Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
Tục thờ Thành hoàng

(Trích từ Hanam.gov.vn)

Tục thờ thành hoàng có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ, sau khi du nhập vào làng xă Việt Nam đă nhanh chóng bám rễ vào trong tâm thức người nông dân Việt, trở nên hết sức đa dạng.

Thành hoàng có thể là một vị thiên thần như Phù đổng Thiên vương, một thần núi như Tản Viên Sơn thần, một vị nhân thần có công với dân với nước như Lư Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dă Tượng... lại có khi là các yêu thần, tà thần... với nhiều sự tích hết sức lạ lùng, nhiều khi có vẻ vô lư. Tuy nhiên các thành hoàng được sắc vua phong (trừ những tà thần, yêu thần...) luôn luôn tượng trưng cho làng xă mà ḿnh cai quản là biểu hiện của lịch sử, của đạo đức, phong tục, pháp luật cũng như hy vọng sống của cả làng. Thành hoàng có sức toả sáng vô h́nh như một quyền uy siêu việt, khiến cho làng quê trở thành một hệ thống chặt chẽ.

Theo tục lệ xưa, các đời vua thường phong các vị thành hoàng thành ba bậc: Thượng đẳng thần, Trung đẳng thần và Hạ đẳng thần, tuỳ theo sự tích và công trạng của các vị thần đối với nước với dân, với làng xă. Các vị thần cũng được xét đưa từ thứ vị nọ lên thứ vị kia, nếu trong thời gian cai quản các vị này đă phù hộ, giúp đỡ được nhiều cho đời sống vật chất và tâm linh của dân chúng. Việc thăng phong các vị thành hoàng căn cứ vào sớ tâu của làng xă về công trạng của các vị thần. Sớ này phải nộp về triều đ́nh trong một thời gian quy định. Mỗi lần thăng phong triều đ́nh đều gửi sắc vua ban rất linh đ́nh và cất nó trong ḥm sắc thờ ở hậu cung đ́nh làng.

Thành hoàng cũng được gọi là phúc thần, tức vị thần ban phúc cho dân làng, thường mỗi làng thờ một thành hoàng, xong cũng có khi một làng thờ hai, ba hoặc hai ba làng thờ một vị. Thành hoàng có thể là nam thần hay nữ thần, tuỳ sự tích mỗi làng.

Đ́nh làng là nơi thờ phụng thành hoàng và trở thành một biểu tượng văn hoá tâm linh của mỗi người dân quê Việt. Làng nào cũng có đ́nh, có khi mỗi thôn lại có một đ́nh riêng. Đ́nh để thờ thành hoàng nhưng đồng thời cũng trở thành nơi hội họp của chức sắc trong làng, hay là nơi sinh hoạt của cộng đồng làng xă. Mọi hoạt động này đều xảy ra ở đ́nh với sự chứng kiến của thành hoàng.

Trong tâm thức người dân quê Việt, Đức thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khoẻ mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi nhưng thành hoàng th́ c̣n măi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn ch́m nổi.

Có thể cho rằng, thành hoàng chính là vị chỉ huy tối linh của làng xă không chỉ về mặt tinh thần mà c̣n một phần về mặt đời sống sinh hoạt vật chất của dân làng. Cho nên sự thờ phụng thành hoàng xét cho cùng là sự thờ phụng luật lệ làng xă, lề thói gia phong của làng.

Chính sự thờ phụng này là sợi dây liên lạc vô h́nh, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất nề quê thói được bảo tồn. V́ lẽ đó, các hương chức cũng như các gia đ́nh trong làng, mỗi khi muốn mở hội hoặc tổ chức việc ǵ đều phải có lễ cúng thành hoàng để xin phép trước. Có lẽ, sự ngưỡng mộ thành hoàng cũng chẳng kém ǵ sự ngưỡng mộ tổ tiên. 

Ngày nay, lễ hội làng đang phát triển mạnh mẽ và nở rộ ở khắp nơi. Tục thờ cúng thành hoàng, diễn lại thần tích, rước xách, tế lễ đang được phục hồi, v́ có như vậy mới ghi nhớ được công lao của các vị tiền bối với nước, với làng.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18