|
Ông lăo cổ vật” bên bờ
sông Hồng
Hơn chục năm nay, người dân Xóm Chùa, Kim Lan vẫn thấy ông lăo Nguyễn Việt
Hồng cặm cụi bên băi Hàm Rồng, nhặt từng mảnh gốm, sành lở ra ở bờ sông,
mang về chất đầy nhà. Chỉ khi Viện Khảo cổ học Việt Nam và Viện Bảo tàng
lịch sử về khai quật và Nhà nước công nhận đây là Di chỉ quốc gia, dân ở
đây mới hiểu hết giá trị công việc mà “ông già rỗi hơi” đă âm thầm làm.
Khi chúng tôi t́m đến căn nhà của ông Hồng th́ cũng là lúc hai ông bà đang
cho ra ḷ những mẻ gốm cuối cùng. Ngôi nhà 5 gian hai chái cũ kỹ nằm chênh
vênh sát bên bờ sông Hồng, trước cửa là cái sân lát gạch Bát Tràng nâu đỏ
đă được phơi kín các loại b́nh gốm, bát, đĩa bằng sành, sứ... Năm nay, ông
Hồng đă bước sang tuổi 71, nhưng trông ông vẫn nhanh nhẹn lạ thường.
Ông Hồng tất tả dẫn chúng tôi ra bờ sông Hồng... Bến đ̣ Kim Thượng luôn
tấp nập người qua lại. Sông Hồng mùa này nước cạn. Bên kia là băi ngô ngút
ngàn của đất Lĩnh Nam, được phù sa bồi đắp. Bên này là băi Hàm Rồng đang
ngày ngày ngậm ngùi cắt từng thớ thịt. “Trời đôi lúc chẳng công bằng, giá
mà bên này được bồi, th́ bao nhiêu di chỉ quư của đất Kim Lan đă không bị
cuốn đi theo ḍng nước...”.
Ông Hồng hănh diện khoe với chúng tôi: “Bây giờ tôi đang sở hữu cả vài hũ
tiền Khai nguyên thông bảo, Hoàng tống thông bảo, Thiên phúc chân bảo...
Có trong tay hàng ngh́n di chỉ gốm, sành thuộc các niên đại thế kỷ XI –
thế kỷ XVII. Tất cả đều được tôi nhặt nhạnh từ bên bờ sông Hồng đấy...”.
Ông c̣n cho chúng tôi xem cái “bảo tàng cổ vật mini” của ḿnh ở trong gian
buồng nhỏ nhắn. Nó chỉ chừng chục mét vuông nhưng đă được xếp chật kín các
loại đồ gốm cổ của các đời vua. Ông giải thích với chúng tôi cặn kẽ về
từng nhóm một: Từ đồ gốm thời Đường thế kỷ VIII–IX, thời Trần thế kỷ XIV
cho đến các loại đồ gốm thời Lê, Mạc thế kỷ XVI...
Ông Hồng đến với cổ vật, và quyết định đi kiếm t́m, thu thập cổ vật cũng
thật bất ngờ và t́nh cờ. Điều đặc biệt ở đây là ông Hồng chỉ coi đó như
một thú chơi, một niềm vui, đam mê nho nhỏ của tuổi già. Vui v́ với ông:
“Đi sưu tầm “lịch sử” của làng của nước, để từ đó có thể t́m hiểu rơ hơn
“nội lực” của làng Kim Lan xưa”. Nhà ông nằm ngay sát con sông Hồng đỏ
nặng phù sa. Khúc sông Hồng chảy qua nhà ông nằm uốn lượn, bao bọc lấy
làng Xươn (nay là làng Kim Lan), cũng khúc sông này đă chứng kiến những
bước thăng trầm lịch sử của làng ông.
Sự nghiệp “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” của ông Nguyễn Việt Hồng bắt
đầu vào đầu năm 1996. Hôm đó, ông với bà đang ở trong ḷ gốm, nghe mấy đứa
cháu nhỏ kháo nhau chuyện lũ trẻ con đầu xóm trong lúc tắm, nô đùa ở dưới
sông đă nhặt được một hũ tiền xu bằng đồng ở gần bờ sông. Nhưng mà chúng
đă chia nhau để đổi kẹo kéo rồi. Thế là ông hớt hơ hớt hải bỏ cả mẻ gốm
đang ra ḷ để đuổi theo bà bán đồng nát với hy vọng có thể chuộc lại số
tiền bằng đồng đó. Sau khi năn nỉ bà đồng nát để chuộc lại cả một hũ tiền,
ông khệ nệ bê hũ tiền xu nặng đến gần 20 kg, dừng lại ở ngă ba đầu làng,
đặt hũ tiền xu xuống mân mê, nh́n những đồng xu đă han gỉ, ông hiểu ngay
đây là những đồng tiền có niên đại hàng ngh́n, hàng vạn năm rất quư giá.
Ông mừng quá cười ra nước mắt bỏ lại đằng sau những ánh mắt nh́n lạ lẫm
của người dân làng ông, họ tưởng ông già này đă lẩm cẩm rồi....
Từ đó ông dặn bọn trẻ con trong làng hễ cứ nhặt được bất kỳ những mảnh gốm
sứ hay tiền xu nào về đổi cho ông rồi ông cho tiền chúng nó mua kẹo kéo.
Ông giải thích cho bọn trẻ hiểu giá trị sâu kín của những mảnh vỡ vô hồn
kia. Những hôm rỗi răi, ông theo chân lũ trẻ ra bờ sông t́m kiếm. Vậy là
một “đoàn khảo cổ” của làng Kim Lan đă được thành lập, dẫn đầu là ông già
đầu tóc bạc phơ và theo sau là một lũ nhóc nhí nhố.
Vốn chữ Hán ít ỏi và kinh nghiệm mấy chục năm làm đồ gốm cũng đủ cho ông
hiểu đây là những di chỉ quư, nhặt về xếp ở góc nhà, coi như một thú vui.
Nhưng lần này, ông hiểu không thể để những di vật ấy tiếp tục lở ra và
trôi đi được, bởi chúng có ư nghĩa rất lớn không chỉ với đất Kim Lan quê
ông mà c̣n cả với Thăng Long, với quốc gia nữa.
Với sự hiểu biết về lịch sử của đất nước cùng như sự am hiểu về những giá
trị của những mảnh cổ vật, chúng tôi đă bị hút hồn khi nghe ông nói vanh
vách về chuyện lịch sử, chuyện đời... Cứ nghe ông say sưa giảng giải về
lịch sử và những giá trị của các di chỉ, cổ vật mới thấy hết được tấm ḷng
yêu mến của ông đối với những mảnh cổ vật, những đồng tiền xu... tưởng như
vô giá trị kia như thế nào.
Ông nói: “Trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của ḿnh, đă có nhiều
nền văn hóa của các dân tộc phát triển trên đất Việt; trong đó, riêng thời
đại kim khí ở Việt Nam đă có 3 nền văn hóa: văn hóa Đông Sơn ở phía Bắc,
văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa Đồng Nai ở phía Nam. Sau đó, trong
giai đoạn đầu Công nguyên lại có 3 nền văn hóa kế tục phát triển trên 3
miền đất nước. Đó là văn hóa chống xâm lược phương Bắc ở lưu vực sông Hồng,
sông Mă, văn hóa Chămpa ở Trung Bộ và văn hóa Óc Eo, hậu Óc Eo ở các tỉnh
phía Nam.
Giai đoạn quân chủ phong kiến độc lập từ thế kỷ X đến thế kỷ XX lại có nền
văn hóa Đại Việt với các Vương triều: Ngô - Đinh, Tiền Lê, Lư, Trần, Hậu
Lê, Mạc, Lê trung hưng, Tây Sơn và văn hóa Đại Nam của triều Nguyễn. Văn
hóa Đông Sơn là văn hóa thời kim khí của người Việt phát triển ở Bắc Bộ và
Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên sự phân bố văn hóa này có thể
bao trùm cả vùng Đông Nam Á và Nam Trung Quốc. Đây là nền văn hóa cùng
thời nhưng khác biệt với văn hóa Thương Chu ở Trung Quốc cũng như văn hóa
Vệđà ở Ấn Độ. Cổ vật văn hóa Đông Sơn thường được biết đến là đồ đồng và
đồ gốm, trong đó nổi tiếng là những chiếc trống đồng loại I và các loại
dao găm đồng...”.
Những cổ vật mà ông đă và đang sở hữu trong tay, vô cùng quư giá. V́ vậy,
công việc ông đi t́m những mảnh cổ vật kia là ông đi t́m lại lịch sử của
đất nước, của dân tộc ḿnh. Ông kể đă có mấy đoàn khách nước ngoài đến đây
ngỏ ư muốn mua lại các cổ vật của ông, và họ trả ông cái giá rất cao mà cả
đời ông cũng không mơ nổi. Nhưng ông đă từ trối thẳng thừng, nhất định
không bán chác ǵ cả...
Bên cạnh việc đi t́m câu trả lời cho những mảnh gốm, ông Nguyễn Việt Hồng
c̣n muốn làm sáng tỏ phần lịch sử làng bị thời gian che phủ. Làng Kim Lan
có tự bao giờ, tên làng từ đâu mà ra và mang ư nghĩa hay không? Làng Kim
Lan có một đ́nh và bốn miếu, vậy đ́nh và miếu đó thờ những ai và những vị
đó có công ǵ với làng, với nước? Tổ tiên của làng đă tồn tại và phát
triển như thế nào trong ḍng chảy của lịch sử dân tộc?
Những câu hỏi đó luôn đau đáu trong ông, nhưng đâu thể trả lời ngay trong
ngày một ngày hai. Vậy là ông tự học chữ Hán, t́m sách sử để mở rộng hiểu
biết, rồi không ngại khó đi t́m các văn bia, văn bản, đồ vật trong đ́nh
chùa, miếu mạo để nghiên cứu. Ông say sưa kể với chúng tôi về những di vật
cổ mà ông t́m thấy như bản ngọc phả của làng do Nguyễn Bính, Đại học sĩ
Viện Đông các hàn lâm soạn năm 1472, bản chép sự tích thôn Kim Lan, sở,
tháp nhiều tầng bốn mặt gắn tượng Phật như tháp ở chùa Phật tích Bắc Ninh,
phù hương Long Mă (lư hương có h́nh thân rồng, đầu ngựa) chưa t́m thấy cái
thứ hai ở Việt Nam... cùng lượng tiền cổ thuộc nhiều niên đại.
Nhờ có những di vật quư, ông đă “t́m lại cội nguồn của làng” đă lần lượt
trả lời những băn khoăn của bản thân. Theo bản Ngọc phả, làng Kim Lan ít
nhất có từ thế kỷ thứ IX. Đ́nh miếu Kim Lan thờ Đại vương Cao Biền, Trạc
Linh, Trử Việt và Thành hoàng Thạch Việt cùng phu nhân Trần Khát Ḥa
Phương Dung. Tổ tiên của người Kim Lan chủ yếu sinh sống bằng nghề sản
xuất sành gốm sứ và đất nung.
Ông già yêu quê hương đă làm việc đó một cách vô tư, không đ̣i hỏi bất kỳ
sự đăi ngộ nào và cho đến nay vẫn chưa nhận được một chứng nhận nào cho
những đóng góp của ḿnh.
Theo CAND
|