Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

PHÉP NÓI VÀ VIẾT HỎI NGĂ

Hồ Hữu Tường soạn
 

Phân nửa người Việt Nam, từ Thanh Hóa trở ra, về phương diện hỏi, ngă, nói và viết rất đúng, c̣n một phân nửa, từ Nghệ, Tịnh trở vào, nói không phân biệt hai thanh này và viết rất lầm.
Sự trộn lộn hai thanh này thành một sẽ là một việc làm cho tiếng Việt nghèo nàn thêm, vàlàm cho lắm câu thành tối nghĩạ Người có ư thức không ai dám chủ trương một việc nông nổi như vậỵ Mà phân biệt hai thanh, khi nói và viết, đối với người đàng trong, là một một vấn đề to: vấn đề hỏi ngă

Mấy năm nay, đă có nhiều người nghiên cứu vấn đề này vàđưa ra một luật, mà chúng tôi xin gọi là luật Nguyễn Đ́nh, để nhắc nhở người đă nêu nó ra trước nhất. Cái hay - và cũng là cái dở - của luật Nguyễn Đ́nh là để cho người đă khá giỏi tiếng Việt dùng được mà thôị Đối với kẻ thiếu học, th́ công dụng của nó rất ít.
Lại giá trị của luật ấy chỉ ở trong phạm vi chính tả. Người đàng trong, dầu cho đă thạo rồi, cũng không sao nói đúng được.
Muốn giải quyết đến cội rễ vấn đề này, ta hăy nghĩ xem: tại sao người đàng ngoài, dầu chẳng biết luật Nguyễn Đ́nh, vẫn nói đúng va viết đúng hỏi ngă? Ấy bởi v́ từ thuở mới học nói, họ đă nghe chung quanh họ, hai thanh này phân biệt rơ ràng. Vậy phương pháp của âm học, đối với mỗi người, và áp dụng cho tất cả, sẽ thành phương pháo giải quyết được vấn đề đến triệt để.
Dầu ta có thạo thông lệ này, hay thông lệ nọ, mà ta nói vẫn sau, th́ trẻ em nghe ta nói sai, sẽ nói sai, ắt là vấn đề hăy c̣n măị
Việc đánh dấu đúng, tuy là cần chỉ là gáo nước để tưới trận lửa to, làm sao mà trừ đám cháy được? C̣n nếu ta nhờ các thông lệ làm phương tiện riêng để phân biệt hỏi, ngă, hầu nói đúng, th́ thế hệ sau nghe ta nói đúng, sẽ nói đúng. Rồi ít lâu, ở toàn cơi Việt Nam, sẽ không c̣n vấn đề nàỵ
Chúng tôi soạn tập sách vấn đề giải quyết vấn đề hỏi ngă. Khi ai nấy đă nói đúng và viết đúng cả rồi, vấn đề sẽ không c̣n, sách sẽ hết cần, hóa thành vô dụng. Nên ḷng cầu nguyện là được một ngày gần đây, sách sẽ không được dùng nữa, và chỉ dành cho những kẻ khảo cứu tài liệu lịch sử xem chơi mà thôị

Paris, đầu mùa hè 1950

 

TÍNH CÁCH ÂM HỌC CỦA HAI THANH HỎI NGĂ

1. Tiếng Việt là tiếng có nhiều thanh, hơn cả tiếng Tàụ Những thanh này chia làm hai loại: loại thanh thuần là loại thanh biến.

2. Thanh thuần là những thanh có một tính cách đơn thuần, và giữ măi tính cách ấy từ đầu đến cuối:

  • Những tiếng luôn luôn giọng ngang nhau, mà ta thường viết không dấu
  • Những tiếng luôn luôn giọng cất cao lên, mà ta có thể viết không dấu hoặc phải viết với dấus sắc
  • Những tiếng luôn luôn giọng kéo dài xuống, mà ta phải viết với dấu huyền
  • Những tiếng giọng rớt xuống rồi dừng liền, mà ta phải viết dấu nặng

Ở khắp cơi Việt Nam, ai cũng nói được và tất nhiên, viết đúng bốn thanh thuần này

3. Những thanh biến không giữ măi một tính cách. Khi phát tiếng ra th́, ban đầu theo tính cách này, rồi biến liền sang tính cách khác:

  • Hoặc mới phát ra, giọng đưa lên, rồi biến thành đưa xuống: ấy là những tiếng phải đánh dấu hỏi
  • Hoặc mới phát ra, giọng cho xuống rồi biến thành đưa lên: ấy là những tiếng phải đánh dấu ngă

Những người từ Thanh Hoá trở ra, đều phân biệt được như vậỵ Bởi v́, khi nói, họ để luồng hơi ra lâu, có thời giờ mà biến thanh rơ ràng được. Những người từ Nghệ, Tịnh trở vào, đều nói không được. Bởi v́, khi nói, họ cho luồng hơi qua mau quá,không có thời giờ mà biến thanh cho kịp.

4. Tuy người đàng ngoài nói đúng hỏi, ngă, song không phải ở địa phương nào cũng nói y như nhaụ

Ví dụ như nói dấu hỏị Có nơi th́ nói phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng lên nhiều, phần đưa giọng xuống ít. Có nơi th́ trái lại, đưa giọng lên ít, đưa giọng xuống nhiềụ V́ vậy mà mỗi vùng có giọng đặc biệt của ḿnh. Nhưng dầu thế nào, vẫn theo đúng tuần tự lên xuống.
C̣n như nói dấu ngă, th́ cũng vậỵ Có nơi đưa giọng xuống nhiều, giọng lên ít. Có nơi đưa giọng xuống ít, giọng lên nhiềụ Bởi thế mà mỗi vùng có đặc biệt của ḿnh. Nhưng dầu thế nào vẫn nói đúng theo tuần tự xuống lên.
Nói tóm lại, bất cứ giọng địa phương nào, hỏi ấy là lên rồi xuống và ngă ấy là xuống rồi lên. Dựa vào thời gian làm thứ nguyên để lộ cách biến chuyển của hai thanh ấy thế nào, chúng ta thấy hai thanh ấy biến theo hai chiều nghịch nhau luôn.

5. Vậy, muốn nói được rơ ràng hỏi, ngă, tất phải theo cho đủ hai điều kiện này

  • Nói cho luồng hơi ra vừa lâu, đủ thời giờ để ta chuyển thanh
  • Phải chuyển thanh đúng theo mỗi loại: gặp hỏi trước cho lên, rồi mới xuống; gặp ngă trước cho xuống, rồi mới cất lên

Nếu theo đúng như trên, th́ nói, đọc hỏi ngă sẽ không c̣n khó khăn ǵ cả

HAI BỰC BỔNG, TRẦM
 

6. Sáu thanh trước có thể sắp vào hai bực bổng, trầm tuỳ theo sự phát âm cao hay thấp

  • Bực bổng gồm những tiếng không phải đánh dấu, hoặc phải đánh dấu sắc, dấu hỏị

  • Bực trầm gồm những tiếng phải đánh dấu nặng, dấu huyền, dấu ngă. Trong h́nh vẽ, ta ghi bằng những lằn ở dưới lằn phẳng.

Vậy về mặt tương đối, hỏi và ngă khác nhau, v́ thuộc vào hai bực khác nhaụ Hỏi thuộc về loại bổng. Ngă thuộc về loại trầm

7. Vậy ta dựa vào độ cao thấp của mỗi tiếng làm thứ nguyên để ghi hai thanh hỏi, ngă, chúng ta thấy rằng hai thanh ấy ở vào hai vị trí đối nhaụ

Hỏi là thanh cao, ở vào bực bổng
Ngă là thanh thấp, ở vào bực trầm

Ở nhiều địa phương, có ngườinói hay kéo dàị Họ nói hỏi, mà kéo xuống nhiều quá, nghe như xuống đến bực trầm. Hoặc họ nói ngă, mà kéo lên nhiều quá, nghe như vượt lên bực bổng. Tuy vậy, phần căn bản vẫn ở đúng vị trí của nó.

8. Hai phương diện nhận xét, hoặc do theo cách biến chuyển của mỗi thanh, hoặc do theo bực cao thấp, có thể nào tương phản nhau chăng?

Không

Thanh hỏi ở vào bực bổng và là một thanh biến. Đă cất giọng lên rồi mà phải biến, nếu c̣n càng cất cao lên nữa, th́ là thanh sắc, nên phải hạ giọng xuống mới ra một giọng khác hơn là sắc.

Thanh ngă ở vào bực trầm và là một thanh biến. Đă rớt giọng xuống rồi, mà phải biến, nếu c̣n càng cho rớt nữa, th́ lại là thanh nặng; nên phải cất giọng lên lại mới ra một giọng khác hơn là nặng.

Vậy ở vào bực trầm mà biến đi, th́ phải theo tuần tự xuống lên

9. Xét hai hiện tượng tên, ta thấy rằng cách biến của mỗi thanh tùy theo vị trí của thanh nàỵ Vậy có thể lấy vị trí của thanh mà làm cái định nghĩa đầy đủ của nó.

Thanh hỏi là một thanh biến ở vào bực bổng
Thanh ngă là một thanh biến ở vào bực trầm

MUỐN NÓI ĐƯỢC HỎI, NGĂ
 

10. Sự phân tích ở trước đă chỉ rằng hai thanh hỏi, ngă khác nhau như hai điệu nhạc. V́ vậy mà muốn nói được hai thanh này, chúng ta phải tập như là tập hát hai điệu nhạc khác nhaụ Và phép tập nói, được tŕnh bày ở đây, cũng phỏng theo phép tập hát.

11. Bắt đầu, phải tập nghẹ Trẻ con ở đàng ngoài, vừa mới nhớm có trí khôn, là đă nghe thật lâu, rồi mới bập bẹ vài lờị Và bởi chúng nó biết nghe phân biệt hỏi, ngă, mà chúng nó nói được rơ ràng.
Người học hát cũng thế. Lỗ tai của họ đă quen một điệu hát, biết phân biệt điệu hát của ḿnh học, trong muôn điệu, th́ mới có thể hát đúng được.
Khi ta tập nghe, tất nhiên phải nghe những người nói đúng, nhất là những trẻ con đàng ngoài, v́ tiếng nói của chúng nó trong trẻo hơn. Khi chúng nó nói mau, mà ta phân biệt kịp được tiếng nào thanh hỏi, tiếng nào thanh ngă, ấy là phần thứ nhất đă xong rồị

12. Kế đến tập nóị Khi lỗ tai đă quen rồi, th́ tất nhiên miệng nói  theo ư được. Ban đầu c̣n ngượng chút ít. Nhưng việc biến thanh không phải là khó, đối với kẻ biết lên giọng xuống giọng. Nên cẩn thận nơi tuần tự trước sau, như đă bày ở trước.
Cũng nên lấy tay mà vẽ trên không lằn cong mô tả sự lên giọng, xuống giọng, giống như người chỉ huy cuộc hoà nhạc ra dấu vậỵ Cách thực tiễn này, nếu được các nhà giáo áp dụng ở nhà trường, sẽ đem lại mau lẹ những thành tích tốt đẹp.

13. Sau là phải luôn luôn thực hành. Nói chuyện với người đàng ngoài phân biệt hỏi, ngă đă đành, mà nói với ai cũng giữ cho nghiêm nhặt, chẳng cho saị Lại cũng nên dùng mọi phương pháp để cho chung quanh ḿnh, ai nấy đều nói phân biệt hỏi, ngă. Ở nhà trường, các nhà giáo phải nghiêm khắc. Ở sân khấu, các diễn giả phải thận trọng cách phát ngôn. Ở diễn đàn, mọi người phải tập nói trúng.... Th́ lần lần, phong trào lan rộng, sẽ lôi cuốn được số đông theọ

14. Chừng ấy, mỗi người đều nghe chung quanh ḿnh phân biệt rơ ràng, sẽ xem việc nói cẩu thả của ḿnh như là một việc nới đớt. Rồi sẽ xấu hổ, tự chữạ Lại gặp hoàn cảnh thuận tiện để chữa được v́ có khác nào trẻ con ở đàng ngoài, đă nghe mọi người nói phân biệt, ắt sẽ nói phân biệt dễ dàng.
Rồi một thế hệ sau, khi mỗi người đă phân biệt hẳn hoi rồi, th́ t́nh trạng ngày nay chỉ có ở đàng ngoài, sẽ được phổ cập toàn cơi Việt Nam. Vấn đề hỏi ngă sẽ giải quyết xong rồi vậỵ

15. Nhưng trước khi đến được t́nh trạng đẹp đẽ ấy, phải trải qua một hồi quá độ Ấy là lúc mọi người biết cách nói và nói được, viết được hỏi, ngă, nhưng hăy c̣n chưa thuần thục và tự nhiên được như người đàng ngoàị Gặp một tiếng, thuộc về loại các thanh biến, không biết nó là thanh nào, hỏi hay là ngă. Vậy làm sao mà nói đúng, viết đúng được? Nói cách khác, th́ đâu là phương pháp để phân biệt tiếng ấy có thanh hỏi hay ngă. Chúng ta sẽ có trả lời ở phần sau nàỵ 

LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC 
TIẾNG NÀO HỎI TIẾNG NÀO NGĂ

Phương Pháp Tự Nhiên

16. Khi ta biết cách  nói rồi, muốn có thể phân biệt tiếng nào hỏi, tiếng nào ngă, th́ nên theo phương pháp tự nhiên hơn hết,  là học
Phương pháp này đă đem lại những công hiệu rơ ràng. Nhiều người ngoại quốc, tuy nói tiếng Việt rất khó khăn, song đă chịu khó học cẩn thận rồi, th́ nói, viết rất đúng hỏi ngă. Nhiều người đàng trong, chịu khó học, cũng nói được viết đúng như người đàng ngoàị
Mà bằng chứng đích xác hơn hết là, cả một cơi Bắc Việt, ai cũng nói đúng nhờ học từ thuở bé ở nơi chung quanh ḿnh.

17. Cái may của người đàng ngoài, là sự học này là một cái học thường xuyên, trong mỗi lúc nghe nói, trong mỗi lúc nói, mà người học thấy cực nhọc hay để tí công cố gắng nàọ Chung quanh ḿnh, cha, mẹ, anh, chị, bè, bạn, lối xốm, thảy là người thầy sẵn sàng dạy ḿnh, và lại những ngựi thầy dạy đúng phương pháp tự nhiên. Kết quả là lên năm, lên sáu tuổi, đứa bé đă học xong rồi, đến trường khỏi phải trở lại vấn đề
Cái rủi của người đàng trong là không có trường học tự nhiên ấỵ Ngay nhà trường chính quy cũng vẫn là một lớp học thiếu sót về vấn đề nàỵ Thầy giáo nào có công, cũng chỉ dfạy cho học tṛ đánh dấu đúng, khi viết. Chúng tôi chưa hề gặp một thầy giáo nào ở đàng trong đă dạy học tṛ nói thanh ngă, thanh hỏi bao giờ. Và cũng chớ nên trách họ, v́ chính họ c̣n chưa nói được thay! 

18. Vậy cần phải học, tuy trong những điều kiện khắt khe hơn, nhưng phải cố t́m tạo ra một hoàn cảnh gần như tự nhiên, và dơi theo một phương pháp tự nhiên.
Hoàn cảnh ấy, là một nhóm người biết cố gắng nói đúng, viết đúng hỏi, ngă. Phương pháp ấy, là nên học thuộc ḷng, không khác nào trẻ con mới học nói phải thuộc tiếng mới, không khác nào người ngoại quốc học nói phải học thuộc tiếng lạ

Trong khi nói chuyện, nếu phải dừng trước một tiếng để suy nghĩ nên nói thanh nào, th́ làm sao cho lời được suôn, lại c̣n nói chi đến việc trổ tài hùng biện? Trong khi viết, nếu phải dừng mỗi lúc để suy nghĩ nên đánh dấu nào, th́ làm sao chép kịp lời của người, hay ghi cho kịp nguồn hứng của ḿnh?

19. Học phải chọn sách. Học về hỏi, ngă, không có ǵ qua từ điển, tự điển, tự vị Những người có tiếng là viết đúng chính tả, như Phan Khôi, Phan Văn Hùm, thường thú nhận rằng không có dụng cụ nào hơn là tự điển để tra cứu, mỗi lần trí nhớ của họ hơi lờ mờ
Ngày nay, những từ điển, lấy tiếng Việt làm nền để cắt nghĩa và điển chế tiếng Việt, thật là khó t́m. Một vài quyển hăy c̣n lưu hành, nhưng lại rất cẩu thả về vấn đề chính tả. 

20. Học trong tự điển là một việc rất mau chán. V́ vậy mà cần có một lối học mau lẹ, lại có nhiều kết quả.
Lối học thực tiễn này dựa vào những nhận xét sau đây:

  • Trong tiếng Việt, tiếng thanh hỏi nhiều hơn tiếng thanh ngă. Vậy ta học trước hết những tiếng thanh ngă, ắt ít tốn công hơn. C̣n tất cả những tiếng nào thừa lại, là to cho thanh hỏị Dựa theo sự nhận xét này, chúng tôi trích đăng ở phần phụ lục một bảng kể những tiếng thanh ngă để cho tiện việc học thuộc ḷng.

  • Trí nhớ muốn được chắc chắn, cần nên vận dụng tất cả các cơ quan, tai nghe, mắt nh́n, tay viết. Phần lỗ tai đă được chú trọng rồị C̣n nên cho quen mắt, bằng cách đọc kỹ và nhiều những sách đánh dấu đúng, những bản viết tay đánh dấu đúng. Và nhất là tập đánh dấu cho quen mắt, quan tay như người đàng ngoài, dấu hỏi rơ ràng vẽ h́nh kéo xuống, sau khi đă ṿng tṛn, dấu ngă rơ ràng kéo lên, sau khi đă ṿng tṛn. Tay, mắt, tai hiệp nahu làm cho phần máy móc của trí nhớ được vận dụng đầy đủ, th́ sự nhớ càng chắc.

  • Rồi cũng phải làm cho phần thông minh của trí nhớ làm việc, để tập luyện và để củng cố những điều đă học được với một cách máy móc. Vậy cần phải suy nghĩ, để t́m cái lư của sự việc (nghĩa là cái lẽ v́ sao phải đánh dấu ngă) và những liên quan của các việc. Đây là một công cuộc đ̣i lắm hiểu biết. Vậy xin xét ở chương sau.

Phương Pháp Bác Học
 

21. Phương pháp bác học này đ̣i hỏi nhiều hiểu biết về ngữ âm học, để áp dụng những định luật sự biến di của âm thanh, và về từ nguyên học, để t́m ṭi gốc rễ của mỗi tiếng.
Ngữ âm học và từ nguyên học là hai khoa rất khó. Ở Âu Mỹ, vào trường đại học, người ta mới khởi sự cho học các khoa này, c̣n từ bực trung học trở xuống, chỉ  nói cho biết thoáng qua thôị Mà khi đă học xong rồi, phải có óc t́m ṭi, khiến suy diễn mới tự ḿnh khảo cứu thêm được. V́ vậy mà phương pháp bác học được nhắc đến sau đây không phải để cho ai cũng dùng được.

22. Đối với tiếng Việt, hai định luật sau đây của ngữ âm học giúp cho chúng ta rọi nhiều tia sáng và vấn đề hỏi ngă:

  • Những âm thanh thường có xu hướng có gần tính chất với những âm thanh đi cặp với ḿnh. Ấy là luật thuận thinh âm

  • Những âm thanh thường biến chuyển ra những âm, thanh có gần tính chất với ḿnh.

Ở đây không phải là để khảo cứu về ngữ âm học, nên xin phép không dừng lâu nơi hai luật này, mà chỉ áp dụng chúng nó vào vấn đề hỏi ngă mà thôị

23. Do theo sự khảo cứu ở phần thứ nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực nhất, ta thấy rằng thanh hỏi ở vào bực bổng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh hỏi, ngang, và sắc là những thanh gần tính chất với nó. Ví dụ như:

  • Hỏi đi cặp với hỏi: bẩn thỉu, mỏng mảnh

  • Hỏi đi cặp với ngang: thẩn thơ, mơn mởn

  • Hỏi đi cặp với sắc: khỏe khoắn, lấp lửng

C̣n thanh ngă ở vào bực trầm, gần với những thanh huyền, nặng. Vậy luật thuận thinh âm mách cho ta biết rằng nó thường đi cặp với những thanh ngă, huyền,nặng là những thanh có gần tính chất với nó. Ví dụ như:

  • Ngă đi cặp với ngă: băi hăi, lẽo đẽo

  • Ngă đi cặp với huyền: băo bùng, hiền ngơ

  • Ngă đi cặp với nặng: nhăo nhẹt, chậm răi

24. Nếu đảo ngược tính cách trên, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để t́m tiếng nào có thanh ngă (luật Nguyễn Đ́nh)

Tiếng có thanh ngă là những tiếng đi cặp với tiếng thanh ngă, nặng hay huyền

25. Tuy nhiên, thông lệ này có rất nhiều ngoại lệ Trong bảng phụ lục sau đây, chúng tôi đánh dấu sao ( + ) những tiếp cặp nào ở ngoài lệ nàỵ Độc giả sẽ thấy rằng số ấy không phải là ít, và phương pháp bác học, tuy đ̣i hỏi rất nhiều hiểu biết và suy nghĩ, vẫn không bằng phương pháp tự nhiên

26. Khoa từ nguyên học, áp dụng vào tiếng Việt, cho ta biết rằng những tiếng họ hàng, hoặc biến chuyển ra, thường có những thanh gần với thanh cội rễ.

Như ba thanh ngang, sắc, hỏi biến chuyển qua lại với nhau. Ví dụ: chưạ..chửa; miếng...miểng; cảnh...kiếng; chẳng...chăng; thể...thế
C̣n ba thanh huyền, nặng, ngă, biến chuyển qua lại với nhaụ Ví dụ: rồị..rỗi, chậm...chẫm; cữụ..cậu; lỡ ... lợ; cũng....cùng.

27. Nếu đảo ngược tính cách này, chúng ta có thể nêu được cái thông lệ thực tiễn để t́m tiếng nào có thanh ngă

Tiếng có thanh ngă là những tiếng do tiếng thanh ngă, nặng, huyền biến chuyển ra

28. Ngoài ra c̣n những tiếng Hán Việt mà cách phát thanh theo những định luật phiền tạp, và sự áp dụng các định luật ấy chưa chắc ǵ đơn giản hơn là theo phương pháp tự nhiên là học ngay cho thuộc ḷng. Lại các định luật này có rất nhiều ngoại lệ, mà nhớ cho được và cho đủ, cũng cần phải học thuộc ḷng. Vậy th́, làm thế nào, vẫn khó t́m một phương pháp, duy lư dễ dàng, cho vừa tầm thực dụng của b́nh dân

Tốt hơn là dùng phương pháp tự nhiên, đă dễ dàng, c̣n đem lại nhiều thành tích tốt đẹp

29. Tuy vậy, những định luật kể trên vẫn có giá trị là những kim chỉ nam cho những nhà khảo cứu, để t́m ṭi chính tả và điển chế tiếng Việt. Giá trị của nó là giá trị của một phương pháp bác học, và chỉ có giá trị ấy trong địa hạt của khảo cứụ Cố đem ra ngoài địa hạt ấy và biên thành những thông lệ thực tiễn, chưa ắt là hạp với kinh nghiệm của khoa sư phạm.

Trái lại, nếu ta đă dùng phương pháp tự nhiên mà học thuộc ḷng rồi, lại áp dụng thêm phương pháp bác học để khảo chính và củng cố trong trí nhớ những điều đă học được, th́ là một việc thêm haỵ

30. Đặc sắc của khoa học không phải là dừng nơi một phát kiến nào, mà ở nơi sự t́m ṭi và phát kiếm thêm măị Vấn đề hỏi ngă không phải ở trọn trong luật Nguyễn Đ́nh và luật tứ thinh

Đứng vào một sở cậy khác, rọi một nhấn quang khác, chắc chắn sẽ t́m thấy việc khác có thể giúp cho ta hiểu rơ thêm vấn đề.

Như có người (Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Tuân, Thế Lữ...và chúng tôi) nghĩ rằng tiếng Việt nam là một tiếng "nhạc ư" (nghĩa là dùng âm thanh cao, thấp, dài, ngắn mà diễn ư), khác hơn tiếng Tàu là một tiếng "hội ư" (nghĩa là dùng nét vẽ mà tượng ư). Thế th́, hỏi hay ngă, tất phải có quan hệ với ư của tiếng dùng. Nhắc đến giả thuyết này, chúng tôi chỉ có ư mách rằng có thể khảo cứu và suy luận thêm về vấn đề hỏi ngă, chớ chưa định ư lập một cái luật nào mớị

31. Độc giả nên nghiên cứu bằng thuật dùng thẻ (fiche). Thẻ ấy là những mảnh giấy rời nhỏ. Trên mỗi thẻ, ta nêu to một tiếng dấu ngă, kế đến những điều ǵ mà ta cần chép để nhớ (nghĩa tiếng, gốc tiếng, luật về ngữ âm học) và những nhận xét hay giả thuyết riêng của tạ Khi có đủ bộ rồi, ta chịu khó quy nạp những nhận xét, biết đâu ta chẳng t́m được cái ǵ hay đẹp về vấn đề?

Bài Đọc Thêm

Chữ Hán:

Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hóa bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam c̣n lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ có khắc chữ tượng h́nh (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu Công nguyên trở đi. Đến thế kư VII - XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng răi ở Việt Nam. Thời kỳ này tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, v́ vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hóa dân tộc.

Chữ Nôm:

Dù chữ Hán có sức sống mạnh mẽ đến đâu chăng nữa, một văn tự ngoại lai không thể nào đáp ứng, thậm chí bất lực trước đ̣i hỏi, yêu cầu của việc trực tiếp ghi chép hoặc diễn đạt lời ăn tiếng nói cùng tâm tư, suy nghĩ và t́nh cảm của bản thân người Việt. Chính v́ vậy chữ Nôm đă ra đời để bù đắp vào chỗ mà chữ Hán không đáp ứng nổi.

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá tŕnh h́nh thành chữ Nôm có thể chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hóa chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công nguyên (đặc biệt rơ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng Việt, đă xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Từ thời Lư thế kỷ thứ XI đến đời Trần thế kỷ XIV th́ hệ thống chữ Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay c̣n ghi lại được một số tác phẩm đă được viết bằng chữ Nôm như đời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ XVIII - XIX chữ Nôm đă phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đă có bài thi làm bằng chữ Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

Như vậy, có thể thấy chữ Hán và chữ Nôm có những khác nhau cơ bản về lịch sử ra đời, mục đích sử dụng và mỗi chữ có bản sắc riêng về văn hóa.

Chữ Quốc Ngữ hiện nay:

Việc chế tác chữ Quốc Ngữ là một công việc tập thể của nhiều linh mục ḍng tên người châu Âu, trong đó nổi bật lên vai tṛ của Francesco de Pina, Gaspar d'Amaral, Antonio Barbosa và Alexandre De Rhodes. Trong công việc này có sự hợp tác tích cực và hiệu quả của nhiều người Việt Nam, trước hết là các thầy giảng Việt Nam (giúp việc cho các linh mục người Âu). Alexandre De Rhodes đă có công lớn trong việc góp phần sửa sang và hoàn chỉnh bộ chữ Quốc Ngữ. Đặc biệt là ông đă dùng bộ chữ ấy để biên soạn và tổ chức in ấn lần đầu tiên cuốn từ điển Việt - Bồ - La (trong đó có phần về ngữ pháp tiếng Việt) và cuốn Phép giảng tám ngày. Xét về góc độ ngôn ngữ th́ cuốn diễn giảng vắn tắt về tiếng An Nam hay tiếng đàng ngoài (in chung trong từ điển) có thể được xem như công tŕnh đầu tiên khảo cứu về ngữ pháp. C̣n cuốn Phép giảng tám ngày có thể được coi như tác phẩm văn xuôi đầu tiên viết bằng chữ Quốc Ngữ, sử dụng lời văn tiếng nói b́nh dân hàng ngày của người Việt Nam thế kỷ XVII.

Tuy chữ Quốc ngữ của Alexandre De Rhodes năm 1651 trong cuốn từ điển Việt - Bồ - La đă khá hoàn chỉnh nhưng cũng phải chờ đến từ điển Việt - Bồ - La (1772), tức là 121 năm sau, với những cải cách quan trọng của Pigneau de Behaine th́ chữ Quốc ngữ mới có diện mạo giống như hệ thống chữ Việt mà chúng ta đang dùng hiện nay.

(Báo Du Lịch)

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18