Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Đừng bỏ quên 1000 năm Tiếng Việt trong kho chữ Nôm!
 

(VietNamNet) - Có lịch sử ngót 1000 năm và đóng vai tṛ quan trọng trong nhiều giai đoạn quan trọng của lịch sử nền văn hoá dân tộc, nhưng chữ Nôm, thứ chữ viết đầu tiên ghi âm tiếng Việt, đang dần trở nên xa lạ với người Việt... Số người biết chữ Nôm hiện nay c̣n ít hơn cả biết chữ Hán. Làm thế nào để cứu di sản chữ Nôm, đó chính là mục đích chính của cuộc Hội thảo quốc tế về chữ Nôm khai mạc sáng mai, 12/11. Trước thềm hội thảo, chúng tôi có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Quang Hồng (Viện nghiên cứu Hán Nôm), người đă 10 năm nay nghiên cứu một phương cách để vi tính hoá thứ chữ rất khó nhớ, khó học này.


Dấu ấn của chữ Nôm trong các thế hệ sau ngày càng phai nhạt!
- Theo đánh giá của GS, hiện trạng bảo tồn di sản chữ Nôm hiện nay có đáng báo động không?

- Chữ Hán, Nôm viết trên giấy bản, viết tay hoặc khắc in trên bia, bi kư, chuông... rải rác trong dân gian, ở các tư gia và chủ yếu là các di tích. Thời Pháp thuộc, các địa phương được lệnh đi in, rập, sao chép các bản chữ cả Hán lẫn Nôm rồi nộp cho Viện Viễn đông Bác cổ. Do đó mà Viện này mới tập hợp được một số lượng khá lớn tư liệu Hán Nôm, về sau một phần chuyển giao cho Thư viện KHXH, một phần lớn chuyển sang Viện nghiên cứu Hán Nôm. Từ đó đến nay Viện Hán Nôm hằng năm đều cử các cán bộ về các địa phương sưu tầm và rập, in làm tư liệu lưu trữ.

- Số người biết chữ Nôm hiện nay không nhiều, vậy làm thế nào đảm bảo là chúng ta không để sót những tư liệu quư?

- 10-15 năm trước th́ có t́nh trạng coi thường di sản, hoặc cố ư làm hỏng di sản do không hiểu biết. Nhưng mấy năm gần đây t́nh trạng này đă giảm đi. Vả lại, cán bộ của chúng tôi không phải là ít, ngoài những người trong biên chế, c̣n có các nhà nghiên cứu, bảo tồn thuộc các di tích, nhà chùa, hoặc những người nghiệp dư say mê chữ Nôm...

Cái khó của di sản chữ Nôm khi lưu lạc ở trong dân gian là người không hiểu thoạt nh́n rất khó phân biệt nó với chữ Hán. Điều khác nhau cơ bản là chữ Nôm dùng để ghi âm tiếng Việt c̣n chữ Hán th́ không. Chữ Nôm dùng để người Việt nói cái ǵ thuần với cách nói, với tâm tư t́nh cảm của người Việt Nam. Chữ Nôm có lịch sử gần 1000 năm nay. Thế kỷ 11, nó mới chỉ có dấu hiệu ra đời, th́ đến thế kỷ 13, 14 đă đóng vai tṛ thực sự là một văn tự.

T́m một phương tiện mới để thông tin và trao đổi các văn bản chữ Nôm hầu như là mục tiêu tối thượng của các tổ chức, cá nhân trong hành tŕnh bảo tồn và phổ biến vốn di sản chữ Nôm.
Đáng chú ư là hoạt động của Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm, thành lập ở Mỹ năm 1999 (h́nh thành sau khi bản thảo quyển Spring Essence: The poetry of Hồ Xuân Hương được xuất bản taị Mỹ năm 2000 bằng chữ Nôm). Hội này đă lập ra một cơ sở tại Hà Nội, lấy tên là "Nôm Na"!

1. Một trong những mục đích đáng chú ư của Hội này là xuất bản cuốn Tự điển chữ Nôm bằng phông True Type với tựa đề Giúp đọc Nôm và Hán Việt, được in qua 2 h́nh thức: sách in và số hoá. Với công tŕnh này, chữ Nôm có thể xuất hiện ở bất cứ máy tính nào trên thế giới.

2. Xây dựng kho chữ Nôm số hoá. Hiện đă có hơn 17.000 chữ Nôm trong kho Nôm Na ở dạng Tống Thể, theo phong cách Thiền Tông Bản Hạnh in tại VN năm 1933

3. Xây dựng thư viện số hoá của các văn bản Chữ Nôm cơ bản, bắt đầu bằng những bản Truyện Kiều

4. Thực hiện một dịch vụ tư liệu trên internet để giúp các thư viện xác định được tư liệu chữ Nôm hiện họ có. Hiện nay các thư viện Quốc gia trên thế giới không có cách nào để biết hoặc cho người đọc sách biết được họ hiện có các tài liệu Chữ Nôm nào.

- Để t́m lại một vị trí nào đó của chữ Nôm trong đời sống văn hoá hiện đại, theo ông cần làm ǵ?

- Trước hết, về quan điểm, chúng ta không được phép coi chữ Nôm chỉ đơn thuần là di sản cần khai thác để biết cha ông ta gửi gắm cho thế hệ sau những ǵ, mà cần phải phổ biến cho người dân càng nhiều càng tốt, nhất là thanh thiếu niên. Bảo tồn không phải trong các kho lưu trữ, mà là phải đưa nó đến người sử dụng.

Người Nhật, người Trung Quốc tại sao không bỏ chữ tượng h́nh chuyển sang chữ La tinh?! Đâu phải v́ họ không đủ trí tuệ để làm việc đó. Mà một lư do chính là bởi họ thấy chữ biểu ư thích hợp cho việc phân biệt nghĩa bằng mắt. Ở Việt Nam, tôi không định nói rằng nên chuyển sang dùng chữ Nôm. Nhưng tại sao chúng ta lại không sử dụng chữ Nôm song song với chữ quốc ngữ! Hoặc trong nhiều di tích hay thắng cảnh có các hạng mục xây mới hoặc tu sửa, th́ ngoài chữ Hán sử dụng đề các bia, đối, tại sao không sử dụng chữ Nôm thay v́ sử dụng chữ Quốc ngữ như một số nơi hiện nay? Tóm lại, để giới trẻ không thờ ơ với chữ Nôm, cần phải chứng tỏ vai tṛ quan trọng của chữ Nôm trong nhiều lĩnh vực.

- Vào thời điểm chữ Nôm mất vị trí trong đời sống văn hoá xă hội VN, nó đă không chứng tỏ được ưu thế của nó so với chữ quốc ngữ, là thứ chữ Latinh rất dễ đọc dễ viết. Vậy bảo tồn, phát huy chữ Nôm bằng cách đưa nó đến gần người sử dụng hầu như là một cách khó khả thi...

- Đưa chữ Nôm đến được người sử dụng, nhất là giới trẻ đúng là vấn đề khó. Phải làm sao để họ thấy nó gần gũi. Vậy th́ không thể đưa cho họ di sản nằm trên giấy dó, mà phải có một con đường khác, hiện đại hơn. Chúng tôi đă t́m ra đó chính là con đường qua máy tính, con đường sử dụng công nghệ thông tin. Cần thu gom các chữ Nôm có từ trước đến nay rồi mă hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây là mối quan tâm chung của các dân tộc sử dụng chữ ô vuông. Người Trung Quốc đă nghĩ ra cách tin học hoá chữ viết của họ, để có thể dùng đánh lên máy vi tính. Ở ta, một nhà nghiên cứu trẻ là Phan Anh Dũng ở Huế đă nghĩ ra cách mă hoá chữ Nôm. Nhưng sử dụng những h́nh thức này đều mới chỉ cho trong nước, c̣n ra quốc tế th́ họ không sử dụng được. Góp vào kho chữ biểu ư ấy, hiện chúng ta đă có được 10.000 chữ Nôm (trong tổng số khoảng 1,5 vạn chữ).

D.Diễm (thực hiện)
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18