|
53. Thọ mai gia lễ là gia lễ nước ta hay Trung Quốc
"Thọ mai gia lễ" là gia lễ nước ta, có dựa theo Chu Công gia lễ tức gia lễ
thời xưa của Trung Quốc nhưng không rập khuôn theo Tầu. Mặc dầu gia lễ từ triều
Lê đến nay có nhiều chỗ đă lỗi thời nhưng khi đă trở thành luật tục, ăn sâu, bén
rễ trong nhân dân, nên đến nay trong Nam ngoài Bắc vẫn c̣n phổ biến áp dụng,
nhất là tang lễ.
Tác giả của "Thọ mai gia lễ" là Hồ Sỹ Tân (1690-1760) hiệu Thọ Mai người làng
Hoàn Hậu, huyện Quỳnh Lưu, đậu Tiến sĩ năm 1721 (năm thứ 2 triều Bảo Thái), làm
quan đến Hàn lâm Thị chế.
Trong "Thọ mai gia lễ" có trích dẫn một phần của Hồ Thượng thư gia lễ. Hồ Thượng
thư tức Hồ Sỹ Dương (1621-168 cũng người làng Hoàn Hậu, đậu tiến sĩ năm 1652
tức năm thứ 4 triều Khánh Đức, Thượng thư bộ H́nh, tước Duệ Quận công.
54. Ba cha tám mẹ là những ai?
Theo "Thọ mai gia lễ":
Ba cha là:
Tám mẹ là:
Trên đây là định nghĩa theo "Thọ mai gia lễ", chưa nói đến những người đă lấy vợ lấy chồng th́ cha mẹ vợ, cha mẹ chồng cũng như cha mẹ ḿnh. Vậy th́, c̣n ba loại nhạc phụ và tám loại nhạc mẫu. Tất cả phải 6 cha,16 mẹ.
"Chúc" là lời dặn ḍ, phó thác. "Chúc thư" hay "Di chúc" là lời dặn ḍ của
người chủ gia đ́nh, người lănh đạo đất nước trước khi mất. Chúc thư, di chúc
viết thành văn bản có giá trị hành chính, pháp lư. Nếu không biết chữ, hoặc yếu
quá không viết được nữa th́ nhờ người khác viết, đọc lại cho nghe rồi kư tên
hoặc điểm chỉ vào dưới. Di chúc của nhà vua th́ gọi là di chiếu.
Nội dung chính của chúc thư thường là việc chia gia tài. Nhà có bao nhiêu ruộng
đất, nhà cửa, chia cho con trai con gái, ai được hưởng khoảnh nào, mấy mẫu, mấy
sào ở đâu, c̣n lại bao nhiêu dành cho mẹ làm của dưỡng lăo, giao người nào chăm
nom. Nếu c̣n bao nhiêu nợ làng, nợ họ cũng giao phó cho con nào phải đ̣i, phải
trả. Quy định giành bao nhiêu làm ruộng hương hỏa, giao cho con trưởng hoặc cháu
đích tôn. Di chiếu của nhà vua giao cho ai là đại thần có mệnh pḥ thái tử lên
ngôi. Nếu ngôi thái tử chưa định th́ chuyền chỉ cho hoàng tử nào nối ngôi...
Thời nay, nam nữ b́nh quyền, nếu cha mất trước đă có mẹ nắm toàn bộ quyền hành.
Thời trước, người mẹ, người vợ sau 3 năm tang chồng nếu muốn tái giá th́ đi tay
không, nếu ở lại nuôi con cũng không được nắm toàn quyền, c̣n phải lệ thuộc các
ông chú, ông bác trong họ. Nếu c̣n có nợ th́ phải trả hết.
Thế nên, có những gia đ́nh giàu có nhưng vô phúc, bạc đức: Cha mẹ nằm xuống anh
em đùn đẩy nhau, chưa lo việc chôn cất, chỉ chăm chú tranh giành tài sản, để
thiên hạ xỉ vả. V́ vậy, khi c̣n khoẻ, các cụ đă phải lo xa: Chia gia tài trước,
định trách nhiệm sẵn, mua sắm bộ hậu sự (áo quan) có người c̣n dặn trước cả việc
chôn cất, tang chế, cỗ bàn, đ́nh đám..
Di chúc của Tam nguyên Yên Đổ:
"Kém hai tuổi xuân đầy chín chục |
Tế đừng có viết văn mà đọc |
Thời xưa, dẫu làm quan đến chức ǵ, theo phép nước, hễ cha mẹ mất đều phải về
cư tang 3 năm trừ trường hợp đang bận việc quân nơi biên ải hay đi sứ nước
ngoài. Lệ này không quy định đối với binh lính và nha lại. Nếu ai v́ tham quyền
cố vị, giấu diếm không tâu báo để về cư tang, bị đàn hặc v́ tội bất hiếu, sẽ bị
triều đ́nh sử phạt biếm truất. Trong thời gian cư tang, lệnh vua không đến cửa.
Ba năm cư tang là ba năm chịu đựng gian khổ, nhẫn nhục, không dự mọi cuộc vui,
không dự lễ cưới, lễ mừng, không uống rượu (ngoài chén rượu cúng cha mẹ), không
nghe nhạc vui, không ngủ với vợ hoặc nàng hầu, trừ trường hợp chưa có con trai
để nối dơi tông đường, ngoài ra ai sinh con trong thời kỳ này cũng bị coi là bất
hiếu. Không được mặc gấm vóc, nhung lụa, không đội mũ đi hia, thường đi chân
không, cùng lắm chỉ đi guốc mộc hoặc giày cỏ.
Dầu làm đến tể tướng trong triều, khi khách đến viếng cha mẹ ḿnh, bất kể sang
hay hèn cũng phải cung kính chào mời và lạy tạ (hai lạy hay ba vái dài). Khi ra
đường, không sinh sự với bắt cứ người nào. ở trong nhà, đối với kể ăn người ở
cũng không được to tiếng.
Ba năm sầu muộn, tự nghiêm khắc với chính ḿnh, rộng lượng với kẻ dưới, cung
kính với khách bạn, để tỏ ḷng thành kính với cha mẹ.
57. V́ sao có tục mũ gai đai chuối và chống gậy?
Tục đội mũ rơm quấn thật to quanh đầu, thắt lưng bằng dây gai, dây chuối ngày
nay đă lỗi thời, nhiều nơi đă băi bỏ, c̣n tục chống gậy chỉ áp dụng đối với con
trai tang cha (gậy tre) tang mẹ (gậy vông),vẫn c̣n ở nhiều địa phương.
Nguyên do: Đời xưa, đường đi lại c̣n hẹp, có khi c̣n phải leo núi cao, người mất
dược chôn cất ở nơi xa khu dân cư, trong rừng núi, có nơi chôn ở triền núi đá có
nhiều hang động. Đă có trường hợp, người con v́ quá thương xót cha mẹ, khóc lóc
thảm thiết, đến nỗi không kể ǵ đến sinh mạng của ḿnh, đập đầu vào vách đá, khi
leo núi đi về v́ thương cảm quá mất cả thăng bằng ngă lăn xuống vực. Để tráng
t́nh trạng trùng tang thảm hại đó, người ta mới đặt ra lệ phải quấn quanh đầu
những vật liệu mềm, xốp để nếu va vấp đỡ gây tổn thương và đặt ra lệ phải chống
gậy để đi đứng an toàn hơn. Vật liệu dễ kiếm nhất, giàu nghèo ai cũng có thể tự
liệu được và ở đâu cũng có thể kiếm được để làm chất đệm, đó là rơm, lá chuối,
dây gai, dây đay. Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của một số người, dần dần trở
thành phong tục phổ biến.
V́ ngày thường đi lao động ở đồng ruộng, núi rừng hoặc đi đứng đều mặc quần áo
gọn bó vào người, đến khi có tang tế phải mặc áo dài rộng, dễ vướng gai góc nên
phải có dây đai, tục đó cũng xuất xứ từ việc tránh nạn trùng tang.
58. Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là ǵ?
Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa t́nh phân biệt thân sơ:
1.Đại tang: Trảm thôi và tề thôi.
Quần áo sổ gấu gọi là trảm thôi: Con để tang cha.
Quần áo không sổ gấu gọi là tề thôi: Con để tang mẹ, vợ để tang chồng khi cha
chưa mất.
Thời hạn: 3 năm, đời sau giảm bớt c̣n 2 năm 3 tháng (sau lễ giỗ đại tường 2 năm,
thêm 3 tháng dư ai).
áo sô, khăn sô có hai giải sau lưng (gọi là khăn ngang).
Nếu cha mẹ đều đă mất th́ hai giải bằng nhau, nếu c̣n mẹ hoặc c̣n cha th́ hai
giải dài ngắn lệch nhau.
Con trai chống gậy: Tang cha gậy tre, tang mẹ gậy vông, mũ rơm quấn đầu, dây
chuối, dây đai thắt lưng.
Thời nay, nhiều nơi đă băi bỏ những tang phục này. ở thành phố nhiều nhà dùng
băng đen theo tang chế châu Âu, theo ư chúng tôi, tiện hơn.
Con trai, con gái, con dâu đều để tang cha mẹ. (Kể cả đích mẫu, kế mẫu, dưỡng
mẫu, từ mẫu và dưỡng phụ).
Vợ để tang chồng.
Nếu con trưởng mất trước th́ cháu đích tôn để tang ông bà nội cũng đại tang thay
cha.
2. Cơ niên: Để tang một năm. Từ niên cơ trở xuống dùng khăn tṛn, vải trắng, không gậy.
Cháu nội để tang ông bà nội.
Con riêng của vợ để tang bố dượng nếu bố dượng có công nuôi và ở cùng, nếu không
ở cùng th́ không tang; trước có ở cùng sau thôi th́ để tang 3 tháng.
Con để tang mẹ đẻ ra ḿnh nhưng bị bố rẫy (xuất mẫu), hoặc cha chết, mẹ lấy
chồng khác (giá mẫu).
Chồng để tang vợ cả có gậy, nếu cha mẹ c̣n sống th́ không gậy.
Cháu để tang bác trai bác gái, chú, thím và cô ruột.
Anh chị em ruột để tang cho nhau (cùng cha khác mẹ cũng tang một năm, cùng mẹ
khác cha th́ tang 5 tháng).
Cha mẹ để tang con trai, con gái và con dâu cả, kể cả con đi làm con nuôi nhà
người.
Chú, bác, thím cô ruột để tang cho cháu ( con anh em ruột).
Ông bà nội để tang cho cháu trưởng (đích tôn).
Đích mẫu, kế mẫu, từ mẫu tang các con chồng, thứ mẫu tang con ḿnh và con chồng
như nhau đều một năm. Tang con dâu cả cũng một năm.
Con dâu để tang d́ ghẻ của chồng (tức vợ lẽ cha chồng).
Rể để tang cha mẹ vợ (vợ chết đă láy vợ khác cũng vậy).
Nàng hầu để tang cha mẹ chồng, vợ cả của chồng, các con chồng cũng như con ḿnh
(các họ hàng bàng thân bên nhà chồng đều không tang).
3. Đại công: để tang 9 tháng.
Anh chị em con chú con bác ruột để tang cho nhau.
Cha mẹ để tang con dâu thứ hoặc con gái đă lấy chồng.
Chú, bác thím ruột để tang cháu (con gái đă xuất giá, con dâu của anh em ruột).
Cháu dâu để tang ông bà của chồng, chú, bác, thím ruột, hoặc cô ruột của chồng.
Mẹ để tang con dâu thứ và con gái riêng của chồng.
Con gái đă xuất giá để tang bác trai, bác gái, chú thím, cô ruột.
4. Tiểu công: Để tang 5 tháng.
Chắt để tang cụ. (Hoàng tang: Chít khăn vàng)
Cháu để tang anh chị em ruột của ông nội (ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô).
Con để tang vợ lẽ, nàng hầu của cha ( nếu cha giao cho nuôi ḿnh th́ để tang 3
năm như mẹ đẻ).
Cháu để tang đường bá thúc phụ mẫu và đường cô (anh chị em con chú bác ruột của
cha).
Anh chị em con chú, bác ruột để tang cho vợ của nhau.
Anh chị em chung mẹ khác cha để tang cho nhau (vợ con của anh chị em ấy th́
không tang).
Chú bác ruột để tang cho cháu dâu (con dâu của anh em ruột).
Ông bà bác, ông chú, bà thím, bà cô để tang cho cháu (tức là cháu nội của anh em
ruột).
Ông bà nội để tang cho vợ cháu đích tôn hoặc cháu gái xuất giá.
Cháu ngoại để tang ông bà ngoại và cậu ruột, d́ ruột (anh chị em ruột của mẹ, kể
cả đối với anh chị em ruột của đích mẫu, thứ mẫu, kế mẫu).
Cháu dâu để tang cô ruột của chồng.
Chị dâu, em dâu để tang anh chị em ruột của chồng và con của những người đó (tức
là cháu gọi bằng bác, bằng thím).
5. Ty ma Phục: Tang 3 tháng.
(Đều lấy thứ tự giáng một bậc).
Ví dụ: Giai đă lấy vợ, gái đă lấy chồng, dẫu c̣n trẻ cũng không thể gọi là
trường được, nhưng vốn ḿnh phải tang 1 năm trưởng trường giáng xuống 9 tháng,
trung trường giáng xuống 7 tháng, hạ trường giáng xuống 5 tháng.
Như vốn tang 9 tháng, trưởng trường giáng 7 tháng, trung trường giáng 5 tháng,
hạ trường giáng 3 tháng, các trường hợp khác đều như thế mà suy.
59. Cha mẹ có để tang con không?
Tang phục là thể hiện t́nh nghĩa, có phân biệt thân sơ "Họ đương 3 tháng,
láng giềng 3 ngày", thể hiện ḷng thương xót giữa kẻ mất người c̣n. V́ thế,
chẳng những thân thích mà người ngoài đến phúng viếng cũng nên đeo băng tang.
Theo "Thọ mai gia lễ" th́ chẳng những cha mẹ để tang con mà ông bà và cụ kỵ cũng
để tang hàng cháu, hàng chắt.
"Thọ mai gia lễ" quy định như vậy nhưng một số địa phương Bắc bộ quan niệm "Phụ
bất bái tử" (cha không lạy con), Con chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, là bất
hiếu, con chưa kịp báo hiếu cha mẹ đă trốn nợ đời, chẳng những cha mẹ không để
tang con mà khi khâm liệm con c̣n phải quấn trên đầu tử thi một ṿng khăn trắng.
Nếu là đàn bà mà tứ thân phụ mẫu c̣n cả th́ phải quấn đến hai ṿng, có nghĩa là
ở dưới cơi âm cũng để tang báo hiếu sẵn cho cha mẹ đang ở trên dương trần.
60. Tại sao
có tục kiêng không để cha mẹ đưa tang con?
Tử biệt sinh ly, ai không thương xót, nhưng theo quy luật tự nhiên, cha mẹ
già yếu từ trần, con báo hiếu cha, mẹ, đưa tang bố mẹ là chuyện thường t́nh. Con
chết trước cha mẹ là nghịch cảnh, nhiều trường hợp chết non, gây nhiều nỗi đau
thương cho bố mẹ. Giờ phút hạ huyệt là giờ phút xúc động đến cực điểm, có nhiều
ông bố bà mẹ đă bị ngất lịm đi. Đă có nhiều trường hợp mẹ chết luôn bên huyệt
chôn con. Hơn nữa, ngày xưa, phương tiện và thuốc thang cấp cứu khó khăn, không
cho cha mẹ đưa tang con để vơi bớt nỗi đau buồn và để tránh nạn trùng tang là
đúng. Chẳng những cha mẹ mà các ông già bà cả trong nội thân, sức khoẻ đă tàn
cũng không được dự đưa tang, sợ vướng đến sức khoẻ.
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|