm thượng thanh....
(Có nghĩa là: Nay ngài đă là khanh tướng trong triều, mà c̣n nhớ đến bạn học ngày xưa áo vẫn xanh). "áo vẫn xanh" tức là chưa hiển đạt, vẫn c̣n là bộ quần áo của người hàn sĩ. Mầu đào tức mầu hoa đào là của các nàng ca sĩ, cho nên mới có danh từ "Hát ả đào".
Mầu đen, mầu nâu là trang phục rẻ tiền nhất của quần chúng nông dân. Mầu xanh nhập nội từ đất nước Trung hoa sau giải phóng gọi là xanh công nhân.
ở Việt Nam, từ xưa tới nay, mầu đỏ, màu vàng, màu hồng, dùng trong trướng đối chỉ dành để chúc tụng, khao lăo, mừng rỡ, c̣n trong lễ tang chỉ có thể dùng mầu trắng, mầu xanh, mầu đen, mầu tím.... không hiểu v́ sao, gần đây nhan nhản ở các cửa hàng, trướng điếu (lễ tang) cùng dùng mầu đỏ, mầu vàng rực rỡ, phải chăng các cụ già chết là đáng mừng, không cần phải an ủi, lưu luyến, nên chẳng cần dùng mầu đen, trắng, xanh, tím như ngày xưa.
V́ thế mới xẩy ra câu chuyện oái oăm: Có người đi mừng ông ban 70 tuổi lại mua một bức trướng điếu mầu đỏ thêu 4 chữ vàng "Tiên cảnh nhàn du", có khác ǵ chúc cho bạn ḿnh mau chết để chóng được lên dạo chơi trên cảnh Bồng Lai. Nguyên "Tiên cảnh nhàn du", (Nghĩa là thanh nhàm dạo chơi trên cảnh tiên) là để an ủi người mới mất từ nay hết nợ trần gian lên hưởng cảnh tiên.
41. V́ sao có tục bán mở hàng ?
bán mở hàng thế nào cho đắt khách ?
Trong phong tục ngày Tết, chúng tôi đă tŕnh bày: đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôi sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ sĩ có ngày khai bút, nhà nông có ngày khai canh, làm thợ có ngày khai công, người làm nghề buôn bán có ngày mở hàng. Theo tâm lư chung mọi việc khởi đầu đều khó khăn, mà "Đầu đi th́ đuôi lọt!". Riêng trong nghề buôn bán lại càng bấp bênh, có ngày mua may bán đắt, có ngày ngồi suốt buổi chẳng ai
ngó tới, có tháng lời lăi nhiều, lợi lộc lớn, có tháng thua lỗ mất cả ch́ lẫn chài, v́ vậy không những chọn ngày mở hàng đầu năm, mà cả đầu tháng, đầu tuần, từng ngày c̣n phải để ư đến chuyện mở hàng: mở hàng vào lúc nào ? Bán cho ai "Nhẹ vía" để cả ngày bán đắt hàng?
Thông thường muốn được đông khách đến mua th́ thái độ người bán hàng phải niềm nở, vồn vă, ân cần, bán nới giá hơn b́nh thường để cầu được đông khách và giữ được chữ Tín đứng hàng đầu. Song có người lại tưởng nhầm bán mở hàng phải bán cho đắt, người mua mặc cả chê đắt không mua bỏ đi, rốt cuộc ngồi ĺ suốt buổi không ai hỏi đến, thậm chí c̣n có thái độ và ma thuật bỉ ổi cho là tại người mở hàng nặng vía, chửi rủa ngầm và "Đốt
vía" người mở hàng. Người bán hàng như vậy không biết rằng: chính ḿnh là người nặng vía nhất.
Ngày trước người ta muốn đi chợ sớm để được mau mở hàng có giá rẻ hơn chút ít, nhưng ngày nay nhiều người ngại mở hàng v́ sợ vướng phải hạng người không biết ḿnh bán hàng nặng vía lại đ̣i "Đốt vía" người mua mở hàng.
Đến đây ta có thể kết luận được: Bán mở hàng nên bán đắt hơn hay rẻ hơn giá b́nh thường ?
Chuyện vui:
"Mở hàng nhẹ vía " hay "Nợ như
Chúa Chổm"
"Nợ như Chúa Chổm". Đó là thành ngữ phổ biến để chỉ người lắm nợ. Nhưng tại sao Chúa Chổm lại lắm nợ như vậy ? Truyền thuyết kể rằng: "Chổm" là hàng cùng dân ở miền Thanh Hoá, chẳng có gia tài điền sản hay nghề ngổng ǵ, quanh năm chỉ có đánh dậm, ṃ cua, bắt ốc nuôi thân. "Chổm" tên thật là ǵ, quê quán ở đâu, bà con họ hàng thân thích có những ai ? Chẳng ai để ư đến. Một con người "Tứ như Chúa Chổm" được. Nguyên do: có mấy lần
sáng sớm, Chổm vào một quán nhỏ ăn lót dạ, tự nhiên những hôm dó chủ quán bán rất đắt hàng. V́ vậy, một đồn mười, mười đồn trăm, các chủ quán ai gặp Chổm, cũng có nài Chổm vào ăn quà lấy may. Ai được Chổm hôm nào chiếu cố vào ăn th́ hôm ấy đều bán được đắt hàng. Nhưng Chổm làm ǵ có nhiều tiền để trả, người ta vui ḷng mời Chổm ăn, bao giờ có tiền trả cũng được, mà không có cũng thôi, do đó trong khắp vùng không ai mắc nợ nhiều
bằng Chổm.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi của vua Lê Cung Hoàng, dựng nên nhà Mạc. Đến nay 1532 Nguyễn Kim khởi nghĩa pḥ Lê chống Mạc, đi t́m hậu duệ tôn của vua Lê, t́m được Chổm, mặc dầu khố rách áo ôm, nhưng có khí tướng đế vương (người ta c̣n đồn đại rằng: Chổm đi đâu cũng có đám mây che trên đầu, trời đang nắng gắt cũng trở nên dâm mát...) Chổm được pḥ lên ngôi vua mở đầu thời Lê Trung Hưng đóng đô ở Thanh Hoá (tức Tây đô) để
chống với nhà Mạc ở Hà Nội (tức Đông đô).
Sau khi lên làm vua, không có điều kiện gần gũi quần chúng như trước, và cũng không nhớ nợ ai bao nhiêu mà trang trải nợ nần nữa, Chúa Chổm (thực ra là Vua Chổm) đành phải hạ lệnh đúc thật nhiều tiền, rồi Chổm đi đến đâu rải tiền ra đến đấy, cho công chúng ai nhanh tay, mạnh bước th́ nhặt lấy. V́ thế nên mới có thành ngữ "Nợ như Chúa Chổm".
Mục IV: Đạo hiếu
42. Đạo hiếu là ǵ?
Hiếu theo quan niệm thời xưa khác thời nay như thế nào?
Các bạn biết chữ Hán thấy rơ: Chữ "Hiếu" là chữ viết tắt của hai chữ "Lăo" ở trên (lượt bớt phần dưới) và chữ "Tử" ở dưới. "Hiếu" tức là mối quan hệ cha trên, con dưới; suy rộng ra là đạo nghĩa của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Đọc bài "Đạo hiếu" của Nhất Thanh (Tr.331 cuốn "Đất lề quê thói"- NXB Đồng Tháp) cùng với một số bài nói về lễ Mừng lăo,Yến lăo, tôi rất nhất trí và không lặp lại, chỉ xin nói thêm vài lời.
Đạo hiếu xuyên suốt trong mọi phong tục của nhân dân ta, không thể không nói đến chữ hiếu khi viết về phong tục cổ truyền của ta. Lễ tế, lễ tang, lễ cưới, kể cả sinh đẻ, xây nhà dựng cửa, hội hè đ́nh đám, việc nước, việc làng, thuần phong mỹ tục đă đành mà trong số những phong tục đă lỗi thời, ngày nay bị xếp vào loại đồi phong bại tục, ta cũng chắt lọc được một phần tinh hoa của đạo hiếu.
"Hiếu" là thiên kinh địa nghĩa, là gốc của mọi đức tính. Ca dao tục ngữ đă nói nhiều, ngay trong bài học vỡ ḷng, trong "Luân lư giáo khoa thư" các em đă hiểu: "Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"... Những chân lư đó, ai không chấp nhận, song quan niệm về chữ "Hiếu" ngày nay cũng có phần khác thời xưa.
Đến đây lại chuyển sang mục tranh căi giữa tôi và chú em về quan niệm chữ "Hiếu" thời xưa vàc thời nay.
- Thời nay lớp trẻ chẳng biết "Chín chữ cù lao" là cái ǵ. Công ơn mang nặng đẻ đau, nuôi con khôn lớn tốn bao nhiêu tâm lực, đến nay chúng nó có lớn mà chẳng có khôn.
- Tôi phàn nàn - Đă thế c̣n hỗn láo, bướng bỉnh...
- Đó chẳng qua là cái món nợ đồng lần, ḿnh nuôi con rồi nuôi cháu cũng thế. Lớp trẻ bây giờ nhiều người nói ngược: "Sinh ra ta, nuôi ta lớn lên, đó là trách nhiệm của các ông bô bà bô". Có đứa c̣n trách bố mẹ: "Sao người ta ăn sung mặc sướng, được chiều chuộng. Bố ḿnh th́ "Khắt khe", "Ky bo' mà c̣n kể ơn huệ!" - Chú em tôi kể thêm.
Đối với những ông bố bà mẹ có những đứa con như vậy, quả thật là bất hạnh, song cũng phải khẳng định số người đó rất ít, vả lại khi đến tuổi trưởng thành, được tiếp thu sự giáo dục của gia đ́nh, nhà trường, xă hội và qua khảo nghiệm thực tế của cuộc đời, chúng sẽ thay đổi tính t́nh. Bố mẹ bao giờ cũng sẵn sàng tha thứ, nước mắt chảy xuôi là lẽ thường t́nh.
Bàn đến câu ca dao: "Cá không ăn muối cá ươn, con căi cha mẹ trăm đường con hư", rồi "Trứng khôn hơn vịt"... được dịp, con cả tôi xen vào:
- Con xin phép cha mẹ và chú, con căi cha mẹ không phải trăm phần trăm con hư cả. Nếu cha mẹ nghĩ sai làm sai, con can ngăn th́ đó có phải là bất hiếu đâu!
Ông chú gật gù tán thành:
- Cháu nói có lư. Câu "Con căi cha mẹ trăm phần con hư" chỉ đúng khi đứa con c̣n thơ ấu, chứ khi đă trưởng thành có nhiều cô cậu c̣n khôn hơn cha mẹ. "Con hơn là nhà có phúc" mà ! Thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật tiến vùn vụt, tư duy chính trị, kinh tế bây giờ cũng đổi mới mà cánh già chúng ta thường hay thủ cựu, bảo thủ cố chấp. Âu cũng là mâu thuẫn giữa hai thế hệ...
- Theo chú, câu tục ngữ "Có con tội sống, không có con tội chết" có đúng không?
- Đúng thời xưa nhưng không đúng thời nay. Thời xưa có câu "Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại" (có 3 điều bất hiếu với cha mẹ, trong đó không có con là điều nặng nhất). Cha mẹ ông bà tuy đă qua đời nhưng không c̣n sống trong ta, nếu ta không có con th́ sau khi ta chết, ta cũng làm tiêu tan nốt gịng máu của bao đời tổ tiên, ông cha lưu lại. Nhưng c̣n tội sống th́ sao ? Có ít người cho rằng nuôi con chẳng qua chỉ mang thêm tội vạ.
Đă vậy sao nhiều người ghét con lại thương cháu. Có lẽ họ nghĩ rằng chon họ đă không nối được nghiệp cha ông th́ hy vọng cháu ḿnh sẽ nối.
Trong cuốn "Một ngh́n lẻ một đêm" một nhà thông thái đă trả lời đám đông: "Nỗi khổ nhất và dai dẳng nhất trên đời là có đứa con hư". Nhưng c̣n một mặt khác, mà là mặt tích cực và phổ biến "Con khôn nở mặt mẹ cha" "Một con một của", có ai từ. Gặp nhau người ta hỏi thăm nhau: "Mấy trai máy gái rồi ?", chứ có hỏi: "Mấy của rồi ?"đâu. C̣n như câu "Trẻ cậy cha, già cậy con" ngày nay liện c̣n đúng không ?
43. Tục khao lăo
Bây giờ đến bậc ăn dưng nhỉ,
Có rượu th́ ông chống gậy ra.
(Nguyễn Khuyến)
Lên lăo cũng phải khao. "Khao lăo" không khó khăn như khao vị thứ đ́nh trung. Lo đủ lệ là được, có mời th́ mời phe giáp hay thôn xóm khắc đến, v́ lên lăo là quyền đương nhiên không phải cậu cạnh.
Những nhà giàu có thường nhân dịp bày tiệc mừng thọ tế lễ, ăn uống linh đ́nh. Tế sống cha mẹ, có văn chúc thọ với ban tư văn hành lễ trợ tế. Cha mẹ ngồi phía trong, con trái, gái, dâu, rể, cháu chắt, phân thứ bậc trên dưới đứng hai bên, nam bên trái, nữ bên phải, làm lễ tế ba tuần rượu, có tấu nhạc trọng thể , vui vẻ. Tế sống cha mẹ mỗi lần hai lạy, khác tế thần, tế tổ mỗi lần bốn lạy. ở đất văn vật, bài văn tế chúc thọ thường
là cả một công tŕnh bút mực, có khi người trong vùng nô nức đến xem tế và nghe đọc văn.
Có đám mừng thọ mời bà con họ hàng làng tổng, tiệc tùng hát xướng hai ba bốn ngày.
"Phú quư sinh lễ nghĩa", có nhiều nhà làm lễ mừng thọ cha mẹ lên lăo 70,80,90 tuổi...Không phải tục lệ bắt buộc, giàu có bày ra thết đăi mời mọi người đến chia vui với ḿnh, đồng thời làm vui ḷng cha mẹ, tưởng cũng là một tục hay, có thể khiến cho những kẻ nhẹ t́nh hiếu thảo, không lo phụng dưỡng cha mẹ cho được tuổi thọ như người, phải lấy làm suy nghĩ và hổ thẹn.
44. Yến lăo
"Yến" là tiệc rượu. Nhiều làng có tục yến lăo, hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lăo. Có thể nói đây là một thịnh điển thời thái b́nh, không phải là một hủ tục đă gây nên nhiều tệ đoan như tục ngôi thứ hương ẩm. "Sống lâu lên lăo làng", tự nhiên có vinh dự tuổi thọ, không phải tranh dành mới có, chẳng phải có tiền mà mua được, có quyền thế mà tạo nên được.
Mỗi năm cứ đến dịp làng mở hội hoặc ngày đại lễ có định kỳ, các quan lăo tụ hội ở chùa hay nơi công quán hay một đương cai, làng đem cờ quạt với phường bát âm đến rước ra đ́nh. Những làng trù phú thường sắm đủ vơng lọng rước lăo, lăo 100 tuổi đi vơng điều che bốn lọng xanh, lăo 90 tuổi đi vơng điều hai lọng xanh, lăo 80 tuổi vọng xanh (đ̣n cong) một lọng, lăo 70 vơng xanh (đ̣n ống) một lọng. Trai tráng cầm cờ khiêng vơng đều nón
dấu áo nẹp. Đám rước rất trọng thể.
Tại đ́nh làng, nơi giữa thiết lập bàn thờ tiên lăo, các quan lăo ngồi hai gian bên theo thứ bậc tuổi, có làng yến cả lăo bà th́ gian trái lăo ông ngồi, gian bên phải lăo bà ngồi.
Tuỳ theo lệ làng, có nơi lăo 90 tuổi hoặc lớn hơn nữa ngồi một ḿnh chiếu nhất, có nơi chưa đến 60 tuổi đă là bậc cao niên nhất, cũng ngồi một ḿnh chiếu nhất.
Tế lăo cũng đủ nghi thức như tế thần, ba tuần rượu với văn tế tiên lăo, văn chúc thọ quan lăo, có ban tư văn hành lễ, phường bát âm tấu nhạc.
Lúc tế, quan lăo ngồi trước những mâm cỗ đặt giữa chiếu, chỉ uống rượu suông không ăn, là thủ ư trang nhă, trịnh trọng đối với dân làng, ngồi chứng kiến cuộc lễ diễn hành và chăm chú nghe văn tế, văn chúc thọ. Những mâm cỗ kia sẽ được mang đến từng nhà biếu các cụ.
Cỗ yến lăo thường là rất thịnh hậu cả về phẩm lẫn lượng, có nơi mỗi cỗ hai bánh dày, hai bánh chưng với những món gị, nem và nhiều thứ bánh khác làm rất công phu.
Chiếu nhất, một cụ ngồi th́ được biếu cả một cỗ gọi là cỗ một, chiếu nh́, hai cụ ngồi là cỗ đôi th́ được biếu mỗi cụ một nửa cỗ, những cỗ dưới là đồng hạng cứ bốn cụ một cỗ.
Từ ngàn xưa, những khi có việc làng, không hề có bóng phụ nữ nơi đ́nh trung. Ngày yến, sự hiện diện của các lăo bà đem lại cho dân làng một cảm giác đặc biệt vui vể đầm ấm.
Mỹ tục yến lăo là do đạo hiếu mà ra, một đặc tính dân tộc, có ư nghĩa rất trọng hậu, trẻ vui đạo trẻ, già vui tuổi già, trái ngược hẳn với cái thảm cảnh ở mấy nước văn minh cường thịnh cứ đến tuổi già là bị liệt vào hạng người vô dụng, ăn hại xă hội, con cháu ít chăm nom, người đời lạnh nhạt.
Lúc văn niên, tóc bạc da mồi, với cuộc sống buồn tẻ nơi thôn dă năm tháng trôi, các cụ hẳn cũng cảm thấy sung sướng đă được cả làng tỏ t́nh quư trọng, quư trọng rất mực trong cuộc rước đón những buổi yến ẩm, con cháu các cụ th́ được hănh diện là gia đ́nh có phúc mới được tuổi thọ, cho nên nhiều nhà, dù ngèo cũng ráng may sắm cho ông bà đi dự yến.
Cụ th́ mũ ni nhung đen, áo vóc đại hồng, cụ th́ khăn nhiễu tam giang, giầy văn hài, cụ th́ áo đoạn huyền quần lụa bạch, có những cụ nhà bần hàn, quanh năm quần nâu áo vải lúc này cũng quần chúc bâu, áo the thâm, áo láng chéo go, dép mới thay quai... Y phục tuỳ hoàn cảnh mỗi nhà, không có lệ định nào, chỉ trừ màu vàng của nhà vua, quan dân đều không được mặc
Trước ngực, dưới ṿng dây thao quàng cổ là túi gấm màu lam, màu huyền đựng trầu, thuốc, cối, chày...
Đám rước quan lăo, y phục màu sắc như vậy với vơng lọng cờ quạt, vừa gợi cảm. Những nhà từ mấy đời không hề có ông cha được dự, không khỏi bùi ngùi tiếc thương người đă khuất, không khỏi thèm muốn ước mong cho gia đ́nh đời nay và đời sau.
45. Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ
Từ năm 1975 đến nay, nhất là những năm gần đây. Từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn, phổ biến gia phả, sửa sang tôn tạo tổ mộ, từ đường tổ chức tế tự, giỗ tổ hàng năm và gắn bó t́nh cảm gia tộc hơn trước.
Đây là quy luật phát triến xă hội khách quan .
Trong chiến tranh, mọi người dân, trên cương vị của ḿnh đều phải dồn toàn bộ tâm sức vào sự nghiệp bảo vệ đất nước, mọi người khi đó c̣n phải lo những vấn đề bức xúc nhất : Ăn ở, sống chết ... và những việc không thể đ́nh hoăn được. Sau khi hoà b́nh, cuộc sống vật chất đă tương đối ổn định th́ nhu cầu về đời sống tinh thần văn hoá lại nổi lên. Việc đi lại, thăm viếng nhau trong gia đ́nh họ hàng thân thuộc, việc củng cố, gắn bó
mối quân hệ gia tộc, việc thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ từ ngàn xưa đẵ trở thành tâm linh của mọi người. Đây là một lĩnh vực quan trọng trong đời sống văn hoá và tư tưởng.
Dưới bất kỳ xă hội nào, dù xu hướng chính trị, tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, t́nh cảm gia đ́nh vẫn vậy. Tĩnh gia tộc là khái niệm mở rộng của t́nh gia đ́nh, máu thoảng hơn nước lă. Đó là t́nh cảm tự nhiên mọi người đều thừa nhận .
V́ vậy. Khôi phục việc họ là việc làm hợp với tâm tư của số đông nhân dân, một người đề xướng được trăm người hưởng ứng. Đó cũng là thuần phong mỹ tục.
- Phục hồi việc họ lợi hay
hại ?
- Phục hồi việc họ là
một cách đúng đắn, vô tư, tức là phát huy được
thuần phong mỹ tục. Nếu cán bộ sơ sở biết khéo
léo vận dụng đường lối, loại trừ được 3 chiều
hướng tiêu cực sau đây th́ càng có nhiều ḍng họ
vững mạnh càng có lợi cho phong trào chung:
- - Ngăn ngừa một số
phần tử lợi dụng t́nh cảm họ hàng thân thuộc đẻ
kéo bè, kéo cánh.
- - Phục hồi việc họ,
đồng thời nhân đó phục hồi luôn cả những thủ tục,
mê tín dị đoan.
- -Dựa vào thế có người
nhà, người trong họ có chức có quyền để bóp méo
luật pháp, làm ăn sai trái.
- Ngoài ra, nếu tổ
chức hội hè đ́nh đám không đúng lúc, đúng chỗ
gây lăng phí, nhiều th́ giờ và tiền của, ảnh
hưởng đến công việc, thời vụ sản xuất, th́ nên
khéo léo hướng dẫn hạn chế mặt tiêu cực.
- Họ hàng thành đạt th́
làng xă phồn vinh .
- Trước Cách Mạng Tháng
Tám, bộ máy hương lư có quyền điều hành những
công việc về hành chính, pháp lư, trật tự trị
an, c̣n những việc xây dựng nông thôn, chấn hưng
phong hoá như làm đường sá, đào giếng, sửa sang
đ́nh chùa, hội hè ... hội đồng hào mục muốn huy
động công sức, tiền của của dân phải dựa vào các
họ, nên mỗi xă, thôn có một Hội đồng tộc biểu
bao gồm những người có vai vế trong các họ. Chỉ
những vị đó mới có khả năng vận động con cháu
trong các họ ra làng xă làm những việc công ích.
- Phục hồi việc họ, nếu
được hướng dẫn đũng đắn sẽ có lợi nhiều mặt đối
với phong trào địa phương:
- - Phục hồi luân lư,
đạo đức kỷ cương xă hội, xây dựng nếp sống văn
minh, gia đ́nh văn hoá mới.
- - Góp phần trong việc
giáo dục tư tưởng cha mẹ hiền từ, con trung hiếu,
cháu thảo hiền, nuôi con khoẻ, dạy con ngoan.
- - Vận dụng kinh
nghiệm của các họ thời xưa, có đặt binh điền,
học điền, tổ chức lễ họ, hội tương tế. Vận động
đặt các giải thưởng cho con cháu trong họ học
khỏi, lên lớp, lên cấp, hoàn thành nghĩa vụ quân
sự, nêu cao ư thức tôn trọng người già, thương
yêu giúp đỡ người cơ nhỡ, ốm đau, tàn tật ...
- -Nếu khéo tổ chức,
các họ c̣n có thể có tủ sách, câu lạc bộ văn hoá
...
47. Ruộng hương hỏa có ư nghĩa ǵ?
"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời này sang đời khác. Ruộng hương hoả không được chia, không được bán. Luật phong kiến cấm bán ruộng hương hoả. Chừng nào cánh cửa trưởng không c̣n người nối dơi tông đường hoặc đi biệt xứ xa quê, họ khuyết tộc trưởng th́ người con trưởng hoặc đích tôn thừa trọng của cánh hai lên thay, tiếp
tục hưởng ruộng hương hoả và lo việc giỗ tết hương khói. Chừng nào toàn bộ con cháu trong họ đều phiêu cư bạt quán ( con gái không được tính đến ) th́ người cuối cùng đang hưởng hương hoả nếu có khó khăn đặc biệt làm đơn xin bán, lư trưởng nào làm sai luật lệ trên sẽ bị quan xử phạt, nếu trong họ có người thưa kiện.
V́ có ruộng hương hỏa nên việc tế tự được duy tŕ bền vững, dù họ lớn hay bé, thành đạt hay b́nh thường, dù tộc trưởng giàu hay nghèo, sang hay hèn, già hay trẻ ( có khi mới chỉ là đứa bé con năm bảy tuổi ), việc tế tự vấn uy nghi đông đủ.
48. Vai tṛ tộc trưởng xưa và nay khác nhau như thế nào?
Ngày xưa việc họ là cứ vào tộc trưởng. Họ lớn có tộc trưởng họ lớn; các chi có trưởng chi . Tộc trưởng có quyền lợi, nghĩa vụ rơ ràng. Ruộng hương hoả và tự điền có nhiều th́ lễ to, nhà thờ họ lớn, tế khí đầy đủ và ngược lại. Khi vào tế lễ, tộc trưởng đầu c̣n trẻ tuổi vẫn là chủ tế, các ông chú dẫu cao tuổi vẫn là bồi tế. Nếu nhỏ quá th́ một ông chú kế trưởng thay thế, cũng như ông vua trẻ chưa thành niên có phụ chính đại thần.
Thời nay ruộng đất thuộc sở hữu của dân, không c̣n ruộng hương hoả, không c̣n chế độ thu tô như trước, quyền lợi của tộc trưởng hoặc người thay tộc trưởng, đối với tổ tiên và họ hàng cũng tuỳ thuộc vào nhận thức; tâm tư, tŕnh độ hiểu biết, hoàn cảnh sinh sống của từng người, không có một chế độ quy định nào ràng buộc. Có nhiều họ, tộc trưởng ngụ cư hoặc không thoát ly công tác ở phương xa cũng không giao (hoặc không giao được)
việc họ cho ai. Trong hoàn cảnh đó, việc hương khói tế tự tổ tiên và quan hệ họ hàng bị phế khoáng.
Thể theo nguyện vọng, tâm tư, t́nh cảm "Uống nước nhớ nguồn", ngày giỗ ngày tết con cháu muốn dâng lên Tổ tiên bát nước, nén hương. Để bổ cứu t́nh trạng trên nhiều họ đă có sáng kiến thành lập một hội đồng gồm những người có uy tín, nhiệt t́nh trong họ để chăm lo việc họ. Chưa có một văn bản hay có một tiền lệ nào qui định đó là ban nghi lễ. là hội đồng gia tộc hay hội đồng tộc biểu ...
49. Bàn thờ vọng là ǵ? Cách lập bàn thờ vọng
Bàn thờ vọng ngày nay khá phổ biến, áp dụng cho con cháu sống xa quê, hướng vọng về quê, thờ cha mẹ ông bà tổ tiên, hương khói trong những ngày giỗ, tết. Ngày xưa, với nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự cấp, người nông dân suốt đời không rời quê cha đất tổ, chuyển cư sang làng bên cạnh cũng đă gọi là biệt quán, ly hương, v́ vậy bàn thờ vọng chỉ là hiện tượng cá biệt và tạm thời, chưa thành phong tục phổ biến.
"Vọng bái ", nghĩa là vái lạy từ xa. Ngày xưa, khi triều đ́nh có những điển lễ lớn, các quan trong triều tập trung trước sân rồng làm lễ, các quan ở các tỉnh hoặc nơi biên ải, thiết lập hương án trước sân công đường, thắp hương, nến, hướng về kinh đô quỳ lạy Thiên tử. Khi nghe tin cha mẹ hoặc ông bà mất, con cháu chưa kịp về quê chịu tang, cũng thiết lập hương án ngoài sân, hướng về quê làm lễ tương tự. Các bàn thờ thiết lập như
vậy chỉ có tính chất tạm thời, sau đó con cáo quan xin về cư tang ba năm (xem bài Lễ Cư tang). Các thiện nam tín nữ hàng năm đi trẩy hội đền thờ Đức Thánh Trần ở Vạn Kiếp, đức Thánh Mẫu ở Đền Ṣng v.v... dần dần về sau, đường sá xa xôi, cách trở, đi lại khó khăn, cũng lập bàn thờ vọng như vậy. Nơi có nhiều tín đồ tập trung, dần dần h́nh thành tổ chức. Các thiện nam tín nữ quyên góp nhau cùng xây dựng tại chỗ một đền thờ khác,
rồi cử người đến bàn thờ chính xin bát hương về thờ. những đền thờ đó gọi là vọng từ (thí dụ ở số nhà 35 phố Tôn Đức Thắng Hà Nội có "Sùng Sơn vọng từ" nghĩa là Đền thờ vọng của núi Ṣng, thờ thánh Mẫu Liễu Hạnh).
Bàn thờ vọng ông bà cha mẹ chỉ được tập trung trong trường hợp sống xa quê. Những người con thứ, bất cứ giàu nghèo, sang hèn thế nào, nếu ở gần cánh cửa trưởng trên đất tổ phụ lưu lại, th́ đến ngày giỗ, ngày tết, con thứ phải có phận sự hoặc góp lễ, hoặc đưa lễ đến nhà thờ hay nhà con truởng làm lễ, cho dù cửa trưởng chỉ thuộc hàng cháu, th́ chú hoặc ông chú vẫn phải thờ cúng ông bà tại nhà cửa trưởng. Do đó không có lệ lập bàn
thờ vọng đối cửa thứ ngay ở quê nhà. Nếu cửa trưởng khuyết hoặc xa quê, th́ người con thứ 2 thế trưởng được lập bàn thờ chính, c̣n bàn thờ ở nhà người anh cả ở xa quê lại là bàn thờ vọng.
Phong tục rất hay và rất có ư nghĩa. Bởi lẽ chữ Hiếu đi đôi với chữ Đệ. Khi sống cũng như đă mất, ông bà cha mẹ bao giờ cũng mong muốn anh chị em sống ḥa thuận, một nhà đầm ấm. Thỉnh vong hồn về cầu cúng lễ bái, mà anh chị em ở gần nhau không sum họp, mỗi người cúng một nơi, th́ đó là mầm mống của sự bất hoà, vong hồn làm sao mà thanh thản được.
Cách lập bàn thờ vọng:
Chưa phải là phong tục cổ truyền, chưa có nghi lễ nhất định, mà chỉ là kinh nghiệm truyền cho nhau khoảng đầu thế kỷ lại nay tuỳ hoàn cảnh thuận tiện mà vận dụng: Khi bắt đầu lập bàn thờ vọng phải về quê chính báo cáo gia tiên tại bàn thờ chính. Sau đó xin phép chuyển một lư hương phụ hoặc mấy nén hương đang cháy giở mang đến bàn thờ vọng rồi thắp tiếp. Nếu có nhà riêng, tương đối rộng răi khang trang, th́ bàn thờ đặt hẳn một
pḥng riêng chuyên để thờ cúng cho tôn nghiêm, hoặc kết hợp đặt ở pḥng khách, nhưng cao hơn chỗ tiếp khách. Nếu đặt bàn thờ gia thần riêng, th́ phải đặt thấp hơn bàn thờ gia thần một ít. Đặt hướng nào? - Hướng về quê chính, để khi người gia trưởng thắp hương vái lạy thuận hướng vái lạy về quê. Thí dụ người quê miền Trung sống ở Hà Nội th́ đặt bàn thờ vọng phía Nam căn pḥng hay ngoài sân, ngoài hiên. Không nên đặt bàn thờ trong
buồng ngủ, trừ trường hợp nhà chật hẹp quá th́ phải chịu. Không nên đặt cạnh chỗ uế tạp, hoặc cạnh lối đi. Đối với những gia đ́nh ở khu tập thể nhà tầng, nếu câu nệ quá th́ không c̣n chỗ nào đặt được bàn thờ. Những người sống tập thể, chỉ đặt một lọ cắm hương đầu giường nằm của ḿnh cũng đủ, miễn là có ḷng thành kính, chẳng cần phải câu nệ hướng nào, cao thấp rộng hẹp ra sao.
50. Hợp tự là ǵ? Tại sao phải hợp tự?
Hợp tự có nghĩa là : rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi.
Theo phong tục cổ truyền: Năm đời tống giỗ, hay "Ngũ đại mai thần chủ" (Đến 5 đời th́ chôn thần chủ). Thực chất chỉ có bốn đời, tức là làm giỗ cha mẹ (đời 2), ông bà (đời 3), cụ ông cụ bà (hay cố 4 đời) và kỵ (hay can 5 đời). Cao hơn kỵ gọi chung là tiên tổ, th́ không cúng giỗ nữa, mà rước chung tất cả thuỷ tổ, tiên tổ các đời vào chung một nhà thờ mỗi năm tế một lượt. Thần chủ con cúng cha mẹ, đề là Hiền khảo, Hiền tỷ, đến khi
người con trưởng chết, cháu đích tôn cúng ông bà, đối thần chủ là Hiền tổ khảo, Hiền tổ tỷ, đến lượt cháu trưởng mất, chắt trưởng tiếp tục thờ cụ là Hiền Tằng tổ khảo (hoặc tỷ), chít (chiu) trưởng thờ kỵ là Hiền Cao tổ khảo (hoặc tỷ). Sau năm đời th́ rước vào nhà thờ tổ rồi chôn thần chủ đó đi. Trong nhà thờ tổ chỉ để duy nhất có một ngôi thần chủ cao nhất (thuỷ tổ hoặc tiên tổ bậc cao nhất của nhà thờ chi đó) gọi là "Vĩnh thế
thần chủ".
Gộp chung tất cả tiên tổ của nhiều đời lại để tế chung thay cho từng lễ giỗ, đó là h́nh thức hợp tự cổ truyền. Song trong phong tục đó c̣n có nhiều điều bất tiện: Chỉ con trưởng, cháu trưởng, chắt trưởng v.v...nối ḍng qua nhiều đời mối được thờ ở nhà thờ chính. V́ vậy con , cháu, chắt những ông con thứ qua nhiều đời phải xây nhiều nhà thờ lớp con thứ, lớp cháu thứ, lớp chắt thứ v.v...Nếu cứ thế tiếp tục măi, th́ có nơi số nhà
thờ c̣n nhiều hơn cả số nhà ở của người dương trần. Chính v́ lẽ trên, nên hồi đầu thế kỷ 20 ở nhiều nơi đă có phong trào tiến hành hợp tự vào các nhà thờ họ: Dầu cửa trưởng hay cửa thứ, sau khi mất, hết ṿng tang, đều được rước linh vị vào thờ ở nhà thờ chung của họ. Linh vị xếp theo thứ tự trên dưới. Đến ngày giỗ người nào, th́ đưa linh vị người đó vào hàng giữa theo thứ bậc, cúng xong lại xếp vào vị trí cũ. Việc hợp tự như vậy:
trước là hợp với tâm linh, con cái ở dưới chân cha mẹ, cháu chắt về với tổ tiên, tượng trưng sự đoàn tụ ở cơi âm, sau nữa thuận tiện cho việc chung sức, chung ḷng xây dựng nhà thờ, mua sắm tế khí, quanh năm hương khói, gắn bó thêm mối t́nh ruột thịt trong nội thân. Song cũng có những gia đ́nh, kinh tế dồi đào hơn, lại ở cách xa nhà thờ đi lại bất tiện, nên họ cúng riêng, tiện hơn, không hợp tự. Do đó, ngày nay nên vận động hợp
tự, trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện.
51. Gia phả là gia bảo có đúng không?
Đúng và rất đúng với những người có ư thức tôn kính tổ tiên và quư trọng t́nh cảm họ hàng gia tộc. Gia phả là lịch sử của một ḍng họ, một gia đ́nh lớn. Thiết tưởng không cần phải nói nhiều về ư nghĩa mà mỗi cuốn gia phả của từng ḍng họ đều đă nói rơ trong từng lời tựa. Đành rằng cái ăn, cái mặc để nuôi sống gia đ́nh và bản thân là việc hàng đầu. Nhưng có thấy nỗi day dứt của những người có tâm huyết muốn truyền cho con cháu
biết đời cha ḿnh do ai sinh ra, từ đâu đến, tổ tiên công đức ra sao, ngặt v́ gia phả đă mất; có thấy được nỗi niềm của những người trú ngụ ở phương xa không được cha ông truyền cho biết gốc gác của ḿnh từ đâu, họ hàng là ai, khi đó mới thấy đầy đủ ư nghĩa của hai chữ "Gia phả-Gia bảo". Giọt nước rất quư đối với người sống trên sa mạc, c̣n đối với người sống ven sông, dễ ǵ mỗi lần "Uống nước" lại phải "Nhớ nguồn".
Thời trước họ nào cũng có gia phả, có họ từng nhà c̣n có gia phả. Nếu v́ thuỷ, hỏa, đạo tặc để mất vàng bạc- của cải ǵ th́ mất, chứ không để mất gia phả. Ngặt v́ gia phả ngày xưa viết bằng chữ Hán, hơn nữa từng chi từng nhà chỉ nối phần trực hệ của chi ḿnh, nhà ḿnh, thảng hoặc mới có một cuốn gia phả ghi đời tiếp nối của chi anh, chi em, đến đời hai đời ba là cùng, do đó nếu một chi mất gia phả th́ chi khác không thể bổ cứu.
Hiện nay, do mất gia phả nên nhiều họ tuy cùng ở với nhau trong một địa phương vẫn không biết nhau, không nhận được quan hệ họ hàng.
Về một ư nghĩa khác, gia phả sở dĩ gọi là gia bảo v́ đó là lịch sử của tổ tiên nhiều đời truyền lại, là điều tổ tiên muốn gửi gắm lại cho đời sau. Bất cứ họ nào, bất cứ con người nào trong họ, có tài năng lỗi lạc đến đâu, cá nhân cũng không thể viết được toàn bộ gia phả mà chỉ có kế thừa đời trước và truyền dẫn đời sau.
Gia phả các họ là các nguồn bổ sung tư liệu rất quư, rất dồi dào cho quốc sử, nếu các nhà sử học biết khai thác cũng có khả năng từ gia bảo trở thành quốc bảo.
52. Gia phả hoàn chỉnh có những mục ǵ?
Gia phả được coi là hoàn chỉnh trước hết phải là một gia phả được ghi chép rơ ràng, chữ nghĩa chân phương có ghi rơ tên người sao lục, biên soạn thuộc đời thứ mấy, năm nào, triều vua nào, căn cứ vào bản nào, tên người tục biên qua các đời cũng có cước chú rơ ràng. Đầu gia phả có lời tựa ghi được nguồn gốc xuất xứ của thủy tổ có cứ liệu thành văn hay truyền ngôn.
Mở đầu là thuỷ tổ, lần lượt đến tiên tổ các đời, nối ḍng đến lớp con cháu mới sinh.
Đối với tiền nhân có các mục sau đây:
Tên: Gồm tên huư, tên tự, biệt hiệu, thụy hiệu và tên
gọi thông thường theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy?
Con trai thứ mấy của ông nào? Bà nào?
Ngày tháng năm sinh (có người c̣n ghi được cả giờ
sinh).
Ngày, tháng, năm mất? Thọ bao nhiêu tuổi?
Mộ táng tại đâu? (có người ghi được cả nguyên táng,
cải táng, di táng tại đâu? Vào tháng, năm nào?).
Học hành, thi cử, đậu đạt, chức vụ, địa vị lúc sinh
thời và truy phong sau khi mất: Thi đậu học vị ǵ? Khoa nào? Triều vua nào?
Nhận chức vị ǵ? năm nào? Được ban khen và hưởng tước lộc ǵ? Sau khi mất
được truy phong chức ǵ? Tước ǵ? (Đối với những vị hiển đạt th́ mục
này rất dài. Ví dụ trong Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả, chỉ riêng Xuân quận
công Nguyễn Nghiễm, mục này đă trên mười trang)
Vợ: Chánh thất, kế thất, thứ thất...
Họ tên, con gái thứ mấy của ông nào, bà nào? Quê ở
đâu? Các mục ngày, tháng, năm sinh, ngày, tháng, năm mất, tuổi thọ, mộ,
đều ghi từng người như trên.
Nếu có thi đậu hoặc có chức tước, địa vị, được ban
thưởng riêng th́ ghi thêm.
Con: Ghi theo thứ tự năm sinh, nếu nhiều vợ th́ ghi rơ con
bà nào? Con gái th́ cước chú kỹ: Con gái thứ mấy, đă lấy chồng th́ ghi
tên họ chồng, năm sinh, con ông bà nào, quê quán, đậu đạt, chức tước? Sinh
con mấy trai mấy gái, tên ǵ? (Con gái có cước chú c̣n con trai không cần v́
có mục riêng từng người thuộc đời sau).
Những gương sáng, những tính cách, hành trạng đặc biệt,
hoặc những công đức đối với làng xă, họ hàng, xóm giềng...
Ngoài những mục ghi trên, gia phả nhiều họ c̣n lưu lại nhiều sự tích đặc biệt của các vị tiên tổ, những đôi câu đối, những áng văn hay, những bài thuốc gia truyền...đó là những tài sản quư giá mà chúng ta để thất truyền, chưa biết khai thác.
Những nội dung ghi trên chỉ có tính chất gợi ư với các bậc huynh trưởng các họ, đang chăm lo công việc phổ biến và tục biên gia phả dành cho con cháu đời sau. C̣n phần trên gia phả hoàn chỉnh hay sơ sài, các cụ c̣n giành lại cho ta được bao nhiêu biết bấy nhiêu, ai dám sáng tác thêm? Tuy nhiên, nếu t́m được quốc sử, hoặc trong gia phả, thần phả khác những tư liệu liên quan th́ có thể cước chú kỹ, giúp đời sau thêm sáng tỏ.
Trích từ tuoitrecuoi.com va`
VASC Orient.
|