Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
 

Khó xác định được thời điểm chính xác sự xuất hiện của chữ Nôm


(Hoàng Lâm - VTV2)
---------------------------------------------------------------------

Trải qua những phát hiện từ các cuộc khai quật, t́m ṭi, các nhà nghiên cứu cho rằng thật khó xác định được thời điểm chính xác sự xuất hiện của chữ Nôm.

Những phát hiện lẻ tẻ về dấu vết của loại văn tự này không chỉ tập trung vào một nơi hay một thời kỳ nhất định. Điều đặc biệt là những con chữ Nôm đầu tiên ấy xuất hiện lác đác cả trong những văn bản chữ Hán, v́ vậy có thể khẳng định rằng chữ Nôm đă góp mặt tương đối sớm, ngay từ khi mới có hiện tượng tạo ra hệ thống mà không cần chờ tới khi hoàn thiện tất cả hệ thống. Cứ như vậy, các văn bản chữ Nôm dần được t́m thấy ở nhiều nơi.

Vậy tại sao những nhân sĩ đầu tiên tạo ra chữ viết Nôm lại phải dựa vào cách sử dụng những con chữ vuông của người Hán để làm nguyên liệu. Có thể thấy, tiếng Việt từ xa xưa sử dụng trong đời sống sinh hoạt và giao tiếp của các cư dân bản địa cũng có những đặc điểm giống như tiếng Hán, đó đều là những ngôn ngữ đơn lập âm tiết. Và do đó, việc đi theo con đường tạo chữ theo như của người Hán lúc bấy giờ được coi là một lựa chọn chính xác nhất. Vậy nguyên tắc tạo thành chữ Nôm của người Việt từ chữ Hán được dựa trên những phương pháp nào? Đầu tiên là phương pháp giả tá, sử dụng chính chữ Hán gần âm để ghi âm Việt, ví dụ: Một con chữ trong âm Hán nghĩa là học th́ được dùng để ghi âm hóc trong tiếng Việt. Nhưng biện pháp này sẽ khó phân biệt với những từ đồng âm khác thanh điệu hoặc phụ âm. Ví dụ: muốn viết chữ hiếm trong âm Việt, người ta dựa vào chữ âm Hán là kiếm, và để phân biệt người ta thêm một dấu nháy. Ở phương pháp h́nh thanh, người ta sử dụng cách làm cụ thể hơn, ở đó có hai bộ phận là chỉ nghĩa và chỉ âm để cấu thành, ví dụ: chữ hải đóng vai tṛ chỉ âm, c̣n chữ khẩu dùng chỉ nghĩa để cấu tạo thành chữ hỏi của tiếng Việt. Phương pháp hội ư th́ chọn hai chữ để tạo nên nghĩa, ví dụ: chữ thiên nghĩa là trời cùng với chữ thượng nghĩa là ở bên trên, kết hợp làm rơ nghĩa cho âm trời trong tiếng Việt. Phương thức hội âm dùng cho trường hợp phụ âm kép trong tiếng Việt cổ, ví dụ: chữ sang nghĩa là giàu được người Việt xưa đọc là Clang. Muốn tạo thành chữ đọc âm đó phải có 2 chữ ghi âm là cư và lang, từ hai chữ đó h́nh thành nên chữ Nôm đọc là Clang với nghĩa là sang.

Với những thành tựu dần tạo dựng được trong việc tạo chữ viết cho việc phát âm tiếng Việt, cách ghi chép chữ Nôm với nhiều phương pháp dần đạt đến sự chuẩn mực hơn. Từ đó, chữ Nôm đă thu hút sự chú ư đặc biệt của người dân Việt Nam, và nó đă được phát tán rộng răi khắp nơi. Thời gian trôi đi, chữ Nôm dần dần có mặt trong đầy đủ những hoạt động thường ngày của người Việt. Từ những tập quán sinh hoạt cho tới những kinh nghiệm trong lao động để lại từ xa xưa đều được ghi chép lại bằng những văn bản chữ Nôm. Bên cạnh đó, với những giá trị được h́nh thành từ lâu trong kho tàng văn hoá dân gian, chữ Nôm lại có được một không gian hoạt động tốt nhất. Những kinh nghiệm làm nông, những làn điệu dân ca, những câu ca dao của dân tộc đều có sự góp mặt của hệ thống văn bản Nôm. Từ trong đời sống thường ngày cho tới những sáng tác của những học sĩ, các văn bản Nôm cứ thế xuất hiện liên tục trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Cư dân người Việt bên cạnh việc tuân theo những chính sách của Nhà nước bằng chữ Hán th́ đă làm quen với những tác phẩm văn học Nôm, những tác phẩm ấy rất gần với cuộc sống thường ngày của họ. Bên cạnh đó, sau khi giành được độc lập từ năm 938, kho tàng văn hoá dân gian tộc Việt lúc đó có một bước biến chuyển tốt theo một hướng riêng của ḿnh. Cùng với đó là các giá trị văn hoá tiếp nhận được từ thời kỳ Bắc thuộc đă làm phong phú hơn sự tích luỹ ấy. Sự phát triển, hoàn thiện không ngừng của hệ thống chữ Nôm đă làm cho nền văn học nước nhà có được một giai đoạn tiến lên hết sức phong phú. Điều đặc biệt là chữ Nôm rất phù hợp với những tác phẩm thơ của người Việt.

Thế kỷ 13 được coi là cái mốc phát triển của nền văn hoá Việt và cũng là mốc phát triển của riêng chữ Nôm. Lúc này đây, những tác phẩm thơ và văn Nôm đă đi vào cuộc sống của những cư dân nơi này như một phần không thể thiếu. Sự hoàn thiện tương đối của chữ Nôm đă cho phép đáp ứng hầu như tất cả những nhu cầu từ ghi chép cho tới sáng tác của các văn sĩ người Việt. Những tác phẩm được sáng tác bằng chữ Nôm hay chuyển thể từ Hán qua Nôm trên nhiều phương diện khác nhau đă liên tục ra đời. Lúc bấy giờ, nhiều học giả Trung Quốc có dịp tiếp xúc với nền văn hoá Việt đă không khỏi ngạc nhiên về sự phát triển đó, những phát triển mà chữ Nôm có vai tṛ đáng kể. Những thành tựu trên phương diện văn hoá đó không chỉ gây nên sự ngạc nhiên cho các nước láng giềng mà nó c̣n thu hút sự chú ư từ những nền văn minh từ xa tới. Thế kỷ 13 đánh dấu sự khám phá của các nước phương Tây đối với khu vực Viễn Đông đầy bí ẩn. Một trong những nhà thám hiểm của phương Tây đầu tiên đặt chân lên vùng Đông á là Marco Polo. Thời gian ở Châu á của Marco Polo phần lớn là ở Trung Quốc, nhưng ông cũng có dịp xuống phía Nam, tức là Việt Nam bây giờ. Ở đây Marco đă phát hiện ra một khu vực văn hoá cổ xưa với những mạch chảy văn hoá rất riêng biệt, có một tŕnh độ phát triển khá cao và cũng rất phong phú. Trong những ghi chép về vùng đất phía Nam này, Marco Polo không hề giấu diếm thái độ khâm phục đối với một giai đoạn lịch sử của mảnh đất này. Cùng với đó, những cuộc khám phá về sau của những nhà nghiên cứu phương Tây khác đều có những nhận xét đồng t́nh với Marco. Với lợi thế là sở hữu một bờ biển dài, Việt Nam luôn là điểm đến đầy hứa hẹn của những hải tŕnh xa xôi. Trong những ghi chép của các nhà nghiên cứu tới Việt Nam từ sau thế kỷ 13, ngoài hệ thống chữ Hán, chữ Nôm luôn được họ nhắc tới như một thứ chữ riêng của người Việt đă phát triển. Tương truyền rằng khi ấy ở sông Hồng cá sấu nhiều vô kể, sự xuất hiện của loài cá hung dữ đă gây biết bao khó khăn cho cuộc sống của cư dân nơi này. Nguyễn Thuyên là một học sĩ thời nhà Trần, ông có viết một bài thơ Nôm với tên gọi "Văn tế cá sấu" và đọc rồi đốt thả trôi trên sông Hồng. Cá sấu dần không thấy nữa, v́ vậy tên tuổi của ông từ đó được gắn liền với câu chuyện huyền thoại này. Đó là một câu chuyện đầy màu sắc hoang đường, song những nhân vật gắn với chữ Nôm th́ liên tục xuất hiện trong hiện thực, thời gian này người ta được biết tới cái tên Hồ Quư Ly. Những mẩu chuyện của cuộc đời ông tuy có những khúc mờ khúc tỏ. Nhưng những cống hiến của ông trong lĩnh vực chữ Nôm th́ không ai không biết tới. Bên cạnh những sáng tác thơ Nôm của ḿnh, Hồ Quư Ly c̣n có những cống hiến không chỉ trong việc phát triển hệ thống văn tự này, mà c̣n là một nhà Nho xuất sắc, ông đă dịch rất nhiều tác phẩm Nho học từ chữ Hán qua chữ Nôm. Tên tuổi được gắn với thời kỳ Nho giáo của Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển cao, Nguyễn Trăi không chỉ là một nhà Nho đơn thuần, ông c̣n có đóng góp lớn lao cho triều đ́nh.

Lúc này đây, chữ Nôm đóng một vai tṛ rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của những cư dân nước Việt. Thời kỳ này, tên tuổi của một vị vua được nhắc nhiều đến trong việc phát triển nền văn hoá nước nhà nói chung và phát triển chữ Nôm nói riêng, đó chính là vua Lê Thánh Tông, đứng đầu hội Tao đàn nhị thập bát tú gồm 28 ngôi sao trong làng trí thức nước Việt, ông đă tạo nền cho sự phát triển của rất nhiều tác phẩm văn học giai đoạn này. Song chữ Nôm lúc bấy giờ trên thực tế vẫn chỉ được sử dụng như một phương tiện để sáng tác văn chương. Để ghi chép lại những sự kiện hàng ngày và ở trong phạm vi hoạt động dân gian chứ chưa có vai tṛ trong những văn bản của chính quyền.

Một giai đoạn dài kế tiếp sau đó, Việt Nam trải qua rất nhiều những biến động của lịch sử. Thời kỳ này, Việt Nam phải hứng chịu nhiều tác động từ những thế lực ngoại xâm. Trong những khó khăn như vậy, tinh thần dân tộc và ḷng dũng cảm được hun đúc qua bao thế hệ lại được bộc lộ. Nền văn hoá Việt nói chung cũng như văn tự Nôm nói riêng dần phát triển và đứng vững qua những thử thách như thế. Rồi cuối cùng những chiến thắng của quân và dân Việt Nam cũng đă đưa dân tộc và kho tàng văn hoá của ḿnh sang một trang sử mới. Văn tự Nôm cũng v́ thế mà có những biến động tích cực. Được mệnh danh là người Anh hùng áo vải, Hoàng đế Quang Trung đă có một bước tiến thần tốc đưa dân tộc Việt Nam thoát khỏi nạn ngoại xâm, đi đến nền độc lập của ḿnh. Xuất thân từ một đất nước chuộng hoà b́nh và rất hiếu học, vị hoàng đế này không những tỏ rơ khí phách phi thường của một quân vương mà c̣n là một trong những ông vua yêu văn học của nước Việt. Trong thời kỳ trị v́ đất nước, bên cạnh việc củng cố an ninh đất nước, Quang Trung c̣n hết sức ḿnh làm dày dặn thêm cho kho tàng văn hoá dân tộc. Đặc biệt hơn, ông c̣n tỏ ra thành thạo trong việc sử dụng hệ thống chữ Nôm, văn tự của riêng người Việt. Thời kỳ về sau này, khi chữ Nôm đă ngày càng hoàn thiện, sự phát tán mở rộng khắp dân chúng th́ các tác phẩm cùng những gương mặt đi kèm ngày càng nở rộ. Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương với những tác phẩm mạnh mẽ cho tới tận bây giờ vẫn c̣n nguyên đó những giá trị. Tất cả những tác phẩm của bà đều được sáng tác bằng chính chữ Nôm, thứ chữ như được dành riêng cho những áng thơ văn bất hủ của nước nhà. Những tác phẩm thơ bằng chữ Nôm ấy c̣n làm nên một tên tuổi, một phong cách sáng tác cho từng giai đoạn. Rồi Nguyễn Du với "Truyện Kiều" lưu danh muôn thủa, có lẽ giai đoạn này văn hoá Việt Nam và văn tự Nôm đă có những hoạt động mạnh mẽ tách dần khỏi văn hoá Hán vốn chi phối lâu nay, tạo bước đệm cho một thời kỳ văn hoá độc lập./.
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18