Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

81. Lễ nào là lễ trọng?

Đây là câu hỏi phổ biến của nhiều gia đ́nh:
-Trong một năm có nhiều lễ giỗ: Giỗ cha, mẹ ,ông , bà, cụ , kỵ .v.v... th́ giỗ nào quan trọng hơn cả?
- Sau khi an táng xong, có lễ ba ngày , 49 ngày, 100 ngày, lễ giỗ đầu, lễ giỗ thứ hai.v.v... lễ nào là lễ chính?
Đáp: Thời xưa chưa thấy ghi trong điển lễ, nhưng thời nay lại là vấn đề rất thiết thực, v́ nhà nào cũng vậy con cháu nội ngoại công tác cư trú phân tán mỗi người một nơi, không mấy gia đ́nh không có người đi xa, trong một năm chỉ có điều kiện tụ hội gia đ́nh một hoặc hai lần nhân ngày lễ trọng của gia đ́nh, hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, muốn mời bà con khách bạn trước là tới dự lễ gia tiên cùng thoả nguyện tâm linh, sau là để tỏ t́nh thân hiếu, không thể rải ra nhiều lần, vậy phải xác định tập trung vào lễ chính.
Về lễ giỗ th́ phong tục các nơi nói chung đều thống nhất lấy giỗ cha mẹ là chính (chú ư cha mẹ của người tôn trưởng nhất trong nhà ) c̣n lễ tang th́ phong tục mỗi nơi một khác. Có nơi chú trọng lễ 49 ngày là chính, có nơi lễ 100 ngày là chính, có nơi làm lễ 3 ngày xong xuôi tốt đẹp là được, bởi lẽ trong khi tang gia bối rối, việc thù đáp đối với thân bằng cố hữu và những người đến hộ tang có thể c̣n nhiều khiếm khuyết nên lấy lễ ba ngày làm lễ trọng, để nhân lễ này tang gia tạ ơn những người săn sóc cha mẹ ḿnh khi đau yếu và giúp đỡ gia đ́nh lo xong phần an táng. Có nơi coi trọng lễ giỗ đầu (gọi là "Tiểu tường") có nơi coi trọng lễ giỗ thứ hai (gọi là "Đại tường", c̣n gọi là "giỗ hết"). Có lập luận cho rằng: Đă gọi là "Tiểu tường". Xét theo lễ nghi th́ ngày nay kết hợp đại tường và đàm tế có nhiều nghi tiết phức tạp hơn tiểu tường (xem phần: "Cách tiến hành đàm tế").
Tóm lại: Hoàn cảnh kinh tế, hoàn cảnh sinh hoạt thời xưa thời nay khác nhau, đây là vấn đề thiết thực, nhất là đối với những gia đ́nh c̣n nhiều khó khăn về kinh tế và con cháu làm ăn xa nên tuỳ theo phong tục từng nơi. Hoàn cảnh cụ thể từng nhà mà thoả ước với nhau, có điều kiện th́ hội tụ gia đ́nh, ai ở xa nhớ ngày nhớ tháng làm lễ tưởng niệm cũng được.

82. Khi hết tang làm lễ trừ phục (đàm tế) như thế nào?

Sau hai năm chọn một ngày tốt trong ṿng ba tháng dư ai, để làm lễ trừ phục. Trừ phục gồm 3 lễ:
1. Lễ sửa mộ: Đắp sửa mộ thành mộ tṛn.
2. Lễ đàm tế: Cất khăn tang. Huỷ đốt các thứ thuộc phần lễ tang, rước linh vị vào bàn thờ chính. Bỏ bàn thờ tang. Thu cất các bức trướng. câu đối viếng.
3. Lễ rước linh vị vào chính điện và yết cáo tổ tiên: Chép sẵn linh vị mới, phủ giấy hay vải đỏ, khi đàm tế ở bàn thờ tang xong th́ đốt linh vị cũ cùng với băng đen phủ quanh khung ảnh và văn tế. Sau đó rước linh vị, bát hương và chân dung (nếu có) đưa lên bàn thờ chính, đặt ở hàng dưới. Trường hợp nhà con thứ không thờ gia tiên bậc cao hơn th́ vẫn để nguyên bàn thờ như cũ, không phải chuyển bàn thờ mà chỉ cần yết cáo gia thần và yết cáo tổ ở nhà thờ tổ.

83. V́ sao có tục đốt vàng mă?

Theo quan niệm của người đời xưa, người chết cũng cần ăn uống, nhà cửa, quần áo, hút thuốc, ăn trầu, cũng cần tiền xe, cần tiền đi lại và mọi khoản chi dùng như khi c̣n sống...
Người chết cũng được chia một phần gia tài. ở Sơn La, Lai Châu, nhiều nơi c̣n dựng các nhà mồ, trong nhà mồ cũng có đầy đủ các nồi đồng, mầm gỗ, ấm đất, bát đĩa, dao rựa, chăn chiếu quần áo, mũ nón...đủ tiện nghi cho một cá nhân. Người chết cũng được chia cả trâu, lợn, gà, thóc, gạo... Sau ba năm, tang chủ làm lễ khấn vái và ra mồ xin lại những đồ vật c̣n dùng được, và súc vật c̣n sống, kể cả súc vật vừa mới đẻ ra...
Từ việc cúng tế bằng đồ thật, dần dần mới sinh ra lễ đốt vàng mă, tức là thay thế bằng các đồ vật làm bằng tre, gỗ, rơm, rạ, đất sét hoặc giấy tượng trưng, nhưng kích thước thu nhỏ lại để người cơi âm mang đi, nhờ có "Phép thiêng biến ít thành nhiều". áo quần của người chết mặc khi c̣n sống, để lại nhà mồ sau ba năm mục nát, không nỡ dùng vào việc khác, người ta đốt đi dần dần sinh ra được thay thế bằng quần áo giấy. V́ vậy mới có câu tục ngữ "Đi theo ma mặc áo giấy".

84. Chiêu hồn nạp táng là ǵ?

Trong gia phả các họ rất chú trọng mục: Mộ táng ở đâu. Trong mục này có một số trường hợp ghi chú: "Chiêu hồn nạp táng" là ǵ?
Đó là những ngôi mộ không có tử thi, hài cốt, mộ người chết trận, chết đuối hay do thú dữ vồ... không t́m được tử thi. Thân nhân làm h́nh nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông thường.
Được nghe các cụ kể lại rằng: chất liệu làm h́nh nhân, có địa phương dùng cây núc nác (c̣n gọi là ṣ đo thuyền, mộc hồ điệp, nam hoàng bá, bạch ngọc nhi). Núc nác là loại gỗ mềm và xốp, dễ tạo h́nh, chôn dưới đất lâu hoai, lại dễ kiếm v́ mọc ở nhiều nơi. Có địa phương dùng bùn lấy ở giữa ḍng sông, có địa phương dùng mùn đào ở giữa ngă tư đường cái.
H́nh nhân được đẽo gọt hoặc nhào nặn thô sơ, có đầu ḿnh chân tay là được (v́ đa số không phải là nghệ nhân). Kích thước của h́nh nhân khoảng 30-40 cm chiều dài. Thi hài tượng trưng đó cũng được khâm liệm, đưa vào áo quan làm bằng gỗ vàng tâm, kích thước nhỏ bé, hoặc đưa vào tiểu sành. Trên h́nh nhân có phủ lên linh vị viết trên giấy kim tuyến, nội dung giống như linh vị đặt ở bàn thờ. Trước khi làm lễ an táng có mời thầy cúng làm bùa ấn phù phép để vong hồn nhập vào h́nh nhân.
Lễ an táng và các lễ các lễ khác cũng tiến hành như tang lễ thông thường.

85. H́nh nhân thế mạng là ǵ?

Ở nước ta chưa có "Tục tuẫn táng" nhưng đời trước có tục đốt h́nh nhân thế mạng, vốn xuất xứ từ tục tuẫn táng, nhân đạo hơn so với tuẫn táng.
Để vua chúa xuống dưới âm cung có người hầu hạ, tục ta không chôn người sống mà dùng h́nh nộm làm bằng tre nứa, quấn bằng rơm rạ hoặc nhào nặn bằng đất sét, ngoài dán giấy làm quần áo rồi vẽ mặt mũi, sau đó khi tế lễ xong th́ đốt h́nh nhân đó cùng với vàng mă. Nếu lễ thuỷ thần, long vương, hà bá th́ làm thuyền bằng giấy kết trên thân cây chuối rồi đặt h́nh nhân vào thuyền và thả trôi sông. Có người nghe theo lời bói toán nhảm nhí sắp đến vận hạn bị hung thần quỷ dữ bắt, phải nhờ thầy cúng làm lễ, đốt h́nh nhân thế mạng. Có người v́ mối tư thù nhưng yếu thế không trả thù được bèn nghĩ cách làm h́nh nhân rồi đề tên họ, huư, hiệu của kẻ thù vào trước ngực h́nh nhân, cắm ở ngă ba, ngă tư đường cái, thắp hương cắm lên đầu h́nh nhân để nhờ thần linh bắt tội người đó.
Đây là một tập tục chứa đầy tính chất mê tín, dị đoan đă bị đả phá, băi bỏ từ đầu thế kỷ. Chính quyền phong kiến đă ra lệnh cấm hủ tục này. Kẻ nào cố t́nh vi phạm, nếu phát hiện được sẽ bị phạt nặng. Địa phương nào để những tục đó xảy ra, nếu phát hiện được th́ lư trưởng nơi đó bị cách chức. Thế mà ngaỳ nay, chúng tôi thấy hủ tục này lại có cơ phát triển, cho nên việc bài trừ hủ tục nhảm nhí này là cần thiết, phù hợp với việc xây dựng nền văn hoá mới.

86. Tại sao phải cải táng? Những trường hợp nào không nên cải táng?

Chúng tôi xin trích "Việt Nam Phong tục" của Phan Kế Bính trang 39
"...Người mất, sau ba năm đoạn tang rồi hoặc một vài năm nữa th́ con cái lo việc cải táng
Trước hôm cải táng làm lễ cáo từ đường. Đến hôm cải táng, lại làm lễ khấn thổ công chỗ để mả mới táng.
Trước hết khai mả, nhặt lấy xương xếp vào một cái tiếu sành, rẩy nước vang vào rồi che đậy thật kín, không cho ánh sáng mặt trời lọt vào được. Nhà phú quư th́ dùng quan quách liệm như khi hung táng.
Đoạn, đem cải táng sang đất khác. C̣n quan tài cũ nát th́ bỏ đi, tốt th́ đem về dùng hoặc làm cầu, hoặc làm chuồng trâu chuồng ngựa, để trâu ngựa đứng cho khỏi sâu chân.
Tục lại tin rằng: Hễ ai đau tức th́ lấy mảnh ván thộ (mảnh ván quan tài nát) đốt lên , để gầm giường mà nằm th́ khỏi đau tức.
Cải táng có nhiều cớ.
Một là v́ nhà nghèo, khi cha mẹ mất, không tiền lo liệu , mua tạm một cỗ ván xấu, đợi xong ba năm th́ cải táng, kẻo sợ ván hư nát th́ hại đến di hài.
Hai là v́ chỗ đất mối kiến, nước lụt th́ cải táng.
Ba là v́, các nhà địa lư, thấy chỗ mả vô cớ mà sụt đất hoặc cây cối ở trên mả tự nhiên khô héo, hoặc trong nhà có kẻ dâm loạn điên cuồng, hoặc trong nhà đau ốm lủng củng, hoặc trong nhà có kẻ nghịch ngợm, sinh ra kiện tụng lôi thôi, th́ cho là tại đất mà cải táng.
Bốn là, những người muốn cầu công danh phú quư, nhờ thầy địa lư t́m chỗ cát địa mà cải táng. Lại có người thầy nhà khác phát đạt, đem mả nhà ḿnh táng gần vào chỗ mả nhà kia, để cầu được hưởng dư huệ.
Trong khi cải táng, tục lại có ba điều là tường thuỵ (tức là mả phát tốt đẹp) mà không cải táng.
Một là, khi đào đất thấy có con rắn vàng th́ cho là long xà khí vật. Hai là, khi mở quan tài ra thấy có dây tơ hồng quấn quưt th́ cho là đất kết. Ba là, hơi đất chỗ đó ấm áp, trong huyệt khô ráo không có nước hay là nước đóng giọt lại như sữa đều là tốt. Khi nào gặp như thế th́ phải lập tức lấp lại ngay.

87. Thiên táng là ǵ?

Ngày xưa có người đi làm ăn ở xa nhà, dọc đường chẳng may bị cảm nắng. Cảm gió mà chết đột ngột, có người cùng đi hoặc người qua đường nhận ra, chỉ kịp đánh dấu chỗ người chết nằm xuống, chưa kịp chôn cất, đến nhà báo cho tang quyến. Khi người nhà đến nơi th́ mối đă vùi lấp hết tử thi. Thân nhân cho rằng đó là huyệt đất tốt, trời đă dành cho và chôn giùm nên gọi là "thiên táng", tương lai gia đ́nh sẽ phát đạt, vậy cứ để nguyên mà vun cao lên. Không cải táng. Những ngôi mộ thiên táng như vậy, thường ở ven đường cái. Ngày nay dọc đường quốc lộ, lác đác c̣n nh́n thấy có những ngôi mộ cổ đắp đất, gọi là thảo mộ. Trải qua hàng trăm năm mưa gió dập vùi, nhưng vẫn được tôn cao, trong số đó phần lớn là những ngôi mộ vô thừa nhận v́ chết dọc đường, người nhà không t́m thấy. Mộ vẫn được đắp cao, không ngớt hương khói, do những cư dân chung quanh và khách buôn bán đi qua về lại chăm sóc thờ cúng v́ tin rằng những âm hồn đó rất thiêng, phù hộ độ tŕ cho khoẻ mạnh, làm ăn nên nổi.

88. Đất dưỡng thi là ǵ?

Có những ngôi mộ cỏ do kỹ thuật ướp xác, trải qua hàng trăm năm da thịt vẫn c̣n nguyên không hoai. Nhưng c̣n có những ngôi mộ lâu đời da thịt vẫn nguyên do chôn vào đất dưỡng thi.
"Đất dưỡng thi" là loại đất ǵ, gồm những yếu tố hoá học nào, nhiệt độ và độ ẩm ra sao, có những đặc điểm ǵ để t́m ra đất dưỡng thi th́ chưa ai rơ, hoặc giả xưa kia có thầy am hiểu thuật phong thuỷ đă t́m ra, ngày nay đă thất truyền hoặc giả do ngẫu nhiên, t́nh cờ gặp mà không biết. Chỉ biết rằng đó là một môi trường trong đó cả vi khuẩn hiếu khí và yếm khí đều bị huỷ diệt.
Hy vọng trong tương lai, khoa học phát triển hoặc sẽ có nhiều người để tâm nghiên cứu, điều bí ẩn của đất dưỡng thi sẽ được khám phá.

89. Tại sao kiêng không đắp mộ trong ṿng tang?

Theo phong tục, sau ba ngày an táng là làm lễ mở cửa mả. Trong buổi đó, sửa sang mộ cao ráo, đắp cỏ xung quanh làm rănh thoát nước, chặt bỏ cây bụi chung quanh để pḥng rễ mọc lan, xuyên vào mộ, chọc thủng áo quan. Kể từ ngày đó, con cháu đến viếng thăm, thắp hương chỉ lấy đất chung quanh đắp bổ sung vào những chỗ đất bị sụt lở, không được trèo lên mộ, không được động thuổng, cuốc vào.
Xét ra tục kiêng ấy rất có lư: Trong ba năm đó áo quan và thi thể đang trong thời kỳ tan rữa, đă xảy ra những trường hợp do không biết để pḥng mà mồ mả bị sập. Sập mả, động mả mặc dù là hiện tượng tự nhiên cũng gây cho tang gia nhiều điều lo lắng.

90. Tại sao khi cải táng phải cất mộ ban đêm hoặc sáng sớm khi tặt trời chưa mọc, hoặc nếu làm ban ngày th́ phải có lán che?

Có lư luận cho rằng, âm dương cách biệt nên phải kiêng không để mặt trời trực tiếp dọi vào. Nhưng theo chúng tôi, xuất phát từ kinh nghiệm thực tế, có nhiều trường hợp, gặp đất dưỡng thi, hoặc ba điều tường thuỵ (tức mộ kết phát) không nên cải táng, phải lấp lại ngay. Trong trường hợp thi thể sau nhiều năm vẫn c̣n nguyên vẹn, nếu để ánh nắng mặt trời trực tiếp dọi vào th́ rữa ra ngay và teo lại. V́ vậy, để pḥng xa nên kiêng ánh mặt trời, lâu ngày trở thành phong tục chung?
Thấy ǵ qua 60 ngôi mộ có xác ướp ở Việt Nam?
Theo thống kê của các nhà khảo cổ học, cho đến nay trên địa bàn của 15 tỉnh và thành phố ở nước ta đă có gần 60 mộ có xác ướp được khai quật. trong số gần 60 người mà các nhà khảo cổ "t́m gặp" đó có mặt hầu hết những nhân vật có vị trí cao quư nhất của xă hội đương thời: Từ vua cho đến các quan thượng thư, đại tư đồ, hoạn quan, bà chúa, cung tần mỹ nữ... ngôi mộ có niên đại sớm nhất được phát hiện ở Cẩm B́nh- Hải Hưng vào thế kỷ thứ 15. Ngôi mộ có niên đại muộn nhất được chôn vào đầu thế kỷ này. nhưng nhiều nhất và được xử lư kỹ thuật tốt nhất chỉ có các mộ chôn trong 3 thế kỷ 16, 17,và 18. Đó cũng là thời kỳ bùng nổ của loại h́nh thức táng này. Cấu trúc của mộ xác ướp rất thống nhất về các nguyên tắc cơ bản: Ngoài cùng là g̣ mộ đắp đất, trong cùng g̣ có một quách hợp chất màu xám rắn chắc làm bằng vôi, cát mật, giấy gió, dầu thông. Để cho quách thêm vững chắc người ta thường đổ nắp có h́nh ṿm cung trùm ra ngoài thành quách. Bên trong quách hợp chất, thường có thêm lớp quách gôc. Quách gốc có thể cách quách hợp chất 5 cm. khoảng trống ấy có thể dùng làm vật liệu hút ẩm hoặc giữa hai lớp không có khoảng cách do khi đổ hợp chất, quách gỗ được coi như một mặt của cốp pha.
Bên trong quách gỗ là quan tài được đóng liền thành một khối ngoài có sơn phủ kín. Quách trong đều được làm bằng gỗ thơm (Ngọc am).
Trên mặt quách thường có một tấm minh tinh bằng dụ đỏ thêu tên họ của người quá cố bằng kim tuyến.
Cách sắp xếp trong ḷng quàn tài cũng tuân theo một quy tắc chặt chẽ. Đóng quan thường có một lớp chè dày khoảng 4,5cm. Trên lớp chè có một tấm ván mỏng có khoét rỉ ra chẩy xuống lớp chè dưới đáy quan. ở loại h́nh táng thức này, người quá cố thường mặc rất nhiều quân áo. Bà Phạm Thị Nguyên Chân mặc tới 35 áo, 18 váy. Thi thể c̣n được bọc lại bằng hai lớp vải liệm: tiểu liệm và đại liệm. Ngoài mỗi lớp vải liệm c̣n có dây lụa buộc chặt chẽ.
Để tăng độ hút ẩm và cho thi thể khỏi bị xô dịch, người ta c̣n dùng rất nhiều gối bong chèn dưới ḷng quan. Có mộ đă dùng tới 49 chiếc gối bông.
Đồ tùng táng trong loại h́nh táng thức này rất nghèo nàn, thường trong mộ chỉ thấy các trái gốm nhỏ đựng móng chân, móng tay, răng rụng, trầu không, thuốc lá, hộp phấn, quạt giấy, đôi khi c̣n có thêm cuốn sách Kinh.
Tuyệt đại bộ phận các mộ xác ướp thơi Lê -Trịnh đă được khai quật, không t́m thấy bất kỳ một đồ tùng táng nào quư giá như vàng, bạc, ngọc, ngà.
ở những mộ chưa bị phá hoại, kỹ thuật chôn cất rất cẩn thận th́ xác và đồ tùng táng vẫn c̣n được bảo quản nguyên vẹn. Thi thể tuy có bị mất nước teo đét lại, nhưng màu da không bị đen, các khớp chân tay c̣n mềm mại, phần lông không bị rụng hỏng. Điều đáng chú ư là, khi khám nghiệm tử thi, các nhà nhân chủng học và y học không t́m thấy bất kỳ một dấu vết mổ xẻ nào trên thân thể. Như vậy là, ruột và óc người chết đă không bị mổ lấy ra như kỹ thuật ướp xác của người Ai Cập thời cổ.
Nguyên nhân nào đă làm cho xác và đồ tùng táng không bị tiêu huỷ? Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khảo cổ, nhân chủng học và y học hiện đại đă đi đến kết luận là, có hai nguyên nhân cơ bản:
Một là, mộ được chôn cất trong môi trường kín tuyệt đối. Không có hiên tượng trao đổi bên trong và bên ngoài. Quan, quách (hai lớp) đă đóng vai tṛ chủ đạo trong yêu cầu kỹ thuật này. Ngoài ra, c̣n cần phải hạn chế tới mức tối đa không gian trống trong ḷng mộ.
Hai là, dầu thơm cũng là một yếu tố quyết định. Dầu thơm đă làm sạch vi khuẩn, dầu trộn với hợp chất, đổ vào ḷng quan, quan tài thơm... đă ngăn không cho vi khuẩn, kể cả các vi khuẩn yếm khí tiếp tục hoạt động huỷ hoại xác.
Ngoài ra các phương pháp chống ẩm bằng chè, quần áo, tẩm liệm, gối bông cũng đă góp thêm mặt yếu tố ǵn giữ xác.
Những kết quả khoa học đào t́m được và các giám định khoa học vừa được tŕnh bày cho thấy: Mộ xác ướp Việt Nam không có ǵ là bí ẩn cả. mộ xác ướp, một di sản văn hoá cần được bảo vệ
(Hoàng Linh- Trích "Du lịch Việt Nam" số 43)
Về ngôi mộ xác ướp mới phát hiện ở Cát Hanh.
Tháng 8 năm 1984, một ngôi mộ xác ướp được phát hiện trên cánh đồng Mả Vôi thuộc xă Cát Hanh huyện Phù Cát, tỉnh Nghĩa B́nh.
Ngôi mộ được táng theo lối trong quan ngoài quách. Quách được xây dựng bằng một hợp chất gồm vôi sống, cát và một số chất kết dính như nhiều ngôi mộ đă phát hiện thời Lê Trịnh và thời Nguyễn. Quan tài bằng gỗ, mặt ngoài trát một lớp ngăn thấm rất kín. Quan tài có chân và nắp là một nửa thân gỗ c̣n nguyên lớp vỏ bào không nhẵn.
Thi hài chôn trong mộ là một phụ nữ khoảng 60 tuổi, cao 154,5 cm, chân trái bị găy và liền lại khi c̣n sống nên ngắn hơn chân phải 3,1cm. Thi thể hầu như c̣n nguyên vẹn và các khớp xương, nhất là xương sống và các khớp vai c̣n có thể cử động rất mềm dẻo.
Y trang phục của người chết gồm ba lớp áo mặc, khăn nhiễu đội đầu, đội hài da, một chiếc áo dài mầu đen kê dưới tay phải. Vải liệm gồm 7 súc đặt theo chiều dài và súc đặt theo chiều ngang.
Đáy quan tài có một lớp trấu và lúa không sấy, chất gạo c̣n khá tốt. Giữa nắp quan tài và xác là một lớp là chuối khô. Giấy bản chèn cũng buộc bằng dây chuối khô. Đặc biệt, quan tài chứa một dung dịch ngâm giữ xác có màu nâu trong. Thành phần hoá học của dung dịch chưa xác định được, nhưng không có thuỷ ngân (Hg) arsenic (as) và tinh dầu thông.
Căn cứ vào gia phả của ḍng họ và sự ghi nhận của thân nhân th́ chủ ngôi mộ là bà Nguyễn Thị Trọng, vợ thứ ba của ông Lê Văn Thể.
Ngôi mộ ướp xác này là một tư liệu khoa học có giá trị về nhiều phương diện:
- Đây là ngôi mộ ướp xác đầu tiên t́m thấy từ một tỉnh xa nhất về phía nam.
- So với những ngôi mộ ướp các được phát hiện ở các tỉnh phía Bắc, ngôi mộ này có những đặc điểm riêng cần nghiên cứu như: Nắp quan tài là một nửa thân cây để nguyên vỏ, thi hài ngâm trong dung dịch giữ xác...
- Những di vật trong ngôi mộ phản ánh nghi thức mai táng y trang phục các nghề thủ công, phong tục tập quán và lối sống xă hội đương thời.
- Chủ nhân của ngôi mộ thuộc gia đ́nh Tây Sơn và có quan hệ mật thiết với Tây Sơn nên những do vật đó cúng là những chứng tích về đời sống văn hoá xă hội, kinh tế thời bấy giờ.
(Trích "Quang Trung Nguyễn Huệ- con người và sự nghiệp"- Phan Huy Lê.)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18