|
Từ chữ Nôm
đến quốc ngữ (1): Tài tử phim kung-fu Vương Vũ
Nguyên Nguyên
Những ai từng hâm mộ xem phim kiếm
hiệp ở thời trước 75 chắc c̣n nhớ những tài tử gạo cội Hongkong như Địch
Long, Phó Thanh, Trần Quan Đại, Khương Đại Vệ, Trần Tinh, và Vương Vũ.
Jackie Chan thời đó chỉ chuyên đóng vai phụ, nhất là thay cho tài tử
chính trong những màn nhào lộn nguy hiểm. C̣n tài tử số 1 Á Châu vắn số
Lư Tiểu Long tức Bruce Lee, khởi đầu sự nghiệp tại Mỹ, sau đó mới trở về
Hong Kong đóng phim. Vương Vũ nổi tiếng nhất có lẽ nhờ phim "Kiếm khách
một tay", đầu tiên ra mắt vào năm 1967. Sau đó Vương Vũ lên như diều.
‘Kiếm khách một tay’ được quay đi quay lại nhiều lần, rồi để tránh nhàm
đổi thành ‘Vơ sĩ một tay’ (1971), chỉ đánh quyền bằng một tay chứ không
đánh kiếm. Sau đó: ‘Kiếm khách một tay gặp hiệp sĩ mù Nhật bản’ phối hợp
với điện ảnh xứ Phù Tang, rồi ‘Kiếm khách một tay tái ngộ hiệp sĩ mù’,
trong những năm đầu của thập niên 1970. Vào khoảng 1975, Vương Vũ được
mời đóng một phim đấm đá h́nh sự của Úc chung với tài tử George Lazenby
- trước đó đă từng thủ vai điệp viên James Bond 007 trong "On Her
Majesty Secret Service" với Diana Rigg của The Avengers. Phim Vương Vũ
đóng mang tên, rất thích hợp, The Man from Hongkong (Người hùng từ Hương
Cảng). Trong phim Vương Vũ thủ vai một công an h́nh sự từ HongKong sang
Úc, làm việc với nhà chức trách điều tra một băng đảng buôn chất trắng
và cướp bóc. Phim đó có lẽ là một trong những phim đầu tiên của phương
Tây dùng đến tài tử kung-fu của Hongkong.
Người viết nhớ xem phim này lần
đầu tại Sydney. Khi wăn hát, chợt để ư tên tài tử Vương Vũ viết theo
tiếng Anh là (Jimmy) Wang YU chứ không phải Wang Wu theo phỏng đoán từ
tiếng Việt: Vương Vũ. YU chứ không phải WU. Yũ chứ không phải Vũ. Khá
lạ. Cũng trong khoảng thời gian đó vào một dịp t́nh cờ người viết để ư
tỉnh Vân Nam bên Trung quốc, tức nước Điền Việt hay Đại Lư của Đoàn Dự
trong tiểu thuyết vơ hiệp của Kim Dung, được ghi trên bản đồ là YUN-Nan
chứ không phải Wan-Nan – theo lối phỏng đoán từ đánh vần tiếng Việt: Vân
Nam.
Một thời gian khá dài ở khoảng
giữa thập niên 80, người viết được việc làm đi dạy học. Trong trường có
một giáo sư người Ấn Độ. Thỉnh thoảng nghe ông này nói đến đưá con trai
cưng mang tên Vivek, một tên rất phổ thông của Ấn như tên Tuấn tên Minh
của Việt Nam. Ông giáo sư đó phát âm Vivek luôn luôn như là Wiwek, hay
Uui Uuék. Tức âm /W/ chứ không phải âm /V/. Ông ấy phát âm /W/ chứ không
phải /V/, không phải v́ ông ta không biết phát âm chữ V như trong
Verify, very truthful, variable. . . Ngược lại ông ta tốt nghiệp tại đại
học Liverpool ở bên Anh quốc đàng hoàng. Khi nói tiếng Anh ông ta nói và
phát âm y như, hay ít lắm cũng bảy, tám mươi phần trăm như người Anh
chính gốc.
Việc ông giáo sư Ấn Độ đó phát âm
chữ V như chữ W trong ngữ âm của tiếng mẹ đẻ cũng giống như những cụ
người Việt ở phiá Nam, ngay cả ở Sàig̣n, trong thập niên 60. Lúc đó, nếu
có ai thách mấy cụ người Nam Bộ thử phát âm chữ V như: đi về, con voi,
anh Vương, theo kiểu . . . 'Bắc Kỳ', đảm bảo các cụ đó sẽ phát âm như:
đi Uuề, con Uoi (hay Woi), anh Uương (hay Wương), chứ rất khó được như:
đi về, con voi, anh Vương, . . . theo lối phát âm người phiá Bắc. Mặc dù
có thể các cụ này đă học và nói được tiếng Tây và phát âm những tiếng
Tây rất đúng, như: la vérité, vertigo, la valse dans l'ombre, . . .
Trở lại với tài tử Vương Vũ. Sự
việc ‘Vương Vũ’ nếu viết thật đúng phải viết ‘Vương Yũ’ hay ‘Vương Dũ’
đă nằm trong đầu người viết, ở một góc kẹt nào đó trong suốt hơn 25 năm.
Và chỉ được lôi ra ánh sáng trở lại khi viết bài "Thử đọc lại Kim Dung
II: Nguồn Việt và Kim Dung". Một 'phát hiện' đă nảy ra trong bài Kim
Dung 2: Tên "Việt" trong bộ tộc Lạc Việt, hoặc nước "Việt Nam" theo
nguyên thủy, từ thời Hồng Bàng cho đến khoảng cuối thế kỷ 17, có thể đă
được phát âm giống như kiểu của người Nam Bộ: Byiệt hay Yiệt. Lư do:
người Quảng Đông gọi Việt Nam là Yuet Nam, người Hoa Bắc giọng ‘quan
thoại’ dùng ‘Yue Nam’ cho Việt Nam. Người Nhật phát âm: Beto-namu. Và
người Mường gọi vua Việt là ‘byua Yịt’.
Tất cả đều mang âm /Y/ hay /By/
(Beto-namu).
Nh́n chung quanh, ngôn ngữ các
nước láng giềng: Từ In-đô-nê-xia đến Hàn quốc. Từ Mă Lai đến Singapore,
Taiwan. Sang Nhật bổn. Qua đến Miến Điện, Thái Lan. Không có nước nào có
âm bắt đầu bằng chữ cái ‘V’ của tiếng Tây. Ít ra cho đến khoảng cuối thế
kỷ 20. Gần như hầu hết các ngôn ngữ khối Nam Á và Hoa ngữ đều không xài
đến /V/. Họ chỉ có hai âm rất phổ thông: /W/ và /Y/. Y như tên tài tử
kung fu Wang Yu. Chỉ dùng /W/ và /Y/. Trong khi đổi sang tiếng Việt kư
âm cả hai bằng /V/: Vương Vũ. Tiếng Việt ‘Yũ’ trong Vương Yũ cũng giống
như Yũ trong Sở Bá Vương Hạng Yũ (theo phát âm quan thoại: ‘Hạng Yũ’ chứ
không phải ‘Hạng Vũ’) - có nghĩa lông chim.
Trong khi chưa t́m được lư giải
toàn bộ cho vấn đề, một vài kết luận sơ khởi đă được hiện thức:
(i) Trong tiếng Việt, chữ /V/ là
một chữ mang phát âm mới - chỉ xuất hiện cùng một lúc với chữ quốc ngữ.
(ii) Tiếng Nôm trước đó hoàn toàn
không chứa âm chữ /V/, mà chỉ có âm /W/ và âm /By/ (hay /Y/). Thí dụ:
ngày xưa, ‘ông Vua’ được phát âm như ‘ông Byua’, và ‘con Voi’ đọc như
‘con Woi’. Chính người Mường hăy c̣n giữ hai cách phát âm, ông Byua và
con way (woi), cho đến ngày nay [1].
(iii) Âm chữ /V/ do đó đă được các
Thầy quốc ngữ đưa vào thay thế một lượt cho hai âm: /W/ và /By/ (hay
/Y/). Phía Bắc đọc âm /V/ theo như kư âm quốc tế /V/ như trong: la
vérité, la valse dans l’ombre, very truthful,…
Những bài khảo luận ban đầu về chữ
/V/ đă dựa trên:
(a) Hoàng Thị Châu [2], cho biết
âm /U/ (hay /W/) trong ‘con Uoi’ (woi) chính là âm cũ của /V/. Nhưng
Hoàng giáo sư hoàn toàn không đề cập đến âm /By/ (Byua= Vua) cũng là một
loại âm cũ của /V/.
(b) Đào Duy Anh [3] xác nhận ngày xưa
ở thời chữ Nôm, cùng với một số từ khác, [Vợ] được phát âm như /Bợ/,
bằng cách tra cứu qua lối đánh vần của chữ Nôm.
(c) Jeanne Cuisinier [4], theo trích
dẫn [5], trong cuộc khảo cứu khá sâu rộng về người Mường vào năm 1946 có
ghi nhận, đại khái: ‘Người Mường có khuynh hướng phát âm nhiều từ bắt
đầu bằng chữ [V] bằng âm /By/ (Byua = Vua), y hệt như người Nam Bộ.
T́m ṭi về âm /W/ và /Y/ (hay
/By/) dễ dàng đưa chúng ta đến với âm chữ /D/, người phía Bắc thường
phát âm như /Dj/ (hay /Dz/). Từ đó đạt đến hai kết quả mới của cuộc
nghiên kíu bỏ túi này: Thứ nhất, một giả thuyết về tạo âm của /Dz/: Một
hợp tấu đọc nhanh của âm D-Tây (tức Đ-Việt), theo sau bằng D-Ta (tức âm
/Y/ của ‘Yes’, ‘You’). Giả thuyết ‘hợp tấu’ để tạo âm /Dj/, trong loạt
bài này, trở thành một khởi điểm ṇng cốt trong việc t́m hiểu biến
chuyển từ chữ Nôm sang quốc ngữ. Thứ hai, truy t́m về phân bố của các âm
/W/ và /By/ (hay /Y/), vào thời chưa có âm /V/. Kết quả sơ khởi cho thấy
hai bên, âm /W/ và /By/, mỗi bên chiếm chừng phân nửa.
Tiếp sau đó, nhân dịp tra cứu về
vấn đề ‘Khuôn trăng đầy đặn, nét người nở nang’ [7], câu chuyện chữ Nôm
lại đưa đến nhiều phát hiện mới. Trong đó cần đến một chút hiểu biết về
tiếng Mường, chữ Nôm, chữ Hán, và quốc ngữ. Những phát hiện đó gồm:
- Âm /TR/ được các Thầy quốc ngữ [6]
tạo ra để ‘tổng hợp’ hai thứ âm cũ: /TL/ tiếng Nôm, tiếng Mường: tlàng
học=> trường học; và âm /ZH/, hay /CH/, của tiếng Hoa (quan thoại):
Zhong Guo => Trung quốc. Đưa đến lư giải cho phát âm phía Bắc /TR/ như
/ZH/ hay /Tch/: trong trắng => tchong tchắng.
- Âm /TH/ cũng được giới thiệu vào
tiếng Việt để thay cho âm Nôm, âm Mường: /t/ đi theo bằng /h/ nhẹ: thua
tlẫn: thua trận, th́m hiếu: t́m hiểu; và cũng thay cho một lô các âm gốc
Hán bắt đầu bằng /X/, hay /SH/, v.v.: Sất phu => thay bằng: thất phu
[8].
- Âm [Lưu] người phía Bắc thường phát
âm như /Liu/ - lại trung thực với một số phát âm tiếng Tàu: Liu.
Rồi gần đây nhân dịp xem phim tập
‘Ỷ Thiên Đồ Long Kư’, phát hiện ra lộn xộn trong việc xử dụng họ Chu và
Châu. Chu Chỉ Nhược đáng lẽ phải được viết và đọc Châu Chỉ Nhược mới
đúng [9]. Lẫn lộn Chu & Châu thành ra Châu & Chu. Chung qui cũng do ở
việc kị húy xảy ra trong lúc chữ quốc ngữ được tạo dựng và truyền bá ở
nước Nam.
Nhân kỳ lễ Phục Sinh 2004, một ư
kiến nảy ra: viết lại tất cả những phát hiện đó đây thành 1 bài ngắn
chừng 20 trang. Nhưng đến lúc viết mới thấy từng vấn đề một cần đào sâu
thêm. Và từ đó, từ ư định ban đầu với một bài ngắn tóm tắt, nảy sinh ra
một lô chừng 7-8 bài. Mỗi bài chỉ chuyên chú một hai đề tài. Dần dà mỗi
bài dài bằng một bài duy nhất được định ra từ trước. Tất cả những điểm
quan sát đều nằm gọn trong một đề mục lớn: ‘Biến chuyển của tiếng Việt
khi chữ quốc ngữ nhảy vào thay thế chữ Nôm.’ Nhất là biến chuyển trong
cách phát âm của rất nhiều từ.
Riêng ở bài số 1 này, chúng ta sẽ
tóm lược những đặc tính của chữ Nôm, và để rồi thử khảo sát một vấn đề,
để làm quen với những biến đổi tiếng Việt do quốc ngữ gây ra. Vấn đề
giới thiệu đó là việc âm chữ /V/ được đem từ Âu Châu đến thay thế cho 2
âm cũ bản địa: Âm /W/ (woi) và âm /By/ (byua) như đă đề cập ở trên.
Nhưng trước hết xin nhớ lại: trong
thuở ban đầu, thế kỷ 16-17, chữ quốc ngữ thật sự chỉ là một hệ thống chữ
viết dựa trên mẫu tự a-b-c, đặt ra để phiên âm tiếng của người nước Nam
- rồi cấp tốc dùng trong việc truyền giáo.
1. Bá-Lê có ǵ lạ không em?
Đối với bất cứ một ngôn ngữ nào,
khi phải dùng một ngôn ngữ của nước khác để phiên âm nó - chắc chắn sẽ
có sự lệch lạc, biến đổi.
Xin đưa ra một vài thí dụ:
Trung quốc: tên gọi chính thức
người Hoa gọi nước của họ, và muốn người nước khác cũng gọi như vậy. Thế
nhưng, người Âu Châu biết đến Trung quốc đầu tiên qua sự nghiệp của Tần
Thủy Hoàng Đế, lần đầu nhất thống nước Tàu. Nhà Tần (221-207 T.C.N.)
được người Âu Châu ‘phiên âm’ như Ch’in. Từ đó nẩy ra ‘la Chine’ theo
như tiếng Tây. Và China, theo tiếng Anh, tiếng Mỹ. Nhưng ‘China’ đọc bắt
đầu khá xa với ‘Tần’, bời đọc như ‘Schai-na’.
Nhựt bổn hay Nhật bản: người Việt
đọc theo kư âm quốc ngữ của những thứ Hoa ngữ khác nhau. Quan thoại đọc
Ri-ben. Quảng đông: Yup-pun. Nhưng người Nhật thật ra gọi chính nước họ
là: Ni-hon hoặc Nippon. Tây đọc ‘Japon’. Anh Mỹ phát âm ‘Japan’. Không
có âm nào giống y như chính người Nhật tự gọi họ hết. Ngay cả các âm Hoa
hay Việt, mà chính tiếng Nhật có bà con thật gần.
Bá-Lê: Người Việt dùng quốc ngữ để
kư âm lại cách kư âm của người Tàu cho thủ đô Paris của nước Pháp. Ta để
ư: /B/ dùng lẫn lộn với /P/: /Bá/ cho /Pa/. Bởi, như sẽ phân tích thêm ở
các bài tới, trong môi trường chữ Hán, chữ Nôm, phân biệt giữa âm /B/ và
/P/ không quan trọng. Ngoài ra: /L/ thay cho /R/, /Lê/ cho /Ris/. Bởi
tiếng Hoa, nhất là phương âm Quảng Đông, hoàn toàn không có âm chữ /R/.
Tương tự: [La-Sát] là lối người Tàu gọi [Russia], tức nước Nga, như
trong truyện ‘Lộc Đỉnh Kư’ của Kim Dung. Âm /L/ dùng phiên âm cho /R/.
Miến Điện hay Diến Điện là âm quốc
ngữ bắt chước âm Tàu gọi nước láng giềng Myanmar. Khi người Anh đến đô
hộ xứ Myanmar, họ thấy chủng tộc chiếm đa số người Bemar, nên họ ‘đặt
tên’ cho nước đó theo Anh ngữ: Burma. Sau nầy khi Miến Điện thu hồi độc
lập, họ chính thức yêu cầu người nước khác gọi lại tên cũ nước họ:
Myanmar.
Khi người Pháp đến chiếm nước Đại
Nam, họ dùng ‘Tonquin’ hay ‘Tonkin’ để gọi ‘Bắc Kỳ’. ‘Cochinchine’ cho
‘Nam Kỳ’. ‘Tonkin’ thật ra chỉ là một phiên âm méo mó của Đông Kinh.
Đông Kinh tức tên của thành Thăng Long vào thời đại nhà Lê (nhà Lê - bắt
đầu năm 1428 (Lê Thái Tổ, tức Lê Lỵ (Lợi)), và suy vi từ năm 1533 dười
thời Lê Trung Hưng, từ khi có một địa vị mới: Chúa Trịnh). Gọi thành
Thăng Long bằng Đông Kinh hay Đông Đô để phân biệt với một kinh thành
nữa ở Lam Sơn, thường gọi Tây Kinh (hoặc Lam Kinh). Để ư, Tonkin dùng âm
/T/ (Ton) thay cho âm /Đ/ (Đông), bởi thật ra trong môi trường Nôm,
không có phân biệt rơ ràng âm /T/ và /Đ/. C̣n ‘Cochinchine’? Có giả
thiết cho rằng ‘Cochin’ là âm Pháp nhại một âm Bồ Đào Nha. Và âm Bồ Đào
Nha đó nhại âm bản địa: ‘Giao Chỉ’. Như vậy cả hai từ ‘Tonkin’ và
‘Cochinchine’, đă dùng sai lệch, ‘ba rọi’, từ phiên âm đến ư nghĩa, cho
chính những từ người bản địa thường dùng.
Như vậy, nếu luôn luôn nhớ quốc
ngữ được ‘phát minh’ thuở ban đầu chỉ đơn thuần một phương tiện phiên âm
tiếng An-Nam sang dạng a-b-c, để dùng trong việc truyền giáo, ta sẽ thấy
chuyện biến đổi từ chữ Nôm sang quốc ngữ bắt buộc phải chứa đựng rất
nhiều sai lệch, nhất là về âm vận Và những biến đổi gây nhiều sai lệch
nhất phải do những âm hoàn toàn mới, do quốc ngữ đem giới thiệu vào
tiếng của người nước Nam. Tiêu biểu nhất: âm bắt đầu bằng chữ /V/ {Vương
Vũ}, sẽ được phân tích trong bài này.
2. Sơ lược về Chữ Nôm
Tiếng nói của người Việt trước
khoảng thế kỷ thứ 18 (năm 1700-1800) chính là tiếng Nôm. Nôm nói trại từ
NAM. Tiếng Nôm là tiếng của người nước Nam. Tiếng Nôm có phát âm gần
giống nhưng không giống y như tiếng Việt ngày nay. Tiếng Nôm có chữ viết
gọi Chữ Nôm.
Chữ Nôm và phát âm tiếng Nôm chính
nó cũng biến chuyển qua nhiều thế kỷ. Cũng biến chuyển như tiếng Hán,
hay bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới. Hiện nay các học giả Việt vẫn
chưa xác nhận được chữ Nôm xuất hiện vào thời kỳ nào. Người ta chỉ biết
chắc vài ba điểm quan trọng như sau:
(i) Chữ Nôm xuất hiện sau khi nước
Nam Việt bị nhà Hán xâm chiếm và đô hộ. Có lẽ xuất hiện trong khoảng từ
thế kỷ thứ 3 đến thứ 8. Giả thuyết chữ Nôm ra đời ở thế kỷ thứ 3 cho
rằng chữ Nôm do thái thú Sĩ Nhiếp sáng chế ra khi được nhà Hán bổ nhiệm
sang cai trị nước Nam (187-226). Giả thuyết chữ Nôm xuất hiện ở thế kỷ
thứ 8 nối liền chữ Nôm với danh xưng Bố Cái Đại Vương dành cho Phùng
Hưng (năm 791) (xem [10]).
(ii) Trước khi chữ Nôm xuất hiện, dân
nước Nam có lối chữ viết thường gọi ‘chữ ṇng nọc’ – bao gồm những nét
nguấy nguấy giống h́nh con ṇng nọc. Loại chữ này y như chữ người Mường
c̣n giữ lại cho đến vài thế kỷ gần đây. Và có lẽ cùng gốc gác với thứ
chữ viết của người Thái Lan, người Cam Bốt. Trong các nhóm ngôn ngữ từ
thời cổ đại của tất cả các khối dân tộc cư ngụ ở nước An-Nam, nhóm ngôn
ngữ Việt-Mường là nhóm lớn nhất.
(iii) Trong khi tiếng Nôm là tiếng
nói của người nước Nam, số người biết đọc và biết viết chữ Nôm qua nhiều
thế kỷ không bao giờ hơn quá 10 phần trăm của tổng dân số. Trong chốn
quan trường, hành chánh và khoa bảng, chữ Hán mới là ngôn ngữ chính thức
của cả nước Nam. Tuy nhiên phát âm của chữ Hán tại nước Nam hăy c̣n một
vấn đề khó xác định: giống thứ Hán nào? Quan thoại ở phía Bắc hay Quảng
Đông-Phúc Kiến ở miền Hoa Nam. Hoặc tiếng Hải Nam, tiếng Hẹ (Hakka),
tiếng Chiết Giang-Thượng Hải?
(iv) Chữ Nôm qua nhiều thời đại lúc
nào cũng mang địa vị của một phó thường dân. Không được ‘điển chế’.
Không chiếm được vị trí của một cơ viện. Nên chữ Nôm bị thả lỏng, một từ
mang nhiều cách viết. Ai muốn viết kiểu nào th́ viết. Và nhiều khi cũng
một nhà Nho, hôm nay ông (hoặc bà) có thể viết chữ Nôm kiểu này, ngày
mai quên đi lại có thể viết ra kiểu khác, cũng cùng một từ đó. Chữ Nôm
có ba đặc tính cơ bản. Thứ nhất, bởi ở vị trí phó thường dân, Nôm thường
bị các nhà Nho, nhà quan khinh thị. ‘Nôm na là cha mách qué’ là câu nói
tiêu biểu cho việc hạ cấp chữ Nôm đó. Cũng ở lư do này, rất nhiều nhà
Nho sáng tác những bản thi văn chữ Nôm rất hay nhưng thường lại thích ẩn
danh không để lộ tên thật. ‘Chinh Phụ Ngâm’ không biết do Đoàn Thị Điểm
hay Phan Huy Ích phiên dịch từ chữ Hán sang Nôm, là một trường hợp điển
h́nh. Hoặc có giả thuyết cho rằng Hồ Xuân Hương có thể chỉ một bút danh
do nhiều nhà Nho phái nam thích sáng tác thơ tả chân nhưng không dám lộ
diện bởi nó vừa nôm na vừa .. . tục nên gán cho một nữ sĩ mang tên Hồ
Xuân Hương [11], [12]. Thứ hai, chữ Nôm có rất nhiều từ mang tính đồng
âm dị nghĩa. Thí dụ: ‘ngài’ cùng một phát âm, nhưng mang rất nhiều
nghĩa: nghĩa con tằm, lông mi, nghĩa ‘ngài’ để xưng hô người có chức,
nghĩa cơ bản: con người, người ta. ‘Đàng’ mang nghĩa ‘hướng’, ‘vùng’
(đàng Trong / đàng Ngoài), mang nghĩa ‘Đường’ (lên đàng / lên đường). Đá
có nghĩa ‘đá bằng chân’ và cũng mang nghĩa ‘Ḥn đá’. Loi thoi= từ rất cổ
mang nghĩa ‘lẻ loi’ [12], rất dễ nhầm với ‘lôi thôi / lếch thếch’. ‘Vài’
- phát âm cổ của ‘Vời’ (tuyệt vời) – trùng âm: ‘một vài bông hoa’. Thứ
ba, bởi không được triều đ́nh nh́n nhận và hệ thống hoá, chữ Nôm mang
đặc tính tai hại mạnh ai nấy viết. Một từ thông thường có ít lắm 3-4
cách viết khác nhau và có thể biến đổi theo thời đại, nhất là sau khi
chữ quốc ngữ bắt đầu được thịnh hành và thay thế dần dần chữ Nôm.
(v) Chỉ trừ hai thời đại: Hồ Quư Ly
(1400-1407) và Quang Trung Nguyễn Huệ (1788-1792), chữ Nôm hoàn toàn bị
thả lỏng. Và trong hai thời đại ngắn ngủi đó, chữ Nôm chỉ mới được Hồ
Quư Ly và Quang Trung để ư và đặt kế hoạch ‘điển chế’ để trở thành ngôn
ngữ chính thức của quốc gia. Rất tiếc công việc chưa đi đến đâu th́ hai
nhà lănh đạo mang nhiều viễn kiến đó đă qua đời.
(vi) Bởi mang nhiều yếu điểm, và muôn
phần phức tạp, chỉ trong ṿng trên dưới 200 năm (từ khoảng 1651 đến
1850) chữ Nôm bị chữ quốc ngữ hoàn toàn thay thế. Điểm cần nhấn mạnh,
trong quá tŕnh chữ Nôm thay thế bằng quốc ngữ có rất nhiều từ phải biến
đổi cách đọc - có lẽ để giải quyết cảnh đồng âm dị nghĩa đầy dẫy trong
tiếng Nôm.
(vii) Một điểm khác cũng đáng để ư:
Việc học hỏi chữ Nôm trong thế kỷ 20 vừa qua vẫn c̣n mang nặng tập tục
‘lăo sư với đồ đệ’ như xưa. Thầy dạy sao học tṛ học y như vậy. Việc
truyền tụng chữ Nôm trong khung cảnh riêng tư đó, thường thiếu thốn kiểm
chứng, và lư luận theo tinh thần khoa học Tây Phương. Nhiều sai nhầm
được truyền tụng từ đời này sang đời kia – và những sai nhầm đó vẫn được
tưởng rằng chứa đầy tính xác thực. Thí dụ: Như chúng ta sẽ thấy trong
những bài tới:
Tửu và Rượu cả hai đều gốc Hán,
không có thứ nào Nôm hết
Tu và Râu: cũng vậy, không Nôm chút
nào.
Nhiêu và Giàu: cả hai gốc tiếng Tàu
miền Hoa Nam.
Thanh và Xanh (màu xanh): Quốc ngữ
thay /X/ bằng /TH/: Xanh => Thanh.
Tương tự: ‘thiết’ và ‘sắt’: Quốc
ngữ cũng thay /S/ bằng /TH/: sắt => thiết
Thụ (hay ‘thọ’) và Chịu: cả hai gốc
Hán.
Tỉnh và Giếng: [Tỉnh] là
Hán-quốc-ngữ của [Giếng]. Nhưng thật ra [Giếng] gần với phát âm quan
thoại hơn: /Jing/
Như tŕnh bày phía dưới: Trong bản
‘Kiều’ viết theo chữ Nôm: ‘vững vàng’ được viết theo Nôm có phát âm như
‘bững wàng’. Một sai lầm rơ rệt truyền tụng từ đời này sang đời kia.
Chữ Nôm thông thường được viết
bằng cách vay mượn một từ thẳng từ chữ Hán - hoặc phối hợp hai hoặc ba
từ chữ Hán viết ‘chùm’ với nhau. THÍ DỤ:
Một Nôm mượn Một Hán:
- Vườn mượn từ Yiên (Hán), xuất phát
từ Yuan của quan thoại
- Mùa từ Vụ (Hán)
- Ch́m từ Zhầm (Hán, viết theo quốc
ngữ: Trầm)
- Chè từ Chà (Hán, theo quốc ngữ:
Trà)
- Đánh vay từ Đả
- Việc vay từ Yịch
- Bán (bán buôn) vay từ Bán (phân
nửa)
- Và vay từ Ba
- Là viết tắt từ Hán tự ‘La’
Một Nôm mượn hai Hán tự viết chùm
với nhau:
- Tháng= Nguyệt + Thượng (Nguyệt
tiếng Hán chỉ tháng, trăng + Thượng (thạng) dùng để mượn âm: [Thượng]
ngày trước đọc /Thạng/, và thật ra: Shạng. Âm /TH/ là một âm mới do quốc
ngữ đem vào – xem bài 4)
- Bốn= Tứ + Bổn (Bản: gốc)
- Voi= Khuyển + Uy (mượn âm) / tiếng
Mường= Woi
- Chó= Khuyển + Chú (âm quốc ngữ:
Trú)
- Trăng= Ba + Lăng (ngày trước đọc:
Blăng)
- Trái= Ba + Lại (ngày xưa: Blái)
- Trăm (100)= Khẩu + Lâm (xưa: Klăm)
- Trọn= Cự + Ḷn (xưa đọc Klọn)
- Năm (5)= Nam + Ngũ (5)
- Năm (year)= Nam + Niên
- Vua= Bố + Vương = Bố + Tư (ngày
trước đọc: Bua)
- Ngài (con ngài)= Trùng (chỉ loài
côn trùng) + ½ Ngại
Từ nào của chữ Nôm thường có ít
lắm 2-3 lối viết khác nhau:
- Nét= giả tá từ chữ Niết = Thổ +
Niết = Khẩu + Niết {ghi chú [14]}
- Nang= Âm Hán của NaN = Hoả + Nan
- Nở= Thảo + Nữ = Khẩu + Thảo + Nữ
- Đầy= giả tá âm Đài = Thủy + Đài =
Sung + Đài = Thủ + Đài = Măn + Đài
- Đặn= mượn âm của Đạn = Doanh + Đạn
Đặc biệt lối viết khác nhau của
Nôm, khác với Hán. Trong chữ Hán, nhiều từ đồng âm dị nghĩa được viết
khác nhau. Mỗi kiểu viết dành riêng cho một nghĩa. Thí dụ: ‘Kim’ trong
‘Kim Dung’ được viết theo nghĩa ‘vàng’ (gold). Nhưng ‘Kim’ mang nghĩa
hiện đại: Kim nhật (ngày hôm nay), có một lối viết khác. T́nh h́nh trong
chữ Nôm lại khác và rất loạn…xà ngầu. Một từ mang một nghĩa lại có thể
có nhiều lối viết khác nhau. Thí dụ: ‘đầy’ ở trên, có 5 lối viết khác
nhau, mang cùng một nghĩa: đầy đủ, tràn đầy. ‘Vui’ = vui vẻ. Thường viết
nhiều cách. Hai cách chính: Kẹp âm ‘Bôi’ với ‘Khẩu’ (=miệng, cười vui
tươi), hoặc viết chung ‘Bôi’ với ‘Tâm’ (tâm hồn thư thả yên vui).
3. Thi văn và chữ Nôm
Khi thẩm định vị trí của chữ Nôm
trong văn hoá nước Nam, hầu hết các Nôm gia đều đồng ư với nhau rằng:
(i) Chữ Nôm quá phức tạp và lâm
vào t́nh cảnh hỗn độn tạp pín lù. Thiếu thốn điển chế, và không đến được
với đa số quần chúng. Mặc dù tiếng nói của dân gian từ ngàn xưa vẫn là
tiếng Nôm.
(ii) Thế nhưng, nhờ ở chữ Nôm, các
nhà Nho đă có phương tiện để sáng tác và ghi lại các tác phẩm thi ca bất
hủ, gầy dựng nên kho tàng văn hoá dân tộc - tồn tại măi đến ngày nay.
Truyện Kiều và hàng trăm tác phẩm
thi ca khác như Chinh Phụ Ngâm, Bích Câu Kỳ Ngộ, Lục Súc Tranh Công, Lục
vân Tiên, cùng những bài thơ của Lê Thánh Tôn, Bà Huyện Thanh Quan, Trần
Tế Xương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Trạng Tŕnh
Nguyễn Bỉnh Khiêm, v.v. đều được ghi lại và để đời bằng chữ Nôm.
Tuy nhiên, cũng bởi ở mặc cảm ‘nôm
na là cha mách qué’ rất ít khi những bài thơ phú của các thi hào ngày
xưa được ghi lại đàng hoàng và in ấn trong lúc tác giả c̣n sống. Trước
hết những tác phẩm đó được truyền tụng qua dân gian. Đầu tiên, chắc chắn
qua những bạn bè họ hàng thân thuộc. Bởi tác giả lúc nào cũng ở trong
trạng thái . . . nơm nớp dè dặt, do ở việc chữ Nôm bị dán vào một nhăn
hiệu tầm thường, lô-can. Nếu thấy hay, tác phẩm sẽ được truyền rộng hơn,
và xa hơn. Đến lúc tác phẩm được hàng ngàn hay hàng triệu người biết
đến, qua truyền khẩu, một hoặc vài vị Nho gia sẽ bỏ công nhớ và ghi chép
lại ‘toàn bộ’ tác phẩm đó. Một vài tác phẩm sẽ được in ấn thêm chừng vài
trăm bản. In bằng những bản khắc bằng gỗ, khó giữ được lâu.
Người ta sẽ dễ dàng suy luận ra
những điểm đặc trưng sau đây của các ấn bản chữ Nôm nguyên thủy đó:
(i) Trước hết, ở thời thế kỷ 18-19
dân chúng chưa có nhiều phương tiện giải trí. Chưa có sách vở, báo chí,
radio, chớp bóng, ca kịch, giải tennis Wimbledon, đấu bóng rổ
basketball, Tivi và internet. Giải trí thông thường và duy nhất có lẽ
việc truyền miệng, việc kể chuyện, việc ngâm nga cho nhau những truyện
cổ tích, những bài thơ, chuyện thơ hay ho.
(ii) Những di cảo viết bằng chữ Nôm
chỉ xuất hiện sau khi tác phẩm được truyền kể, lan tràn mạnh mẽ trong
chốn dân gian. Thông thường ít lắm cũng vài chục năm sau khi chính tác
giả đă qua đời.
(iii) Những bản này sẽ không bao giờ
giống y như bản gốc do chính tác giả ngâm nga và sáng tác ra. Nó sẽ mang
ảnh hưởng của sức lan truyền đến khu vực địa phương mà chính người ghi
chú đang sinh sống. (Thí dụ Lục vân Tiên có vài ‘ghi bản’ sai biệt nhau
đến hàng trăm chữ và vài chục vế).
(iv) Điểm phức tạp h́nh như chưa được
học giả nào nghiên cứu sâu rộng: Lúc tác giả bắt đầu sáng tác áng thi
văn chữ Nôm, chữ quốc ngữ chưa phát triển. Đến lúc có người bắt đầu ghi
lại áng thi văn đó bằng chữ Nôm, chữ quốc ngữ đă thay thế chữ Nôm. Và
chữ quốc ngữ đă vô h́nh chung biến đổi một số khá nhiều cách phát âm của
các từ Nôm ngày trước. Có khi rất nhiều người hiệu đính, hoặc ghi lại
các bản chữ Nôm đầu tiên, đă được học chữ Nôm bằng chữ quốc ngữ - nhất
là từ khoảng năm 1850 trở về sau. Như vậy thứ chữ Nôm người đời sau ghi
lại – ít lắm chừng năm bảy chục năm sau khi chính tác giả đă qua đời như
trường hợp truyện Kiều, nếu không nói hàng trăm năm nếu kể đến những áng
văn cổ như Ức Trai Thi Tập – so với thứ chữ Nôm tác giả đă dùng trong
lúc sáng tác, có thể khác nhau rất nhiều.
Nếu nhớ lại ngày xưa người ta
thường nói ‘tam sao thất bổn” (chỉ cần sao chép lại chừng 3 lần nguyên
bản đă bị biến đổi rồi) – ta có thể thấy rất rơ việc ghi lại chữ Nôm các
bản thi ca cổ xưa, như truyện Kiều chẳng hạn, là chuyện ‘tam thiên sao
thất bổn’. Tức ghi chép lại một tác phẩm đă từng truyền khẩu qua ít lắm
cũng trên 3 ngàn người. Thí dụ điển h́nh nhất phải kể Lục Vân Tiên của
Đồ Chiểu. Khi sáng tác Lục Vân Tiên, Đồ Chiểu đă lâm cảnh mù loà. Ông
chỉ ngâm nga và đọc cho đám đồ đệ chép lại. Ngay công chuyện đó, cũng có
thể hôm nay Nguyễn Đ́nh Chiểu ngâm thế này, ngày mai ông có thể ngâm
cách khác. Rồi mỗi người đồ đệ đi truyền lại cho nhiều người khác -
truyền măi cho đến vài mươi năm sau người ta thấy xuất hiện hai ba bản
nổi tiếng của những học giả không phải đồ đệ, hay họ hàng ǵ với Đồ
Chiểu hết. Bản thứ nhất của Abel des Michels, bản thứ hai của Petrus
Trương Vĩnh Kư (1883) và bản thứ ba của Duy Minh Thị. Bản Abel des
Michels có tất cả 2088 vế và bản Petrus Kư, 2076 vế!
C̣n truyện Kiều th́ sao? Theo
nhiều tài liệu, ngoài những bản ra đời vào giữa thế kỷ 20, truyện Kiều
có tất cả 5 bản chữ Nôm khác nhau: (i) bản của Phạm Quư Thích - bạn thân
của Nguyễn Du - sửa đổi và hiệu đính ‘bản gốc’ của Tiên Điền, thường
được gọi bản Phường, thất lạc từ lâu; (ii) bản của Quán văn Đường và bản
của Phúc văn Đường, dựa vào bản Phường; (iii) bản Kinh do gia đ́nh của
Nguyễn Du gởi vào Kinh – sau đó vua Tự Đức và nhóm triều thần đă ‘hiệu
đính’; (iv) bản của Duy Minh Thị (1872) - tức xuất hiện 52 năm sau khi
Nguyễn Du qua đời (1820); Và (v) bản của Kiều Oánh Mậu (1902).
Trong 5 bản chữ Nôm xưa cổ đó,
tuyệt nhiên không có bản nào được gọi bản gốc do chính Nguyễn Du đề bút
hết! Bản gần với bản gốc nhất chính là bản đă được Phạm Quư Thích sửa
chữa và tuyệt tích giang hồ từ nhiều, nhiều năm. Chưa học giả nào ở thế
kỷ 20 đă từng đọc qua nó hết. Tức không bao giờ người ta có thể xác nhận
đoạn này hay vế này Nguyễn Du ‘chắc chắn’ viết thế này viết thế kia. Tất
cả những thảo luận về Kiều ngay trong chính bản viết bằng chữ Nôm, và
hoàn toàn chưa kể đến các bản quốc ngữ, có thể nói mang nhiều h́nh thức
khoa bảng, ‘mua vui cũng được một vài trống canh’ mà thôi.
4. Xuất hiện của chữ quốc ngữ
Sử sách thường ghi rơ: Trong thời
Trịnh Nguyễn phân tranh ở thế kỷ 17, các cố vấn kỹ thuật Tây phương ở
đàng Ngoài thường là người Hà Lan. Ở đàng Trong, trước hết người Bồ Đào
Nha, rồi sau đó, người Pháp. Và trong nhiều năm ở thế kỷ 17, bất cứ cái
ǵ từ Âu Châu đến, người nước Nam thường gọi đó Hoà Lan. Thí dụ: đạo Ki
Tô, được gọi tông hay đạo Hoà Lan.
Chữ quốc ngữ, ngày nay thường gọi
Việt ngữ hay tiếng Việt, đầu tiên được các giáo sĩ người Âu Châu, nhất
là Bồ Đào Nha, đặt ra để kư âm tiếng Nôm bằng các mẫu tự La Tinh (tức
alphabet hay A, B, C). Mục đích chính ban đầu là để truyền giáo, giảng
đạo. Nó xuất hiện từ lúc nước Nam c̣n ở thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Quyển tự điển quốc ngữ đầu tiên, do giáo sĩ thuộc ḍng Tên Alexandre de
Rhodes soạn, được ra đời vào năm 1651 – chính là quyển tự điển
AnNam-Bồ-LaTinh. Sau đó chữ quốc ngữ được nhiều giáo sĩ và học giả uyên
bác tiếp tục phát triển [8], và chuỗi tŕnh quốc ngữ thay thế chữ Nôm
được xem như hoàn tất vào khoảng năm 1865 khi tờ Gia Định Báo xuất hiện
ở Nam Kỳ. Huỳnh Ái Tông qua website của ‘Viễn Du’ [8] đă cho một sơ lược
về lịch sử thành lập quốc ngữ.
Những điểm đặc trưng sau đây của
chữ quốc ngữ chúng ta cần biết đến trước khi phân tích vấn đề chuyển hệ
từ Nôm sang ‘quốc ngữ’:
(i) Tuy mang tiếng kư âm tiếng Nôm
nhưng chữ quốc ngữ có rất nhiều phát âm hoàn toàn không giống phát âm
ngày xưa của chữ Nôm. Lần lượt trong loạt bài này chúng ta sẽ có dịp
phân tích những điểm dị đồng trong lối viết hoặc phát âm của nhiều từ
quốc ngữ so với chữ Nôm. Tất cả đều phản ánh sai lệch của quốc ngữ khi
kư âm tiếng Nôm. Thí dụ:
- Vua: trước thời quốc ngữ hoàn
chỉnh, đọc Bua (hay byua) – y như tự điển tiếng Mường [1] / và như tự
điển năm 1651 của Alexandre de Rhodes.
- Vương (như Vương Thúy Kiều) = đọc
là Uuan, tức Wang, y hệt như pinyin tiếng quan thoại ngày nay. Như trong
thư của Alexandre de Rhodes viết khoảng năm 1644 [8].
- Thượng đế= đọc Xán Tí [8], gần
giống với quan thoại Shang Tí
- Đông= đọc Tung, y như phiên âm
Wade-Giles: Mao Tse Tung= Mao Trạch Đông
- Tre= Tle [1] (TR của quốc ngữ đă
thay âm /TL/)
- Vui= Bui hoặc Bôi [14] {V thay cho
B}
- Văn= đọc Uuan [8] (tức Wan như quan
thoại, V thay cho W)
- Vũ (vũ khí)= đọc Uu (giống Hán ngữ:
Wu)
Ở khía cạnh này ta có thể kiểm
chứng qua bất cứ tự điển chữ Nôm nào (thí dụ: [14]). Tức những cách phát
âm do đánh vần quốc ngữ vào thời thế kỷ 17-18 đều có lối đánh vần tương
đương ở chữ Nôm.
Thí dụ: Vui = xưa đọc Bôi hay Bui /
tự điển chữ Nôm viết Vui= Bôi + Tâm (âm /B/)
Trẻ= quốc ngữ cổ viết Tlẽ / tự điển
Nôm viết Trẻ= Lễ + Tiểu (vần T + Lễ)
Văn= quốc ngữ cổ Uuan / tự điển Nôm:
Văn= Wen theo âm Hán Ngữ (âm /W/)
. . .
Điểm quan trọng này người ta ít thấy
các nhà nghiên cứu Việt Nam đề cập đến. Có lẽ bởi những nhà nghiên cứu
Việt Nam khi t́m ṭi khảo cứu chữ Nôm và quốc ngữ cổ đều dựa đơn thuần
trên Việt ngữ hiện đại và . . . tiếng Hán Việt, tức tiếng Hán kư âm theo
quốc ngữ (trong loạt bài này, xin tạm gọi: Hán-quốc-ngữ). Và có lẽ
thường không để ư rằng tiếng Hán-quốc-ngữ cũng lại là một dạng của Việt
ngữ ngày nay. Chữ quốc ngữ biến đổi ra sao th́ tiếng Hán-quốc-ngữ cũng
thay đổi rập khuôn như vậy (sẽ đề cập đến trong bài số 6). T́m hiểu phát
âm chữ Nôm hoặc quốc ngữ cổ xuyên qua Việt ngữ hiện đại hoặc
Hán-quốc-ngữ của thế kỷ 20 chắc chắn không khỏi vướng phải nhầm lẫn.
(ii) Chữ Việt ngày nay đă đánh mất
khá nhiều các từ Nôm và Hán Việt cổ. Xem chương sách về “Chuyện Ỷ Lan và
Nôm Lục Bát của Trương Thị Ngọc Trong soạn năm 1759’ trong quyển ‘Hồ
Xuân Hương – thiên t́nh sử’ của Hoàng Xuân Hăn [12] ta thấy hầu như bất
cứ đoạn nào cũng có những từ Nôm và từ Việt gốc Hán tối cổ, ngày nay
người Việt rất khó nhận ra. Thí dụ:
- loi thoi= lẻ loi
- luống= gần như vô ích
- bua= vua
- bừng tưng= tờ mờ sáng
- khắn khắn= kiên tŕ
- nắm nắm= nơm nớp, kinh sợ
- sau xưa= trước sau
- tây= riêng tư
(iii) Trở lại với quá tŕnh thiết
lập chữ quốc ngữ, xin tóm lược:
(a) Những giáo sĩ thuở ban đầu sắp
xếp kư âm theo mẫu tự Latinh để chuyển ngữ tiếng Nôm ra quốc ngữ, đa số
là người Bồ Đào Nha, chứ không phải Pháp. Sau đó, các giáo sĩ Pháp mới
hoàn hảo và biến đổi thêm. Tiếp đó là buổi giao thời đô hộ, sự phát
triển quốc ngữ có "cộng tác" của những học giả uyên bác của Pháp. Rồi có
tiếp tay của trí thức Việt Nam - kể cả những thầy và linh mục - theo Nho
và tân học.
(b) Quyển sử của Trần Trọng Kim có
ghi các giáo sĩ Bồ Đào Nha bắt đầu đến nước Nam vào cuối đời Hậu Lê. Họ
đặt ra chữ quốc ngữ để dễ liên lạc với dân bản địa.
- Vào năm 1596 dưới thời chúa Nguyễn
Hoàng có giáo sĩ người Tây Ban Nha Diego Adverte vào Đàng Trong giảng
đạo.
- Năm 1615 dưới thời Chúa Săi, có
giáo sĩ P. Busomi
- Năm 1618 bản dịch của một số các
bản văn Ki-Tô giáo dùng để giảng đạo xuất hiện tại Đàng Trong. Phần
thiết yếu do ở công của Linh mục ḍng Tên Francisco de Pena, người gốc
Bồ Đào Nha.
- Năm 1624 có Jean Rhodes tức
Alexandre de Rhodes sang giảng đạo và lập giáo đường ở Phú Xuân. Mấy năm
sau Jean Rhodes có ra Đàng Ngoài và gặp Chúa Trịnh, tặng Chúa Trịnh một
chiếc đồng hồ quả lắc. Sau đó Chúa có cho phép giảng đạo ngoài đó. Sau
khi Alexandre de Rhodes trở về nước, ông viết quyển tự điển Dictionarium
Annamiticum Lusitanum et Latinum (từ điển An-Nam-Bồ Đào Nha-Latinh) xuất
bản năm 1651. Để ư quyển tự điển này không phải tự điển quốc ngữ An-Nam
sang tiếng Pháp - mà sang tiếng Bồ Đào Nha (Portuguese). Đó có thể cũng
một trong những lư do ít người nghiên cứu kỹ những ǵ có trong tự điển
này. Đặc biệt để ư một vài cách đánh vần của Jean Rhodes [8]: {dạu thíc=
đạo Thích Ca, đạo Phật}, {Thicca= Thích Ca}, {cu hồn= cô hồn} (xem bài
số 4 về lộn xộn trong kư âm /u/ và /ô/).
- Đồng thời với Alexandre de Rhodes
c̣n có giáo sĩ Gasparo d’Amiral, người Bồ Đào Nha. Giáo sĩ d’Amiral cư
trú nhiều năm ở bên Tàu, đặc biệt khu Áo Môn tức Macau ngày nay. Gasparo
d’Amiral đóng góp rất nhiều trong việc đặt nền móng phiên âm tiếng Nôm
bằng chữ quốc ngữ. Có vài năm ngài được sự hợp tác của cố đạo Antonio
Barbosa và Jean Rhodes. Một vài tư liệu d’Amiral viết vào năm 1637 cho
thấy [Thầy] và [phù thủy] được viết, tuần tự, như: [thầi] và [phù thũi]
(xem [8]).
- Giáo sĩ Girolamo Majorica - người
Bồ Đào Nha - đến Áo Môn (tức Macau sau này) năm 1623 rồi vào Đàng Trong.
Majorica học chữ quốc ngữ, Nôm và Hán. Năm 1629, bị chuá Nguyễn trục
xuất rồi bị cầm tù ở Chiêm Thành. Sau quân được Bồ Đào Nha cứu - rồi ra
Đàng Ngoài làm Bề Trên của ḍng Tên. Majorica là tác giả của 48 tác phẩm
chữ Nôm.
- Ở thời buổi ban đầu có hai ngài
Việt: Thầy giảng Igesico Văn Tín và Bento Thiện [18]. Tài liệu chữ quốc
ngữ viết tay của hai vị này vào năm 1659 tŕnh lên các Cha bề trên, hiện
c̣n giữ tại văn khố Ḍng Tên ở La Mă. Tự dạng quốc ngữ cũng giống như
dạng của d’Amiral hay Rhodes. Tức chỉ chừng phân nửa giống dạng ngày
nay. [8].
- Thầy Cả thuộc ḍng Tên Phi-li-phê
Bỉnh, sinh tại Hải Dương năm 1759, dẫn một phái đoàn linh mục người
An-Nam sang Bồ Đào Nha, xin vua Bồ can thiệp với Vatican, đừng giải thể
ḍng Tên tại An-Nam, bởi ḍng Tên cho phép con chiên tiếp tục thờ cúng
tổ tiên. Thầy Cả P. Bỉnh ở lại Bồ Đào Nha luôn cho đến lúc qua đời. Ngài
có một sự nghiệp viết lách bằng quốc ngữ thật đồ sộ, gồm 21 bộ sách.
Trong đó, đáng kể nhất: (i) Sách tự vị tiếng n’c (nước) ta cùng tiếng
n’c người (1797); (ii) Truyện Anam đàng ngoài cuyển (quyển) nhất; Truyện
Anam đàng trong cuyển nhị (1822); (iii) Sách sổ sang chép các việc [18].
- Giám mục Pierre Pigneaux de Béhaine
tức Bá Đa Lộc (1741-1799), người giúp chúa Nguyễn liên lạc với nước Pháp
để xin cầu viện, cũng là một học giả chữ Nôm và có cho ra đời một quyển
tự điển An-Nam & Latin, bản sao xuất hiện năm 1772. Nhưng quyển tự điển
chưa in th́ ngài qua đời.
- Có hai vị linh mục người Việt, Hồ
Văn Nghi và Phan Văn Minh, đă đóng vai chủ chốt trong việc soạn hai
quyển tự điển mang tên của Pigneaux de Béhaine và J.L. Taberd
(1794-1840). Tự điển Annam – Latinh và Latinh-Annam của Taberd được in
năm 1838, đánh dấu việc ‘tạm gọi’ hoàn tất công cuộc phát triển chữ quốc
ngữ. Bởi trong tự điển Taberd, lần đầu tiên các âm /TL/, mà người Mường
ngày nay vẫn c̣n dùng, như: /Blời/ hay /tlời/, và /tlèi/, được hoàn toàn
biến ra /TR/, tuần tự: /Trời/ và /trầy/. Ngoài ra /ông/ cũng thay luôn
cho /oũ/.
- Trong buổi "tân trào" Pháp thuộc,
có bác sĩ Abel des Michels (1833-1910) đến Việt Nam. Ông này chán nghề
thầy thuốc, bỏ th́ giờ học tiếng Việt, Hán và Nôm. Ông trở thành giáo sư
tại trường sinh ngữ Đông Phương từ 1872-1892, và dịch các quyển Kim Vân
Kiều, Lục Vân Tiên ra tiếng Tây, cũng như xuất bản quyển tự điển An-Nam:
Dictionnaire Annamite năm 1877.
- Chính ‘Gia Định Báo’ (1865) và
‘Chuyện Đời Xưa’ (1866) của Trương Vĩnh Kư đă chính thức đánh dấu việc
quốc ngữ hoàn toàn thay thế chữ Nôm [15].
(c) Vào năm 1611, ranh giới nước
An-Nam chỉ mới đến Tuy Hoà. Chưa có nam Trung Bộ và Nam Bộ. Hà-Tiên và
Cà-Mau chỉ hoàn toàn thuộc về nước Nam vào năm 1789 tức khoảng cuối thế
kỷ 18. Năm 1698 chúa Nguyễn chiêu mộ dân từ Quảng B́nh trở vào di dân về
miền Nam, lập thôn xă và khai khẩn ruộng đất, tại những vùng đất mới ở
Trấn Biên (Biên Hoà) và Phan Trấn (Gia Định).
Chỉ trừ thời đại Tây Sơn
(1788-1802) và Gia Long (1802-1819) việc cấm đạo hơi lơ là bởi nội /
ngoại chiến diễn ra khốc liệt, và do ở Gia Long mang ơn Pháp viện trong
công cuộc thống nhất núi-sông. Từ hồi Đàng Trong-Đàng Ngoài Trịnh Nguyễn
phân tranh, cho đến các thời Minh Mạng tới Tự Đức việc cấm chỉ và truy
diệt giảng đạo gần như là một . . . quốc sách. Việc dạy chữ quốc ngữ trở
nên rất khẩn trương dưới sức ép khủng bố của quân lính triều đ́nh. Các
cuộc giảng đạo, dạy học nhiều khi phải được thực hiện ở dưới các hầm hố,
ở trong rừng sâu. Chữ quốc ngữ được giảng dạy do đó mang tính cách . . .
cấp tốc, nhất là ở các khu đông dân như Bắc Hà và phần đất của Đàng
Trong chung quanh Phú Xuân.
(iv) Như sẽ thấy trong loạt bài
này, mặc dù mầm mống được bắt đầu từ đầu thế kỷ 17, và do nhiều ngài góp
công - kể cả những học giả Việt, từ nhóm Gia Định báo (1865) của Trương
Vĩnh Kư cho đến các nhóm Phụ Nữ Tân Văn, Nam Phong, Tự Lực Văn Đoàn, từ
giữa thế kỷ 19 cho đến giữa thế kỷ 20 - chữ quốc ngữ đă mang được một
đặc tính rất ‘khả kính’: Rất nhất quán, rất thuần nhất. Quốc ngữ đă trải
qua bao nhiêu thử thách, hội nhập và đáp ứng được với các biến chuyển xă
hội, chính trị, kinh tế và nhất là khoa học kỹ thuật. Tiến bộ xă hội và
văn minh loài người có phát triển đến đâu, quốc ngữ vẫn không lộ vẻ lúng
túng, và phát triển theo được đến đó. So với tiếng In-đô-nê-xia hay
tiếng Nhật [16], quốc ngữ ít khi chịu thua. Ít khi phải Nga-hoá hay
Anh-Mỹ-hoá một số từ mới - xuất hiện trong ṿng năm mươi năm nay. Quốc
ngữ cũng ‘cứng cáp’ y như Hoa ngữ. Thí dụ: Tiếng Việt vẫn không thích
phiên âm các từ ‘ngoại lai’ như ‘rờ-lắcx’ cho ‘relax’ và vẫn ưa vay mượn
Hoa ngữ: ‘thư giăn’ (shu jian). Người Việt gọi ‘đầu máy’ để chỉ máy quay
băng video, VCR. Vẫn thích dùng ‘máy truyền h́nh’ hơn ‘Tivi’. ‘Computer’
không đọc trại thành ‘kôm-puy-tơ’ nhưng thường gọi ‘máy điện toán’ hoặc
‘máy vi tính’, cũng khác Tàu: ‘điện năo’ hay ‘kế toán cơ’ (ji suan ji).
‘Software’ và ‘hardware’ được gọi, tuần tự, ‘phần mềm’ và ‘phần cứng’.
‘Truy cập mạng’ dùng để chỉ ‘surfing the internet’, cho biết quốc ngữ
vẫn chưa chào thua với thời đại internet (người Hoa gọi: ‘thượng vơng’ –
shang wang). Ngay cả những từ khó như ‘babyboom generation’ (thế hệ
những người sinh ra đời trong khoảng từ 1945 đến khoảng 1960) cũng được
dịch khá trôi: ‘thế hệ sinh sung’.
Đặc tính thứ hai: Quốc ngữ đạt được
sự kính trọng của gần như toàn thể người Việt, ở tại nước Việt Nam cũng
như bên ngoài. Thông thường người ta trọng nó như một quyển thánh kinh.
Hay gần hơn, như một hiến pháp của các quốc gia giàu mạnh như Mỹ, Anh,
Canada hay Úc. Ít khi có thay đổi. Tất nhiên cũng có đề nghị thế này thế
nọ. Tiêu biểu:
- đề nghị kư âm lại, vứt đi hết các
dấu. Theo kiểu tiếng In-đô-nê-xia, tiếng Nhật romaji.
- thay thế chữ [c] bằng [k]: ‘cải
cách’ bằng ‘kải kách’.
- vứt bỏ bớt dấu ‘sắc’ cho một số từ,
như: lắc cắc => lăc căc.
- thay thế tất cả từ bắt đầu với ‘D’
bằng ‘Z’. Tức ‘duyên dáng’ sẽ được viết ‘zuyên záng’. Đặc biệt loại đề
nghị này và hầu như tất cả những đề nghị thay đổi, thường thiếu thốn
phân tích nguồn gốc và lư thuyết. Cho đến tận nơi tận chốn.
- thay tiếng Việt đơn-âm thànhra
đaâm. Tức viếtliền vớinhau.
- Thay y-dài bằng i-ngắn. Để ư: không
một nhà văn nữ nào thích thay y-dài bằng i-ngắn.
- V.v.
Nhưng cũng giống như tiếng Anh,
tiếng Pháp, tiếng Việt mặc dù có thay đổi [17], nh́n chung và nói chung,
trên tổng thể vẫn giữ y nguyên dạng thức đă ra mắt từ thời Gia Định báo
(1865). Người Việt ở thế kỷ 21, nếu đọc Gia Định Báo có thể hiểu được ít
nhất 95% nội dung các bài báo.
(v) Quan trọng nhất, quốc ngữ thay
thế chữ Nôm. Một hệ thống chữ viết theo ráp vần a-b-c thay thế một hệ
thống nguyên tự, viết theo kiểu chữ Hán. Nhiều từ ở hệ thống nguyên tự
(Nôm hay Hán) tuy có lối phát âm giống nhau nhưng lại viết khác nhau.
Nhưng chuyển sang quốc ngữ, lại chỉ có một lối viết, một kiểu ráp vần.
Thí dụ: ‘Ngài’ viết theo Nôm có nhiều kiểu viết, khi dùng kèm với bộ
trùng để chỉ ‘con ngài’, ‘nét ngài’ tức ‘lông mày’, khi kèm bộ nhân, chỉ
‘con người’ nhưng cả hai chuyển sang quốc ngữ chỉ có một lối viết:
N-G-À-I. Thí dụ khác: Người hâm mộ truyện chưởng Kim Dung thường để ư
không biết tại sao có nhiều truyện chưởng vẫn mang tên tác giả Kim Dung
nhưng thật ra không phải của Tra Lương Dung, tác giả Ỷ Thiên Đồ Long Kư.
Nhưng không có kiện tụng ǵ hết. Bởi thật ra các tác giả ‘giả’ Kim Dung
đó dùng những lối viết khác của Kim và Dung, mang nghĩa khác. ‘Kim’
trong ‘Kim Dung’ mang nghĩa ‘vàng’. Nhưng ‘Kim’ cho các Kim Dung giả, có
thể viết khác, mang nghĩa khác, như ‘hiện tại’ chẳng hạn. ‘Dung’ trong
Kim Dung thứ thiệt mang nghĩa ‘trung dung’. Nhưng ‘Dung’ giả có thể viết
khác và mang nhiều nghĩa khác, theo cách đọc Quảng Đông hay quan thoại,
vẫn đọc y như ‘Dung’ của Kim Dung thật.
Từ điểm này ta có thể thấy ngay:
Những người sáng tạo ra quốc ngữ bắt buộc phải thay đổi phụ-âm của rất
nhiều từ để tránh nạn ‘đồng âm dị nghĩa’ bên phía quốc ngữ. Để tránh
hiện tượng ‘Kim Dung’ hay hiện tượng ‘ngài’, viết một cách nhưng mang
nhiều nghĩa khác nhau.
Lần lượt chúng ta sẽ thấy, tiêu biểu
nhất:
- Việc sắp xếp một số âm bắt đầu bằng
/S/ một số bắt đầu bằng /X/ hoàn toàn mang tính cách bất chợt, ‘nhân
tạo’: Tiếng Mường, tiếng Quảng Đông, và tiếng Việt cổ, hoàn toàn không
có âm /S/. Chỉ có một âm, có thể nằm giữa /S/ và /X/ mà thôi. /S/ đặt ra
để phân biệt: ‘sung sức’ với ‘xung công’; ‘xứ sở’ với ‘đồ sứ’,…
- Phân biệt ra phụ âm /L/ và /N/ mà
dưới chế độ chữ Nôm hoàn toàn không có. Một số từ đă được gán cho phụ âm
/L/, một số /N/, chỉ để dễ phân biệt và tránh đồng âm, khác nghĩa, trong
quốc ngữ. ‘Lác đác’ khác với ‘nác non’ (‘nác’ là phát âm cũ của ‘nước’)
(xem bài số 4). ‘Lem nhem’ khác ‘nem rán’. V.v.
- Phân biệt phụ âm /T/ và /Đ/, hay
/B/ và /P/ (xem các bài sau): Đặc biệt phân biệt các phụ âm /T/ và /Đ/,
hoặc /B/ và /P/, hay /L/ và /N/ hoàn toàn một phân biệt do quốc ngữ đem
đến. Các thứ tiếng dùng ‘nguyên tự’ như Hán ngữ, hiện vẫn không có phân
biệt này. Thí dụ: Teng Hsiao Ping phiên âm theo Wade-Giles, nhưng Deng
Xiao Ping theo pinyin. Để ư: Teng dùng như Deng (/T/ và /D/ thay đổi lẫn
nhau); /Ping/ mang âm /P/ nhưng tiếng Việt lại âm /B/: [B́nh].
(vi) Quan trọng nhất chúng ta sẽ
thấy, rất nhiều lộn xộn xảy ra trong kư âm quốc ngữ chỉ phản ánh lộn xộn
có sẵn trong tiếng Tàu. Do ở khác nhau trong cách phát âm của từng vùng
ở Trung quốc. Tiêu biểu:
- Lộn xộn trong phát âm /ưu/ như
trong [Lưu], [tửu]. Phía Bắc phát âm như /iu/ trong khi phía Nam phát âm
như /ưU/. Hiện tượng này bắt nguồn từ Trung quốc. Có vùng phát âm /iu/
có vùng /au/. (bài số 3: Andy Lau và tháng 7 mưa Ngâu).
- Lộn xộn trong âm /W/ và /Y/ (hay
/By/). Quảng Đông gọi ‘mây’ bằng ‘Wân’ theo kiểu Mă Lai: aWan. Nhưng
quan thoại phát âm ‘Yun’ cho ‘mây’. Tương tự: quảng đông, ‘Yung’ (ông)
và ‘ling wig’ (lĩnh vực), trong khi quan thoại, tuần tự, ‘Weng’ và ‘ling
yu’. Lộn xộn này bắt nguồn từ việc quốc ngữ đem chữ /V/ vào thay một
lượt cho âm /W/ [con woi] và /Y/ (hay /By/) [ông byua], như sẽ chi tiết
phía sau.
- Xáo trộn trong âm của chữ /D/ như
trong ‘duyên phận’: Phía Bắc đọc /‘djuyên phận’/ trong khi phía Nam:
/yuyên phận/. Bên Tàu cũng vậy: Nhiều khu đọc /yuan fen/ và Hải Nam phát
âm /zuan fen/. (xem bài 2 & 4).
- Lộn xộn Chu & Châu thành Châu & Chu
(bài 4). Cũng có thể truy gốc gác từ bên Tàu. Chu & Châu là hai họ, hai
từ khác nhau, phát âm khác, ư nghĩa khác: Châu Văn Vương, Châu Ân Lai,
Châu Nhuận Phát, châu kỳ, v.v. So với: Chu Nguyên Chương, Chu Dung Cơ,
chu báu, Trân Chu Cảng. Bên Tàu cũng lộn xộn ở âm Triều Châu: Các vùng
khác gọi họ của Tổng Lư Châu Ân Lai bằng [Zhou] (Châu), nhưng Triều Châu
gọi /Zhiu/.
5. Wang Yũ byào lừng thấy con
woi
Nếu viết theo tiếng Việt ngày nay,
tựa đề trên sẽ viết: ‘Vương Vũ vào rừng thấy con voi’. Như chúng ta sẽ
thấy (bài 4), trước khi quốc ngữ đến nước Nam, tiếng Nôm không có âm chữ
/R/, ‘rừng’ được đọc như /lừng/.
Phần c̣n lại: /Yũ/ với nghĩa ‘lông
chim’ có thể là dạng phát âm cũ của [Vũ]. Và /woi/ chính lối phát âm
thời Nôm của [voi].
Như ở trên đă tŕnh bày, dựa vào
ba lư do cơ bản, âm chữ /V/ chắc chắn là một âm mới mẻ do quốc ngữ đem
từ Pháp hay Bồ Đào Nha đến thay thế cho hai âm cũ của tiếng Nôm: âm /W/
như trong [con woi], và âm /Y/ (hay By) như trong [ông byua] (ông vua).
Lư do cơ bản thứ nhất: So với ngữ ngôn của các nước láng giềng, nhất là
các nước có cùng gốc ngôn ngữ với tiếng Việt như: Mă Lai và Trung quốc
(rồi Hàn quốc, Nhật bản, Thái Lan, …), không có tiếng nước nào chứa âm
chữ /V/. Lư do thứ hai: Hoàng Thị Châu [2] xác nhận /W/ chính là âm cũ
của /V/ (con Uoi hay Woi), trong khi Đào duy Anh [3] chứng minh qua lối
đánh vần chữ Nôm, một số từ âm /V/ ngày nay, khi xưa mang âm /B/ (bà Bợ=
Vợ). Lư do thứ ba: Người Mường phát âm một số từ bắt đầu bằng /V/ như
/By/ y hệt như người Nam Bộ (cho tất cả các âm /V/) (thí dụ: bong enh:
vong hồn của anh), và một số từ tương đương khác của /V/, bằng âm /W/
nguyên thủy, (thí dụ: con way => con woi => con voi).
Người Mường là ai? Đại khái họ là
bà con họ hàng rất, rất gần với Việt tộc ở đồng bằng Bắc Việt từ thời
Văn Lang xa xưa. Có nhiều giả thuyết lại nói họ chính là một trong những
bộ tộc Lạc Việt thuần tuư. Có lẽ không thấy thoải mái sống dưới ách đô
hộ của Tàu, từ khoảng thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, người Mường di dân
vào những miền sơn cước và sống biệt lập với ngươi Kinh măi cho đến thế
kỷ hai mươi. Ngôn ngữ của họ trong thời cổ đại y hệt như ngôn ngữ của
người Kinh. Theo một thống kê vào năm 1946 của bà Jeanne Cuisinier [4]
vào thời đó dân số người Mường có độ 300000, trong đó 136000 cư ngụ ở
Hoà B́nh, 86000 sống ở vùng Thanh Nghệ Tĩnh, 30000 ở Phú Thọ, 20000 tại
Sơn Tây. B́nh Nguyên Lộc [5] dựa vào quyển sách dày hơn 600 trang của
Jeanne Cuisinier để đi đến kết luận rằng người Mường chính là người Tây
Âu (c̣n gọi Ba Thục) - ở khu vực gần như địa bàn của người Hakka (Hẹ)
ngày nay. Chính người Tây Âu đă là ‘lính’ của Thục Phán khi Thục Phán
đem quân xâm chiếm nước Văn Lang của Hùng Vương và sát nhập hai bộ tộc
Âu và Lạc lại thành một (nước Âu Lạc), rồi xưng hiệu An Dương Vương.
Theo với chứng minh rất có cơ sở của Nhượng Tống, được trích dẫn trong
ghi chú [5], một ngài Việt gốc Mường đă thiết lập một triều đại huy
hoàng cho nước Nam: Lê Lỵ (tức Lê Lợi), anh hùng áo vải đất Lam Sơn.
B́nh Định Vương Lê Lỵ đă chiến đấu với quân Minh ṛng ră 10 năm, để
giành lại độc lập cho xứ sở, và thiết lập nên nhà Lê.
Cho đến ngày nay, tiếng Mường có
lẽ là tiếng người dân tộc giống tiếng Việt nhất. Khoa ngôn ngữ học đă
sắp xếp nhóm Việt-Mường, một nhóm ngôn ngữ riêng thuộc Nhóm Nam Á. Và
trong loạt bài này tiếng Mường thường được dùng như điểm đối chiếu, giữa
phát âm Nôm và quốc ngữ.
Rất nhiều từ, xưa nay vẫn lầm
phương ngữ, được tiếng Mường cho thấy đó chính lối phát âm cổ của tiếng
Việt. Thí dụ:
- Qua = tôi, thường lầm cách xưng hô
Nam Bộ. Nhưng thật ra có gốc Phúc Kiến - Triều Châu. Hiện người Mường
vẫn xử dụng. Và người Nhật xài một biến thể: WA-tashi= tôi.
- Nác = nước, hăy c̣n dùng ở Bắc
Trung Bộ. Mường gọi => ‘đác’. Âm /đ/ và /n/ thường biến chuyển qua lại
và khó phân biệt trong môi trường không dùng đến a-b-c. (bài 4).
- Mễ = Mẹ. Có thể cùng chung gốc gác
với một từ đặc thù Huế: Mệ.
- Ni = nầy. Thằng ni = thằng nầy.
‘Ni’ xuất phát từ tiếng Hoa. Đặc biệt Hải Nam và quan thoại. Người Mường
phát âm như: Ń hay Ni.
- Kwi = con cúi => con heo
- Roch = rọt. ‘Rọt’ = ruột, hăy c̣n
dùng lác đác ở khu vực Nghệ Tĩnh
- Khai = ‘cầy’ = chó. ‘Khai’ hăy c̣n
được dùng ở Quảng B́nh.
Tuy nhiên nếu dùng tiếng Mường đem
ra đối chiếu ta cần phải thận trọng, hết sức thận trọng. Bởi tiếng Mường
theo các sách xuất bản trong ṿng, và nhất là cuối, thế kỷ 20 đều đă bị
‘nhuốm’ nặng ảnh hưởng của quốc ngữ. Tiếng Mường ở dạng ta đọc được ngày
nay đều ‘bị’ Latinh hoá, y như quốc ngữ đă Latinh hoá chữ Nôm. Đáng để ư
nhất là những từ bắt đầu bằng V (xin xem [1]), và cách đánh dấu. Tuy
nhiên, tiếng Mường viết theo a-b-c vẫn không đến nỗi cải biến nhiều như
quốc ngữ. Ta thấy nhiều từ bắt đầu bằng ‘B’ & ‘W’ vẫn c̣n giữ phân biệt
như xưa, chứ không bị tống hết vào ‘V’ như quốc ngữ.
Wan nài (M)= Van nài (V). Wan
nghênh (M)= Hoan nghênh (V)
Wàn hồn (M)= Hoàn hồn. Wàng lá (M)=
Vàng lá (V). Wành đỏn (M)= vành nón (V)
Ẉng cung (M)= Ṿng cung (V). Wy thể
(M)= Uy thế (V). Wă (M)= Vẽ (V)
Wa= Hoa (wa: để ư giống phát âm Nam
Bộ). Wà hơp= Hoà hợp. Wè= con ve
(C̣n nhớ: ‘nghe vè nghe ve, nghe vè
…’ chắc chắn xuất phát từ Mường, Wè= Ve)
Bua (M)= Vua (V) / Biết (M)= Viết
(V) (y như tiếng Hán: Yuết) /Bút lông= bút lông
Bỡi lăi (M)= Với lại (V) / bài tlừ
(M)= bài trừ / bải (M)= vái (V) (vái chào)
Bất măn= bất măn / bất tlĩ (M)= bất
trị / bất ngờ= bất ngờ.
6. Từ nào theo /Byua/, từ nào theo
/Woi/
Một khi đă thấy rơ, âm chữ /V/ là
một thứ ‘hàng ngoại’, người ta sẽ khó nén được một số ṭ ṃ, thắc mắc:
(i) Thế đối với một vấn đề hết sức
hiển nhiên như vậy, tại sao suốt trên 300 năm qua không ai công bố nó
hết? Và có vẻ ít ai am tường vấn đề này.
Như sẽ tŕnh bày lần lượt trong bài
này: Chính những điểm ‘không biết’ rất đơn sơ đó đă giúp quốc ngữ đến
với đại đa số quần chúng trong ṿng một thời gian cực ngắn. Bởi người
Việt từ trước đến nay thường học tiếng Việt theo dạng ‘B chỉ là B. Không
cần biết dạng cũ của B là ǵ’. Ngoài ra, từ lúc quốc ngữ nhảy vào thay
thế tiếng Nôm, nước An-nam rồi Đại Nam, Việt Nam liên tiếp lâm vào hoàn
cảnh chiến tranh. Có rất nhiều công tác thiết yếu hơn, thí dụ đi t́m
những bản di cảo chính gốc của kho tàng văn chương Việt Nam, đáng được
thế ưu tiên.
(ii) Trong tất cả những từ bắt đầu
bằng âm /V/ ngày nay, từ nào ngày xưa được phát âm với âm /W/ (con woi,
đi wiề), và từ nào với âm /By/ (đi byào, byốn liếng)?
Truy tầm hai loại âm cũ của /V/ thật
ra cũng không phải chuyện cực kỳ khó khăn. Chỉ phải một số từ bị lâm vào
t́nh trạng ‘vẩn đục’ do những nhà nghiên cứu đă không đặt đúng tầm quan
trọng của vấn đề này. Ngoài ra, cũng do ở tính lộn xộn sẵn có của chữ
Nôm, ngay trong những quyển tự điển Nôm soạn rất công phu, rất khó minh
định trong trường hợp nào âm của từ khi xưa là /W/ và khi nào dùng âm
/By/.
Nói chung có 3 phương pháp: (a)
Đối chiếu với các từ tương đương dùng bởi các dân tộc ít người, đặc biệt
tự điển tiếng Mường; (b) Truy tầm một quyển tự điển Hán Việt, t́m ở phần
các âm quan thoại bắt đầu bằng /Y/ nhưng âm Việt bắt đầu bằng /V/: Gong
Yuan => công viên, Huan Yu => hoàn Vũ; và (c) Tra cứu các bản văn chữ
Nôm của những áng văn chương nổi tiếng, và so sánh với bản dùng quốc
ngữ. Tập trung vào các từ mang âm /V/.
(a) Ngữ ngôn của người dân tộc
Thiết lập một bảng liệt kê từng từ
‘thuần Nôm’ rồi mang ra đối chiếu với các từ thu thập đó đây từ ngữ ngôn
của các ngài dân tộc. Khó khăn: Tài liệu hoặc tự điển các ngữ ngôn người
dân tộc, thường rất hiếm. Khó khăn khác: Nhiều ngữ ngôn đă bị vẩn đục do
ở việc giao lưu trong ṿng 1-2 thế kỷ qua giữa người Kinh với người Dân
Tộc [20], và cũng do ở việc giúp tay soạn ra kư âm ngữ ngôn dân tộc theo
kiểu tiếng Việt. Điển h́nh: trong quyển từ điển Mường-Việt, các từ [Vua]
và [Vợ] có hai thứ kư âm: [Vua] và [Vợ] dưới tiêu mục chữ ‘V’, và [Bua]
và [Bợ] theo tiêu mục ‘B’. Theo đánh vần chữ Nôm, ngày xưa chỉ có hai
âm: /Bua/ và /Bợ/
Có nhiều tài liệu về ngữ ngôn
người dân tộc trong những năm gần đây: [1], [5], và [19].
Chúng ta có thể t́m ra, bằng cách
đối chiếu:
Nhóm biến dạng từ âm /W/ sang
/V/. Thí dụ,
- Ve (con we), wè (M)
- Voi (con woi), way (M)
- Về (đi ẃa), wir - tiếng Palaung,
tiếng Tạng, wiyên - Thái [19]
- Vẽ (wẽ tranh), wă (M) – du nhập từ
Hoa ngữ.
- Vay (vay mượn), wai: tiếng Danaw;
vuai: tiếng Wa nhánh Munda [19]
- Vàng (vàng bạc), wàng (Mường)
- Váy (cái váy), Wal (M)
- Vạ (vạ lây), wă lây (M)
- Vạc (vạc dầu, con vạc), wac (M)
- Vệ (oai vệ), wai wễ (M): oai vệ. Để
ư phát âm ‘oai’ của Mường dùng âm /W/: wai, như kiểu người Nam Bộ. Thí
dụ khác: wăi quốc: ngoại quốc. Wài công= hoài công. Hoàng đế: wàng để.
Wy kịch: nguy kịch. Wy danh: uy danh. Wư wăi: huỷ hoại [1].
- Van (van xin), wan (M). Ho wan da:
tôi van anh
- Vặn (vặn tay), wảnh (M), wảnh cố
thay: vặn cổ tay.
- Vớt (vớt bọt), wớch (M)
- V.v.
Một số từ có âm xưa là /By/ hay
/Y/: Tiêu biểu:
- Vải (vải vóc, byải byóc, fabric):
byải (Mạ), kpải (Bàna), pái (Mường) [19]
- Vua (byua, king): Bua (Mường),
Buua(Bàna)
- Vác (gánh vác): Baa (Mường), Boq
(Danaw), Bah (Khasi)
- Ván (byán, wooden board), bản (M):
Nầng nhà lắp bản: Vách nhà lắp ván. [1]
- Vàng (màu vàng, yellow): Yèng
(Mường). Tuy nhiên theo từ điển Mường Việt [1], ngày nay người Mường
phát âm ‘Wàng’ cho ‘wàng bạc’, và luôn cho ‘màu vàng’.
- Vuốt (byuốt bye, caress), so với
tiếng Mường [1]: puốch. Xtiêng: puôt. Danaw: phyê
- Vú (byú, breast), Mường (M): pủ.
Palaung, Riang: bu.
- Vai (byai, shoulder), bai (M): tau
hal bai => đau hai vai. Tiếng Palaung: yaq
- Vại (byại, vại đựng nước), păi
(Mường)
- Vở (sách vở), bớ (M)
- Vợ (wife), bỡ thiếp (M): vợ thiếp,
vợ lẽ
- vội (vội vàng, in a hurry), bỗi
bàng (M): Ti no mà bỗi mà bàng: đi đâu mà vội mà vàng [1]
- Vong (vong hồn, hồn byía,
soul/spirit), bong enh (M): vong hồn (của anh)
- Vun (vun đất), Bôn (M): bôn tất=
vun đất
- V.v.
Phương cách nhận diện âm cũ /W/ và
/By/ xuyên qua đối chiếu các từ tương đương ở ngữ ngôn người dân tộc có
lẽ đáng tin cậy nhất. Chỉ có một khuyết điểm nhỏ cho một số từ. Đó là do
ở sự giao lưu giữa người dân tộc và người Kinh, cùng với nổ lực của các
học giả Việt muốn giúp kư âm tiếng dân tộc theo kiểu … quốc ngữ, một số
từ đă biến dạng sang từ bắt đầu bằng /V/ y như kiểu Việt ngữ. Thí dụ: vu
wan (M)= vu oan; vũn văt (M)= vụn vặt; vẫn tó = vận đỏ.
(b) Những từ gốc Hán
Phương cách này dùng một tự điển
Hoa-Việt, truy tầm những từ bên pinyin (phiên âm) tiếng Hoa đánh vần đầu
với âm /W/ hay /Y/ nhưng sang tiếng Việt lại chuyển sang âm đầu bằng
/V/.
Đối với âm /W/ tiếng Hán, thông
thường khi chuyển sang Việt sẽ chuyển sang âm /V/ hay /Ho/ hoặc /Ng/.
Thí dụ: wen => văn; wo => ngọa; wu => vô; wan => hoàn; wu => ngọ.
Đối với âm /Y/ tiếng Hán, thông
thường khi cả hai phía, quan thoại và quảng đông, đều dùng âm /Y/, khi
chuyển sang Việt ngữ, sẽ chuyển sang âm /D/. Thí dụ:
Do Thái: you tai / doanh nghiệp:
ying ye / doanh thương: ying shang / Dung dich= rong yè / du lịch: yu ĺ
/ a dua: a yú / t́nh dục: qíng yù / du thủ du thực: you shou yóu shí /
duyên phận: yuan fen / duyệt: yué / dư âm: yu yin / dư luận: yú lùn /
D́= yí / diễn viên= yăn yuán / ẩn dật= yin ý / dưỡng dục= yang yu /
dương= yang / Dạ (đêm)= ye.
Tuy vậy cũng có một số ngoại lệ,
và chúng ta sẽ trở lại với những ngoại lệ này nhiều lần trong suốt loạt
bài này. Ngoại lệ đó: thay v́ âm /Y/ tiếng Hán chuyển sang âm /D/ Việt,
lại chuyển sang âm /V/:
Yue-Nan: Việt Nam (Đáng lẽ Yiệt Nam
/ hay Byiệt Nam)
Wang Yu: Vương Vũ (đáng lẽ Vương Yũ
hay Vương Dũ)
Gong Yuan: Công viên (công yiên hay
công diên)
Yu zhou: Vũ trụ (đáng lẽ: Dũ trụ /
yũ trụ)
Yuan zhu: viện trợ (đáng lẽ: yiện
trợ / diện trợ)
Yong bie: Vĩnh biệt (đáng lẽ: yĩnh
biệt / dĩnh biệt),. . . v. v. . . .
Xin nhắc lại:
Hiện tượng biến chuyển thông
thường: /Y/ quan thoại pinyin sang /D/ tiếng Việt. Thí dụ: Yang Yu =>
Dưỡng Dục.
Ngoại lệ: /Y/ pinyin của quan-thoại
biến ra /V/ khi sang tiếng Việt. Thí dụ: Xiang Yu => Hạng Vũ; Gong Yuan
=> Công Viên.
Như vậy, đối với những từ gốc Hán,
thông thường âm /V/ tiếng Việt chắc chắn có âm cũ /W/ nếu có từ tương
đương, tức hậu thuẫn âm /W/ của tiếng Tàu. Riêng âm /Y/ Tàu đổi sang /V/
chúng ta sẽ xem xét trở lại trong những bài tới.
Những từ bắt đầu bằng /V/ có gốc
/W/ trong tiếng Hán:
- Vĩ đại: wei da
- Vương: Wang
- Vong bản: wang ben
- Vạn vật: wan wu
- Vĩ tuyến: wei xian
- Vấn đề: wen ti
- Vẽ (họa): Wa (quảng đông), hua
(quan thoại)
- Vơng mạc: wang mo
- Văn hoá: wen hua
- Thời vụ: shi wu
- Vong linh: wang ling
- V.v.
Những từ âm /V/ có âm /Y/ bên Hoa
ngữ:
- Vũ (lông chim): Yu => Hạng Yũ
(Xiang Yu)
- Viên chức: zhi yuan
- Viết (viết lách): yue
- Công viên: Gong yuan
- Viện binh: yuan bing
- Vũ lượng (lượng mưa): Yu liang
- Vũ lộ: Yu lu
- Vũ cầu: Yu qiu
- Viễn đông: Yuan dong
- V.v.
Phương cách này trông có vẻ ‘chắc
ăn’ nếu không kể chính tại Trung quốc cũng có phân biệt không rơ rệt
giữa âm /W/ và /Y/, tùy theo khu vực:
- Vân, nghĩa Nôm: Mây. Quan thoại
phát âm ‘Yun’, trong khi Quảng Đông: ‘Wan’ dựa theo aWan của tiếng Mă
Lai. Phúc Kiến-Triều Châu đọc ‘Hun’. Tiếng Việt: ‘Vân’ dựa theo ‘Wân’
của Quảng Đông.
- Lĩnh vực. Quan thoại: Ling Yu;
Quảng Đông: Ling Wiq; Triều Châu: Ling Un. Tiếng Việt: ‘Lĩnh vực’ dựa
theo ‘Ling Wiq’ của Quảng Đông.
- Ông. Quảng Đông: Yung => quốc ngữ
lột /y/ => Ung => Ông. Quan thoại: Weng
- Váng (choáng váng): Quảng đông =>
Wang. Quan thoại => Yun.
Ngoài ra cũng có biến đổi với thời
gian của chính Hán ngữ tại từng khu vực, nhất là tiếng Quảng Đông, như
sẽ đề cập đến trong những bài cuối.
(c) Phương cách dựa vào đánh vần
trong chữ Nôm
Trong một bài trước (‘Wương Thúy
Kiều’), cách thức truy tầm các âm cũ /W/ và /By/ được đề nghị là tra cứu
cách đánh vần từ một quyển tự điển chữ Nôm. Thí dụ:
Vá (patch)= âm giả tá của BÁ (cách
viết thứ 1)
= Y (y phục) + Bách (100) (cách viết
thứ 2), v.v.
Do đó: Vá= đă được phát âm như: Byá
V́ (because)= giả tá âm Vị (Wei =
vị, chỉ vị trí / người)
= Yin Wei => nhân v́
Do đó: V́ = ngày xưa đọc: Ẃ
Phương thức này xem dễ nhưng thật
ra rất khó và dễ đưa người tra cứu lâm vào cảnh ‘tẩu hỏa nhập ma’. Bởi
mỗi một từ tiếng Nôm có chừng 5-6 cách viết khác nhau. Rất nhiều từ được
tạo dựng sau khi quốc ngữ ra đời. Và bị lệch lạc giữa âm /W/ và /By/.
Đối với từ âm /V/, nhiều kiểu viết với âm đầu bằng /W/ nhưng nhiều lối
bằng /B/.
Tuy vậy có rất nhiều từ, mặc dù có
thể mang nhiều lối đánh vần khác nhau, người ta vẫn có thể xác định được
cách phát âm xưa bắt đầu bằng /W/ hay bằng /By/ qua các cách suy luận
dùng những từ liên hệ. Thí dụ:
- Vuông (h́nh vuông)= Bông (gợi âm
/B/) + Phương (Hán: Fang = vuông). Suy luận bằng một từ có âm gần giống:
Buồng (room) => xuất phát từ “Fang’ (quan thoại), phương âm Phúc Kiến:
Bpang => buồng. Fang => pḥng; Fang => Bang (PK) => Buồng. Như vậy: Fang
(phương), có thể => Buông (âm cũ của {Vuông}). Y như: Fang (pḥng) =>
Buồng.
- Vốn (capital)= mượn chữ ‘Bản’ =
{Ngân + Bản} = {Tiền + Bản}. Rơ ràng âm /B/. Nhưng nếu suy luận bằng các
từ liên hệ: ‘Tư bổn’, hay ‘tư bản’. ‘Bổn’ hay ‘Bản’, đều mang nghĩa:
‘Vốn’. Vậy {Vốn} ngày xưa mang âm thuần túy /B/ => /byốn/ hay /bốn/.
- Vú (breast)= {Nhũ + Bố} = {Nhũ +
Nữ} = {Nhũ + Vu}. Chữ Nôm viết theo 2 âm /B/ (Bố) và /W/ (vu => wu).
Trước hết, xin để ư có động từ [Bú vú]. Nên [Vú] có nhiều cơ hội mang âm
cũ là /Bú/: {Bú bú} => {Bú byú} => {Bú vú}. Ngoài ra, phiên âm ‘Hán quốc
ngữ’ /Nhũ/ là lối phiên âm từ một âm /Y/ trong tiếng Hán: /Yu/ (quảng
đông). /Nhũ/ có lẽ được kư âm từ /Nyũ/, mang rơ rệt âm /Y/ hơn. Như vậy
‘Vú’ xưa chắc đă được phát âm như /Bú/ hay /Byú/.
- Vũ (vũ khí)= có rất nhiều cách viết
chữ Nôm. Khi theo /Yũ/, lông chim. Khi viết như /Wu/ kiểu Hán ngữ. Khi =
{Vô + Điểu}. Chữ Tàu thông thường chỉ có một cách viết, một cách phát âm
cho {vũ} mang nghĩa {vũ khí} hay {vũ công}: /Wu/. Như vậy âm cũ của
{Vũ}, với nghĩa ‘vũ khí’, là {wũ}.
- Vật (đồ vật): Chỉ có 1 cách viết
trong Hoa ngữ. Nhưng trong tiếng Nôm, theo tự điển Vũ văn Kính, có 3
cách viết. Tất cả đều dựa vào âm Hoa ngữ: /Wu/. Vậy ‘vật’ ngày trước đọc
/wật/.
Ngoại trừ các trường hợp hỗ trợ
bởi suy luận vững chắc nhờ các từ có âm vận và ư nghĩa tương tự, thông
thường tra cứu âm /W/ hay /By/ bằng một quyển tự điển chữ Nôm gặp nhiều
khó khăn. Bởi một từ thường được viết và ‘đánh vần’ theo nhiều cách.
Do đó cách hay nhất là đi t́m về
một nguyên bản của một áng thi văn nào đó bằng chữ Nôm, thí dụ: Kim Vân
Kiều hoặc Lục Vân Tiên. Lọc ra những từ, ngày nay viết theo quốc ngữ,
bắt đầu bằng chữ ‘V’. Tra cứu những từ Nôm đó với một từ điển chữ Nôm,
và xem từ nào dựa trêm âm /B/, từ nào dựa trên /W/. Phương cách này hoàn
toàn dựa vào lối viết chữ Nôm của ‘tác giả’ hay ‘soạn giả’ áng thi văn
đó. Mỗi một từ chỉ có 1 cách viết. Tránh được nhiều lộn xộn.
Bây giờ ta thử truy tầm các âm cũ
của chữ [V] qua Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820).
Xin nhắc lại, thời đại Nguyễn Du
chính là thời đại biến chuyển rầm rầm, giữa lúc tiếng Nôm đang nhường
bước cho quốc ngữ. Khảo sát đặc trưng của âm cổ trong truyện Kiều tức
kiểm chứng hiện tượng sau đây, trong khuôn khổ ngắn ngủi của bài viết:
-Chữ nào bắt đầu bằng V đă được Tiên
Điền viết như âm /B/, và chữ nào theo âm /W/.
Do ở giới hạn của bài viết và th́
giờ, cũng như thiếu thốn tài liệu chữ Nôm của các bản Kiều, xin phép
trích lại một vài câu trong hai trang Kiều viết bằng chữ Nôm có phóng
ảnh đăng trong quyển sách của Lê Hữu Mục - Phạm Thị Nhung - Đặng Quốc Cơ
[21]. Một trang theo bản của Duy Minh Thị (bản năm 1872) từ vế 1061 đến
1078. Một trang của Kiều Thị Oánh Mậu (1902), từ vế 2939 đến 2960. Ngoài
ra cũng sưu tầm những lối viết chữ Nôm của truyện Kiều từ những tài liệu
viện dẫn trong bài.
Một điểm quan trọng, gần như một
định đề ở toán học, xin được minh định như sau:
Nếu một từ nào bắt đầu bằng ‘V’ trong
các bản quốc ngữ - t́m được trong các tài liệu chữ Nôm có lối viết ở chữ
Nôm với âm /B/ - từ đó đă được phát âm với âm /B/ hay /By/ theo kiểu
Mường hoặc Nam Bộ. Thí dụ: Nếu quốc ngữ ghi: [VÀO] = to enter, có tương
đương viết theo chữ Nôm: {BAO+NHẬP}, ta bắt buộc phải nhận Nguyễn Du hay
soạn giả bản chữ Nôm đó đă đọc [VÀO] bằng /Byào/ hay /Bào/. Tương tự đối
với từ VỰC, nếu bản Kiều chữ Nôm ghi [Vực] = {Thủy + Hoặc} = {Thổ+Hoặc}
- ta phải nh́n nhận ‘Vực’ phải đọc theo /wực/ mới gần đúng với ngày xưa.
Trước hết, hăy xem:
Một vùng như thể cây quỳnh cành dao
Hay:
Một vung như thấy cây quỳnh cành dao
Để ư đến chữ [Vùng] hay [Vung]:
Theo dẫn chứng của Lê Hữu Mục [21] trong bản của Chu Mạnh Trinh, [Vùng]
viết chữ Nôm bằng {Thủy (nước)+Bông}. Có [Bông] âm /B/ nên ngày trước
[Vùng] đọc /Bùng/ hay /Byùng/.
Bản của Taberd viết:
[Vung] = {Thổ (đất) +Bông}
[Vung] có âm /Bông/, tức /B/, nên khi
đó, [Vung] đọc ra /Bung/ - hay /Byung/.
Bây giờ thử chép lại vài câu quốc
ngữ trong bản khảo chính của Lê Hữu Mục, tương đương với trang Nôm của
Duy Minh Thị:
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi ra mới biết rằng chàng Sở Khanh
Bóng nga thấp thoáng dưới mành,
Trông nàng, chàng cũng ra t́nh đeo
đai:
"Than ôi sắc nước hương trời!
Tiếc cho đâu bỗng lạc loài đến đây!
Giá đành trong nguyệt trên mây,
Hoa sao hoa khéo đoạ đày bấy hoa!
Tức gan riêng hận trời già,
Ḷng này, ai tỏ cho ta, hỡi ḷng?
Thuyền quyên ví biết anh hùng,
Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi!"
Song thu đă khép cành ngoài,
Tai c̣n đồng vọng mấy lời sắt đanh.
Nghĩ người thôi lại nghĩ ḿnh,
Cảm ḷng chua xót, lạt t́nh bơ vơ.
Những là lần-lữa nắng mưa
Kiếp phong trần, biết bao giờ mới
thôi
* Đặc biệt để ư đến các âm chữ V-
ngày nay:
[Ví]: Thuyền quyên ví biết anh hùng.
"Ví" trong bản chữ Nôm viết rất tháo và theo kiểu cổ. Nó dựa vào âm của
chữ [Thí] hay [VÍ] (theo lối đánh vần bằng V sai lệch của quốc ngữ),
mang nghĩa "Cũng như". Quan thoại và quảng đông đều đọc YI (tránh dấu
pinyin để khỏi lộn xộn). "Thí" đọc theo vài địa phương âm gió gần Yí hơn
Wí. Ngoài ra tự điển cũng ghi [Ví] có dạng khác là vay mượn của [Tỉ] (tỉ
số) - quan thoại đọc /bị/ tức [b́]. Một dạng khác nữa của Nôm ghi {Ví=
Bí+Bao}. Thành ra [Ví] theo Nguyễn Du, viết theo /Thi/ hay /Yi/. Hỗ trợ
với {Ví= Bí+Bao}, [VÍ] đă được viết cho âm /Bí/. Như ‘Byí Dụ= Thí dụ.’
[Vọng]= Tai c̣n đồng vọng mấy lời sắt
đanh. Trong bản chữ Nôm:
[Vọng] viết như chữ Hán: Vọng (Wang),
nghĩa {hy vọng}, {nh́n về xa xa}. Chắc chắn
Nguyễn Du đọc ‘VỌNG’ như kiểu /Wọng/
chứ không phải /Byọng/
{Bơ Vơ}= Cảm ḷng chua xót, lạt t́nh
bơ vơ. Theo bản chữ Nôm:
[Vơ]= mượn âm chữ Hán: /VI/ - /Vi/
trong kiểu viết này chính là ‘V́’ (bởi v́) - quan thoại xưa nay đọc Wei.
/Vơ/ do đó xưa đọc 100%: Wơ, Bơ Wơ. /Vơ/ này, khi xưa, mang âm thiên về
/W/: /Bơ wơ/.
Tiện dịp xin xem qua các chữ bắt
đầu bằng ‘V’ ngày nay trong trang Nôm theo bản của Kiều Oánh Mậu:
Rắp mong treo ấn từ quan,
Mấy sông cũng lội, mấy ngàn cũng pha
Giấn ḿnh trong áng can qua,
Vào sinh ra tử hoạ là thấy nhau
Nghĩ điều trời thẳm vực sâu,
Bóng chim tăm cá, biết đâu mà nh́n!
Những là nấn-ná đợi tin,
Nắng mưa biết đă mấy phen đổi dời?
Năm mây bỗng thấy chiếu trời,
Khâm ban sắc chỉ đến nơi rành rành
Kim th́ cải nhậm Nam b́nh,
Chàng Vương cũng cải nhậm thành châu
Dương.
Sắm sanh xe ngựa vội vàng,
Hai nhà cùng thuận một đường phó quan
Xảy nghe thế giặc đă tan,
Sóng êm Phúc kiến, lửa tàn Chiết
giang
Được tin, Kim mới rủ Vương,
Tiện đường cùng lại t́m nàng sau xưa
Hàng châu đến đó bây giờ,
Thật tin hỏi được tóc tơ rành rành.
Trước hết động từ VÀO, Nguyễn Du
viết theo chữ Nôm:
[Vào] = {Bao+Nhập}. [Vào] trong thời
Nguyễn Du hăy c̣n phát âm Bào hay Byào
C̣n những từ V khác:
[Vực] = {Thổ (đất)+Hoặc (quan thoại:
Huo)} – [Vực] theo âm của /Hoặc/, xưa đọc như /Wực/. [Vực] phải đọc
/Vực/ theo kiểu phía Bắc, gần giống /Wực/ khi xưa. Như vậy [Lĩnh Vực]
gần phát âm Quảng Đông /ling Wig/, hơn quan thoại /ling yu/.
[Vương] = theo âm /Wương/ Hán - tức
Wang như {Wang Yu: Vương Yũ}. [Vương] đọc theo âm /V/, thời Nguyễn Du
đọc /Wương/, hay đúng hơn: /Wang/.
[Vội-vàng]. VỘI= mượn âm Bội (bội
bạc)
Vàng= Nhân+Bàng - Thời xưa đọc Vàng
thiên về âm B, tức Bàng. Trong khi đó theo tự điển Nôm của Vũ Văn Kính
có đến 10 cách đánh vần Nôm chữ [Vàng]. Đa số theo âm /W/ như /Wàng/ để
chỉ vàng bạc. Trong Kiều, {VỘI VÀNG} phải được đọc theo
nguyên ư tác giả: /Bội Bàng/.
Tóm tắt nhận xét từ hai trang chữ Nôm
mẫu của truyện Kiều:
Từ bắt đầu bằng chữ ‘V’ gồm có tất
cả 8 từ: Ví, vọng, bơ-vơ, vào, vực, Vương, vội-vàng.
- âm ngày xưa đọc theo âm /B/ (tức By
hay Y): Ví, vào, vội, vàng (4)
- âm ngày xưa đọc theo âm /W/: Vọng,
vơ, vực, Vương (4)
Tức 4 từ mỗi phía. Hay với tỷ số
50:50. Trong hai đoạn ngắn ngủi ở trên, Tiên Điền Nguyễn Du đă viết 50
phần trăm âm chữ ‘V’ ngày nay theo với âm /B/, và 50% kia theo /W/.
Truy tầm âm cũ của các từ quốc ngữ
bắt đầu bằng chữ ‘V’ bằng phương thức phía trên: (a) So sánh với tiếng
người dân tộc, hoặc (b) Đối chiếu các từ gốc Hán; như đă tŕnh bày trong
bài ‘Wương Thúy Kiều’, cho biết:
Âm cũ /W/ chuyển sang âm chữ /V/
quốc ngữ, khoảng 50%
Âm cũ /By/ hay /Y/ chuyển sang /V/
cũng chiếm khoảng 50%
(cộng / trừ: 5-10%)
Trong 3 phương thức truy tầm ((a)
Dân tộc; (b) Hán (c) Nôm), cách Nôm (na) có vẻ ‘chắc ăn’ nhất. Nhưng
cũng không nhất thiết như vậy. Bởi chỗ chữ Nôm ai viết thế nào cũng
được, và ít khi người ta có bản gốc do chính tác giả viết. Đối với
truyện Kiều, hai bản Nôm kể trên, ra đời ít lắm cũng trên 50 năm sau khi
Nguyễn Du qua đời (1820). Lúc đó quốc ngữ gần như đă hoàn toàn thay thế
chữ Nôm trên toàn cơi nước Nam.
Thí dụ sau đây cho thấy phương
thức ‘Nôm-na’ (c) cũng không tránh khỏi vài vấp-váp.
Trong phần đầu của Kiều, có:
Rằng năm Gia Tỉnh triều Minh
Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững
vàng
Xin chú ư đến ‘vững vàng’ ghi
trong nhiều bản chữ Nôm – thí dụ, bản của Bùi Kỷ & Trần Trọng Kim có
đăng trong báo mạng ‘Nhân Ái’: perso.wanadoo.fr/charite:
[Vững] viết theo chữ Nôm: nhại theo
âm ‘Hán Việt’= /Bẵng/
[Vàng] viết chữ Nôm= /Kim/ + /Hoàng/
Bởi [Vững] được viết theo âm Hán
Việt /Bẵng/ => [Vững] theo bản Kiều đó, và rất nhiều bản Kiều khác, được
phát âm theo Nôm như: /Byững/.
Trong khi [Vàng] viết bằng /Kim/ +
/Hoàng/ lại nhại theo âm /Hoàng/ tức /Wang/. Có nghĩa: [Vàng] viết và
phát âm theo Nôm như /Wàng/.
‘Vững vàng’, viết theo chữ Nôm
trong các bản Kiều lưu hành, sẽ được phát âm (theo Nôm) như: /Byững
wàng/ => một chuyện rất khó tin, được viết bởi Nguyễn Du. Rất dễ đồng ư:
Hoặc /byững byàng/ hoặc /wững wàng/ chứ không thể /byững wàng/ được. Bởi
đọc /byững wàng/ dễ bị… trẹo lưỡi.
Tra một quyển từ điển chữ Nôm
[14], ta thấy [Vững] chỉ có vài ba cách viết, và tất cả đều dùng âm /B/
ở đầu. Có thể giải thích: người soạn tự điển thường chỉ truy tầm [vững]
từ các văn bản chữ Nôm có sẵn. Có thể [vững] ít khi được dùng đến. Hoặc
như trong trường hợp ‘Kiều’ và rất nhiều văn bản cùng chung cảnh ngộ:
Những bản Nôm này được soạn lại cuối thế kỷ 19 hoặc sang thế kỷ 20, tức
sau khi quốc ngữ đă hoàn toàn lật đổ chữ Nôm. Hiểu biết về chữ Nôm của
các nhà Nho nhà Nôm đáng kính đă bị ‘vẩn đục’ bởi quốc ngữ. Bởi họ học
tiếng Nôm qua môi trường quốc ngữ.
[Vàng] có chừng 10 cách viết khác
nhau, trong đó có chừng 4 cách bắt đầu bằng âm /B/, nhưng đa số dùng âm
/W/. Y như trong tiếng Mường ngày nay:
wàng dá= vàng giả; wàng để= hoàng đế;
wàng pac= vàng bạc; wàng= màu vàng,…
Vậy âm cũ của [vàng] trong ‘vững
vàng’ thiên về [wàng].
Thế c̣n [vững] th́ sao? Tự điển
Mường [1] cho biết cách phát âm người Mường: /Vững/ thiên về /W/.
Và tiếng Hán ra sao? Quan thoại:
/Wen/; Quảng Đông: /Wan/; Hải Nam: /Uong/; Chiết Giang: /Ung/; Triều
Châu: /Un/
Tức [Vững] ngày trước phải được
phát âm [Wững], chứ khó có thể /Byững/ như trong bản chữ Nôm của ‘Kiều’
thường ghi. Do đó, riêng đối với ‘vững vàng’, ngày xưa vế đó được đọc
như:
Bốn phương phẳng lặng hai kinh wững
wàng.
Và những bản Nôm của Kiều đă ghi
chép nhầm ở đâu đó, đă nhiều năm rồi, không ai hay biết.
7. Jimmy Wang Yu
Thật ra nếu không có phim ‘The Man
from Hongkong’, hoặc vai người hùng từ Hong Kong không phải do Vương Vũ
đóng, mà lại David Chiang (Khương Đại Vệ) chẳng hạn, chắc chắn đă không
có loạt bài này.
Như phần mở đầu đă tŕnh bày, dụng
ư ban đầu của việc kư âm tiếng Nôm bằng hệ thống chữ cái a-b-c, không
nằm ngoài việc thiết lập một phương tiện truyền thông cho những nhà
truyền giáo đối với dân bản địa. Dùng để giảng đạo. Chữ quốc ngữ ra đời
với giấy khai sinh ghi rơ ‘một thứ chữ phiên âm’. Như vậy không ai sẽ
ngạc nhiên khi được biết đă có nhiều thay đổi, từ những âm cũ thời chữ
Nôm biến sang âm mới của quốc ngữ, hay tiếng Việt ngày nay. Dù có trễ đi
hơn 300 năm.
Mọi việc sẽ trở nên hiển nhiên,
nếu nh́n kỹ:
(a) Những âm mới do quốc ngữ đem đến,
chắc chắn sẽ gây xáo trộn và thay đổi. Điển h́nh:
- Âm chữ ‘V’: [wăn học] biến ra [văn
học]. [Byua chúa] trở thành [vua chúa]
- Phụ âm ‘TR’: [zhung hiếu] trở thành
[tchung hiếu] VÀ [trung hiếu]. [Tlàng học] biến ra [Trường học]. Âm ‘TR’
là một âm ‘sáng tạo’ không có trong tiếng Nôm.
- Phụ âm ‘TH’: [Shang đi] => [Xan ti]
=> [Thượng đế]. Âm ‘TH’ một âm cũ nhưng dùng như mới cho một số từ
chuyển hệ từ tiếng Hoa.
- Và toàn bộ các chữ cái a-b-c, từ A
đến Z, nếu hai ba chữ có âm vận gần giống với nhau. Thí dụ ‘nộn xộn’
trong lúc ‘lói nên’ các âm /L/ và /N/. (Xem bài 4)
- V.v.
(b) Một số cách đánh vần, nếu đem so
với từ tương đương tiếng Mường hoặc các phương âm Hoa ngữ, sẽ cho thấy
hoàn toàn mang tính ‘bất chợt’ (vũ đoán). Với mục đích chính: giải toả
cảnh đồng âm dị nghĩa đầy dẫy trong tiếng Nôm. Thí dụ: [Bổ sung], ‘sung’
dùng âm /S/ để tránh nhầm lẫn với ‘Xung’ trong ‘xung quanh’. [Xướng]
trong [xướng ca] dùng /X/ để tránh lộn với [sung Sướng]. Thật ra trong
tiếng Nôm, Mường, Quảng đông không có phân biệt giữa âm /S/ và /X/. (bài
4).
(c) Tương tự, như sẽ phân tích trong
bài 7, âm cuối như: /b́nh An/ phân biệt với /LanG thanG/, hay /áC ôn/
sánh với /áT tiếng ônG/, v.v. chính là những cải tiến tốt đẹp do quốc
ngữ mang đến với tiếng người nước Nam.
(d) Các từ gốc Hán cũng chịu cùng
chung một cảnh ngộ như chữ Nôm. Quốc ngữ đă biến đổi cách phát âm của
tiền nhân đối với rất nhiều từ gốc Hán (xem bài 6). Rồi bởi người sau
không c̣n dấu tích ǵ của chữ Nôm để đối chiếu, tiền nhân thường bị hàm
oan rằng tiền nhân đă phát âm tiếng Tàu theo kiểu đánh vần Hán-Việt,
nhiều chỗ rất ‘ba rọi’, của chữ quốc ngữ. Thí dụ: ’Thượng đế’ là tiếng
‘Hán Việt’ cho ‘Ông Trời’. Có ít lắm ba chỗ không ổn: (i) {Thượng đế}:
Tiền nhân không biết âm ‘TH’ cho trường hợp này và chỉ có thể nói: [Xán
đí] y như người Hoa. Tức trước khi có quốc ngữ, /Thượng/ được đọc /Xán/
hay Xạn/. (ii) ‘Ông’ cũng lại một từ … Hán: xuất thân từ [YUNG]. Yung =>
Ung => Ông. (iii) Quốc ngữ đă đem vào âm ‘TR’ thay cho ‘BL’ và ‘TL’.
Ngày xưa, ‘Trời’ phát âm như /Blời/. Xong rồi, ‘Blời’ => ‘Tlời’ =>
‘Trời’.
Những vấn đề này sẽ được lần lượt
phân tích trong các bài tới.
Tháng 7, 2004
N.N.
Ghi Chú
[1] Nguyễn Văn Khang (chủ biên),
Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường Việt. Nxb Văn Hoá Dân tộc -
Hànội.
[2] Hoàng Thị Châu (1969) Nước Văn
Lang qua tài liệu ngôn ngữ. Nghiên cứu Sử địa, số 120
[3] Đào Duy Anh (1973) Chữ Nôm, Nguồn
gốc, Cấu tạo và Diễn biến. Nxb Đông Nam Á
[4] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường
– Géographie et Sociologie humaine
[5] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc
Mă lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu
[6] Trong loạt bài này các lối dùng
từ hoặc viết tắt thường gặp:
- Thầy (hoặc các Thầy quốc ngữ): các
cố đạo, và các học giả như Taberd, … đă tạo ra kư âm và tiếp tục phát
triển chữ quốc ngữ.
- Quan thoại= tiếng phổ thông= quốc
ngữ của người Hoa có phát âm của miền Hoa Bắc. Viết tắt: qt
- Quảng Đông= tiếng Quảng Đông, phát
âm nhiều nhất ở tại tỉnh Quảng Đông và Hong Kong. Viết tắt: qđ hay QĐ.
- Phúc Kiến: lối phát âm của dân tỉnh
Phúc Kiến. Rất giống lối phát âm người Triều Châu. Phúc Kiến và Triều
Châu chính là hậu duệ của nước Mân Việt, thuộc nhóm Bách Việt xa xưa, bị
nhà Hán thôn tính vào năm 110 trước Công Nguyên. Viết tắt: pk.
- Hải Nam: lối phát âm người đảo Hải
Nam, ở khu vịnh Bắc Việt. Đặc trưng phát âm Hải Nam là phát âm /Jz/ cho
những từ tiếng Việt bắt đầu bằng [D]: duyên phận => Jzuan fen. Viết tắt:
hn.
[7] Nguyên Nguyên (2003) Khuôn trăng
đầy đặn, nét người nở nang. Xem talawas.org, khoahọc.net,
perso.wanadoo.fr/charite, aihuucongchanh.com, …
[8] Phạm Quỳnh (1997) Hành tŕnh nhật
kư. Nxb Ư Việt (France)
[9] Nguyên Nguyên (2004) Thử đọc lại
Kim Dung 5: Cô gái Đồ long. Xem các báo mạng: Khoahoc.net,
Aihuucongchanh.com, talawas.org
[10] Lê Nguyễn Lưu (2002) Từ chữ Hán
đến chữ Nôm. Nxb Thuận Hoá.
[11] Nguyễn Văn Trung (1990) Vụ án
truyện Kiều. Nxb Xuân Thu (tái bản)
[12] Hoàng Xuân Hăn (2002) Hồ Xuân
Hương – thiên t́nh sử. Nxb Văn Học
[13] Huỳnh Ái Tông (2003) Nguồn gốc
chữ quốc ngữ. Báo mạng viendu.com
[14] Vũ Văn Kính (2002) Đại Từ Điển
chữ Nôm. Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành Phố.
[15] Phát triển quốc ngữ tiếp đó được
đẩy mạnh qua một Nghị Định của nhà cầm quyền Pháp vào năm 1882, ra lệnh
các cấp hành chánh, từ trung ương đến thôn xă, phải học và biết dùng chữ
quốc ngữ.
[16] Thí dụ: ‘School’ tiếng Việt:
trường học. Tiếng Mă Lai, bắt chước: ‘Sekola’. Camera: máy chụp ảnh.
Tiếng Mă Lai: kamera. ‘Street’: con đường. Tiếng Nhật, phiên âm liền:
‘Suto-ri-to’. Football: bóng đá. Tiếng Nhật: futto-boru. ‘Brake’: cái
thắng (xe), ‘phanh’. Nhật và Hàn bắt chước tiếng Anh: Bu-re-ke.
[17] Đọc những quyển sách cổ như
‘Chuyện Giải Buồn’ của Húnh Tịnh Của, hay ‘Thầy Lazaro Phiền’, tiểu
thuyết đầu tiên của nước Nam (1887), tác giả Nguyễn Trọng Quản (con rể
của Trương Vĩnh Kư), chúng ta sẽ dễ thấy các thay đổi trong cú pháp và
cách dùng từ tiếng Việt. Thí dụ: trong ‘Chuyện giải buồn’ ở đoạn cuối,
để ư tác giả dùng:
- ‘Ít ăn thịt’ và dùng luôn ‘Nhiều ăn
thịt’. Tương tự, nói nôm na theo thời nay:
- ‘Ít xem truyền h́nh’ cũng nói được:
‘nhiều xem truyền h́nh’
- ‘Ít đi bia ôm’ => ‘nhiều đi bia
ôm’.
[18] Nguyễn Thị Chân Quỳnh (2002) Lối
Xưa Xe Ngựa…, Tập II. Nxb An Tiêm. Có trích một vài đoạn văn tả phong
tục Tết của Thầy Bento Thiện, cải biến quốc ngữ theo thời nay cho dễ
đọc.
[19] ‘Tiếng Việt và Ngôn Ngữ Dân Tộc
phía Nam’ (1992). (Nhiều tác giả). Nhà xuất bản Khoa Học Xă Hội - Hànội.
[20] Cũng y hệt như việc tất cả các
thứ ngôn ngữ toàn cầu đều bị ảnh hưởng của tiếng Anh-tiếng Mỹ.
Coca-Cola, coffee, cinema, movie, gay, Hollywood, president, tennis,
basketball, v.v. phát âm ra, có vẻ như bất cứ nơi nào – dù ở Bắc Cực hay
tại các hải đảo Thái B́nh Dương - cũng có thể hiểu được.
[21] Lê Hữu Mục - Phạm Thị Nhung -
Đặng Quốc Cơ (1998) Truyên Kiều và Tuồi Trẻ. Nxb Làng Văn.
[22] Ngô Thị Quư Linh (1997) Lược sử
Triết Lư Giáo Dục Việt Nam. Ư Linh xuất bản.
|