|
-
- T́m hiểu về dân ca Quan họ
- (Trích từ: yeuamnhac.com)
-
- Giá trị nội dung tư tuởng của sinh hoạt văn hóa Quan họ
-
- Khi quan niệm Quan họ là một h́nh thái sinh hoạt văn hóa dân
gian, một tổng thể do nhiều yếu tố văn hóa nghệ thuật hợp thành,
trong đó, nổi bật là giá trị của nghệ thuật ca hát Quan họ, th́ giá
trị nội dung tư tưởng của Quan họ bao hàm nhiều ư nghĩa phong phú,
sâu, rộng hơn.
-
- Quan họ là một tổng thể hợp thành từ nhiều yếu tố văn hóa hóa
nghệ thuật dân gian xứ Bắc (tên gọi theo sự phân vùng văn hóa dân
gian, chỉ vùng đất phía Bắc Thăng Long, sông Hồng, chủ yếu là đất
Bắc Ninh ngày nay), trong một quá tŕnh lịch sử lâu dài, có nhiều
tầng, nhiều lớp trong một chỉnh thể văn hóa; gắn bó với văn hóa, văn
minh làng xă, thu hút và biểu hiện những ước mơ tập hợp và hành động
chung cho những nguyện vọng, những khao khát của con người xứ Bắc
nhiều đời, đối với quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người
trên b́nh diện văn hóa - xă hội.
-
- Theo chiều dài lịch sử, quan họ đă sáng tạo, dung nạp, chuyển
hóa, sinh thành, đào thải... để thích nghi, đáp ứng những nhu cầu về
văn hóa, nghệ thuật, những nguyện vọng về cuộc sống của cộng đồng
người sáng tạo, nuôi dưỡng, giữ ǵn, phát triển Quan họ, trong mọi
chặng đường lịch sử, nên giá trị nội dung bản chất của quan họ giàu
có, phức tạp, đa diện. Đến với ngày hội có hàng trăm nhóm quan họ
nam nữ tươi vui, mời chào, ca hát hoặc đến với một canh hát do quan
họ gái, trai mời nhau đến nhà ca một canh "mừng xuân, mừng hội, vui
bàu, vui bạn..." ta có thể thấy ở đây sự phô diễn dồn nén, tích tụ,
sinh động những giá trị của văn hóa quan họ: người đẹp, trang phục
đẹp, cử chỉ đẹp, ngôn ngữ đẹp, tiếng nói, tiếng cười, miếng trầu,
chén nước... đều có chuẩn mực văn hóa, thắm đượm t́nh người, nghĩa
nặng, ân sâu. Tiếng hát quyện ḥa thơ nhạc, bổng trầm, non nỉ, thiết
tha, âm vang, đối đáp, bay lượn, quấn quưt trong một tổng thể vẻ đẹp
ấy từ chập tối đến tàn canh đă đưa mọi người vào một thế giới của
t́nh bạn, t́nh yêu, t́nh người "sum họp trúc mai", "bốn bể giao t́nh",
thế giới lung linh, say đắm của sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật,
thật sự mang lại những khoảnh khắc hạnh phúc cho con người. Cho nên,
đến với Quan họ là đến với sự liên kết con người bằng sợi dây ân
nghĩa, yêu thương, của t́nh bạn trọn đời, t́nh bạn truyền đời, t́nh
yêu nam nữ mang màu sắc lư tưởng kiểu Quan họ, như phong tục, lề lối
Quan họ đă ước định. Con người có thêm sức mạnh, niềm tin yêu để
chống lại sự cô đơn, sự bất lực trước một xă hội c̣n nhiều bất công,
áp bức đè nặng nhiều thế kỷ.
-
- Sự phân biệt đẳng cấp, phân biệt thân phận, nhất là trong xă hội
xưa, là nỗi đau tinh thần của nhiều người. Đến với Quan họ là đến
với mối quan hệ tôn lẫn kính chung, sự b́nh đẳng giữa con người với
con người: giữa nam và nữ, giữa các thân phận rất khác nhau trong
đời thường. Không ở đâu trong xă hội cũ con người lại được sống
trong mối quan hệ "người với người là bạn" như trong sinh hoạt văn
hóa quan họ.
-
- Trước vũ trụ bao la, huyền bí, đi trong cuộc đời xưa nhiều rủi
hơn may, người Quan họ đă lấy tiếng hát Quan họ làm nhịp cầu đến với
thế giới thần linh để cầu mưa, cầu phúc, cầu duyên, cầu lộc, giải
hạn... hy vọng vượt qua được mọi thác ghềnh, hy vọng tấm ḷng thành
kính và tiếng hát diệu kỳ kia sẽ xua đi mọi tai ương, bất hạnh, mang
lại niềm tin cho cuộc sống. Tiếng hát Quan họ đă trở thành người bạn
đồng hành mang đến sự che chở, an ủi vĩnh hằng trước mọi đe dọa của
thế giới siêu nhiên.
-
- Đến với sinh hoạt văn hóa Quan họ, bằng những phong tục, lề lối
ước định của ḿnh người Quan họ đă h́nh thành những quan niệm đạo
đức, những hành vi và t́nh cảm đạo đức bắt nguồn từ những lẽ phải có
cội rễ sâu xa trong truyền thống văn hóa dân gian đối với quan hệ
bạn bè, quan hệ yêu đương nam nữ, quan hệ vợ chồng, t́nh làng, nghĩa
xóm, quan hệ lớp người trước với lớp người sau, lớp già lớp trẻ...
dựa trên nghĩa nặng, ân sâu, tôn lẫn kính chung, trước sau đùm bọc,
thủy chung v.v...
-
- Đến với sinh hoạt văn hóa quan họ cũng là đến với quyền được
sáng tạo, diễn xướng, thưởng thức những giá trị văn hóa, nghệ thuật
của chính ḿnh, của những tri âm, tri kỷ, của cộng đồng người gắn
bó, ḥa hợp với ḿnh, trong sự tự do và chân thật. Bằng sáng tạo văn
hóa, nghệ thuật, người quan họ có thể nói với chính ḿnh, với bàu
bạn, với con người về những ước mơ, khát vọng, buồn, thương, yêu,
ghét..., về những điều cuộc đời nên có và phải có... vừa để tự giải
phóng tinh thần cho mỗi cá thể vừa để gắn bó có ích và tốt đẹp đối
với cuộc đời.
-
- Tóm lại, với sinh hoạt văn hóa quan họ, trong hoạt động văn hóa,
nghệ thuật nhiều đời, người xứ Bắc đă suy ngẫm, sáng tạo và thực
hiện không mệt mỏi, công phu, đầy tài năng những bước tiến hướng tới
một cuộc sống làm cho con người ngày một được tôn trọng hơn, ngày
một hạnh phúc hơn, được cống hiến và hưởng thụ nhiều hơn trong đời
sống tinh thần thiêng liêng của con người.
-
- 2.Giá trị tư tưởng nghệ thuật của lời ca quan họ
-
- Đôi nét về văn bản lời ca
-
- Cho đến nay, chưa có con số chính thức cuối cùng về số bản lời
ca quan họ. Theo con số đi sưu tầm, ghi chép được của Đoàn dân ca
quan họ th́ có gần 250 bài bản lời ca. Có tài liệu nói có 500 bản
lời ca.
-
- Nếu tính theo số bài bản về bài hát (ca khúc và lời) th́ có trên
dưới 200 bản, và nếu mỗi bài ca đều có 2 lời th́ ta có trên dưới 400
bài lời ca. Lời ca cho một bài nào đấy, nh́n chung thống nhất trong
cả vùng, nhưng cũng có những dị bản, và nhất là khác đi một số từ
ngữ nào đấy. Trong trường hợp có những chữ khác nhau trong lời ca,
cũng như khác nhau về giai điệu bài ca (chi tiết nào đấy) cũng
thường gây nên tranh căi nhiều khi gay gắt trong giới quan họ mà
không phải bao giờ cũng tiến tới thống nhất được. Nhưng, như một
thói quen trong nếp nghĩ và nhiều khi kiên định giữ nếp nghĩ này:
"ông bà, bố mẹ, anh chị làng tôi ca thế, chúng tôi cũng ca thế".
-
- Ví dụ có làng hát:
-
- Rủ nhau đi gánh nước thuyền
- Đứt quang vỡ sải nước liền xuống sông
-
- Nhưng làng khác nhất định hát :
-
- Rủ nhau đi gánh nước thuyền
- Đứt quang vỡ sải nước liền xuôi đông
-
- Có một ví dụ nữa, các cụ hát:
-
- Đêm qua gió mát giăng thanh
- Bỗng đâu thấy khách bên thành sang chơi
-
- Câu ca này gần như câu thơ trong Truyện Kiều :
-
- Lần thâu gió mát trăng thanh
- Bỗng đâu thấy khách biên đ́nh sang chơi
-
- Thấy sự khác nhau ấy đừng vội níu kéo lời hát kia trở về nguyên
văn lời thơ Truyện Kiều, v́, sự sửa chữa một số chữ là có dụng ư hợp
cảnh, hợp t́nh, hợp người... mà nhiều khi ta chưa hiểu được.
-
- Quan họ có hệ thống lời ca riêng, đạt tới một tŕnh độ riêng,
đáp ứng những nhu cầu văn hóa, nghệ thuật có nhiều nét riêng của
sinh hoạt văn hóa quan họ. Nhưng cũng như âm nhạc quan họ, lời ca
quan họ đă du nhập, thu hút tinh hoa của kho tàng thơ ca dân gian,
dân tộc như: ca dao,tục ngữ, hệ thống truyện thơ nôm, lời ca của hát
chèo, tuồng, ả đào, ví, trống quân, vv... Chính v́ vậy, khi t́m hiều
lời ca quan họ cũng cần có những tri thức về thơ ca dân gian, dân
tộc để nhiều khi phải so sánh, đối chiếu, liên tưởng... mới hiểu
đúng hoặc hiểu sâu một từ ngữ, một h́nh ảnh, h́nh tượng... một lời
ca.
-
- Khi chúng ta có một hệ thống lời ca, am hiểu đặc điểm ra đời và
lưu hành hệ thống lời ca đó, có tri thức về thơ ca dân gian, dân
tộc, hiểu và vận dụng được các phương pháp t́m hiểu, thưởng thức thơ
ca; đặt lời ca gắn liền với âm nhạc và hoạt động ca hát quan họ...
chúng ta có thể hiểu được những giá trị nhiều mặt của hệ thống lời
ca quan họ.
-
- 3.Giá trị tư tưởng của lời ca Quan họ
-
- Nội dung tổng quát của hệ thống lời ca quan họ là sự mơ ước,
khát khao về hạnh phúc của cuộc sống; trong đó, người với người sống
trong thương yêu, người cùng thiên nhiên sống trong sự ḥa hợp gắn
bó, là hạt nhân cơ bản của hạnh phúc.
-
- Sự mơ ước, khát khao đó được biểu hiện trong những lời ca khi
chúc mừng, khi cầu xin... trong hát nghi lễ (hát lễ thờ, hát mừng
chạ, hát cầu đảo...), khi thiết tha, đằm thắm, say mê hát về t́nh
yêu nam nữ, về t́nh bạn trọn đời, t́nh bạn truyền đời... của Quan
họ.
-
- Khao khát thương yêu và được thương yêu
-
- Trong lời ca quan họ cần lưu ư: người ta ít khi dùng chữ yêu mà
hầu hết dùng chữ thương; ít khi xưng hô, gọi nhau bằng những chữ
chàng, nàng, ḿnh, ta, anh, em... mà hay dùng chữ người, ngay cả
trong những bài bộc lộ sâu sắc những t́nh cảm của t́nh yêu nam nữ.
-
- Về chữ thương và chữ yêu, trong khẩu ngữ dân gian xưa, cũng ít
khi dùng chữ yêu nói về t́nh yêu nam nữ. Cho đến đầu thế kỷ XX, khi
đi đến nhà gái dạm hỏi, bà mối hoặc ông mối cũng thường nói: "Hai
cháu đă thương nhau...", hoặc "hai cụ đă thương đến các cháu...",
hoặc "đă thương th́ thương cho chót...". Cha mẹ căn dặn những vợ
chồng mới cưới cũng thường nói: "các con đă thương nhau th́ phải giữ
cho đến đầu bạc răng long, măn chiều, xế bóng...". ít khi người ta
dùng chữ yêu để chỉ t́nh yêu nam nữ. Mấy chục năm gần đây, chữ yêu
thay thế dần chữ thương và gần như chữ chính khi nói đến t́nh yêu
nam nữ, gần như chuyển hẳn để biểu hiện một khía cạnh nào đó của
t́nh yêu nam nữ mà thôi.
-
- Về chữ Người trong lời ca Quan họ: "Người ơi, Người ở đừng về",
"Người về để nhện giăng mùng", "... Người ra đứng mũi, tôi ra chịu
sào..." "kẻ bắc, người nam..." khiến ta liên tưởng đến chữ Người
trong các câu thơ Truyện Kiều:
-
- ...Người đâu gặp gỡ làm chi...
- ...Người mà đến thế th́ thôi...
-
- Chữ "người" chứa đọng những t́nh cảm đậm đà, sâu sắc, tinh tế,
trong mối quan hệ giữa người với người của một thời, không hoàn toàn
giống nghĩa bao hàm của chữ người dùng trong ngôn ngữ thơ ca hiện
nay.
-
- Khi đă được nghe trọn vẹn nhiều canh hát Quan họ với hàng trăm
bài ca nối tiếp nhau từ đầu đến cuối, đối đáp nam nữ, tiếng bổng,
tiếng trầm, thanh trong, thanh đục... rồi suy ngẫm trước hệ thống
lời ca quan họ, nhiều người cảm thấy ngay từ canh hát đầu tiên, sau
đó ngày càng lắng đọng, ghi sâu trong tiềm thức, trong xúc cảm của
ta về sự khao khát yêu thương và được yêu thương giữa con người với
con người.
-
- Mở đầu canh hát người quan họ đă biểu lộ ngay nỗi vui mừng vừa
trân trọng, vừa thân thiết trước cảnh "sum họp trúc mai", "tứ hải
giao t́nh", "bốn bể giao hoà...", với ư nghĩa "t́nh chung một khắc,
nghĩa dài trăm năm", "càng sâu nghĩa bể càng dài t́nh sông"...
-
- Một canh hát quan họ, trước hết, là sự sum vầy bàu bạn trong
t́nh sâu, nghĩa nặng, là sự thực hiện một khát khao gặp mặt, giao
hoà, sau nhiều ngày đêm khắc khoải, chờ mong tơ tưởng:
-
- ...Ngày th́ luống những âm thầm
- Đêm nằm ít cũng tám, chín, mười lần chiêm bao...
-
- (Giọng La rằng)
-
- Thế rồi canh hát cứ tiếp diễn, tiến triển cùng với sự thôi thúc,
đan xen của hai t́nh cảm mănh liệt nhất của tuổi trẻ là t́nh yêu nam
nữ và t́nh bạn thần tiên (chữ của Huy Cận, trong bài thơ "Với người
Quan họ"). Người ta hát với nhau về ân sâu, nghĩa nặng, v́ chỉ có ân
sâu, nghĩa nặng, chỉ có t́nh gắn liền với nghĩa, với ân th́ thương
yêu kia mới thật, mới sâu, mới bền, mới chung thuỷ:
-
- ... Nghĩa người tôi bắc lên cần
- Tạc lên bia đá, để bên dạ vàng...
- ... Đem vàng mà bắc lên cân
- Bên vàng nặng chín, bên ân nặng mười
-
- Canh hát càng về khuya th́ tiếng hát quan họ càng bổng, trầm,
non nỉ, t́nh người quan họ càng nồng đượm, thiết tha.
-
- ...Dây nào xe bốn chúng tôi
- Se chín lần kép, se mười lần đơn...
-
- Có những bài hát cứ láy đi láy lại 3, 4, lần
bằng một âm hưởng xoáy sâu vào ḷng người:
-
- ...Nay tôi tưởng đến người, mai tôi nhớ đến đôi
ba người t́nh duyên...
- ... ơ này anh Hai ơi! ơ này anh Ba ơi! Cái chút
t́nh sâu, trăm em xin đợi, ngh́n em xin chờ, chờ từ đây...
-
- ... Sông sâu nước chảy đá ṃn
- T́nh thâm mong trả, nghĩa c̣n đấy đây
- Mong cho sum họp những ngày...
-
- Người quan họ nh́n nhau bằng một tấm ḷng trân trọng lẫn nhau,
trân trọng con người, nền tảng của t́nh yêu, t́nh bạn, nên họ phát
hiện tinh tế những vẻ đẹp tâm hồn và h́nh thể của nhau. Sự phát hiện
ấy lại được hát lên cho nhau, v́ nhau, nên tiếng hát kia càng thấm
sâu vào xúc cảm người hát, người nghe:
-
- ... Trúc xinh, trúc mọc đầu đ́nh
- Anh Hai xinh, anh Hai đứng một ḿnh cũng xinh
- Trúc xinh, trúc mọc bờ ao
- Anh Ba xinh, anh Ba đứng nơi nào cũng xinh
- Trúc xinh, trúc mọc đầu chùa
- Không yêu em lấy đạo bùa cho phải yêu
-
- Cây trúc, trong văn chương bác học cũng thường gặp, thường là
biểu tượng cho một nhân cách đă đến đỉnh, một bản lĩnh sinh sôi, nảy
nở vừa mềm mại, uốn lượn từ trong kẽ đá nhô ra, vừa cứng rắn thách
thức cùng băo giông, mưa, tuyết... Anh Hai, anh Ba, anh Tư, chị Hai,
chị Ba, chị Tư... cũng mang vẻ đẹp vẹn toàn ấy, hơn cả vẻ đẹp vẹn
toàn ấy, nên "đứng một ḿnh", "đứng nơi nào" cũng xinh. Cho nên
"không yêu em (tôi) lấy đạo bùa cho phải yêu". Câu kết bài ca bộc lộ
rơ ràng cũng một bản lĩnh xứng đôi với bản lĩnh, cốt cách của trúc
và với một t́nh cảm mănh liệt về sự thương yêu và được yêu.
-
- Canh hát càng về khuya, càng nhiều những bài hát như vậy được
hát với t́nh cảm "như tỉnh như mê", "như là chiêm bao"..
-
- Người quan họ ước mơ sự hoà hợp, gắn bó sắt son, chung thuỷ.
Nâng chén rượu xuân mời bạn khi gần tàn canh hát, trước lúc chia
tay, người Quan họ hát:
-
- ... Tay nâng đĩa muối đĩa gừng
- Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau
-
- Một sự thuỷ chung kể cả vàng cũng không đổi được:
-
- ... Dù ai cho bạc, cho vàng
- Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay
- Dù ai trao nhẫn lồng tay,
- Chẳng bằng trông thấy mặt ngay bây giờ
- Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
- Nghĩa người đi gió về mưa xót thầm
- Rơ ràng đôi chữ đồng tâm
-
- Khi đă tàn canh hát, theo phong tục Quan họ, không thể không
chia tay trước khi trời sáng hoặc khi mặt trời đă xế về tây (trong
hát ngày hội), người Quan họ hát với nhau những bài hát giă bạn với
tất cả nỗi niềm quyến luyến, nuối tiếc sự "sum họp trúc mai", "loan
phương sánh bầy", "rồng được gặp mây" mà "trăm năm mới có một ngày":
-
- ...Người về em vẫn khóc thầm
- Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa
- Người ơi! Người ở đừng về!...
-
- "Người ơi! Người ở đừng về" ngày nay đă trở thành lời níu kéo
nặng t́nh, nặng nghĩa... trong bao cuộc chia tay từ Nam chí Bắc của
đất nước và ở cả nước ngoài, có lẽ v́ trong tiếng hát níu giữ kia
của Quan họ đă ẩn tàng một tấm ḷng, những nỗi niềm của Quan họ đối
với bạn trong cả chiều dài lịch sử đi t́m bạn tri âm, tri kỷ.
-
- Đă có niềm vui họp mặt th́ cũng có nỗi buồn chia xa. Buồn đến
"ruột héo, dạ sầu" nhưng Quan họ vẫn hy vọng, hẹn ḥ để hy vọng:
-
- ... Khăn áo người gửi lại đây
- Nhớ thương xếp để dạ dày này bao quên
- Quan họ về, đến hẹn lại lên!
-
- âm vang "đến hẹn lại lên" đă là âm vang ám ảnh, ẩn quất, dứt,
nối... bao thế hệ Quan họ như một lời nguyện ước, một hy vọng về
hạnh phúc, một sự trông đợi khôn nguôi. Có lẽ v́ vậy, bốn chữ "đến
hẹn lại lên", được hát lên khi về kết của một bài giă bạn
- "Con nhện giăng mùng", cũng trở nên lời hẹn ước của bao cuộc
chia tay hôm nay ở nhiều miền đất nước. Cũng chỉ bằng bốn chữ ấy
thôi, con người hôm nay đă nói được bao điều muốn nói và nói được cả
những điều chẳng thể nói ra, trong giây phút tạm biệt. Tạo nên cầu
nối này của quá khứ và hiện tại là hiệu quả thẩm mỹ đă trở thành bất
tử của sinh hoạt văn hoá Quan họ, của ca hát quan họ, nhưng trong
đó, những điểm đỉnh của những thành tựu nghệ thuật cứ óng ánh, lấp
lánh bao đời như thế buộc ta phải t́m hiểu, khám phá, học tập không
ngừng.
-
-
-
- Một t́nh yêu thiên nhiên, t́nh yêu quê hương thắm thiết
-
- Từ hệ thống lời ca quan họ, người quan họ đă phác vẽ tài t́nh về
một quê hương với một t́nh yêu quê hương chân thật, tự nhiên mà thắm
thiết. Trước hết, đó là một quê hương "sơn thuỷ hữu t́nh", những
"đường về Quan họ", những "đầu làng có chiếc giếng khơi", những "cây
gạo chon von", một "quán Dốc chợ Cầu", một "quán trắng phố Nhồi",
những cửa chùa rộng mở ngày hội cho trai thanh gái lịch về sum vầy
ca xướng, những đêm trăng suông "nửa đêm về sáng trăng bằng ngọn
tre", những "ḍng sông phẳng lặng nước đầy", một sông Dâu "ba bốn
chiếc thuyền kề", những bến đ̣ ngang "vẳng tiếng gọi đ̣" và "trăng
nước một màu", những hội bơi chải, hội chùa Tiêu... quanh miếu,
quanh đền... những "mùa xuân chơi hội thong dong", những "mùa hè tắm
mát ở sông Lục Hà (Lục đầu)", và "trăm thứ hoá nó liền đua nở"v.v...
-
- Từ biển mặn, đầm lầy, ô trũng, qua bao thế hệ nhọc nhằn, cần cù
và sáng tạo mới có một cảnh sắc quê hương ấy.
-
- Gắn liền với thiên nhiên, cảnh sắc ấy là những con người "như
trúc mọc ngoài trời", có vẻ đẹp tâm hồn toả lên từ đôi mắt "lấp
lánh, nhấp nhánh" như sao trời, có cái duyên trong nét cười "lúng
liếng", trong vành nón ba tầm thao tua "mùi (màu) bông dâu", biết
làm cho "một nong tằm là ba nong kén... chín nén tơ..." biết gắn bó
đời ḿnh với những "thửa ruộng năm sào... đôi tôi cấy, đôi người
gặt...", biết chăm sóc, nuôi dạy con cái với ước mơ "đỗ liền ba
khoa", coi "đèn sách văn chương" là một trong những chuẩn lớn của
một tài trai, biết trọng t́nh, trọng nghĩa, trọng ân, trọng mối quan
hệ giữa người với người, biết nh́n con người với mọi vẻ đẹp: "trăm
hoa đẹp nhất hoá người"... Cảnh ấy, người ấy lại gắn liền với những
ngày tháng trẩy hội mùa xuân, mùa thu, những canh hát thâu đêm "bổng
trầm non nỉ..." ... đă tạo nên một quê hương - quê hương Quan họ -
và một t́nh yêu quê hương nồng đượm, thiết tha.
-
- T́nh yêu ấy lại càng sâu sắc khi người quan họ xây và giữ ǵn
quê hương ḿnh không chỉ bằng mồ hôi, tâm sức và trí tuệ mà c̣n bằng
máu, nước mắt, bằng những mất mát, hy sinh lớn lao trong suốt trường
kỳ lịch sử giữ nước và dựng nước khi lịch sử và đất nước đặt trọng
trách cho quê hương này là "phên dậu phía Bắc của Thăng Long".
-
- Trong hệ thống mấy trăm đoạn thơ, bài thơ... của lời ca Quan họ
hàm chứa nhiều khía cạnh tâm hồn, t́nh cảm của con người Quan họ, do
đó, giá trị nội dung tư tưởng của lời ca Quan họ cũng vô cùng phóng
phú như sự phong phú của chính con người và đời sống tâm hồn, t́nh
cảm của con người Quan họ.
-
- Nhưng sự khao khát yêu thương và được yêu thương trong t́nh bạn,
t́nh yêu nam nữ, t́nh người vẫn là nội dung cơ bản, xuyên suốt hệ
thống lời ca. Cùng với những t́nh cảm giữa người và người ấy, lời ca
Quan họ tuy phác vẽ một cách tự nhiên như không bao giờ chú ư, nhưng
lại gây một ấn tượng sâu sắc về một quê hương với cảnh, với người...
măi măi chiếm lĩnh t́nh yêu của con người.
-
- Chính những t́nh cảm chủ đạo ấy trước hết đă góp phần hun đúc
nên tâm hồn, t́nh cảm, tài năng... của người Quan họ, và, cùng với
sức sống dài lâu nhiều khi kỳ diệu của tiếng hát Quan họ, những t́nh
cảm chủ đạo trên măi măi thấm sâu trong ḷng người nghe Quan họ, góp
phần tạo nên những tâm hồn nhậy cảm, gắn bó với sự yêu thương giữa
con người với con người, giữa con người cùng muôn vật, muôn loài.
-
- 4. Nghệ thuật thơ ca trong lời ca Quan họ
-
- Hầu hết lời ca của các bài ca Quan họ là thơ lục bát hoặc lục
bát biến thể. Có tài liệu đă thống kê, phân loại th́ thấy trong tổng
số 285 bài lời ca Quan họ in trong cuốn sách ấy, có 237 bài theo thể
lục bát hoặc lục bát biến thể, chiếm chừng 80%, 29 bài theo thể bốn
từ hoặc bốn từ hỗn hợp, chiếm 12%, 19 bài theo các lối biến thể khác
8%.
-
- Cũng có bài theo thể văn xuôi như bài "Đêm qua nhớ bạn", bài
"Tay em nâng cái cơi đựng trầu", bài "Ngày hôm qua em thấy con chim
Thước..."
-
- Tiếng hát Quan họ tạo nên hiệu quả thẩm mĩ chính v́ sự kết hợp
nghệ thuật cao của thơ ca - âm nhạc - giọng hát người nghệ sĩ.
-
- Thơ ca trong lời ca Quan họ không phải mọi bài điều hay mà có
bài hay cả bài, có bài có những đoạn thơ, những câu thơ hay. Nhưng
v́ vai tṛ đặc biệt của lời ca trong dân ca Việt Nam trong Quan họ,
giữ vị trí rất quan trọng ngay từ bước phổ nhạc cho đến thói quen
thưởng thức của người nghe...nên, người hát Quan họ lại càng phải
nâng cao không ngừng tŕnh độ am hiểu lời ca.
-
- Thơ lục bát và một số thể thơ trong lời ca Quan họ
-
- Một trong những đặc điểm của thể thơ lục bát là luật bằng trắc
thể hiện luật phối thanh của thể thơ này.
-
- Ví dụ:
-
- Người về (B) em vẫn (T) khóc thầm (B)
- Đôi bên (B) vạt áo (T) ướt đầm (B) như mưa (B)
-
- Như vậy, nếu theo lệ phổ biến như trên th́ các thanh ở câu sáu
chữ cũng như ở câu tám chữ nếu đứng vào hàng chẵn như chữ thứ 2, 4,
6 phải tuân theo luật bằng trắc như ví dụ kể trên, c̣n những chữ
đứng vào hàng lẻ như chữ thứ 1, thứ 3, thứ 5, thứ 7 không buộc phải
theo luật bằng trắc thật nghiêm ngặt.
-
- Có những trường hợp một cặp thơ sáu tám, do yêu cầu sáng tạo của
âm nhạc, khi hát người hát lại hát 4 chữ cuối của câu 6 chữ sau đó
mới bắt vào toàn câu 6 chữ và câu tám chữ cũng bị biến đi thành 11
chữ khi hát:
-
- Lên tận tiên cung
- Bực ḿnh lên tận tiên cung
- Gọi ông tơ (hồng) xuống hỏi (thăm) ông (một) đôi lời
- Trêu ghẹo chi tôi
- Lỡ nào trêu ghẹo chi tôi
- Lênh đênh bèo nổi hoa trôi qua th́...
-
- ấy là chưa kể hàng chục tiếng đệm lót xen vào các chữ chính của
câu thơ. Có những vài câu 6 chữ bị cắt ra làm 3 và thêm nhiều tiếng
đệm lót:
-
- Sáng cả (cái) đêm (hôm) rằm...
- (Là cái ) sáng giăng (à) xuông...
- Sáng cả (cái) đêm hôm (à) rằm...
-
- Lơi của đoạn hát trên chỉ là câu 6 chữ trong một
cặp thơ 6/8:
-
- Giăng xuông sáng cả đêm rằm
- Nửa đêm về sáng giăng bằng ngọn tre.
-
- Sự đảo lộn, thêm bớt chữ như vậy đă tạo điều kiện cho sự sáng
tạo của âm nhạc đồng thời khắc hoạ thật đậm, sâu, thành công, một
đêm giăng xuông thao thức, vắng lặng đến mênh mông...
-
- Có những bài lời ca theo thể thơ 4/8 nhưng khi hát th́ lại biến
hoá tài t́nh.
-
- Ngồi (rằng là) ngồi tựa (ối a) song đào
- ngồi tựa (ối a) song đào
- Hỏi người (là người) tri kỷ ra vào có thấy vấn
vương
- Hự rằng hứ hối hư
- Gió (rằng là) gió lạnh (ối a) đêm trường
- Gió lạnh (suốt) đêm (dông) trường
- Nửa chăn (là chăn) nửa chiếu (ối a) cũng có nửa
giường (là) nửa giường để đấy đợi ai
- Hự rằng hứ hối hư
-
- Lời của đoạn hát trên có thể được ghi thành thơ
như sau:
-
- Ngồi tựa song đào
- Hỏi người tri kỷ ra vào vấn vương
- Gió lạnh đêm trường
- Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường, đợi ai.
-
- Cũng có người gọi thơ 4/8 như vậy là một dạng
biến thể của thơ 6/8. Người nghệ sĩ thơ ca và người nghệ sĩ âm nhạc
(có thể là một người, hai người, hoặc ba người...) trong Quan họ đă
sáng tạo thơ lục bát trong thể biến hoá tài t́nh cả về số chữ, luật
phối thành âm bằng trắc, sự hiệp vần... khiến những bài ca nổi tiếng
khi ca lên thấm sâu và gây xúc động ḷng người bằng cả t́nh thơ, ư
thơ, nghệ thuật thơ, nghệ thuật âm nhạc và ca hát.
-
- Ngoài thể thơ lục bát (với các dạng biến thể),
một số lời Quan họ c̣n sử dụng thể thơ 4 chữ:
-
- Mồng năm chợ ó
- Quan họ dồn về
- Hội vui lắm lắm...
-
-
- Cũng có khi dùng thể thơ song thất lục bát:
-
- Con gà sống đang đêm gáy giục
- Để gọi chàng dạy học kẻo khuya
- Chàng ơi dậy học kẻo khuya
- Dầu hao thiếp chịu, đèn mờ thiếp khêu...
-
- Đôi khi có những đoạn thơ 7 chữ, có vần, nhưng
không tuân thủ những quy tắc về niêm, luật, bằng trắc, đối... của
thơ nước ngoài.
-
- ... Tôi với người Châu, Trần là ngăi
- Xin người đừng già kén kẹn hom
- Tiếng thị phi luống những om ṣm
- Thôi thấm thoát ngựa hồ qua cửa sổ
-
- Kết của Bài "Tuấn Khanh chàng" là một bài 7 chữ
4 câu:
-
- Trộm nghe danh giá động ḷng nho
- Cung quế hương đưa trải mấy thu
- Đạn ngọc giang tay buồng đàn thước
- Sông ngân chờ dịp bắc cầu Ô
-
- Tuy hiếm, nhưng cũng có bài lời ca chẳng theo
thể thơ nào, nhưng có vần, điệu:
-
- Trên trời ba mươi sáu thứ chim
- Thứ chim chèo bẻo, thứ chim chích choè
- Trong quan họ có người trồng tre
- Thứ tre chẻ lạt, thứ tre làm nhà
-
-
- Có cả những bài gần như văn xuôi, không vần
-
- Ngày hôm qua tôi thấy con chim thước nó báo tin
- Quan họ (ấy mấy chơi, ấy mấy) sang chơi
- Tôi cũng biết rằng ngay hôm nay Quan họ đến chơi
nhà, ấy mấy vui tôi mới lại thêm vui, ấy mấy vui, mới lại thêm
vui...
-
-
- Như vậy, trong hệ thống lời ca Quan họ, người
nghệ sĩ Quan họ đă biết sử dụng tài t́nh biến hoá thể thơ lục bát và
tạo nên những bài ca theo thể thơ này có thể tồn tại độc lập mà vẫn
có những giá trị nghệ thuật thơ ca ở tŕnh độ cao. Nhưng khi cần
thiết, người Quan họ cũng sử dụng một số thể thơ khác kể cả văn xuôi
để làm lời ca và cũng có những thành công ở mức độ khác nhau. ( )
-
- 5. Ngôn ngữ thi ca
- trong lời ca Quan họ
-
- Ngôn ngữ thi ca trong lời ca Quan họ đạt tới
những thành tựu nghệ thuật đặc sắc, độc đáo. Một ngôn ngữ khi
th́ mộc mạc đồng quê, khi th́ trau chuốt tài hoa nhưng bao giờ cũng
giàu tính h́nh tượng, sâu đậm nghĩa t́nh.
-
- Ngôn ngữ ấy đă thu hút nhiều tinh hoa của nghệ thuật ngôn ngữ
thơ ca dân gian, thơ ca bác học... để rồi tạo nên sắc thái riêng với
những giá trị nổi bật, góp phần tạo nên những giá trị riêng của bài
ca quan họ.
-
- Ta có thể t́m hiểu một số thành tựu tiêu biểu của ngôn ngữ thơ
ca trong lời ca quan họ Sự mộc mạc và sự trau chuốt Có một số lời ca
quan họ, nếu tách riêng lời ca thành văn bản, th́ bước đầu tiếp xúc,
có khi ta chưa thấy hết cái đẹp, cái hay của lời ca đó, nhất là cảm
thụ theo góc độ thi ca thuần tuư.
-
- Ví dụ, lời bài ca "Trên rừng 36 thứ chim"
-
- Trên rừng ba mươi sáu thứ chim
- Thứ chim chèo bẻo, thứ chim chích choè
- Trong Quan họ có người trồng tre
-
- Nhưng khi tiếng hát rộn ràng bài hát đó lên, ta bị cuốn hút dần
vào bài ca, và, trong nhiều xúc cảm, th́ một xúc cảm gây ấn tượng
sâu sắc trong ta là: sự mộc mạc của ngôn từ lời ca đă đưa ta đến bắt
gặp một dáng dấp, một phong cách, một dạng h́nh, một tâm hồn... cũng
hết sức mộc mạc nhưng rất đáng yêu của con người lao động một thời,
con người ấy phải được miêu ta bằng ngôn từ ấy.
-
- Chính sự mộc mạc nghệ thuật, không giống sự dễ dăi của ngôn từ
lời ca quan họ đă gây xúc cảm cho từ người lao động ít đến những bậc
đại khoa, những thi sĩ có tài.
-
- Bài "Em là con gái Bắc Ninh" cũng cho những thí dụ về sự mộc mạc
của ngôn từ.
-
- Mở đầu bài:
-
- Đôi tay nâng lấy cơi giầu
- Trước mời quư khách, sau mời đôi bên
- Em là con gái Bắc Ninh...
-
- Trong lời ca mở đầu trên không thấy vần của thơ,
từ ngữ mộc mạc như lời nói. Những từ ngữ mộc mạc kia đă gắn quyện
với dáng dấp xinh đẹp và nền nă của "Em là con gái Bắc Ninh", với
miếng giầu mặn nồng t́nh thắm nghĩa của làng quê quan họ... khiến
ngay từ giây phút ban đầu, lời ca đă cuốn hút ḷng người bằng từng
tiếng một.
-
- Bài ca tiếp tục cho đến lúc kết bài ca:
-
- ... ơ này anh Hai ơi
- ơ này anh Ba ơi!
- Trăm em xin đợi
- Ngh́n em xin chờ
- Chờ từ đây...
-
- Lại những câu không vần, như lời nói nhiều đôi
nam nữ vẫn nói cùng nhau những lời hẹn ước, thề nguyền như vậy.
Nhưng, như ẩn trong sự mộc mạc của ngôn từ một sức mạnh riêng làm
xao xuyến ḷng người, và, dư âm bài ca ngân măi trong ḷng người,
trong cả đời người. Sức mạnh ấy chính là sự chắt lọc tinh chất của
sự mộc mạc và diễn đạt sự mộc mạc ấy bằng tiếng nói đích thực của
trái tim.
-
- ở một bài ca khác, bài "Ngồi tựa mạn thuyền" và
"Ngồi tựa song đào" th́ lại chiếm lĩnh tâm hồn người nghe không phải
bằng một ngôn từ mộc mạc như lời nói mà lại chiếm lĩnh người nghe
bằng một lời ca có ngôn từ rất trau chuốt, một nghệ thuật vần, điệu
công phu, những h́nh ảnh nên thơ, nên nhạc:
-
- Ngồi tựa mạn thuyền
- Giăng (trăng) in mặt nước, càng nh́n non nước
càng xinh
- Sơn thuỷ hữu t́nh
- Thơ ngâm ngoài lái, rượu b́nh giải trí trong
khoang
- Tay dạo cung đàn
- Tiếng tơ, tiếng trúc, bổng trầm, non nỉ, thiết
tha
- ...
-
- (Ngồi tựa mạn thuyền)
-
- Hoặc:
-
- Ngồi tựa song đào
- Hỏi người tri kỷ ra vào có thấy vấn vương
- Gió lạnh đêm trường
- Nửa chăn, nửa chiếu, nửa giường để đấy đợi ai...
-
- (Ngồi tựa song đào)
-
- Một ngôn ngữ đầy h́nh tượng, âm thanh: có cảnh,
có t́nh, cảnh t́nh hoà quyện và "bổng trầm, non nỉ..." âm thanh. Từ
cảnh ấy, t́nh ấy, nổi bật lên con người "tài trai" và "thục nữ", con
người khao khát, đắm say vẻ đẹp của thiên nhiên, của t́nh người.
-
- Cho nên, dù ngôn từ lời ca Quan họ được thể hiện
trong dạng mộc mạc, hoặc trau chuốt, bóng bảy, đều đạt tới hiệu quả
nghệ thuật cao. Được như vậy chính v́ người sáng tạo lời ca biết gạn
lọc, lựa chọn ngôn từ ở tŕnh độ cao, có một tŕnh độ tích luỹ, am
hiểu sâu rộng về thơ ca dân gian và cao hơn hết là sự rung cảm nghệ
thuật tinh tế, chân thành.
-
- 6.Nghệ thuật xây dựng
- h́nh tượng trong lời ca
-
- Ngôn ngữ trong lời ca Quan họ cũng giàu tính h́nh tượng như ngôn
ngữ thơ ca dân gian nói riêng và ngôn ngữ thơ ca nói chung. Ta có
thể t́m hiểu một số thành tựu về thủ pháp xây dựng h́nh tượng trong
lời ca Quan họ.
-
- Có những h́nh tượng đă quen thuộc và được khẳng định giá trị
nghệ thuật trong thơ ca và nghệ thuật tạo h́nh từ rất sớm, ví dụ
h́nh tượng cây trúc trong thơ ca và hội hoạ, điêu khắc... từ nhiều
thế kỷ. H́nh tượng cây trúc ta thường gặp ấy đă trở nên biểu tượng
cốt cách, phẩm chất của người quân tử: cứng rắn, vươn thẳng, sức
sống dẻo dai, bền vững trước mọi thử thách; ư chí kiên định; nhân
cách thanh cao...
-
- Nhưng h́nh tượng cây trúc trong lời ca Quan họ lại mang những
biểu tượng gần gũi với phong độ, cốt cách, phẩm chất đẹp đẽ của
người b́nh dân:
-
- Hôm nay xum họp trúc mai
- T́nh trong một khắc, nghĩa dài trăm năm...
-
- (La Rằng)
-
- Người như trúc mọc ngoài trời..
-
- Hoặc
-
- Trúc xinh trúc mọc sân đ́nh
- Anh (Hai) xinh anh (Hai) đứng một ḿnh cũng xinh
- Trúc xinh trúc mọc bờ ao
- Anh (Ba) xinh anh (Ba) đứng nơi nào cũng xinh
- Trúc xinh trúc mọc đầu chùa.
- Không yêu em lấy đạo bùa phải yêu.
-
- (Trúc xinh)
-
- Người Quan họ đă dành cả một bài ca cho trúc, không phải cho
trúc quân tử mà cây trúc xinh, cây trúc gần gũi, đáng yêu, quen
thuộc, biểu tượng cho anh Hai, anh Ba, chị Hai, chị Ba... xinh; đứng
một ḿnh cũng xinh; đứng nơi nào cũng xinh.
-
- H́nh tượng cây trúc trong lời ca Quan họ đă dẫn đến một biểu
tượng không hoàn toàn lặp lại biểu tượng quen thuộc của trúc mà đă
biến hoá đi thành một biểu tượng về vẻ đẹp theo góc độ thẩm mĩ của
người b́nh dân, người Quan họ. Đó là cây trúc xinh th́ bài ca mới có
thể về kết với lời thơ gắn bó mănh liệt, lời tỏ t́nh nồng nàn, kiên
định:
-
- Không yêu em lấy đạo bùa (cho) phải yêu
-
- Sự trùng hợp có biến hoá trong thủ pháp xây dựng h́nh tượng giữa
nghệ thuật bác học, chính thống và nghệ thuật ngôn ngữ trong thơ ca
quan họ ở bài (Trúc xinh) đă để lại cho đời một bài lời ca hay và
một h́nh tượng đặc sắc.
-
- H́nh tượng con đ̣, con thuyền được biểu hiện khá thành công
trong nhiều bài ca Quan họ.
-
- Một quê hương sông, nước, đồng chiêm, hết thế hệ này đến thế hệ
khác gắn bó với những chiếc đ̣ ngang, đ̣ dọc, những chiếc thuyền
thúng suốt mùa mưa úng, những chiếc thuyền buôn trên nhiều ngả sông
xuôi ngược... đă khiến con đ̣, con thuyền trên sóng nước đi vào cảm
hứng nghệ thuật và trở nên h́nh ảnh gửi gắm biết bao nỗi niềm tâm sự
về thân phận con người, về cuộc đời. Có bài khảo cứu đă thống kê
thấy có 63 bài lời ca có chữ thuyền hoặc đ̣.
-
- Có khi thuyền như người bạn tri âm trong những đêm "trăng in mặt
nước" để cùng người bồng bềnh trên sông nước quê hương, thưởng thức
những thú vui tao nhă:
-
- Ngồi tựa mạn thuyền
- Trăng in mặt nước càng nh́n non nước càng xinh
-
-
- Có khi thuyền, đ̣ hiện lên như biểu tượng về một sự "mong manh"
trong cuộc đời "băi biển mông mênh" để cho người chờ, người đợi,
người gọi... và người tin con đ̣ kia sẽ đến, vẫn "nhất tâm đợi chờ,
dù "gọi đ̣ chẳng thấy đ̣ thưa" trong suốt cả bài ca "Gọi đ̣".
-
- Có khi thuyền, đ̣, bè mảng là biểu tượng của một thân phận, một
cuộc đời, một t́nh duyên... đi trong cuộc đời như đi trong một ḍng
sông nhiều nghềnh thác:
-
- Có ai xuôi về
- Cho tôi nhắn lời về
- Cho tôi nhủ lời về
- Nhắn cùng bầu bạn xuống bè xuôi đông
- Lên thác (th́ ai ơi) xuống ghềnh
- Lên thác đă vậy, xuống ghềnh th́ sao?
- Có yêu nhau (th́) ngỏ cửa ra vào...
-
- (Ai xuôi về)
-
- Để rồi dẫn đến những điều nhắn nhủ người thương về một phẩm chất
cần có trong t́nh yêu nam nữ, t́nh bạn, t́nh người
-
- ... Có yêu nhau (th́) nón cũng như dù...
- ... Có yêu nhau (th́) đá cũng như vàng...
-
- Cũng có khi "thuyền mở lái chèo, bắt lái chèo ra" được ví như
con người vào đời để đi t́m hạnh phúc:
-
- Thuyền mở lái chèo
- Bắt lái chèo ra
- Nhịp hai, anh Hai đi t́m vợ
- Nhịp ba, chị Ba đi t́m chồng
- Thương lấy nhau cùng
- Có mũi, có lái, như rồng có mây...
-
- Thuyền, đ̣ trong nước lặng, sóng yên th́ ít mà trong sự nổi
nênh, lênh đênh, ḍng dành... th́ nhiều. Tuy nh́n và miêu tả thành
công sự nổi lênh đênh của thuyền, đ̣ trên sóng nước như con người đi
trong cuộc đời nhiều ghềnh thác, nhưng người quan họ không bi quan
mà, về kết các bài ca thường là những lời nhắn nhủ về một niềm tin:
-
- Có yêu nhau... th́ đá cũng như vàng
-
- hoặc:
-
- Muốn cho gần bến gần thuyền
- Gần thày, gần mẹ nhân duyên cũng gần...
-
- Do yêu cầu đối giọng, đối lời trong ca hát Quan họ, nên người
Quan họ nhiều khi rất thành công trong nghệ thuật sáng tạo nên những
cặp đôi h́nh tượng đối xứng trong những cặp đôi bài ca đối đáp.
-
- Bài "Ngồi tựa mạn thuyền" và bài "Ngồi tựa song đào" là một cặp
đôi bài ca đối đáp. Chính v́ vậy ở 2 bài ca này ta thấy một cặp đôi
h́nh tượng đối xứng.
-
- ở bài "Ngồi tựa mạn thuyền", người Quan họ đă vẽ lên h́nh tượng
những con người tài trai, phong nhă yêu thiên nhiên "sơn thuỷ hữu
t́nh", "giăng in mặt nước"; yêu những thú vui thanh cao: thơ, rượu,
đàn ca... Đúng là "văn nhân, tài tử"' một thời.
-
- Để đối xứng với người "văn nhân, tài tử" ấy, người quan họ đă vẽ
lên h́nh tượng "người thục nữ" của một thời: ngồi tựa song đào; nửa
chăn, nửa chiếu, nửa giường để đấy đợi ai...; đa cảm, đa t́nh...
-
- Sự đối xứng giữa "tài trai" và "thục nữ" đă tạo nên sự đối chỉnh
của hai bài ca. Tạo nên được sự đối chỉnh như vậy trong sáng tạo lời
ca đ̣i hỏi người sáng tạo có tŕnh độ ngôn từ và xây dựng h́nh tượng
cao khi sáng tác. Hoặc, ta thử phân tích một cặp bài "đối" để t́m
hiểu nét đặc sắc về nghệ thuật sáng tạo nên những cặp đôi đối xứng
về h́nh tượng, h́nh ảnh, từ ngữ... trong lời ca Quan họ:
-
- Bài 1:
-
- Lóng lánh: Lóng lánh là lóng lánh ơi!
- Mắt người lóng lánh như sao trên trờ
- Tôi nhớ người lắm lắm người ơi!...
-
- Bài 2:
-
- Lúng liếng Lúng liếng là lúng liếng ơi!
- Miệng người lúng liếng có đôi đồng tiền
- Tôi với người muốn kết mhân duyên!...
-
- Bài 1 thường do các liền chị hát. Các chị hướng về phía các anh
hát "Lóng lánh là lóng lánh ơi!..." Gọi các anh cũng là gọi cái
"lóng lánh, nhấp nhánh, óng ánh..." của đôi mắt "như sao trên trời"
của các anh. Thế là chỉ một câu thơ 6 chữ với từ "lóng lánh" tài
t́nh, lặp lại cũng tài t́nh, các chị đă nói được cả vẻ đẹp h́nh thể
và vẻ đẹp tâm hồn của bạn ḿnh, nói được t́nh cảm đằm thắm, thiết
tha của ḷng ḿnh hướng về bạn; bộc lộ được quan niệm về vẻ đẹp cao
quư, thuần khiết.
-
- Khi nghe hát trọn vẹn lời ca, cùng một lúc nổi lên hai h́nh
tượng: những liền anh Quan họ với vẻ đẹp h́nh thể, tâm hồn vẹn toàn
và phía sau, kín đáo nhưng cũng khá ró, là h́nh tượng liền chị Quan
họ có tâm hồn biết trân trọng và phát hiện để nâng niu, để hướng
tới, để yêu quư những vẻ đẹp của bạn ḿnh.
-
- Một bài lời ca có 3 câu mà có những thành tựu đặc sắc như vậy về
nghệ thuật ngôn từ, và cũng nói được nhiều điều khó nói mà muốn nói
như vậy, th́, bài đối lại phải đáp ứng sao cho ít nhất cũng "tương
hằng", như cách nói quan họ và nếu hay hơn, giỏi hơn th́ lại càng
đặc sắc.
-
- Bài đối lại là bài "Lúng liếng" thường do các anh hát. T́m được
từ "Lúng liếng" để đối xứng với từ "Lóng lánh" của bài 1 th́ thật là
một thành công vượt bực: cũng một kiểu cấu tạo từ lấp láy; cũng
thiết tha gọi tới nét duyên nhất của bạn ḿnh là nét cười "lúng
liếng" với đôi má lúm đồng tiền; cũng bộc lộ sự trân trọng, yêu quư
luôn dành cho bạn; và cũng đồng thời gợi lên h́nh tượng liền chị,
liền anh, tinh tế, thông minh, duyên dáng, tài hoa trong vẻ đẹp vẹn
toàn.
-
- Cùng với sự đối xứng của âm điệu âm nhạc của hai bài ca, người
Quan họ đă sáng tạo nên một cặp bài ca đối và một cặp h́nh tượng đối
xứng rất thành công theo lề lối ca hát trong Quan họ: đối nhạc, đối
lời (ư, t́nh, h́nh ảnh, h́nh tượng, từ ngữ...)
-
- 7. Nghệ thuật sử dụng từ có nghĩa xác định cụ thể để mở ra sự
trừu tượng, sự hàm ư phong phú, sâu rộng của lời ca
-
- Người Quan họ rất tài t́nh trong việc sử dụng nhũng từ có ư
nghĩa xác định cụ thể, để mở ra sự trừu tượng, sự hàm ư phong phú,
sâu rộng, làm cho lời ca ít lời mà sâu sắc, luôn luôn rộng mở về ư,
khiến người nghe, người cảm thụ phát huy được khả năng liên tưởng,
tưởng tượng, cảm xúc.
-
- Thí dụ:
-
- ... Năm canh, sáu khắc, người ơi!
- Người cười nửa miệng, em vui nửa ḷng
-
- Người cười nửa miệng, em vui nửa ḷng: cửa nửa miệng, vui nửa
ḷng, vừa là những h́nh ảnh cụ thể, là những từ mang tính xác định,
nhưng lại để người nghe rơi vào sự liên tưởng, tưởng tượng đạt tới
cảm xúc, nhận thức ở những mức độ khác nhau của sự vô hạn, và cũng
rất trừu tượng về sự gắn bó t́nh cảm, gắn bó thân phận giữa người
cửa nửa miệng và em vui nửa ḷng.
-
- Cũng sử dụng thủ pháp ấy, nhưng tinh tế, sâu sắc, kín đáo đến
mức nghe lâu, ngẫm lâu mới thấy ư muốn nói, mà khi đă thấy rồi th́
lại thấy ư t́nh muốn nói kia thật rơ ràng, không cầu kỳ ẩn dấu.
-
- Thí dụ:
-
- Người về để nhện giăng mùng
- Năm canh luống những lạnh lùng cả năm
-
- "Nhện giăng tơ" là h́nh ảnh thường gặp, nhưng nhện giăng mùng
th́ ít gặp. Nhện giăng tơ thường là h́nh ảnh của sự tơ vương, vương
vấn, vương vít... một cách mong tinh tế trong t́nh yêu. Nhưng nhện
giăng mùng th́ lại gợi ư khác. Mùng là tiếng cổ để chỉ cái màn chống
muỗi ngày nay ta vẫn dùng. Mùng gợi lên sự giăng mắc, bịt bùng. Nhện
giăng mùng lại đặt sau Người về - sự chia ly, xa, vắng - khiến ta
nghĩ tới sự quạnh vắng, cô đơn, thương nhớ... giăng mắc bịt bùng vây
toả khi phải chia xa cùng người. Mong manh, nhưng suốt cả năm canh
cũng chẳng vượt nổi sự vây bủa, bịt bùng ấy. Từ những h́nh ảnh cụ
thể, xác định đă mở ra sự vẫy vùng vô hạnh của tưởng tượng và cảm
xúc để người hát, người nghe đồng cảm với sự bịt bùng trong nỗi buồn
chia xa mênh mông vô hạn.
-
- ở một thí dụ khác:
-
- Bồ câu bay thấp liệng cao
- Bay ra cửa phủ bay vào trong dinh
- Đèn trời khêu ngọn tam tinh
- Khêu lên cho tỏ ta nh́n mặt nhau
- Nh́n người chẳng dám nh́n lâu
- Nh́n qua cho bơ cơn sầu mà thôi.
-
- Hai câu đầu của bài lời ca "Bồ câu...vào trong dinh" ta đă gặp ở
một bài ca dao khác. Nhưng tại sao lại được đặt vào đây? Hai câu
tiếp "Đèn trời...ta nh́n mặt nhau" h́nh như chẳng liên quan ǵ đến ư
hai câu đầu. Đọc tiếp hai câu cuối: "Nh́n người...bơ cơn sầu mà
thôi" ta bắt gặp một cái nh́n: nh́n qua cho bơ cơn sầu. Tất cả sáu
câu thơ dồn vào cái nh́n này. Từ cái nh́n qua ấy ta mới ngược lên
nghĩ về hai câu đầu, về cánh chim câu bay thấp liệng cao mà ngay đầu
bài đă miêu tả, không chỉ bằng lời thơ mà c̣n bằng cả thủ pháp âm
nhạc nữa. Vậy cánh chim bay liệng chao chao kia gắn bó ǵ với cái
nh́n qua này? Lúc ấy ta mới hiểu rằng cánh chim câu chao chao bay
thấp, liệng cao, khi vụt hiện, khi vụt khuất, khi vụt tỏ, khi vụt mờ
kia sao mà giống cái nh́n qua kia đến vậy? Cũng như một vệt nắng,
một cánh chim chao liệng, cái nh́n qua ấy, tưởng như hờ hững, nhưng
dù tỏ, dù mờ, dù khuất, dù hiện vẫn trong ṿng "cửa phủ", "trong
dinh", vẫn là cái nh́n qua cho bơ cơn sầu mà thôi dành cho bạn của
ḿnh. Nh́n qua mà chẳng qua loa, bởi v́ bao t́nh, bao ư, bao nỗi
niềm dồn vào cái nh́n qua ấy, và người sáng tạo lời ca, âm nhạc đă
dồn cả tâm sức vào miêu tả cái nh́n qua ấy.
-
- 8. Ảnh hưởng qua lại giữa lời ca Quan họ với thơ ca dân gian,
dân tộc
-
- Lời thơ trong lời ca Quan họ gắn bó, có ảnh hưởng qua lại đối
với ca dao, lời các dân tộc khác, lời thơ trong hệ thống truyện nôm
khuyết danh, hoặc truyện nôm có tác giả, nhất là với truyện Kiều.
-
- Cũng thấy những trường hợp lời ca Quan họ có những câu giống với
lời ca chèo, chầu văn và một số dân ca các vùng miền khác. ở đây t́m
hiểu thêm mối liên hệ giữa lời thơ Truyện Kiều và lời thơ trong lời
ca Quan họ, cũng là mối liên hệ giữa thơ ca dân gian với một tác
phẩm thơ ca thành văn vào bậc lớn nhất của Văn học Việt Nam, để từ
đó t́m hiểu những thủ pháp nghệ thuật mà người Quan họ đă xử lư
trong mối quan hệ nhiều chiều trên con đường sáng tạo lời ca.
-
- Khi nói tới mối liên hệ này, sẽ không khoa học nếu chỉ giới
thiệu rằng khi sáng tạo lời ca Quan họ, người Quan họ chỉ hoàn toàn
học tập Truyện Kiều, mà cần nghĩ thêm rằng Nhuyễn Du khi sáng tạo
truyện Kiều đă thu hút những tinh hoa của thơ ca dân gian, trong đó
không loại trừ hệ thống lời ca Quan họ, nhất là Nguyễn Du có quê mẹ
ở quê hương Quan họ và đă từng sống trên quê hương này với thời thơ
ấu cũng như khi đă trưởng thành. Mối liên hệ giữa lời ca Quan họ và
lời thơ Truyện Kiều tồn tại dưới nhiều dạng thức.
-
- Có khi giống nhau nguyên văn từng đoạn:
-
- ... Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
- Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
- Khi tựa gối, khi cúi đầu
- Khi ṿ chín khúc, khi chau đôi mày...
-
- Nếu đoạn thơ trên là một đoạn thơ mượn từ Truyện Kiều - cũng có
thể tin như vậy - cũng chứng tỏ người sáng tạo lời ca Quan họ đă
sành về nghệ thuật thơ ca khi chọn lựa đoạn thơ ấy nói điều phải
nói.
-
- Nhưng dạng trên không nhiều mà sự giống nhau từng câu, từng cặp
lục bát, hoặc nhiều chữ trong một câu... diễn ra nhiều hơn. Điều này
chứng tỏ người quan họ khi làm lời ca đă luôn giữ quyền chủ động,
bản lĩnh sáng tạo của ḿnh.
-
- Nếu có một câu hoặc một cặp thơ sáu tám nào đó giống nhau được
đặt vào làm lời ca đă luôn giữ quyền chủ động, bản lĩnh sáng tạo của
ḿnh.
-
- Nếu có một câu hoặc một cặp thơ sáu tám nào đó giống nhau được
đặt vào bài lời ca Quan họ th́ thường đấy là những câu thơ hay, lại
được đặt đúng chỗ, tạo nên sự nhất quán của đoạn thơ, bài thơ:
-
- ... Ruột tầm chín khúc quặn đau
- Ḷng này ai tỏ cho nhau hỡi ḷng?
- Bước đi một bước trông chừng c̣n xa
- ....
-
- Hoặc
-
- ...Cớ sao tôi phải lạc loài tới đây
- Ai làm nên nỗi nước này
- Hoa ơi ! Sao khéo đọa đày bấy hoa
-
- Có khi chỉ khác đi một đôi chữ mà mang theo bao nhiêu biến đổi
trong nội dung câu thơ
- trong Truyện Kiều có 2 câu:
-
- ...Người vào chung gối loan pḥng
- Nàng ra tựa bóng đèn chong canh chày...
-
- Đây là hai câu thơ Nguyễn Du đă viết về nỗi đau trọn đời không
quên của Kiều: cảnh cuối cùng trong màn kịch đánh ghen của Hoạn Thư
là đẩy Kiều vào sự bẽ bàng, đau khổ đến tột độ về thân phận, giữa
đêm dài, trong sự cô đơn. Nguyễn Du nêu lên một nghịch cảnh:
-
- Cảnh: chung gối loan pḥng (Hoạn Thư-Thúc Sinh)
- Cảnh: tựa bóng đèn chong canh chày (Kiều)
-
- Từ nghịch cảnh ấy, Nguyễn Du miêu tả nỗi đâu thân phận của Kiều.
Nhưng, Quan họ cũng có câu hát:
-
- Người về tựa chốn loan pḥng
- Tôi về tựa bóng đèn chong canh chầy
-
- Trong câu hát này có 5 chữ khác nhau so với 2 câu thơ Kiều,
nhưng đă chuyển từ một nghịch cảnh đau khổ trong 2 câu thơ Nguyễn Du
chuyển sang cảnh hướng về nhau trong nỗi tương tự của t́nh yêu trong
lời ca Quan họ.
-
- Cũng "Loan pḥng", cũng "tựa bóng đèn chong canh chầy", nhưng là
hai tâm hồn hướng tới nhau trong nỗi nhớ thương muôn thủa của t́nh
yêu.
-
- Đối với dân ca vùng khác, về phương diện âm nhạc, các nhà nghiên
cứu âm nhạc đă nhận rơ sự du nhập vào hệ thống bài ca Quan họ của
các điệu lư miền Trung, Lư miền Nam, nhưng đă chuyển hoá đi nhiều
hoặc ít, theo phong cách âm nhạc Quan họ.
-
- Trong các bài du nhập ấy có cả phần lời ca. Ta thử t́m hiểu một
lời ca. Lời ca của bài "Lư Thiên Thai":
-
- Trèo lên trên núi Thiên thai
- Thấy chim loan phượng ăn soài bên đông
- (ăn ngoài biển đông)(?)
- Anh Hai buông áo em ra
- Để em đi chợ kẻo đà chợ trưa
- Chợ trưa rau sẽ héo đi
- Lấy chi nuôi mẹ, lấy ǵ nuôi em
-
- Trong bài lời ca trên có những điểm cần lưu ư về nghệ thuật ngôn
từ - ăn soài bên đông: vùng Quan họ và miền Bắc nói chung không gọi
trái soài như miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, mà gọi là quả muỗm hoặc
quả quéo.
-
- Vậy, có thể nghĩ rằng hai câu thơ đầu có dấu vết của ngôn ngữ
miền Nam.
-
- Trong ca dao có 4 câu:
-
- Cậu cai buông áo em ra
- Để em đi chợ kẻo đà chợ trưa
- Chợ trưa rau sẽ héo đi
- Lấy chi nuôi mẹ, lấy ǵ nuôi em?
-
- Lời bài ca quan họ "Lư thiên thai" chỉ khác 4 câu ca dao trên ở
chỗ thay cậu cai bằng anh Hai
-
- Ngay chữ chi trong lấy chi nuôi mẹ cũng rất lạ đối với cách nói
vùng Quan họ. Người vùng Quan họ lẽ ra phải hát: "lấy ǵ nuôi mẹ,
lấy ǵ nuôi em?". Nhưng chữ ǵ thứ nhất đă được thay bằng chữ chi,
chính xác hơn là giữ nguyên chữ chi trong lấy chi - dáng dấp ngôn
ngữ miền Trung, miền Nam, - Giữ như vậy, thanh điệu câu thơ hay hơn
và khi hát bắt lời hợp với nhạc hơn, lại không làm câu thơ rơi vào
sự lặp từ không nghệ thuật.
-
- Trong nghệ thuật làm lời ca, người Quan họ đă biết sử dụng thể
loại thơ, nhất là thể loại thơ lục bát với tất cả mọi dạng biến thể
của thể loại này, biết thu hút những tinh hoa của nghệ thuật thơ ca
dân gian, dân tộc, nhất là những tác phẩm nổi tiếng của dân tộc như
Truyện Kiều, biết sử dụng ngôn ngữ thơ ca để xây dựng nên những h́nh
tượng trữ t́nh đặc sắc, những đoạn thơ, câu thơ, ư thơ mới chỉ cần
đọc diễn cảm, chưa cần hát, đă khiến người nghe xúc động, bồi hồi v́
t́nh, v́ ư... của thơ.
-
- Chính v́ những thành tựu trong nghệ thuật thơ ca như vậy, nên
nhiều bài lời ca Quan họ có giá trị độc lập của thơ ca. Liên kết
những bài lời ca có giá trị thơ ca cao với sự sáng tạo âm nhạc và
những giọng hát hay, đẹp của người Quan họ, chúng ta đă có những bài
hát sống măi.
-
- Phần 2 : Quê hương Quan họ
-
- Các làng Quan họ
-
- Một vùng truyền thống
-
- Ngược ḍng lịch sử, quê hương Quan họ có nhiều tên gọi khác nhau
và địa bàn rộng, hẹp khác nhau, qua các triều đại. Từ xa xưa đă nổi
tiếng một vùng Kinh Bắc, xứ sở của Quan họ. Dưới thời Pháp thuộc,
cuối thế kỷ XIX, từ ngày 10/10/1895 bắt đầu tồn tại hai tỉnh Bắc
Ninh và Bắc Giang. Từ năm 1963 hai tỉnh đó được sát nhập lại thành
một tỉnh Hà Bắc rộng lớn với ngót hai triệu rưởi dân và hơn bốn ngàn
rưởi cây số vuông,và tỉnh Hà Bắc đó được xem như quê hương của dân
ca Quan họ. Gần đây hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang lại được tách ra.
Do phần lớn các làng quan họ quần tụ trên mảnh đất Bắc Ninh, chỉ có
vài làng nằm trên đất Bắc Giang; nên người ta vẫn thường nói Kinh
Bắc ; hay có khi nói Bắc Ninh là quê hương, là chiếc nôi sinh ra và
nuôi dưỡng các làng Quan họ. Nhưng về đại quát, quê hương ấy vậy là
một vùng đất rộng lớn, phía Bắc sông Hồng, nằm trong vùng văn hoá,
văn minh châu thổ sông Hồng, sông Thái B́nh, giáp ranh với các tỉnh
Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hải Hưng, Quảng Ninh ngày nay.Tính từ
điểm cực Bắc đến điểm cực Nam đường thẳng chừng 70 km; từ điểm cực
Đông sang điểm cực Tây đường thẳng chừng 120 km, chia làm 3 vùng rơ
rệt: miền núi, trung du và đồng bằng. Nhưng các làng Quan họ chủ yếu
nằm ở vùng đồng bằng. Trên đất Bắc ninh, Bắc giang có 8 dân tộc
chính sinh sống, đó là Việt, Nùng, Tày, Cao Lan, Sán chỉ, Sán D́u,
Dao, Hoa, trong đó, người Việt chiếm hơn 90%, và Quan họ chỉ tồn tại
trong cộng đồng người Việt.
-
- Từ rất lâu đời, cư dân Kinh Bắc là cư dân nông nghiệp cấy lúa.
Cùng với nông nghiệp, họ cũng sớm có những làng nghề thủ công chuyên
sản xuất một mặt hàng thủ công nghiệp: nghề gốm ở Thổ Hà, Phù Lăng,
nghề đúc và g̣ đồng ở Đại Bái, Lăng Ngâm, Quảng Phú, nghề rèn sắt ở
Quế Nham, Đa Hội, Nga Hoàng, nghề nhuộm ở Đ́nh Bảng, Phù Lưu, nghề
đóng đồ miếu ở Đ́nh Cả, Làng Tiêu, nghề kim hoàn, chạm vàng, chạm
bạc, khảm trai ở Thị Cầu, nghề làm tranh dân gian và hàng mă ở Đông
Hồ v.v...
-
- Do hệ thống giao thông thuỷ bộ thuận lợi nên Bắc Ninh, Bắc Giang
sớm có mối liên hệ trao đổi, giao thương với nhiều vùng của đất
nước, kể cả nước ngoài như Trung Quốc, ấn Độ, một vài nước phương
Tây. Luy Lâu là một trung tâm giao thương từ rất sớm trên các tỉnh
này. Nơi đây sớm trở thành một vùng kinh tế có thế mạnh đồng bằng,
trung du, miền núi. Và, đặc biệt quan trọng là cư dân Kinh Bắc có
truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo trong lao động. Nên, cho
đến thế kỷ XI, cùng với sự ra đời Nhà nước Đại Việt triều Lư, Kinh
Bắc đă trở thành một vùng kinh tế mạnh của đất nước, làm nền cho sự
phát triển mọi mặt chính trị, văn hoá, xă hội....
-
- Hàng ngh́n năm, trong lịch sử chống ngoại xâm, vùng đất và con
người Kinh Bắc được lịch sử cả nước giao cho trọng trách là "đất
phên dậu phía Bắc của Thăng Long", một thế đứng: Trước mắt kẻ thù
mạnh, hung hăn, luôn mang dă tâm xâm lược; đằng sau là kinh đô -
danh dự thiêng liêng của đất nước - buộc phải giữ ǵn, bảo vệ. Chính
thế đứng và trọng trách lịch sử ấy đă hun đúc nên phẩm chất anh
hùng, mưu lược, quyết chiến thắng của người dân Bắc ninh Bắc giang
để họ viết nên những trang sử vàng chói lọi về lịch sử chống ngoại
xâm : chiến thắng Như Nguyệt - thế kỷ XI; những Nội Bàng, B́nh Than,
Vạn Kiếp, chống quan Nguyên Mông, thế kỷ XIII; chiến thắng Chi Lăng
- Xương Giang quyết định kết thúc thắng lợi 10 năm kháng chiến chống
quân Minh, thế kỷ XV...Truyền thống ấy, trong các cuộc kháng chiến
chống Pháp sau này đă đươc phát huy với những địa danh nổi tiếng Yên
Thế, Đ́nh Bảng.. ..
-
- Gian khổ nhiều, mất mát, hy sinh nhiều cho sự sống c̣n của quê
hương, đất nước suốt chiều dài lịch sử, nên, con người ở quê hương
này c̣n được lịch sử hun đúc phẩm chất, t́nh cảm yêu thương sự sống,
yêu thương con người, một phẩm chất cơ bản của người anh hùng và
người nghệ sĩ. Chính những phẩm chất, t́nh cảm cao quư này sẽ chi
phối mọi sáng tạo của người dân Kinh Bắc trong mọi lĩnh vực, nhất là
lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, trong đó, có Quan họ.
-
- Về lịch sử phát triển văn hoá, Kinh Bắc cũng là một vùng có
những đặc điểm tương đối riêng và nổi bật. Khảo cổ học đă chứng minh
vùng Kinh Bắc có sự tụ cư lần lượt của nhiều luồng cư dân từ lâu
đời, trong đó yếu tố văn hoá Việt cổ giữ vai tṛ chủ thể. Tiến tŕnh
phát triển văn hoá bản địa trên đất này không diễn ra êm ả, xuôi
ḍng, mà, đă đụng đầu trực diện với sự đồng hoá văn hoá gắn liền với
mưu đồ sáp nhập lănh thổ của một kẻ thù mạnh, kẻ thắng trận và đô hộ
quê hương này, đất nước này, khi đứt, khi nối, hàng ngh́n năm.
-
- Trong cuộc đụng đầu lịch sử hàng ngh́n năm ấy, kết quả lịch sử
đă chứng minh: nền văn hoá bản địa trên quê hương này không những
không bị đồng hoá, tiêu diệt mà ngược lại, nền văn hoá ấy vẫn tiếp
tục phát triển giá trị, bản sắc riêng, để rồi, khi đất nước độc lập,
vùng văn hoá dân gian xứ Kinh Bắc lại trở thành vùng văn hoá nền
tảng của văn hoá, văn minh Thăng Long nước Đại Việt, thế kỷ XI. Cuộc
thử thách lớn lao và kéo dài trong trận chiến giữ ǵn, phát triển
giá trị, bản sắc văn hoá, nghệ thuật quê hương, đă có những cống
hiến lớn lao cho công cuộc xây dựng văn hoá đất nước, quê hương.
-
- Trong lịch sử khoa cử của các triều đại, kể từ khoa thi đầu tiên,
1075, triều Lư, đến khoa thi cuối cùng, 1919, triều Nguyễn, trong
845 năm, có 187 Khoa (đại Khoa) người Hà Bắc dự thi 145 Khoa, đỗ
được 645 tiến sĩ và tương đương tiến sĩ, chiếm hơn 1/4 tiến sĩ cả
nước. Trạng nguyên là học vị cao nhất, vinh dự nhất trong khoa cử
thời xưa th́ Hà Bắc có hơn 1/3 số trạng nguyên cả nước, chưa kể
những người đỗ đầu thi đ́nh trong những kỳ thi không lấy đỗ trạng
nguyên. Lấy học vị đại khoa (thái học sinh, tiến sĩ, tam khôi) là
mốc để xét, th́, đất Hà Bắc một thời ngót ngh́n năm đă có số lượng
đỗ nhiều, nhiều người đỗ rất cao, nhiều người đỗ trẻ nhất, so với cả
nước. Có làng được gọi là "Làng nghè" (nghè là tên nôm của học vị
tiến sĩ) như làng Kim Đôi (nay thuộc huyện Quế Vơ), làng Tam Sơn
(nay thuộc huyện Tiên Sơn)...Có ḍng họ nhiều đời nối tiếp, cha con,
anh em đồng khoa, đồng triều như ḍng họ Thân ở Yên Ninh (Yên Dũng
nay thuộc Việt Yên), ḍng họ Nguyễn ở Vĩnh Kiều (xưa thuộc Đông Ngàn
nay thuộc Tiên Sơn)...Có nhà sinh 5 con trai đều đỗ tiến sĩ cả 5
người và người đỗ trẻ nhất là Nguyễn Nhân Thiếp: đỗ tiến sĩ 15 tuổi
(khoa 1466).
-
- Tao Đàn, hội thơ văn đầu tiên, duy nhất trong thời phong kiến,
do Lê Thánh Tông, vị vua hay bậc nhất một thời, thế kỷ XV, đă tuyển
chọn danh nhân cả nước lấy 28 người, gọi là nhị thập bát tú (28 v́
sao sáng), để xướng hoạ thi ca, th́ gần nửa là người Kinh Bắc, trong
đó có Phó nguyên suư và Sái-phu Tao Đàn là người Kinh Bắc, có nhà 2
người như họ Nguyễn ở Kim Đôi, họ Ngô ở Tam Sơn...
-
- Một đội ngũ trí thức đại khoa đông đảo đến các ngơ, các làng,
lại phần đông am hiểu và sáng tạo thơ ca, cho nên, một h́nh thái
sinh hoạt văn hoá dân gian làng xă như Quan họ chắc chắn thu hút sự
tham gia sáng tạo của đội ngũ này. Chính v́ thế, những người nghiên
cứu Quan họ ngày nay đă t́m thấy trong Quan họ mối quan hệ gắn bó
giữa sáng tạo bác học và sáng tạo dân gian, sự đan xen, hoà nhập
giữa lao động sáng tạo của người trí thức và người b́nh dân.
-
-
- Phần 3 : Lề lối ca hát Quan họ
-
- Hát đối đáp Hát canh Hát hội Hát thờ
- Hát cầu đảo Hát giải hạn Hát mừng Hát kết chạ
-
-
-
- Lề lối ca hát Quan họ cũng có nhiều điểm tương đồng với các dân
ca khác của người Việt và các dân tộc khác. Nhưng, nh́n chung, lề
lối ca hát Quan họ mang tính chất quy củ, khuôn phép chặt chẽ và tác
động đến sự giữ ǵn, phát triển Quan họ.
-
- Hát đối đáp
- Khi hát vui ở hội, ở một canh hát gặp gỡ bạn bầu, bao giờ Quan
họ cũng tuân theo lề luật: đối đáp nam nữ, đối giọng, đối lời và hát
đôi nam đối với nữ. Đối đáp nam nữ là bên gái hát một bài, tiếp đó,
bên trai lại hát một bài, cứ thế dài hết cuộc hát hoặc canh hát. Đối
giọng: bên hát trước hát bài có làn điệu âm nhạc như thế nào th́ bên
hát sau phải hát đối lại một bài cũng có làn điệu âm nhạc như thế,
được coi là đối giọng. Đối lời: Đối lời khác với đối giọng không chỉ
ở chỗ một bên thuộc lĩnh vực âm nhạc, một bên thuộc lĩnh vực thơ ca,
mà c̣n khác ở chỗ: nếu bên hát trước đă hát một lời ca nào đấy (một
đoạn thơ, một bài thơ...) th́ bên hát sau cũng sử dụng làn điệu âm
nhạc giống như bên hát trước, nhưng lời ca phải khác đi mà vẫn gắn
bó với t́nh, ư, h́nh tượng...của lời ca người hát trước để tạo nên
hiệu quả hô-ứng, tương hằng, đối xứng, cảm thông.
-
- Hát đối nam nữ, đối giọng, đối lời được coi là sự đối đáp hoàn
chỉnh theo lề lối của Quan họ. Điều này cũng giống lề lối của nhiều
ḍng dân ca khác. Nhưng cần lưu ư rằng tŕnh độ đối giọng, đối lời
của ca hát Quan họ đă tiến tới một đỉnh cao mới về nghệ thuật âm
nhạc và thơ ca, buộc Quan họ không ngừng liên tiếp vươn tới những
sáng tạo mới, vươn tới sự tích luỹ thường xuyên về vốn âm nhạc, vốn
thơ ca, tŕnh độ sáng tác và nghệ thuật ca hát.
-
- Hát cầu đảo
-
- Không biết tự bao giờ người Quan họ cũng như đông đảo cư dân
nông nghiệp trên quê hương Quan họ tin rằng mưa, nắng thuận hoà, mùa
màng tươi tốt, dân an, vật thịnh...là kết quả của hoà hợp âm dương,
hoà hợp giữa đất trời và con người. Nếu âm thịnh dương suy th́ gây
lụt, băo. Nếu dương thịnh âm suy sẽ gây hạn hán, sâu keo...Người
Quan họ tin rằng tiếng hát Quan họ có thể thấu đến trời cao và thế
giới thần linh, có thể hoà hợp âm dương. V́ vậy, nếu trời hạn hán
kéo dài măi không mưa th́ ở một số đền miếu trong vùng Quan họ
thường có hát cầu đảo (cầu mưa).
-
- Hát cầu đảo thường chỉ có Quan họ nữ. Dân làng gọi hết Quan họ
nữ trong làng, giữ ǵn chay tịnh, đến ăn ngủ tại cửa đền hát liền 2,
3 ngày đêm. Không hát những bài t́nh tứ trao duyên như Quan họ
thường hát mà chỉ hát những bài có nội dung cầu nguyện mưa thuận gió
hoà và chỉ hát một giọng La rằng.
-
- Người ta nói rằng hát như vậy cũng có linh nghiệm.
-
-
- Hát canh
-
- Nhiều nơi kiêng chữ hát, nên canh hát c̣n được gọi là canh ca;
chẳng hạn: ca một canh. Một canh hát Quan họ đúng lề lối xưa thường
diễn ra vào mùa xuân hoặc mùa thu, mùa của hội chùa, hội đ́nh làng
vào đám, giữa những nhóm Quan họ nam và nữ mới nhau đến nhà "ca một
canh cho vui bàu vui bạn, vui xóm, vui làng, cầu may, cầu phúc".
-
- Canh hát thường được giữ đúng các lề lối như Quan họ đă định ra
và thường kéo dài từ 7, 8 giờ tối đến 2, 3 giờ sáng. Đôi khi, hội
làng mở nhiều ngày, cũng có những canh hát kéo dài 2, 3 ngày đêm.
-
- Tŕnh tự một canh hát đúng lề lối có thể chia thành 3 chặng.
-
- Trong chặng đầu tiên, sau những nghi thức giao tiếp giữa Quan họ
khách và Quan họ chủ, thường là bên nam, bên nữ, Quan họ đi vào
chặng hát đầu tiên. ở chặng hát này, người ta hát những giọng cổ
cũng gọi là giọng lề lối. Truyền rằng xưa Quan họ có đến 36 giọng cổ
đă được ghi nhận trong một bài văn vần theo thể lục bát về tên các
giọng. Nhưng cho đến trước tháng 8-1945 th́ chặng hát này thường chỉ
hát chừng 5, 6 giọng: Hừ la, La rằng, Đương bạn (Bạn lan), T́nh
tang, Cây gạo, Cái ả... Các giọng cổ thường mang âm điệu cổ kính,
chậm răi, rền, nẩy, nhiều tiếng đệm lót, mang nhiều dấu hiệu đặc
trưng của ca hát Quan họ truyền thống.
-
- Vai tṛ của giọng La rằng đặc biệt quan trọng trong việc chi
phối nghệ thuật ca hát ấy, cả hai bên sớm đi vào sự ăn nhập về cao
độ, trường độ về sự vang, rền, nền, nẩy...của nghệ thuật ca hát. Có
khi hai bên hát đến hàng mười giọng khác nhau rồi mà âm thanh ca hát
vẫn cứ chênh vênh, hụt hơi, với (cao) hoặc sỉn (thấp)...th́ các bậc
bề trên của Quan họ ngồi nghe thường nhắc: "Bắt lại La rằng một lần
nữa đi, không th́ lại chênh vênh đến sáng". Hầu hết người Quan họ
đều cho rằng không ca được bài Là rằng cho vang, rền, nền, nẩy th́
đừng nói chuyện ca Quan họ.
-
- Chặng ca những bài cổ là chặng bắt buộc, được duy tŕ rất nghiêm,
có thể coi là tiêu chuẩn để đánh giá sự nghiêm chỉnh, đúng lề lối
Quan họ. Không làm như vậy sẽ bị chê cười.
-
- Chặng giữa tiếp theo sau chặng hát những bài giọng cổ như trên.
Lúc này, Quan họ hát sang những bài thuộc hệ thống mà người Quan họ
gọi là Giọng vặt. Tuyệt đại bộ phận trong hệ thống bài ca quan họ
c̣n sưu tập được đến hôm nay là Giọng vặt, trong đó bao gồm nhiều
những bài mà hôm nay coi là những ca khúc dân gian mẫu mực ở tŕnh
độ nghệ thuật hoà hợp thơ ca và âm nhạc.
-
- Vào chặng ca giọng vặt, không phải ca theo một tŕnh tự bắt buộc
theo thứ tự tên các bài ca. Nhưng cũng do tập truyền lâu đời, về đại
quát, các canh hát cũng có những tŕnh tự không khác nhau nhiều.
Tŕnh tự này đă được người Quan họ chỉ rơ bằng một câu nói quen
thuộc, cửa miệng: "Quan họ càng về khuya càng bổng, càng trầm, càng
mặn nồng t́nh nghĩa." Nhờ vậy, canh càng về khuya những bài hát
thiết tha gắn bó, về nỗi nhớ, niềm thương, đôi khi, kể cả những nỗi
trăn trở về cuộc đời, về số phận con người...càng được người Quan họ
hát, ca, đối, đáp, khiến canh hát, nói như cách nói hôm nay, càng
đẩy tới cao trào của t́nh cảm và sự tài hoa, bay lượn, luyến láy của
nghệ thuật ca hát. Người Quan họ như tỉnh, như say trong t́nh bạn,
t́nh yêu, t́nh người trong chặng ca này.
Chặng cuối thường diễn ra vào khoảng 12 giờ đêm, 1
giờ sáng, có thể cuối hoặc gần cuối chặng hát giữa, su lúc người Quan họ
mời nhau xơi tiệc mặn và tiệc ngọt có nơi uống rượu, có nơi không. Nếu
nơi có uống rượu th́ Quan họ chủ thường nâng chén rượu hát bài ca chuốc
rượu để mời bạn. Xong bữa tiệc và tuần trầu, nước, Quan họ cũng có thể
hát đối đáp thêm một số câu giọng vặt nữa rồi chuyển sang ca những bài
ca giă từ bạn, cũng tức là chuyển sang chặng cuối của canh hát.
Mở đầu chặng hát này thường là Quan họ khách bắt
đầu ca một câu giă bạn tỏ ư xin tạm biệt ra về, và, để đối lại (không
buộc phải theo lệ đối giọng) Quan họ chủ cũng ca bài giă bạn nhưng mang
ư níu giữ khách. Những bài ca giă bạn được cất lên vào lúc giă hội hoặc
vào khi tàn một canh hát, khoảng 2, 3 giờ sáng, trong tâm trạng quyến
luyến, bịn rịn, nuối tiếc không nguôi...nên t́nh, ư, giai điệu, âm thanh
bài ca rất xúc động ḷng người. Những bài ca giă bạn quen thuộc và nổi
tiếng c̣n lưu hành vẫn là các bài:
Người ơi người đừng về, Tạm biệt từ đây, Chia rẽ
đôi nơi, Kẻ Bắc người Nam, Con Nhện giăng mùng...Tiếp theo là cuộc tiễn
đưa nhiều lưu luyến và Quan họ hẹn rằng "...đến hẹn lại lên"...
|