|
Câu Đố -
GS.
Thanh Lăng
I. TẠI SAO CÓ MỤC CÂU ĐỐ?
1. Câu đố được tạo ra trong trường hợp nào?
Cũng như ca dao, tục ngữ, câu đố là một sản phẩm b́nh dân, do óc đại
chúng dân quê chất phác… bởi thế các trường sở thai nghén ra nó không
phải ở những nơi cung các, không phải ở những lúc nhàn rỗi, mà chính ở
lao công, ở trong lúc vui làm việc. Về những vùng quê, trong vụ làm mùa
lúa hay mùa cói, dân chúng trong lúc đập lúa, hay trong khi đánh bông
chẻ cói, đố nhau một vài câu cho vui, hay nhiều khi bắt bí anh chàng xin
miếng trầu hay điếu thuốc lào phải giảng một câu đố…
Trong lúc vui chơi ấy, nhiều câu đố thần t́nh đă ra đời và nó được
truyền đi hết nhà này qua nhà khác và sau đă thành một di sản văn hóa
dồi dào.
2. Tại sao có mục câu
đố?
V́ thế chúng tôi dành một tiết riêng để học về câu đố Việt Nam. Cũng như
ca dao và nhiều khi gọi lẫn với ca dao, câu đố có một giá trị nghệ thuật
tinh vi, và một giá trị tâm lư kỳ thú. Nó chiếm một phần rất quan trọng
của kho tàng văn chương b́nh dân. Ta tách biệt nó ra khỏi ca dao v́, ở
cả hai phương diện kết cấu và nội dung, nó đều khác ca dao.
II. H̀NH THỨC CÂU ĐỐ
1. Thể cách câu đố
Tuy là câu đố, h́nh thức của nó cao hẳn hơn nhiều câu tục ngữ. Không
nguyên phải chú ư đến tư tưởng mà c̣n phải chú trọng đến lời nữa. Cấu
tạo câu đố thường do hai cách:
a. Âm thanh hưởng ứng.
Cấu tạo theo cách này, câu đố cũng tương tự như tục ngữ, câu đặt cần
chia ra hai đoạn, có hai chữ vần với nhau, ở đây cũng là vần yêu vận.
- Vừa bằng cái nong, cả làng đong chẳng hết (giếng)
- Vừa bằng hột đỗ, ăn dỗ cả làng (con ruồi)
- Vừa bằng cái vung
Vùng xuống ao
Đào không thấy
Lấy chẳng được (trăng dưới ao)
b. Thể thơ bốn chữ
Đặt nhiều câu đố bốn chữ vần với nhau. Thường chữ cuối câu trên vần với
chữ thứ hai câu dưới.
- Không sơn mà đỏ (mặt trời)
- Không gơ mà kêu (sấm)
- Không khều mà rụng (mưa).
c. Thể lục bát
Nhưng thường câu đố hay đặt theo thể lục bát là một thể dân quê quen
thuộc hơn cả, đọc lên nó êm đềm dễ nhớ hơn.
- Một cây mà có năm cành,
Giúng nước th́ héo để dành th́ tươi. (bàn tay)
- Sột soạt như là chuối khô,
Hai bên nước chảy như hồ Long Vân.
Từ quan cho chí đến dân,
Ai ai cũng phải uống nước Long Vân hai bồ (bú mẹ)
Trên đây là mấy thể chính thông thường hơn cả. Nhưng ngoài ra ta c̣n gặp
cả những thể lục bát kiến thức, hay song thất kiến thức, hay nhiều khi
không theo luật mẹo nào hết:
Để yên th́ nằm thin thít,
Hễ động liếm đít, là chạy tứ tung (bào).
2. Bố cục câu đố
Câu đố Việt Nam thường đặt ra do phương pháp trừu tượng. Trừu tượng mà
chúng tôi bàn đến đây không có ư nghĩa là vô h́nh, hay siêu h́nh, hay
khó hiểu – cái trừu tượng mà tính cách đối lập của nó là cụ thể. Trừu
tượng mà chúng tôi muốn nói đây là một động tác hơn là một tâm trạng.
Trừu tượng, bởi thế, có nghĩa là tách lấy một vài yếu tố, một vài tính
cách đặc biệt của sự vật, để bỏ đi những tính cách không sinh thú cho
cảm giác.
Người dân quê có một óc trừu tượng rất tinh tế. Nh́n một sự vật, cũng
như nhà họa sĩ, họ tách biệt ra được ngay giữa những màu sắc hỗn hợp một
màu sắc riêng biệt với một vài đặc tính cá thể của vật đó, khiến họ chỉ
cần nhớ ngần ấy đủ nhận lại và làm cho người khác cũng nhận ra được sự
vật.
Nói nôm ra, trong câu đố, sự vật được tả một cách rất sơ sài, nhưng rất
tài t́nh. Cái sơ sài đó phải biểu hiện tính cách đặc biệt của sự vật làm
cho sự vật đó không thể lầm lẫn với sự vật khác.
Đây, ta nghe họ tả một cây rau xam:
Cây xanh, lá đỏ, hoa vàng,
Hạt đen, rễ trắng, đố chàng biết chi?
Hay là một quả dừa
Sông không đến, bến không vào,
Lơ lửng giữa trời, làm sao có nước?
Nghĩa là đố một sự vật ǵ, tả vật ấy mà không nói ra.Thường câu đố Việt
Nam được kết cấu do mấy kỹ thuật sau đây:
a. Phương pháp ví von
Lấy một đồ vật tương tự làm tỉ ngữ để tượng trưng một vật khác. Sự vật
nhiều khi nhân hóa một cách ngộ nghĩnh lư thú:
Cái mơ và dùi mơ với óc trừu tượng giàu tưởng tượng của dân quê đă biến
thành hai bố con:
Con đánh bố, bố kêu làng
Làng chạy ra, con chui bụng bố.
Cũng theo phương pháp đó, miếng cau đă thành ra người đàn ông trần trụi,
và miếng trầu biến thành thiếu phụ đỏm dáng:
Chồng có phép giơ bụng ra ngoài,
Vợ có tài thắt lưng cho gọn.
b. Phương pháp chơi chữ
Câu đố nhiều khi c̣n tài t́nh, thú vị ở chỗ t́m được một chữ có hai ba
nghĩa khiến người ta phải suy nghĩ để nhiều khi t́m ra được nghĩa ngay
với những tiếng có trong câu đố.
Trùng trục như con chó thui,
Chín mắt, chín mũi, chín tai, chín mồm.
Thực ra chỉ là con chó thui: mắt, mũi, tai, mồm bị thui chín hết cả.
Ngả lưng cho thế gian nhờ,
Vừa êm vừa ấm lại ngờ bất trung (phản).
Hay
Đêm đêm che gió cho người,
Chẳng thương thời chớ lại cừơi rằng ngu (cái dại).
Là câu tả cái phản và cái dại thần t́nh, ngộ nghĩnh biết bao!
c. Đố tục giảng thanh
Do tính cách tinh nghịch, nhiều khi ta gặp những câu đố tục nhưng ư
nghĩa lại thanh… Như câu trích ở trên:
Ăn đàng đít, ỉa đàng lưng,
Động mó đến sừng th́ văi cứt ra. (bào)
3. Nội dung câu đố
Như đă nói trên, câu đố Việt Nam là một sản phẩm của đại chúng b́nh dân,
nghĩa là của dân quê mộc mạc làm ra trong lúc bận chân, bận tay, nên hầu
hết là những cái họ gặp dưới mắt, hay những cái xẩy đến hàng ngày trong
công việc của họ: là những đồ vật quen dùng, cái áo, cái nón, cái chổi,
cái điếu, cái nhà, cái phản, cái bào, cái mơ, cái trống, cái dại… là
những công việc vặt vănh, những cử chỉ thường nhật… là những cảnh trí ở
chung quanh, quen thân với họ như con trâu, cây chuối, cây rau xam,
buồng cau, miếng trầu với cau tươi, mặt trăng, bóng trăng…
Chỉ ngần ấy thứ quen quen thôi, chứ ít khi có những câu đố lạ. Thường
thường những câu đố đó hoàn toàn có tính cách dân quê. Phải là những dân
ở đồng ruộng mới nghĩ ra được. Những câu đố đó, người thị thành không
hiểu được.
Câu đố với tinh thần dân tộc.
Câu đố Việt Nam biểu hiện tinh thần dân tộc Việt Nam không nguyên v́ chỗ
chỉ ḿnh người Việt Nam hiểu biết được câu đố Việt Nam đang khi người
ngoại quốc không tài nào hiểu được.
Đọc câu đố ta c̣n rút ra được hai sự trạng sau đây tả đúng tâm t́nh hay
tinh thần Việt Nam.
a. Tinh thần trào lộng
Không đâu cái trào lộng được biểu lộ một cách rơ ràng như ở câu đố.
Nh́n một sự vật bao giờ người Việt Nam cũng t́m ra được một cái ǵ ngộ
nghĩnh để gieo một nụ cười. Người phương Tây, ít sống đời đoàn thể, nên
ít có dịp mà tán tỉnh, cười đùa với nhau, nhưng dân chúng Việt Nam suốt
quanh năm hầu phải sống cái đời tập đoàn: hết mùa lúa đến mùa cói, mùa
ngô, mùa dưa…
Rồi, sau những năm chung sống với nhiều dân tộc, chúng tôi đă có dịp
nhận thấy cái tính cười đùa, pha tṛ của người Việt Nam. Thực nhiều khi
khí quá. Một tụi sinh viên Tàu hay Phi hội nhau ít khi họ tán tỉnh,
nhưng một tụi Việt Nam họp nhau là y như tán xiêu cửa đổ nhà.
b. Tinh thần quan sát và sáng kiến
Người ta thường ỷ lại, lắp lại như sáo cái ư tưởng khinh miệt người Việt
của mấy nhà khảo cứu Pháp, cho dân chúng Việt Nam thiếu óc sáng kiến.
Thực ra, ta phải nói ngược lại. Nếu sáng kiến là con đẻ của quan sát th́
người ta lấy lẽ ǵ mà bảo dân Việt thiếu sáng kiến? Nếu có thiếu sáng
kiến th́ chỉ ở phía mấy nhà văn cử nghiệp bị nho giáo đầu độc làm hại
bản năng, chứ đối với cả một dân tộc mà sức chống đối nho giáo rất mănh
liệt th́ óc sáng kiến rất nẩy nở. Họ luôn luôn mở mắt và trái tim để đón
gió bốn phương, t́m ra trong cảnh thiên nhiên những định luật chi phối
đời sống họ như ta sẽ thấy khi khảo về ca dao, tục ngữ. Ở đây chúng tôi
chỉ nhấn mạnh về điểm: người Việt Nam có tài quan sát rất tinh vi để tả
lại sự vật đă quan sát một cách rất trung thành. Đây, ta xem họ quan sát
và tả con tôm (25).
Đầu như khóm trúc
Lưng uốn khúc rồng
Sinh th́ bạch
Tử th́ hồng
Xuân hạ thu đông
Bốn mùa có cả.
Nguồn: Vietnam
Review
|