Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
 
Dấu ấn sông rạch trong đời sống của người dân Nam bộ
 
Nam bộ được mệnh danh là xứ sở của những ḍng sông, nơi có khoảng 54.000 km chiều dài sông, rạch. Chính yếu tố sông rạch đă góp phần quan trọng vào cuộc sống của người dân nơi đây.
Trước tiên là việc xác định địa bàn cư trú. Trong quá tŕnh mở cơi vào phương Nam, các lưu dân đă nhận thấy tầm quan trọng của sông rạch trong việc ổn định cuộc sống của họ sau này. Việc chọn địa bàn cư trú ven sông rạch không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên mà đó là tất cả những kinh nghiệm thực tiễn từ việc tương tác với môi trường tự nhiên. Cư trú ven sông đă tạo thuận lợi cho việc di chuyển bằng đường thủy, phù sa sông rạch bồi đắp quanh năm thuận lợi cho việc dẫn thủy nhập điền, tưới tiêu ruộng đồng, hoa màu, nơi ở thoáng mát cùng bao tiện ích của cuộc sống sinh hoạt thường nhật như: tắm giặt, đánh bắt thủy hải sản, giao lưu trao đổi hàng hóa, bán buôn...
Mô h́nh nhà ở thường thấy nhất là trước sông sau ruộng. Loại h́nh cư trú này rất phổ biến ở Nam bộ. Dân cư sống tập trung nhau thành một dải dài theo ḍng chảy của con sông. Mỗi nhà cách nhau bằng một khoảnh đất trống, một bụi chuối, hay hàng cây nào đó. Nhà ở chính giữa, phía trước là một con lộ đất nhỏ rồi mới tới sông. Ở bến sông, người ta bắc một cây cầu ván gie ra mé sông để làm nơi giặt giũ, tắm gội, rửa chén bát cũng như mọi sinh hoạt khác cần đến nguồn nước. Có khi người ta chỉ để một hoặc hai thân cây dừa nằm lài từ trên bờ đến mé nước để làm cầu. Thân dừa đẽo thành bậc thang để không trợt té. Kế bên cầu thường là chỗ đậu ghe, xuồng để thuận tiện mỗi khi di chuyển. Có người cất một mái lá gie ra sông để ghe xuồng tránh nắng mưa. Dọc theo triền sông thường là những hàng cây so đũa, điên điển, bần, dừa...
Mô h́nh cư trú thứ hai thường thấy là cư trú ở vùng giáp nước. Nơi đây thường diễn ra các buổi họp chợ, buôn bán, trao đổi hàng hóa và cũng là một cái “chợ thông tin” cho mọi người. Giáp nước là nơi ghe xuồng ngược xuôi thường hay ghé lại nghỉ ngơi, vào hàng quán để ăn uống đợi con nước sau. Điều này rất thuận tiện cho họ, v́ cả hai chuyến đi về họ đều đi con nước xuôi, chèo chống đỡ mệt, khỏi phải tốn nhiều công sức. “Đi trên kinh rạch Nam Việt, gặp chỗ giáp nước th́ luôn luôn ta thấy một cái chợ hoặc lớn hoặc nhỏ, ít nhất cũng là một xóm có vài quán bán hàng, v́ chỗ giáp nước là chỗ đổi con nước; mười ghe th́ chín ghe đậu lại đợi con nước sau. Trong khi nghỉ, người ta lên bờ mua thức ăn, đồ dùng, uống trà, cà phê, thế là tự nhiên nổi lên cái chợ. Tóm lại, chỗ giáp nước cũng tựa như một nhà ga có chỗ tránh trên đường thủy vậy”.(1) Ngoài việc mở hàng quán bán đồ ăn, thức uống, những nhà cư trú nơi giáp nước cũng mở các cửa tiệm như: nhà may, sửa máy xuồng, máy ghe, vá soong, vá chảo, tiệm tạp hóa... Giáp nước là nơi làm ăn được, nên càng ngày người ta kéo đến ở càng đông, rồi cửa tiệm thi nhau mọc lên, tạo nên một “xóm chợ” đông đúc và vui nhộn. Lần lần h́nh thành nên những khu, những xóm dân cư sinh sống cùng một nghề, cùng chia sẻ những hoạn nạn, khó khăn, thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.
Mô h́nh nhà ở kế tiếp là trước đường sau sông. Đặc điểm cư trú này h́nh thành sau hai mô h́nh kia. Mô h́nh nhà ở này h́nh thành khi công cuộc khai phá đất hoang đă hoàn tất, cuộc sống xă hội phát triển, nhu cầu giao thương đă cao. Mô h́nh này thường tập trung ở nơi dân cư đông đúc, đường sá thuận tiện. Phía trước nhà là một con đường đất, hoặc đă được lót đan, có khi tráng xi măng. Đường tương đối lớn, đối diện bên kia đường thường là một dăy nhà, tạo nên thế đối diện và tâm điểm là con đường này. Phía sau nhà thường là con sông lớn, người ta cho bắc cầu để tiện việc sinh hoạt. Nhà kiểu này thường có đặc điểm trước là nền đất sau là nhà sàn. Phía nhà sàn này dùng cho sinh hoạt cá nhân của các thành viên trong gia đ́nh như: nấu bếp, đặt vài cái lu chứa nước, làm nhà tắm, nhà vệ sinh. Đôi khi người ta cất thêm một cái chái bên nhà để làm chỗ đậu ghe xuồng. Nhà ở kiểu này ngoài việc tiện cho cho việc sinh hoạt v́ ở gần nguồn nước c̣n được cái thuận lợi khác là được cả hai mặt tiền. Mặt trước, mặt sau đều có thể buôn bán được, hoặc có việc đi lại khi cần.
***
Điều dễ nhận thấy nhất là người Nam bộ rất thích ăn các loại thủy hải sản. Kinh rạch chằng chịt đă tạo cho vùng đất Nam bộ trở thành một vùng đa sinh thái rất giàu thủy hải sản: tôm, cua, rùa, rắn, nghêu, ṣ, ốc, hến, cá, lươn... Từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên này, người Nam bộ chế biến ra các món ăn khác nhau. Chế biến món ăn là một khâu vô cùng quan trọng trong đó, loại rau nào ăn với món ǵ, món ăn đó chấm với nước chấm nào... là một công thức đă được đúc kết qua kinh nghiệm bao đời. Qua ḍng thời gian, con người càng ngày càng phát kiến thêm nhiều cách kết hợp món ăn khác nhau đă làm cho kho tàng văn hóa ẩm thực của dân tộc không ngừng phong phú lên. Nguồn thủy hải sản dồi dào dường như bất tận giúp người Nam bộ chế biến ra nhiều món ăn vô cùng phong phú, như: canh chua cá kèo, tép đất luộc gói với lá tằm ruột, lươn um lá nhàu, ốc bươu luộc hèm, chuột đồng xào sả ớt... Đặc biệt, lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Nam bộ. Chỉ riêng mắm đă có một danh sách thực đơn dài đáng nể: mắm cá lóc, mắm cá sặc, mắm rươi, mắm c̣ng, mắm ba khía, mắm ruốc... và chỉ một món mắm với những cách ăn khác nhau: mắm sống, mắm kho, mắm chưng, lẩu mắm...
Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn c̣ng,
Về sông ăn cá, về đồng ăn cua.
Bắt cua làm mắm cho chua,
Gởi về quê nội khỏi mua tốn tiền.
                                     (Ca dao)
Tác giả sách Gia Định thành thông chí cũng đă từng đề cập đến thói quen ăn mắm của người Nam bộ như sau: “ Đất Gia Định (hiểu là cả Nam bộ) nhiều sông suối cù lao, nên 10 người đă có người quen việc chèo thuyền, bơi nước, ưa ăn mắm; có người trong 1 bữa ăn, ăn hết 2 ống mắm, độ hơn 20 cân, để làm tṛ vui trong khi đố cuộc nhau”.(2)
***
Cơ bản trang phục của người Nam bộ không mấy khác biệt so với các vùng khác trong cả nước. Nhưng do sống trong môi trường sông nước mà bà con đă có những lựa chọn trang phục để thích ứng với thiên nhiên ở đây. Áo bà ba và chiếc khăn rằn là trang phục tiêu biểu của cả nam lẫn nữ nông dân Nam bộ- những người gắn bó trực tiếp công việc của ḿnh với sông nước. Do người suốt ngày phải chèo ghe, bơi xuồng, lội đồng, tát mương, tát đ́a, cắm câu, giăng lưới... nên áo quần rất mau mục. Để thích ứng, bà con đă chọn những loại vải dày nhuộm đen để mặc được bền hơn. Chiếc áo bà ba với chiếc khăn rằn đă tỏ ra thích hợp với môi sinh: vừa bền vừa tiện lại thích hợp với điều kiện sông nước. Áo bà ba rất thuận tiện cho việc ra đồng: gọn, nhẹ, bền, có túi để đựng một vài vật dụng cần thiết. C̣n chiếc khăn rằn th́ có thể dùng để lau mồ hôi, quấn cổ và có thể dùng quấn ngang người để thay quần.
Cư dân ở Nam bộ thời khẩn hoang đă dùng ghe xuồng để làm phương tiện đi lại. Thật ra, giao thông đường thủy là phương tiện đi lại đă có từ lâu đời của người Việt Nam. Nhưng do ở Nam bộ có nhiều sông, rạch nên loại h́nh này phát triển rất đa dạng và phong phú. Tác giả sách Gia Định thành thông chí cho ta biết rằng: “Ở Gia- định chỗ nào cũng có ghe thuyền, hoặc dùng thuyền làm nhà ở hoặc để đi chợ, hay để đi thăm người thân thích, hoặc chở gạo củi đi buôn bán, rất tiện lợi, mà ghe thuyền chật sông ngày đêm qua lại,...” (3)
Khoảng cuối thế kỷ thứ 17, những lưu dân từ miền Trung, miền Bắc đă lợi dụng sức gió mà xuôi thuyền vào phương Nam bằng loại ghe bầu. Nhưng đến địa h́nh sông nước của Nam bộ th́ loại ghe này tỏ ra không phù hợp. V́ vậy, những lưu dân sáng tạo ra nhiều loại ghe xuồng mới, phù hợp với địa h́nh sông nước của vùng Nam bộ hơn. Ghe xuồng ở Nam bộ phát triển nhiều kiểu đa dạng, phong phú. Từ những chiếc ghe, xuồng bơi, chèo, chống, luồn lách trong kinh, rạch nhỏ đến những chiếc ghe, tàu vài chục tấn, vài trăm tấn bằng động cơ máy nổ được sử dụng đan xen với nhau tạo nên nét đặc trưng riêng của vùng sông nước phương Nam này.
Ghe ai đỏ mũi, trản lườn
Phải ghe Gia Định xuống vườn thăm em?
                                 (Ca dao)
Ghe xuồng không chỉ phục vụ việc đi lại và chuyên chở của con người c̣n là phương tiện đánh bắt thủy hải sản. Cư dân Nam bộ có tập quán sống ven sông rạch, có nguồn cá tôm rất dồi dào và phong phú, nên người ta dùng chiếc ghe, chiếc xuồng của ḿnh để đánh bắt cá tôm: câu tôm, câu cá, giăng lưới, cất vó, đặt lọp, xây ṇ, đóng đáy cọc, chài lưới, thả câu... Chiếc xuồng, chiếc ghe, con đ̣ c̣n phục vụ cho việc buôn bán rồi kết thành điểm chợ buôn bán, trao đổi hàng hóa trên sông, h́nh thành nên các khu chợ nổi hội tụ đủ các loại người tứ xứ đến buôn bán, làm ăn. Từ những người dân b́nh thường đến những kẻ tứ cố vô thân, rời bỏ quê hương tha phương kiếm sống, với một chiếc ghe chất đầy hàng hóa, nay họ ở chỗ này, mai chỗ khác, len lỏi vào tận những con kinh, con rạch, những đường nước hẹp đem hàng hóa phục vụ đến tận nhà...
***
Người Nam bộ đă sáng tạo ra vô số từ ngữ có liên quan đến sông nước như: sông, ng̣i, mương, máng, lạch, kinh, ao, hồ, rạch, xẻo, ngọn, rọc, dớn, láng, lung, bưng, biền, đưng, đầm, đ́a, trấp vũng, trũng, tắc, gành, xáng, doi, vịnh, bàu... rồi các từ miêu tả sự vận động của ḍng nước: nước lớn, nước ṛng, nước rong, nước kém, nước trồi, nước sụt, nước dềnh, nước giựt, nước ḅ, nước chảy, nước đứng, nước nằm, nước chừng, nước nhửng, nước ương, nước chết, nước sát, nước rặc, nước cường, nước ghẻ, nước nhảy, nước thả, nước ngược, nước trốt, nước xuôi, nước rằm...
Nước rằm chảy thấu Nam Vang
Mù u chín rụng sao chàng biệt ly.
                                  (Ca dao)
Trong giao tiếp hàng ngày, người Nam bộ cũng dùng những từ ngữ đầy ấn tượng về văn hóa sông nước, như: ch́m xuồng, câu tôm, ṃ tôm, vác cần tôm, quá giang, lặn lội, lội bộ, lội, tắm nắng...
Sông nước Nam bộ mênh mông, chằng chịt c̣n để lại một dấu ấn mạnh mẽ trong nghệ thuật ngữ văn dân gian, mà tiêu biểu là trong ca dao, dân ca, ḥ, vè...
Ngày xưa, trên các ḍng sông, kinh rạch ở Nam bộ, đêm đêm vẳng lên tiếng ḥ man mác của những người chèo ghe, những khách thương hồ, những cô gái chở hàng bông đi chợ, những anh chàng giăng câu, thả lưới. Môi trường sông nước cũng chính là nơi giao lưu, gặp gỡ, trao đổi, ướm hỏi, tỏ t́nh:
Sông sâu sóng bủa láng c̣
Thương em v́ bởi câu ḥ có duyên.
                                    (Ca dao)
“H́nh ảnh sông nước là cái khung làm tôn thêm vẻ đẹp cho những bức tranh về hạnh phúc lứa đôi, làm nhân chứng cho các cuộc thề bồi hẹn ước, đóng vai tṛ “gạch nối” giữa những mối t́nh. Sông nước cũng là nơi chứng kiến những biệt ly đổ vỡ, những đợi chờ thất vọng, những đổi thay giữa bến và thuyền.
Mồ cha đứa đốn cây bần,
Không cho ghe cá đậu gần ghe tôm”. (4)
Hay cụ thể hơn:
Ghe lui khỏi bến c̣n dầm,
Người thương đâu vắng chỗ nằm c̣n đây?
                                   (Ca dao)
Sông rạch ở Nam bộ đă có những mặt tích cực đáng kể đối với cuộc sống của người dân nơi đây. Và chính sông rạch đă đóng một vai tṛ vô cùng quan trọng h́nh thành nên tính cách, lối sống, quan niệm, tập quán... của con người Nam bộ.
TRẦN PHỎNG DIỀU
---------------------
(1) Nguyễn Hiến Lê: Bảy ngày trong Đồng tháp mười. NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội- 2002. Tr. 34.
(2) Trịnh Hoài Đức: Gia Định thành thông chí, tập hạ. Bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo. Nha Văn Hóa- Phủ- Quốc- Vụ- Khanh- Đặc- Trách Văn- Hóa xuất bản, Sài G̣n - 1972. Tr. 14.
(3) Trịnh Hoài Đức: Sđd. Tr.15.
(4) Thạch Phương- Hồ Lê- Huỳnh Lứa- Nguyễn Quang Vinh: Văn hóa dân gian người Việt ở Nam Bộ. NXBKHXH, Hà Nội- 1992. Tr. 64-65.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18