Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Chữ Nôm

Tiếng nói của người Việt trước khoảng thế kỷ thứ 18 (năm 1700-1800) chính là tiếng Nôm. Nôm nói trại từ NAM. Tiếng Nôm là tiếng của người nước Nam. Tiếng Nôm có phát âm gần giống nhưng không giống y như tiếng Việt ngày nay. Tiếng Nôm có chữ viết gọi chữ Nôm.

Chữ Nôm và phát âm tiếng Nôm chính nó cũng biến chuyển qua nhiều thế kỷ. Cũng biến chuyển như tiếng Hán, hay bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới. Hiện nay các học giả Việt vẫn chưa xác nhận được chữ Nôm xuất hiện vào thời kỳ nào. Người ta chỉ biết chắc vài ba điểm quan trọng như sau:

  • Chữ Nôm xuất hiện sau khi nước Nam Việt bị nhà Hán xâm chiếm và đô hộ. Có lẽ xuất hiện trong khoảng từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 8. Giả thuyết chữ Nôm ra đời ở thế kỷ thứ 3 cho rằng chữ Nôm do thái thú Sĩ Nhiếp sáng chế ra khi được nhà Hán bổ nhiệm sang cai trị nước Nam (187-226). Giả thuyết chữ Nôm xuất hiện ở thế kỷ thứ 8 nối liền chữ Nôm với danh xưng Bố Cái Đại Vương dành cho Phùng Hưng (năm 791).
  • Trước khi chữ Nôm xuất hiện, dân nước Nam có lối chữ viết thường gọi ‘chữ ṇng nọc’ – bao gồm những nét nguấy nguấy giống h́nh con ṇng nọc. Loại chữ này y như chữ người Mường c̣n giữ lại cho đến vài thế kỷ gần đây. Và có lẽ cùng gốc gác với thứ chữ viết của người Thái Lan. Trong các nhóm ngôn ngữ từ thời cổ đại của tất cả các khối dân tộc cư ngụ ở nước An Nam, nhóm ngôn ngữ Việt Mường là nhóm lớn nhất.
  • Trong khi tiếng Nôm là tiếng nói của người nước Nam, số người biết đọc và biết viết chữ Nôm qua nhiều thế kỷ không bao giờ hơn quá 10 phần trăm của tổng dân số. Trong chốn quan trường, hành chánh và khoa bảng, chữ Hán qua cách phát âm gọi nôm na là tiếng Hán Việt, mới là ngôn ngữ chính thức của cả nước Nam. Chữ Nôm qua nhiều thời đại lúc nào cũng mang địa vị của một phó thường dân. Không được điển chê. Không chiếm được vị trí của một cơ viện. Nên chữ Nôm bị thả lỏng, một từ mang nhiều cách viết. Ai muốn viết kiểu nào th́ viết.

Chữ Nôm có ba đặc tính cơ bản.

  1. Thứ nhất bởi ở vị trí phó thường dân, Nôm thường bị các nhà Nho, nhà quan khinh thị. Nôm na là cha mách que là câu nói tiêu biểu cho việc hạ cấp chữ Nôm đó. Cũng ở lư do này, rất nhiều nhà Nho sáng tác những bản thi văn chữ Nôm rất hay nhưng thường lại thích ẩn danh không để lộ tên thật. Chinh Phụ Ngâm không biết do Đoàn Thị Điểm hay Phan Huy Ích phiên dịch từ chữ Hán sang Nôm, là một trường hợp điển h́nh. Hoặc có giả thuyết cho rằng Hồ Xuân Hương có thể chỉ một bút danh do nhiều nhà Nho phái Nam thích sáng tác thơ tả chân nhưng không dám lộ diện bởi nó vừa nôm na vừa tục nên gán cho một nữ sĩ mang tên Hồ Xuân Hương.
  2. Thứ hai, chữ Nôm có rất nhiều từ mang tính đồng âm dị nghĩa. Thí dụ: ngài cùng một phát âm, nhưng mang rất nhiều nghĩa: nghĩa con tằm, nghĩa ngài để xưng hô người có chức phận. Đàng mang nghĩa hướng, vùng (đàng Trong đàng Ngoài), mang nghĩa đường (lên đàng, lên đường). Đá có nghĩa đá bằng chân và cũng mang nghĩa ḥn đá. Loi thoi là từ rất cổ mang nghĩa lẻ loi, rất dễ nhầm với lôi thôi lếch thếch. Vài, phát âm cổ của vời (tuyệt vời) trùng âm với một vài bông hoa.
  3. Thứ ba, bởi không được triều đ́nh nh́n nhận và hệ thống hoá, chữ Nôm mang đặc tính tai hại mạnh ai nấy viết. Một từ thông thường có ít lắm 3, 4 cách viết khác nhau và có thể biến đổi theo thời đại, nhất là sau khi chữ quốc ngữ bắt đầu được thịnh hành và thay thế dần dần chữ Nôm.

Bởi mang nhiều yếu điểm, và muôn phần phức tạp, chỉ trong ṿng trên dưới 200 năm (từ khoảng 1651 đến 1850) chữ Nôm bị chữ Quốc ngữ hoàn toàn thay thế. Điểm cần nhấn mạnh, trong quá tŕnh chữ Nôm thay thế bằng Quốc ngữ có rất nhiều từ phải biến đổi cách đọc. Có lẽ để giải quyết cảnh đồng âm dị nghĩa đầy dẫy trong tiếng Nôm. Và cũng trong quá tŕnh thay thế đó, theo thiển ư, có rất nhiều điểm biến chuyển, ngành ngôn ngữ học Việt Nam hiện vẫn chưa giải đáp thoả đáng. Sẽ trở lại vấn đề này ở phía dưới.

Một điểm khác cũng đáng để ư. Việc học hỏi chữ Nôm trong thế kỷ 20 vừa qua vẫn c̣n mang nặng tập tục lăo sư với đồ đệ như xưa. Thầy dạy sao học tṛ học y như vậy. Việc truyền tụng chữ Nôm trong khung cảnh riêng tư đó, thường thiếu thốn kiểm chứng, và lư luận theo tinh thần khoa học Tây Phương. Nhiều sai nhầm được truyền tụng từ đời này sang đời kia, và những sai nhầm đó vẫn được tưởng rằng chứa đầy tính xác thực. Thí dụ, vũ mang nghĩa lông chim phải được kư âm mới đúng với cách viết, cách phát âm chữ Nôm, chữ Tàu. Việt trong Việt Nam chắc chắn đă được tiền nhân đọc Yiệt - mới phù hợp với cách phát âm người Mường, người Quảng Đông, Bắc Kinh, Nhật Bản, và cách viết của chữ Nôm.

Chữ Nôm thông thường được viết bằng cách vay mượn một từ thẳng từ chữ Hán hoặc phối hợp hai hoặc ba từ chữ Hán viết chùm với nhau. Thí dụ:

  • Một Nôm mượn Một Hán:
    • Vườn mượn từ Yiên (Hán), xuất phát từ Yuan của quan thoại
    • Mùa từ Vụ (Hán)
    • Ch́m từ Zhầm (Hán, viết theo quốc ngữ: Trầm)
    • Chè từ Chà (Hán, theo quốc ngữ: Trà)
    • T́m mượn từ chữ viết Tầm (Hán)
    • Đánh vay từ Đả
    • Việc vay từ Yịch
    • Bán (bán buôn) vay từ Bán (phân nửa)
    • Và vay từ Ba
    • Là viết tắt từ Hán tự ‘La’
  • Một Nôm mượn hai Hán tự viết chùm với nhau:
    • Tháng = Nguyệt + Thượng (Nguyệt tiếng Hán chỉ tháng, trăng + Thượng (thạng) dùng để mượn âm / xin xem phía sau: Thượng ngày trước đọc Thạng hay Shạng)
    • Bốn = Tứ + Bổn (Bản: gốc)
    • Voi = Khuyển + Uy (mượn âm) / tiếng Mường= Woi
    • Chó = Khuyển + Chú (âm quốc ngữ: Trú)
    • Trăng = Ba + Lăng (ngày trước đọc: Blăng)
    • Trái = Ba + Lại (ngày xưa: Blái)
    • Trăm (100) = Khẩu + Lâm (xưa: Klăm)
    • Trọn = Cự + Ḷn (xưa đọc Klọn)
    • Năm (5) = Nam + Ngũ (5)
    • Năm (year) = Nam + Niên
    • Vua = Bố + Vương = Bố + Tư (ngày trước đọc: Bua)
    • Ngài (con ngài) = Trùng (chỉ loài côn trùng) + ½ Ngại
  • Từ nào của chữ Nôm thường có ít lắm 3 lối viết khác nhau:
    • Nét = giả tá từ chữ Niết = Thổ + Niết = Khẩu + Niết {ghi chú [5]}
    • Nang = Âm Hán của NaN = Hoả + Nan
    • Nở = Thảo + Nữ = Khẩu + Thảo + Nữ
    • Đầy = giả tá âm Đài = Thủy + Đài = Sung + Đài = Thủ + Đài = Măn + Đài
    • Đặn = mượn âm của Đạn = Doanh + Đạn
nguồn Nguyên Nguyên (http://www.viendu.com/)
xem Hội Bảo Toàn Di Sản Nôm (http://www.nomfoundation.org/vindex.html)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18