Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Gió Đưa Cành Trúc La Đà


VŨ QUỐC THÚC

Mới đây tôi được đọc trên mạng lưới Internet một bài phiếm luận lư thú về hai câu thơ, thời tiền đô hộ Pháp. Đó là hai câu lục bát:

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương ..
.

Ngay từ hồi c̣n học ở Trường Thành Chung Nam Định (1934 - 1937), tôi đă được đọc hai câu thơ này, nhưng không phải là tiếng chuông Thiên Mụ mà là tiếng chuông Trấn Vũ.. Theo tôi nhớ th́ đây là hai câu đầu của một bài thơ tứ tuyệt:





 

Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương,
Mịt mù băi cát màn sương,
Nhịp chày Yên Thái , bóng gương Tây Hồ..
 

Thiên Mụ là tên một ngôi chùa danh tiếng ở ngoại thành Huế, c̣n Trấn Vũ là tên một ngôi chùa cũng rất nổi danh ở phía tây thành Thăng Long cũ (tức Hà Nội). Vậy th́ địa danh nào mới đáng coi là chính xác? Dĩ nhiên những ai sinh trưởng ở miền Trung, đặc biệt ở vùng Thừa Thiên, có xu hướng chọn địa danh Thiên Mụ. Trái lại những người gốc miền Bắc tin rằng địa danh Trấn Vũ mới đúng sự thật.
Bản thân kẻ viết bài này không bao giờ có đầu óc địa phương phi lư như vậy: trái lại chúng tôi rất trân quư đồng bào miền Trung. Tuy nhiên khi bàn về một đề tài liên can tới văn học sử chúng ta cần phải khách quan và tôn trọng tinh thần khoa học. Tôi tin rằng tiếng chuông trong câu thơ trên là chuông chùa Trấn Vũ v́ những lư do sau đây.

Trước hết, địa danh Trấn Vũ không đưa ra một cách đơn lẻ mà đặt trong một tổng thể gồm 4 địa danh: Trấn Vũ, Thọ Xương, Yên Thái, và Tây Hồ. Cả bốn địa danh này đều thuộc một khu vực chung là vùng tây cố đô Thăng Long, tức Hà Nội cũ. Chùa Trấn Vũ là một thắng cảnh nằm trên đường Cổ Ngư, một đường đê ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Thọ Xương là tên cũ của một huyện sát thành Thăng Long, trên bờ Hồ Tây, trong đó có những làng danh tiếng như làng Bưởi, làng Thụy Khê, làng Yên Thái, vân vân... Đặc biệt là làng Yên Thái chuyên nghề làm giấy bản: trong làng suốt ngày vang tiếng chày giă bột giấy của nhân dân. Như vậy toàn bài thơ tứ tuyệt liên can tới một vùng nhất định là vùng ngoại thành phía Tây của cố đô Thăng Long. Nếu cho là tiếng chuông của chùa Thiên Mụ th́ làm sao giải thích được sự hiện diện trong cùng câu thơ của huyện Thọ Xương, một nơi cách xa Huế hàng ngh́n dặm? 

Đọc bài thơ tứ tuyệt nói trên, ta có thể mường tượng là tác giả đă sáng tác ở đâu trong hoàn cảnh nào. Rơ ràng là lúc đó ông (hay bà?) ta đang ngụ ở một nơi trông ra Hồ Tây cách chùa Trấn Vũ cũng như làng Yên Thái không xa lắm nên mới nghe được tiếng chuông chùa cũng như tiếng chày giă bột giấy của dân làm giấy.. Trước biến cố ngày 9 tháng 3 năm 1945 kẻ viết bài này từng cư ngụ ở đường Pépinière, một con đường đi từ đường Quan Thánh qua trường Bưởi (tức Lycée du Protectorat sau đổi tên là trường Chu Văn An), tới Vườn Ươm Cây của Thành Phố Hà Nội (v́ thế con đường mới mang tên Pépinière) rồi tới các làng Thụy Khê, Yên Thái. Đứng trên gác ngôi nhà tôi cư ngụ, nh́n qua cửa sổ có thể thấy Vườn Ươm Cây và đàng xa là mặt nước Hồ Tây. Như vậy việc tác giả bài thơ thuật rằng ḿnh nh́n thấy mặt nước Hồ Tây sau băi cát phủ sương mù ở bờ hồ đồng thời nghe thấy tiếng chuông chùa Trấn Vũ và tiếng chày giă bột giấy của dân làng Yên Thái, là việc có thực, không phải bịa đặt để thi vị hóa. Tác giả đă ngẫu hứng vào lúc nào? Theo tôi nghĩ lúc đó là b́nh minh v́ bốn chữ canh gà Thọ Xương. Hồi theo cấp tiểu học, tôi từng thuộc ḷng một bài thơ khác khởi đầu như sau: 
Trống canh năm gà vừa gáy sáng,
Bừng mắt dậy trời đă rạng đông!
Ngắm phong cảnh đẹp vô cùng:
Hỏi ai thêu dệt? Ấy Ông Thợ Trời!
 

Tác giả không nói tới tiếng trống cầm canh của đồn Thọ Xương mà lại nói tiếng gà gáy. Tất nhiên gà gáy vào lúc b́nh minh chứ không gáy ban đêm: có lẽ tiếng gà gáy đă vang lên cùng lúc với tiếng trống điểm canh năm chăng? V́ thế tác giả mới nảy ra ư nghĩ ngộ nghĩnh là con gà gáy điểm canh! Đây là một nghệ thuật chơi chữ táo bạo của các nhà thơ, nhà văn, có dụng ư đánh động sự hiếu kỳ của độc giả hay thính giả. Từ xưa đến nay đă ai thấy gà gáy điểm canh suốt đêm đâu! Chẳng trách có người đă hiểu lầm và dịch canh gà Thọ Xương là chicken soup of Thọ Xương (bouillon de poulet de Thọ Xương)! 

Tiếng chuông chùa cũng như tiếng chuông giáo đường thường có ảnh hưởng gây xúc động trong tâm hồn những người nhạy cảm. Thời Nhà Đường, một thi sĩ Trung Hoa, ngủ trên thuyền ở bến Cô Tô, giữa đêm bỗng nghe thấy hồi chuông từ chùa Hàn San vọng lại.. Ông ta ngẫu hứng đă sáng tác một bài thơ trứ danh trong đó có hai câu:

Cô Tô thành ngoại Hàn San Tự
Dạ bán chung thanh náo khách thuyền!
(Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San) 

Hồi chuông mà tác giả của chúng ta đă nghe thấy không có tính cách bất thường như hồi chuông giữa đêm khuya của chùa Hàn San: đó chỉ là hồi chuông được gióng lên mỗi buổi sáng. Tuy nhiên đối với những người đang có chuyện ưu tư hay phiền năo nó nhắc nhở cho họ rằng mọi sự trên cơi đời trần tục này đều là vô thường!
Đánh tan tục niệm hồi chuông sớm!
Gơ vỡ trần tâm tiếng mơ trưa! 

Tác giả của chúng ta có ở trong trạng thái tâm thần đó không? Ta không thể quyết đoán, chỉ biết chắc rằng ông (hay bà) ta đă chú tâm đến hồi chuông này. Có thế thôi! 

Dựa trên các chi tiết trong bài thơ, tôi giả thiết như sau: tác giả vừa thức dậy, nh́n ra ngoài vườn th́ thấy nhiều cành trúc trong bụi trúc trước nhà la đà trước gió, rồi nghe thấy tiếng chuông ban mai của chùa Trấn Vũ vang dội cùng lúc với tiếng gà gáy từ phía đồn canh của Huyện lỵ Thọ Xương. Tác giả thầm nghĩ "Thật chẳng khác chi con gà đă thay lính cầm canh báo cho ai nấy biết rằng canh năm tới rồi!". Tác giả nh́n về phía băi cát ở bờ Hồ Tây, th́ thấy sương mù mờ mịt. Mặc dù c̣n tranh tối tranh sáng như vậy, đă nghe thấy tiếng chày giă bột giấy của dân làng Yên Thái. Rồi qua màn sương, tác giả thấy mặt nước Hồ Tây lóng lánh như một tấm gương vĩ đại... Ngẫu hứng nhà thơ đă sáng tác bốn câu lục bát, c̣n được truyền tụng cho đến ngày nay.

Rơ ràng đó là một bài thơ tả cảnh, rất hiện thực. Tuyệt nhiên không phải là thơ tả t́nh v́ không có một câu nào, một từ nào, nói lên t́nh cảm của chủ thể. Điều bất ngờ là do các biến chuyển của thời cuộc, bài thơ dần dần trở thành thơ tả t́nh, hơn thế nữa: đă được dùng như một thông điệp để biểu lộ một thái độ chính trị. 

a) Sự biến chuyển thứ nhất là việc nước Pháp chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa (1863) rồi đặt nền bảo hộ trên hai miền Bắc Kỳ và Trung Kỳ (1884). Lợi dụng t́nh trạng khiếp nhược của Triều đ́nh Huế, nhà cầm quyền Pháp đă dần dần biến chế độ bảo hộ trên giấy tờ thành một chế độ trực trị trong thực tế. Những thành phố lớn như Hà Nội, Hải Pḥng, Nam Định ở Bắc Kỳ hoàn toàn do các cai trị viên Pháp quản lư. Bộ mặt của những thành phố này thay đổi sâu xa. Trước cảnh tang thương ấy, nhiều sĩ phu cựu học cảm thấy nhớ tiếc thời đất nước c̣n tự chủ: thời Hà Nội c̣n gọi là Thăng Long với những h́nh ảnh, những âm thanh được ghi trong bài thơ tứ tuyệt "Gió Đưa Cành Trúc La Đà"... Các cụ đă ngâm nga bài này để nói lên tâm trạng hoài cổ của ḿnh và gián tiếp bầy tỏ nguyện vọng cần vương phục quốc. Nhưng sau sự thất bại của các nhà kháng chiến như Phan Đ́nh Phùng, Hoàng Hoa Thám, Nguyễn Thiện Thuật... của các phong trào duy tân như Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, sau khi thấy các vị vua có tinh thần đấu tranh như Hàm Nghi, Duy Tân, Thành Thái bị lưu đày ra hải ngoại... nhiều cụ đă chán nản, chua chát ghi nhận những sự thật ngang tai chướng mắt. Thí dụ: Cụ Tú Trần Kế Xương trong mấy câu: 

Vợ lăm le ở vú!
Con tấp tểnh đi bồi!
Khách hỏi nhà Ông đến:
Nhà Ông đă bán rồi!


b) Sự biến chuyển thứ hai xẩy ra trong những năm đầu của thập kỷ 1930. Sau khi những âm mưu khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng và của Đảng Cộng Sản Đông Dương bị nhà cầm quyền thuộc địa thẳng tay đàn áp, Pháp áp dụng chính sách "lập lờ đánh lận con đen" với hy vọng ru ngủ nhân dân hai miền Trung Kỳ và Bắc Kỳ. Vua Bảo Đại được Pháp đưa về hồi loan chấp chính, Triều đ́nh Huế được tân trang với sự bổ nhiệm một số nhân vật tân học vào Viện Cơ Mật nhưng cơ cấu chính trị và hành chính vẫn giữ nguyên vẹn với các định chế lỗi thời như định chế quân chủ thiên mệnh, định chế quan lại, định chế xă thôn tự trị... Nguyện vọng của các tổ chức đấu tranh và những người yêu nước là phải canh tân toàn diện chứ không phải là cải cách nửa vời, giả dối! Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" bị coi như tượng trưng xu hướng thủ cựu, một xu hướng chỉ có lợi cho nhà cầm quyền thuộc địa. Sau khi vua Bảo Đại bổ nhiệm sáu vị thượng thư "tân học" để thay thế lục bộ cũ, tuần báo hài hước Phong Hóa đă đăng một bức hí họa trong đó sáu cụ "Thượng mới", quần trùng áo dài, đeo thẻ bài lủng lẳng, chen chúc nhau trên một con thuyền nhỏ bé lênh đênh trên sông Hương. Dưới bức họa ghi hai câu thơ lục bát:

Gió đưa cành trúc la đà
Một thuyền chật ních bài ngà thượng thư ... 

Bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" trước kia được coi là biểu tượng của thái độ chống thực dân Pháp th́ nay đă biến thành biểu tượng của thái độ thủ cựu, hợp tác với nhà cầm quyền thuộc địa Pháp! 

c) Sự biến chuyển thứ ba xẩy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 với sự di cư của hơn một triệu người Việt tị nạn ra ngoại quốc. Nhiều người tị nạn đă mượn bài thơ "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" để nói lên nỗi ḷng tưởng nhớ quê hương của ḿnh. Tất nhiên những người gốc miền Trung đă sửa lại tiếng chuông Trấn Vũ thành tiếng chuông Thiên Mụ. 

Ba mươi năm đă trôi qua. Số người tị nạn ở hải ngoại, cộng với con cháu họ và những người Việt không chịu hồi hương sau khi chế độ cộng sản Liên Xô tan ră, đă lên gần ba triệu. Khỏi cần chứng minh là nhiều thanh thiếu niên không biết ǵ về lịch sử cũng như văn chương Việt Nam. Nhiều người nói tiếng Việt c̣n không sơi. Do đó, khi họ đọc bài thơ trứ danh "Gió Đưa Cành Trúc La Đà" họ đă không hiểu những từ ngữ dùng trong bốn câu thơ. Nếu tra tự điển để t́m nghĩa từng chữ th́ có thể sai lầm thảm hại như tác giả bài phiếm luận nói trên đăng trên internet đă chứng minh một cách rí rỏm.. Chẳng hạn người ta có thể nghĩ rằng "la đa"ø là một đàn la và lạc đà rồi suy luận rằng cành trúc là cây roi tre của kẻ chăn đàn la và lạc đà này. Rồi Thiên Mụ th́ được hiểu là Vợ của ông Trời, chuông đồng của chùa giống như chuông điện chỉ cần bấm là kêu leng keng, c̣n canh gà Thọ Xương có lẽ là canh xương gà trong các tiệm ăn Tầu! Tác giả bài phiếm luận đă dựa trên những sự lầm lẫn đó để làm bài thơ trào phúng sau đây:

Roi tre vun vút vung ra:
Lũ lạc đà với lũ la chạy cuồng...
Vợ Trời giáng một hồi chuông
Gọi về ăn bát canh xương gà Tầu!
 

Nếu dụng ư của tác giả bài phiếm luận là chế giễu các thanh thiếu niên không có đủ kiến thức về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, th́ tôi nghĩ rằng cũng tội nghiệp cho họ quá! Họ đâu có được học hỏi về ngôn ngữ và văn chương Việt Nam như ông, cha của họ! 

Kẻ đáng trách chính là chúng ta, những người lớn tuổi thuộc thế hệ ông, cha của các thanh thiếu niên ấy. Chúng ta đă không làm hay không làm đủ bổn phận truyền đạt cho con cháu chúng ta những kiến thức về văn hóa dân tộc mà chúng ta đă hấp thụ. 

Thiên phiếm luận đăng trên Internet về bài thơ “Gió đưa cành trúc la đa” đă giúp chúng ta ư thức sâu sắc hiểm họa vong bản đang đe dọa con cháu chúng ta. Chúng ta không nên tŕ hoăn nữa: cần phải làm một cố gắng quyết liệt để chấn chỉnh t́nh trạng này./. 

VŨ QUỐC THÚC
(Paris)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18