Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (6): Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nguyên Nguyên

 

Những ai thích thơ Đường đều có thể nhớ đến bài thơ bất hủ của Thôi Hộ, Nguyễn Du đă dùng trong Truyện Kiều:

Trước sau nào thấy bóng người
Hoa đào năm ngoái c̣n cười gió Đông

Nguyên bài thơ của Thôi Hộ (Cui Hu), mang tên ‘Thị đô thành nam trang’ (Tại thôn trang phía nam của thành đô), xin được chép lại như sau:

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.

với bản dịch của Đỗ Bằng Đoàn & Bùi Khánh Đản:

Năm ngoái ngày này dưới cánh song
Hoa đào ánh má mặt ai hồng
Mặt ai nay biết t́m đâu thấy
Chỉ thấy hoa cười trước gió Đông

Người Việt, thông thường, dù không lĩnh hội hết những từ gốc Hán, đều thấy hoà ḿnh được với những ḍng thi-phú của Thôi Hộ viết ra bằng chữ quốc ngữ, mà từ trước đến giờ ta thường gọi, không chút thắc mắc, tiếng Hán Việt. Đa số những người Việt, đọc được sách báo, tiểu thuyết, đều có thể thấy rung cảm được với thơ Đường qua tiết tấu tuyệt vời của âm điệu quốc ngữ [1], qua bài thơ Thôi Hộ kể trên và hầu hết tất cả những bài thi phú xuất xứ từ Trung quốc. Hoặc thơ văn bằng chữ Hán do các tiền nhân Việt sáng tác.

Người Việt qua bao thế hệ, từ thế kỷ 18 trở lại đây, cũng thường nghe tiếng Hán Việt chính là thứ tiếng hay cách phát âm Hán tự của tiền nhân ở nước An Nam. Chúng ta được dạy rằng tiền nhân đă tự thay đổi tiếng Hán để hợp với ‘khẩu vị’ của người nước Nam. Chúng ta thường được dạy như thế và tin như vậy. Không chút thắc mắc hoặc nghi vấn.

Ta thử đặt câu hỏi: ‘Có thật như vậy không?’ Hay: ‘Tiền nhân ở nước An Nam trước khi quốc ngữ ra đời, có phát âm những từ gốc Hán theo giống kiểu quốc ngữ biên chế hay không?’. Nói một cách nôm na: một nhà Nho trong thế kỷ 17-18, hay trước đó, có đọc 4 câu thơ Đường phía trên y như kiểu chúng ta thường đọc hay không?

Và nếu không giống, họ phát âm các từ gốc Hán như thế nào. Gần giống thứ Hán nào nhất? Quan thoại, Quảng đông, Hải Nàm, Phúc Kiến-Triều Châu, Chiết Giang, Khách Gia (Hẹ / Hakka), v.v. Và quốc ngữ đă biến đổi âm vận của các từ gốc Hán ra sao?

Trong bài này, chúng ta sẽ cố gắng phân tích ảnh hưởng của quốc ngữ trên lối phát âm các từ Hán Việt. Với mục đích t́m giải đáp cho câu hỏi then chốt: ‘Tiền nhân đă thật sự phát âm những từ thường gọi Hán Việt ra sao’? Có giống âm như quốc ngữ đă kư âm hay không? Vấn đề khá quan trọng này, cũng như nhiều vấn đề khác nằm trong việc biến chuyển từ Nôm sang quốc ngữ, rất tiếc đă bị lăng quên, trên dưới 200 năm.

Nhưng trước hết, chúng ta hăy đưa ra một nhận xét: Trong rất nhiều tài liệu sử sách, có một chi tiết đáng nhớ. Nhiều nhà cách mạng vào đầu thế kỷ 20, khi liu vong sang Tàu thường dùng phương pháp bút đàm để trao đổi ư kiến và tư tưởng, cũng như yêu cầu nguyện vọng, với người Hoa. Và đồng thời chúng ta cũng nhớ trong suốt 19 thế kỷ trước đó, không có đến một văn bản nào đă ghi tiền nhân nước Việt khi đi sứ sang Tàu, hoặc khi có chuyện phải đàm thoại hoặc trao đổi ư kiến, thương thuyết với triều đ́nh Trung quốc đă phải cần đến một thông dịch viên thông thạo tiếng Hán, tiếng Nôm. Ngược lại, và thông thường hơn, sử sách ghi rất nhiều vị khoa bảng nước Nam, như Mạc Đỉnh Chi, có ‘bằng cấp’ được ‘nh́n nhận’ tại Trung quốc, với tước danh thông thường: Lưỡng quốc Trạng nguyên.

  • Vua là Vua, Voi là Voi

Như đă đề cập trong một bài trước, điểm đặc trưng của ‘chuyển hệ từ Nôm sang quốc ngữ’ là người học chữ quốc ngữ chỉ được học ‘B chính là B. Vua là Vua. Voi là Voi’. Chứ không bao giờ được biết ‘A chính là lối phát âm cũ của B, ở thời chữ Nôm’. Hay ‘Vua khi xưa đọc Byua, như người Mường và Nam Bộ c̣n phát âm bây giờ’, hoặc ‘Voi xưa đọc Woi’.

Rất nhiều lầm lẫn lộn xộn trong tiếng Việt hiện đại thông thường có thể qui về khởi điểm ‘B là B. Không cần biết dạng cũ của B là ǵ’. Chúng ta sẽ phân tích những lợi điểm của ‘định đề ‘ này trong một bài khác. Nhưng trước hết xin quan sát một số từ, trên khía cạnh ‘tầm nguyên’, để có thể hiểu rơ lối phát âm của những từ ‘Hán-quốc-ngữ’.

  • Viết

VIẾT: Một từ thông dụng thường lầm ‘thuần Nôm’. Nhưng thật ra đó một từ Hán tối cổ. Phát âm quan thoại và hầu hết phương âm khác, tra cứu được, đều dùng âm /Y/ với phiên âm quốc tế /j/. Pinyin quan thoại đọc YUE, gần giống với Yue dùng để chỉ Việt, trong Việt Nam. ‘Viết’ trong nghĩa nguyên thủy đơn thuần: Nói / Dạy. Khổng Tử viết thế này, Mạnh Tử viết thế nọ. Có nghĩa Khổng Tử và Mạnh Tử đă nói, đă dạy điều ǵ đó (Thí dụ: ‘Trai gái không được nắm tay nắm chân với nhau’). ‘Viết’ nhập khẩu vào nước Nam. Và qua hàng ngàn năm thường dùng để chỉ lời nói, lời dạy bảo thánh hiền – thông thường nhất qua dạng chữ Nho, viết hoặc chép lại. ‘Viết’ từ nghĩa ‘nói’ mang thêm nghĩa ‘viết’ tức write (Anh) hoặc écrire (Pháp).

Hán tự ngày nay dùng SHUO (thuyết) để chỉ ‘Nói’. Và XIE (tả) mang nghĩa VIẾT. Người Hoa trẻ tuổi bây giờ thường không biết từ ‘Viết’ viết theo chữ Hán mang nghĩa ǵ hết. Bởi nó quá cổ. Nhiều tự điển cũng không có chứa từ ‘Viết’.

‘Viết’ là từ tiêu biểu cho biến đổi Nôm sang quốc ngữ. Nôm phát âm Yiết, dựa theo tất cả phương âm Trung Hoa, kể cả quan thoại: Yue. Tiếng Miến Điện cũng vậy: Viết= yei-de, bắt đầu âm /Y/. Và rất có thể ‘Viết’ xuất phát từ Miến Điện, qua Yei-de. Giống với Yue của quan thoại. Yei hay Yue đều cho thấy quốc ngữ đă tặng cho Viết âm V, và làm biến đổi âm Hán tiền nhân từng xử dụng trước khi có quốc ngữ: Yuết => rất gần giống Yue.

Cây Viết (pen / pencil) phía Bắc thường gọi ‘Bút’. Cũng một từ tưởng thuần Nôm, nhưng không Nôm ǵ hết. Một âm chính giữa Quảng đông và Phúc kiến:

Quảng Đông: Bat. Phúc Kiến: Biht => Bat + Biht = Bút

Để ư Bút và Byiết đều nghiêng về âm B, chứ không phải V. Âm V của quốc ngữ cho VIẾT đă biến đổi phát âm nguyên thủy của từ này. Nói một cách khác, nếu không có quốc ngữ, người Hoa có thể hiểu tiền nhân nói cái ǵ, khi họ phát âm ‘Bút’ và ‘Byuết’.

  • Mô Tả

‘Mô tả’ tức ‘describe’ trong Anh ngữ. ‘Tả’ là Hán-quốc-ngữ của Xie (quan thoại) hay Xở (quảng đông) mang nghĩa ‘Viết’. ‘–scribe’ là một ‘morpheme’ hay tiếp vĩ ngữ cũng mang nghĩa ‘viết’.

‘Tả’ hoàn toàn một âm sáng tác bởi quốc ngữ, như sẽ thấy phía dưới, đă gạn lọc âm độn /Y/ hay /i/ ở giữa của âm Phúc Kiến: Tsiả. Tức tiền nhân không hề phát âm cụt và cứng như ‘Tả” mà đă phát âm rất gần Phúc Kiến: Tsiả.

Mô? Trước hết, xin xem tiếng quan thoại của ‘Mô Tả’: Miao Xie. Miao chính là Miêu tiếng Việt. Miêu Tả. Ta nhớ khám phá ghi trong bài số 3: Trong tiếng Việt gốc Hán, và Hán gốc, luôn luôn có hoán chuyển qua lại giữa âm IU và ÂU.Andy Lâu gọi theo quan thoại là Andy Liu, đánh vần kiểu Việt: Andy Lưu. IU=> ÂU, Miêu tả thoạt đầu biến thành ‘Mâu Tả’, đọc nhanh và nhẹ hơn một chút thành => MÔ TẢ.

Ta sẽ thấy phía sau, âm ‘Miêu’ của quốc ngữ không phiên âm thật chính xác âm Miao của tiếng Hoa. ‘Miao’ c̣n dùng như danh từ để chỉ con ‘mèo’. Để ư âm ‘Miao’ thật ra dài hơn âm ‘Miêu’ (sẽ vào chi tiết phía sau), và ‘Mèo’ thật ra bị quốc ngữ cắt bớt âm /Y/ từ ‘Myèo’.

Như vậy, ‘Miêu Tả’ hay ‘Mô Tả’ của quốc ngữ, chỉ đưa vào âm gần đúng cho Miao Xie. Tức trước khi quốc ngữ ra đời tiền nhân không có cách nào khác ngoài việc phát âm đúng hơn với cách của người Hoa, nhất là Phúc Kiến.

  • Màu mỡ

Đây cũng lại một thứ h́nh dung từ xưa nay vẫn tưởng ‘thuần Nôm’. Thật ra một từ thuần Hán. Áp dụng tách xa với nguyên bản.

‘Đất này mầu mỡ’, có nghĩa ‘đất ph́ nhiêu, đất tốt cho cây cối, vườn tược’. Tiếng Tàu dùng để chỉ ‘đất mầu mỡ’ là fei wo, tức ‘ph́ ốc’. ‘Ph́’ tức mập béo, và ‘ốc’ mang nghĩa nôm na: đất có chứa nước (thí dụ: ốc đảo).

‘Mầu mỡ’ lại khác. ‘Mầu mỡ’ có lẽ xuất xứ từ ‘Mao-mi’ của quan thoại. ‘Mao’ mang nghĩa ‘(cây cối) um tùm & xum xuê’ và ‘mi’, cực kỳ. Tức ‘mậu mi’ dùng để mô tả ‘cây cối’ chứ không phải đất. ‘Mầu mỡ’, ‘cây cối mầu mỡ’ là lối nói người Tàu, chỉ cây cối có cành lá rậm rạp xum xuê.

‘Mầu mỡ’ đáng lẽ dùng cho ‘cây cối’, sang qua tiếng Việt lại dùng cho đất. Kiểm chứng với chữ Nôm ta thấy ‘mầu mỡ’ một thứ từ mới, rất ít lối viết trong tự điển ([5] &[6]), và không có liên kết với từ Hán gốc. Và dạng ‘mầu mỡ’ thay cho ‘mâu-mi’ cũng có một vài chỗ khả nghi, sẽ trở lại phía sau.

Thế c̣n ‘ph́ nhiêu’ th́ sao? ‘Ph́’ bắt từ ‘fei’ nghĩa ‘mập’. Nhưng quốc ngữ lại không kéo theo ‘ốc’, cho đúng fei-wo, mà lại dùng đến ‘nhiêu’. Như một bài trước đă đề cập, người Hoa dùng từ ‘dầu’ [yầu] để chỉ ‘Mỡ’ (sẽ trở lại phía sau), và Fei (ph́) để chỉ ‘Mập’. Trong khi Anh ngữ chỉ dùng có một: FAT. Định luật biến chuyển qua lại giữa âm IU và ÂU (bài số 3) cho ta thấy người Phúc Kiến gọi [yầu] bằng [yiu]. Âm [yiu] theo bài số 4, có một cách biến chuyển sang quốc ngữ: Âm /yờ/ được thay bằng /NH/:

mỡ => dầu => [yầu] => [yiu] => [Nhiu] => nhiêu

Ph́ yiu => ph́ nhiêu (mập mỡ => ph́ nhiêu)

Dù sao, ta cũng thấy rơ một kết luận của bài số 4: Quốc ngữ đến với khối quần chúng, đa số không thông thạo chữ Hán chữ Nôm, trước khi đến với giới sĩ phu. Trước khá lâu. Đến nỗi chữ Hán bị áp dụng sai, nhiều chỗ. Từ đánh vần quốc ngữ, đến cách phát âm nguyên thủy.

Trở lại với Nhiêu. Trong tiếng Hán đọc theo kiểu quốc ngữ (loạt bài này xin tránh gọi ‘Hán Việt’), ‘Nhiêu’ có một nghĩa chỉ ‘Giàu’, giàu có, nhiều tiền. Quan thoại phát âm như ‘Răo’. Quảng Đông đọc ‘Yiu’. (Tức có biến chuyển qua lại giữa âm ÂU (rao) và IU (yiu)). ‘Yiu’ quảng đông biến sang quốc ngữ theo luật {Y => NH} thành Nhiêu.

Ph́ nhiêu => Mập & giàu (giàu chất khoáng, tốt cho cây cối)

Để ư cũng biến chuyển qua lại giữa âm IU (nhiêu) và AU. Có điểm nào có thể rút tỉa nữa không đối với một từ có vẻ thuần Nôm như ‘Giàu’? Theo định luật IU ó AU ta hăy truy ṿng ṿng các phương âm khác xem sao:

Hán-quốc-ngữ: Nhiêu, Quảng Đông: Yiu, Quan thoại: Rao, Hải Nàm: Jau => Viêt: Giàu!

Kết luận: GiàuNhiêu cả hai đều là từ … thuần Hán. Thật ra Hán miền Hoa Nam. Tức một thứ…Nôm của khối Bách Việt xưa cũ.

  • Wang Txúi Kiều

Trong tự điển Annam-Bồ-Latinh của Alexandre de Rhodes [1651], Vương mang nghĩa Vua hăy c̣n viết: Uuan, tức âm Wang đọc y hệt như người Tàu ngày nay.

Âm TH đến cuối thế kỷ 17 vẫn chưa có cho phiên âm các từ gốc Hán. Thí dụ: ‘Thượng đế’ hăy c̣n viết: Xán Đí, y hệt như trong các tự điển quảng đông – quan thoại ngày nay. Và ThuÍ trong Vương Thúy Kiều chắc chắn hăy c̣n được phát âm ‘Txúi’ y như kiểu quan thoại ngày nay: [cui].

Như đă dẫn chứng trong bài số 4 ‘Châu Nhuận Phát đi Trân Chu Cảng’, từ quyển ‘Tiếng Việt Tuyệt Vời’ [1]: Ở một vài khu vực ở phía Bắc, người ta phát âm lẫn lộn TH với S (hay X) như: ‘mưa như xế mà ra thân x́ xế nào cũng cảm mất xôi => ‘mưa như thế mà ra sân th́ thế nào cũng cảm mất thôi’. Việc này chứng tỏ rất rơ: Phát âm X hay SH thường lẫn lộn hoán chuyển với TH. Việc thay thế TH bằng X tại một số địa phương phía Bắc cho thấy âm X (hay SH) chính là âm c̣n sót lại của thời tiếng Nôm xa xưa. Chính quốc ngữ đă biến đổi một số âm X (hay SH) xa xưa đó thành ra TH. Việc âm X c̣n lác đác sót lại, có thể giải thích bằng một sự cố nào đó đă xảy ra với toàn bộ ê-kíp các Thầy dạy quốc ngữ tại các khu vực, làm các lớp học ở thời buổi ban đầu bị gián đoạn. Hoặc một số Thầy phụ trách các khu vực đó, v́ lư do nào đó, đă không cho việc thay thế các âm X bằng TH là quan trọng.

Âm /TH/ là một âm sẵn có trong tiếng Nôm cũ. Điển h́nh: từ điển tiếng Mường [10] cho thấy rất nhiều từ ‘thuần Nôm’ được kư âm ngày nay với /TH/: thá = thả, thai = tai; thảm = tám; thắc wa râm = tóc hoa râm; thiểnh tồn = tiếng đồn. Quốc ngữ thêm vào mớ từ âm /TH/ một số từ Hán có âm đầu bằng /SH/, hay /TX=C/, hoặc /Q/: Shang Di = Thượng Đế; Cuí Qiao = Thúy Kiều; Qing nian = Thanh niên, v.v.

‘Kiều’ theo tiếng Hoa, có phương âm đọc Ḱu, có nơi đọc ‘Gầu’, có chỗ đọc ‘qiao’ – nhưng có thể vẫn có người Hoa hiểu được đó là Kiều, khi nghe người Việt phát âm ‘Kiều’ trong ṿng nội dung câu chuyện.

Và như vậy quốc ngữ đă biến đổi, rất rơ, ‘Wang Txúi’ thành ‘Vương Thúy’ trong ṿng 100 năm sau năm 1651. Tiền nhân Annam có thể phát âm ‘Vương Thúy Kiều’ theo kiểu ‘tiền-quốc-ngữ’ (Wang Txúi Kiều) – và người Hoa có thể hiểu được khá dễ, ít lắm dễ hơn dạng quốc ngữ rất nhiều.

  • Con Chim

Chim tiếng Hán-quốc-ngữ thường đọc Điểu. Tiếng quan thoại, thông thường đọc Niao. Đôi khi vẫn phát âm Diao. Như bài số 4 tŕnh bày: Trong môi trường tiếng Nôm, hay tiếng Hán (không có phiên âm theo mẫu tự latinh a-b-c), không có sự phân biệt giữa các âm bắt đầu bằng /đ/, /t/ và /n/. Bởi lư do đơn giản: vị trí môi, lưỡi-họng dùng để phát âm những từ có các âm /đ/, /t/, và /n/ thường rất giống nhau (Thử đọc Đoàn, Toàn và Noàn nhiều lần và để ư vị trí Lưỡi, Môi và Họng khi phát âm những từ naỳ):

Niao vẫn có thể đọc thành Diao. Diao tức Điểu, mang nghĩa Chim.

Xem kỹ hơn: Quảng Đông gọi Chim bằng Ts’euk (hay Jeuk), giống Tước (hoặc Chóc) [17], tiếng Việt. Hakka (Hẹ) phát âm Diao (giống quan thoại). Hải Nàm: Tchiok (=> Chim). Phúc Kiến: Ts’iau.

Như vậy:

Phúc Kiến: Ts’iau và Hindi: paksii => có thể sinh ra ‘chim’;

Quảng Đông Jeuk, Hải Nam Tchiok => đă sinh ra Tước và Chóc trong Chim Chóc.

Một lần nữa ‘Chim Chóc’ tưởng thuần Nôm, nhưng thật ra gốc Hán.

Tóm lại: Quốc ngữ đặt âm Đ cho Điểu. Biến chuyển từ ‘N’ của Niao. Chính quốc ngữ cũng biến /iao/ thành /iểu/. Và rất có thể tiền nhân đọc Niao hay Diao chứ không phải Điểu.

  • Kị Húy

Một biến đổi khác của quốc ngữ đối với các từ gốc Hán c̣n được thể hiện qua việc ‘kị húy’. ‘Kị huư’ tức tránh né cách đọc tên họ hoặc sự vật, trùng hoặc giống với tên họ hoặc tước hiệu của vua chúa hoặc các quan lớn. Ta để ư ‘kị húy’ xảy ra rầm rầm kể từ khi có chuyện Trịnh Nguyễn phân tranh – đi đôi với xuất hiện của chữ quốc ngữ. Trong thời chữ Nôm biến đổi ‘kị húy’ đó rất khó, nếu không nói không thể thực hiện được - bởi kư âm chữ Nôm không dựa vào từng âm một của từng chữ cái a-b-c. Có thể chỉ dặn được dân chúng - đa số không biết đọc và viết chữ Nôm - cố gắng đọc trệch đi tên kị húy đó một chút là xong. Nhưng không bao giờ có tài liệu ǵ có thể ghi lại được chuyện đó.

Xin ghi lại một vài từ kị húy thường gặp trích từ Lê Trung Hoa [4]:

  • Phan Văn San - kị húy tên riêng Vĩnh San của vua Duy Tân nên đổi thành Phan Bội Châu, với bút hiệu Sào Nam: Chí sĩ Sào Nam Phan Bội Châu..
  • ‘Bảo’ biến thành ‘Bửu’ và ‘Biểu’ (sai biểu) v́ tránh Trương Tiến Bảo. (luật IU ó AO – xem bài số 3)
  • ‘Cang’ biến sang Cương (tam cương) do ở chúa Trịnh Cang
  • ‘Tùng’ đổi ra ‘ṭng’ (ṭng quân), kiêng chúa Trịnh Tùng
  • ‘Cảnh’ biến thành ‘kiểng’ (chậu kiểng) bởi hoàng tử Cảnh
  • ‘Duyệt’ thành ‘dượt’ (tập dượt) từ Lê Văn Duyệt
  • ‘Đức’ đổi ra ‘đước’ (Cần Đước) do ở Trịnh Hoài Đức
  • ‘Hoàng’ thành ‘Huỳnh’ (Nguyễn Hoàng)
  • ‘Vũ’ thành ‘vơ’ (Quan Vũ tức Quan Công) **
  • ‘Lị’ thành ‘lợi’ (lợi ích)**, tránh Lê Thái Tổ tức Lê Lợi
  • ‘Nghĩa’ thành ‘Ngăi’ (Quảng Ngăi), tránh chúa Nghĩa tức Nguyễn Phúc Trăn
  • ‘Tông’ thành ‘tôn’ (tôn giáo), kị húy ‘Miên Tông’ tức Thiệu Trị.

Có thể để ư một vài điểm sau:

  • Quốc ngữ đă biến đổi âm các từ gốc Hán tách xa ra âm gốc. Thí dụ: Hoàng => Huỳnh. Hoàng= Vua. Quan thoại đọc Huang, quảng đông đọc Wong. Đổi sang ‘Huỳnh’ làm trệch âm cũ, trước khi quốc ngữ ra đời.
  • ** ‘Vũ’ biến thành ‘Vơ’, đặc biệt phía Nam. Nhưng phía Nam lại có vơ B́nh Định. Có lẽ từ chỗ đó, những ǵ thiên về vơ nghệ, vơ hiệp, trường Vơ Bị, phái Vơ Đang, cả Bắc lẫn Nam đều dùng ‘Vơ’. Nhưng ‘Vơ’ xa hơn ‘Vũ’, so với âm Hán: Wu.
  • ** ‘Lợi’ xuất phát từ ‘Lị’. Có lẽ lúc quốc ngữ mới phổ biến những từ như ‘Lị tức, lị nhuận’ được biến thành ‘Lợi tức, lợi nhuận’, để kị húy Lê Thái Tổ tức Lê Lị, người anh hùng áo vải đất Lam Sơn (gốc Mường). Sau một thời gian vài chục năm, theo định luật ‘chỉ học B là B, chứ không biết dạng cũ của B là A’, các thế hệ sau dùng luôn ‘Lợi’ cho chính ‘Lê Lị’, thành ra ‘Lê Lợi’. Tức thế luôn âm nguyên thủy ‘Lị’ bằng âm giả và kị húy ‘Lợi’. Thật ra tiếng Hán luôn luôn đọc ‘Lị’. Tức người xưa trước thời quốc ngữ, phát âm tiếng Hán đúng hơn kiểu phát âm của tiếng ‘Hán Việt’ mấy thế kỉ gần đây.
  • Yuệt Nàam Yàhn: Việt Nam Nhân

Một trong những khám phá của ‘thuyết nhất thống’ tŕnh bày trong loạt bài này chính là một số qui luật của kư âm quốc ngữ. Qua các bài trước chúng ta đă thấy:

Thông thường đối với các từ gốc Hán:

  • Phụ âm /Y/ ở đầu từ của quan thoại lúc chuyển sang quốc ngữ thường chuyển qua /D/ (bài số 2 & 5): Ying Yu => Dưỡng Dục.
  • Có một số ngoại lệ, /Y/ chuyển sang /V/, trong đó: Yue Nan => Việt Nam (bài số 5)
  • Hán cũng có lộn xộn giữa âm /W/ và /Y/: lĩnh vực => qt: Ling Yu, trong khi qđ: Ling wiq (y như phía Bắc: lĩnh vực, phía Nam: lănh byực); vân: mây => wan (qđ), so với ‘yun’ (qt). Tiếng Mă Lai: aWan. Tiền nhân đọc: Wân. (bài 1), khi chưa có quốc ngữ.
  • Đối với Vân (mây) và ‘lĩnh vực’ âm Hoa Bắc: /Y/. Âm Hoa Nam (quảng đông), đọc: /W/. Nhưng đối với một từ như ‘Ông’ [7] tức Monsieur tiếng ‘Tây’, Hoa Bắc chiếm thế /W/, đọc Weng. Hoa Nam đọc: ‘Yung’. Rồi quốc ngữ lột ‘Y’, Ung => Ông.
  • Biến chuyển qua lại giữa âm IU (liu lượng) và ÂU (hay AO) (Andy Lau). Quốc ngữ sáng tạo ra âm mới nằm chính giữa IU và AU, là ƯU. Thí dụ: Tửu = rượu, nằm giữa ‘jau’ và ‘jiu’. Định luật này rất quan trọng. Nó giúp ta tầm nguyên rất nhiều từ, từ trước đến giờ, vẫn lầm tưởng ‘thuần Nôm’. Thí dụ: Biết được từ Hán ‘Nhiêu’, mang nghĩa ‘Giàu’. Ta thấy có một ‘động đậy’ giữa âm ‘Iêu’ và ‘àu’. Sau đó chỉ cần t́m một số biến chuyển trong phương âm tiếng Hán: ‘Nhiêu’ phát âm thuần túy của người Hoa ra sao? Ta thấy - qt: Răo, qđ: Yiu => bắt đầu thấy có qua lại ‘iu’ và ‘ao’. Tiếp tục: người Chiết jiang đọc: ‘Lào’ và sau cùng: Hải Nàm: Jàu. Presto: ‘Giàu’ mới chính là từ gốc Hán. Tiền nhân đọc chữ Hán rất chuẩn. Chỉ có quốc ngữ mới đưa ra âm mới ‘Nhiêu’ dựa trên âm quảng đông ‘Yiu’. Và ‘nhiêu’ có vẻ ‘ba rọi’ hơn ‘giàu’, bởi ‘giàu’ gần gũi với ‘yiu’ (quảng đông) và ‘jàu’ (hải nàm) hơn.
  • Một số biến chuyển thường nhầm ‘phương ngữ’ tại Việt Nam, theo một số qui luật t́m ra ở đây, lại có thể qui về lộn xộn tại Trung Hoa. Các phương âm và phương ngữ Trung Hoa có những lộn xộn tại gốc y như phó bản của chúng tại Việt Nam. Nhất là sau khi quốc ngữ ra đời.

Bây giờ xin chú tâm đến một vài đóng góp của tiếng Quảng Đông & phát âm Quan thoại trong kư âm quốc ngữ.

Ta t́m thấy ngay một qui luật:

  • Nếu âm /Y/ của quan thoại thường chuyển sang quốc ngư bằng âm /D/, âm /Y/ trong tiếng Quảng Đông thông thường sẽ chuyển sang quốc ngữ bằng âm /NH/.
  • Đặc biệt đó là những âm /Y/ quảng đông mà quan thoại thường thường không dùng /Y/ mà lại dùng /R/ hay một âm khác. Thí dụ: qđ: Yàhn => v: Nhân, trong khi qt: Ren. Tức quan thoại không dùng /Y/. Thí dụ khác: qđ: yât bao, qt: Ri bao => v: Nhật báo. ‘Nhật’ theo âm quảng đông ‘yât’. Qđ: Yuk, qt: Rou => V: Nhục (thịt), Mường: Nhúc. Qđ: Yẩm, qt: He (đọc hở) => V: NHẩm (nhẩm chà: yum cha: uống trà).
  • Khi quan thoại dùng /Y/ và quảng đông cũng dùng /Y/ => thường thường chuyển hệ sang tiếng Việt thành /D/. Thí dụ: qt: you ke => qđ: yau haak => v: du khách. Qt: Yu tai, qđ: yau taai => v: Do Thái. /Y/ quảng đông + quan-thoại => /D/ tiếng Việt.
  • Nhưng qui luật này nằm trọn trong một qui luật khác rộng lớn hơn: Các Thầy quốc ngữ ban đầu luôn luôn tránh né yùng âm /Y/ theo phiên âm quốc tế /J/ tức âm /Yờ/. Bởi tránh /Yờ/ nên kẹp biến chuyển vào một âm sẵn có của người bản địa: âm /NH/: ‘nhúc nhích’ [7].
  • Cũng có vài ngoại lệ: /Y/ quan thoại lại biến ra /NH/ tiếng Việt, khi quảng đông không dùng /Y/. Thí dụ: Quảng Đông: NGA, Qt: Ya. Và YA của quan thoại biến thành NHA, tiếng Việt (nha= răng, nha sĩ). Nhưng NGA {qđ} cũng không chịu rút lui: tseung nga: tượng nga => ngà voi! ‘Nga’ {qđ} biến thành Ngà: ‘Ánh trăng trắng ngà có cây đa to có thằng cuội già…’

Việc tránh âm /Y/ của Hoa ngữ, và chuyển sang quốc ngữ thành /NH/ và một số âm khác (như /D/, /NG/, …) cũng làm xa cách các âm nguyên thủy tiếng Hán mà tiền nhân đă thường dùng.

Sau đây xin liệt kê nguyên ủy các âm Hán, theo kiểu quan thoại và quảng đông:

Quan thoại:

Quan thoại là lối phát âm của người Hoa Bắc, đặc biệt giới triều đ́nh, quan quyền, tướng lănh, sĩ phu, Nho gia, thái thú, sứ thần, v.v. Lối phát âm này được phản ánh qua triều đ́nh và quần thần, cũng như giới sĩ phu, nhà Nho tại nước An Nam. Lối phát âm quan thoại của những Trạng của nước An Nam chắc cũng rất chuẩn. Bởi sử sách không bao giờ ghi chuyện phải cần thông dịch viên khi đi sứ sang Tàu. Mà ngược lại luôn luôn có những truyền tích về triều đ́nh Trung Hoa lác mắt v́ tài ứng đối (bằng tiếng quan thoại!) của các Trạng Việt. Nhiều vị được phong làm Trạng cho cả 2 nước, như Mạc Đĩnh Chi.

Những từ sau đây tiêu biểu cho ảnh hưởng quan thoại trên các từ Việt gốc Hán [8]:

tỉnh: xing tinh (tinh-tú, sao): xing thuyền: chuan

thư (sách): shu tối hảo: zui hao nhân v́: yin wei

y phục: yi fu lănh sự: ling-shi tử (chết): si

khốn nạn (khó): kun-nan hoài nghi: huai yi mật thư: mi-shu*

Quảng đông:

Tiếng quảng đông, từ hơn 21 thế kỷ trước, đă dần dà bị Hán hoá cho đến ngày nay. Phản ánh qua tiếng Việt nhờ ở vị trí láng giềng, và giao thương qua lại của 2 bên. Phát âm quảng đông có thể ảnh hưởng đến đa số quần chúng hơn giới triều đ́nh, Nho sĩ.

Tiêu biểu bằng những thí dụ sau ([8] & [18]):

hắc (đen): haak tàu: tèhng lạnh: làahng

quốc (gia): Gwok sa mạc: xa mohk sơn lâm (rừng): xam làam

tân (mới): xan địa phương: deih-fong thư kư: syu gei*

Anh (elder brother): Hing thùng (thùng nước): tung tham: tàam

* Mi-shu: mật thư, lối gọi quan thoại cho ‘thư kư’ (quảng đông). Nhưng kiểu Phúc Kiến lại: Bí thư => Bpí – su (Hokkien). Tức ‘thư kư’: lối gọi Quảng Đông. Bí thư: lối gọi Phúc Kiến và ‘Mật thư’ lối gọi dân Hoa Bắc (quan thoại).

Nổi bật nhất trong kư âm quốc ngữ tŕnh bày ở trên vẫn lối thay T cho âm X- hay Z (zui: tối) của tiếng Hoa:

Xân => Tân (mới) – và:

TH cho các âm X hay gần-X (như SH, TX) khác: Shu => Thư (sách), Chuan => Thuyền.

Các thay đổi này làm lối phát âm Hán-quốc-ngữ tách xa ra khỏi phát âm tiếng Hoa.

  • Khi vua không c̣n ‘oai’

Vua không c̣n ‘oai’ mang âm tiếng Anh: Vua không c̣n ‘Y’. Ngụ ư: ‘Vua’ ghi trong tự điển An-Nam-Bồ-Latinh của Alexandre de Rhodes (1651) là BUA, đă dụng ư bỏ mất âm /y/ mà người Mường và Nam Bộ hăy c̣n giữ: ‘Byua’.

Đây là một phát hiện rất quan trọng của loạt bài này. Một trong những ch́a khoá chính yếu giúp chúng ta truy tầm ra lối phát âm của tiền nhân ở thời chữ Nôm. Cũng như cho thấy chữ quốc ngữ đă biến đổi rất nhiều từ gốc Hán, mà tiền nhân không hề phát âm như vậy. Thật ra, tiền nhân phát âm gần đúng với kiểu phát âm của người Hoa hơn là thứ tiếng Hán-quốc-ngữ đă gán ghép cho họ.

  • Bưu Cục

Những ai học Hoa ngữ đều để ư rất khó liên kết từ ‘Hán Việt’ ‘Bưu’ trong Bưu Cục, Bưu Chính, Bưu Điện với từ tiếng Hán tương đương. Quan thoại, phát âm You-Ju cho Bưu Cục. Quảng Đông: Yau-ching cho Bưu Chính. Phúc Kiến: Yiu Kiak cho Bưu Cục. Hải Nam: Yiu Dian Kuk cho Bưu Điện Cục. Không hề có âm B trong tiếng Hoa.

Mặc dù có thể dễ dàng kiểm chứng qui luật về ‘hội chứng IU & AU’ (xem bài 3): ‘âm ‘ưu’ trong Bưu Cục được ‘sáng tác’ v́ nó nằm giữa hai âm IU và AU lộn xộn hoán chuyển với nhau’, khi th́ Yau lúc Yiu. Nhưng, thật ra rất khó giải tỏa được gút mắt: âm B trong Bưu Cục ở đâu nhảy ra? Đối với người viết đây là một thắc mắc nhiều năm.

Thắc mắc này chỉ được giải đáp sau khi viết xong bài thứ 3: Andy Lau và tháng 7 mưa Ngâu. Bởi các Thầy quốc ngữ đă ‘xí gạt’ bao nhiêu thế hệ, bằng cách đă loại trừ âm /Y/ mà các Thầy không thích ra khỏi cách đánh vần của nhiều từ được kư âm bằng B, và sau này chuyển hết sang V. Nhắc lại, Jeanne Cuisinier [9] trong một công tŕnh nghiên cứu khá sâu rộng về người Mường vào năm 1946 có nhận xét, đại khái: ‘Người Mường có thói quen phát âm các từ quốc ngữ viết bằng V, bằng âm /By/’. Y như kiểu người Nam Bộ. Thí dụ: Viết về các ông Vua. Họ phát âm: Byiết wiề các ông Byua.

Thế, các tự điển, khởi đầu bằng tự điển của Alexandre de Rhodes (1651) đều ghi: ‘Bua’ cho ‘O rei’ (tiếng Bồ), mang nghĩa ‘Vua’, và sau này đến thời Taberd, Petrus Kư đều được đổi thành ‘Vua’. Rơ rệt, BUA không có mang âm /y/. Cho đến tự điển Mường Việt xuất bản năm 2002 [10] cũng không dám nhét byào âm chữ /y/ cho hợp với một cuộc nghiên cứu khoa học và khách quan: Trang 39: Bong: Vong, vía. Bong enh: Vong hồn (của anh). Trang 43: Bừa: vừa. Ảo ni da mặc bừa: áo này cậu mặc vừa. (Để ư: NI chỉ NẦY cũng là phương âm miền Trung Bộ, nhất là Huế) [11].

Đây là một trong những điểm gút mắt nhất của kư âm quốc ngữ, do các vị tôn sư quốc ngữ để lại cho hậu bối. Nhiều vấn đề sẽ trở lại giản đơn, đâu vào đó, nếu ta nhét vào âm B của các tự điển đầu tiên một âm /y/ theo sát /B/ cho một số (chứ không phải tất cả) những từ ngày nay được viết bắt đầu bằng V: Thêm /y/ cho: Byua, Byong hồn, Byừa byặn.

Tương tự, nhét /y/ vào Bưu trong Bưu Điện, và để ư đến ‘hội chứng iu &au’, ta sẽ thấy:

Trước hết: Bưu Cục => Byưu Cục. Rồi nhét /y/ vào các phương âm tiếng Hán:

Byou-Cục (Bưu Cục) => qt: You-Ju

Byau-ching (Bưu chính) => qđ: Yau-ching

Byiu Kiak (Bưu Cụộc) => pk: Yiu Kiak

Byiu dian Kuk (Bưu điện cục) => hn: Yiu dian Kuk

Chỉ có cách trả lại âm /y/ cho ‘Bưu’ (thành ‘Byưu’) mới có thể lư giải được sai biệt giữa âm Hán ‘You’ (hay Yiu) và âm Việt: Bưu. Một lần nữa có thể ghi nhận: Kư âm quốc ngữ đă méo mó đi cách phát âm rất chuẩn của tiền nhân đối với các từ gốc Hán.

Tức trong một số từ bằt đầu âm B, âm /y/ đă bị vứt bỏ, từ lâu.

  • Hội chứng kị Y

Thế tại sao các vị Thầy quốc ngữ lại kiêng kị và ghét bỏ âm /Y/ đến như vậy?

Nhiều lư do, nhưng quan trọng hơn hết, cả tiếng Bồ Đào Nha lẫn tiếng Tây ít khi dùng /Y/ nhất là như một phụ âm. Để ư, trong rất nhiều ngôn ngữ, /Y/ có thể ‘hành sự’ như một ‘nguyên âm’ lẫn ‘phụ âm’. Nguyên âm: My hat (nón của tôi), possibly,… Phụ âm: Yesterday (ngày hôm qua), Yell (la hét). Ở tiếng Việt - Nguyên âm: Phân ly, mỹ măn, … Phụ âm: Có thể thuở ban đầu /Y/ đứng đầu mang dụng ư ‘phụ âm”: Yêu, Yếm thế, yêm bác. Lư do: các từ này trong tiếng Hán dùng /Y/ như phụ âm: Yêu - xuất phát từ Yiu hay Yao (biến chuyển qua lại giữa âm ‘iu’ và ‘ao’), Yan Shi (yếm thế), Yan Bo (Yêm bác). Ngoài ra, nếu dùng như ‘nguyên âm’, tại sao các Thầy không dùng ‘I’, mang âm tương tự: Iêu, Iếm thế, Iêm bác, …

Một lí do sâu sắc khiến các Thầy tránh âm /Y/ có thể bắt nguồn từ chỗ tránh cạnh tranh thuộc địa với các cường quốc có ngôn ngữ ưa dùng /Y/, như Anh quốc chẳng hạn.

Nhưng lư do ‘ngôn ngữ’ nhất có lẽ: Âm tiếng Việt giống âm Phúc Kiến và các thứ tiếng Nam Á. Nhưng tiếng Phúc Kiến và các thứ tiếng Nam Á có khuynh hướng lột bỏ phụ âm /Y/ ở đầu từ. Nói một cách ‘nôm na’, nếu cho phụ âm /Y/ tương đương với âm I-dài, cỡ 2 lần /i/: 2 x /i/, âm đầu /Y/ của Phúc Kiến thông thường chỉ độ 1.5 x /i/. Và các âm Nam Á lột luôn phụ âm để chỉ giữ 1 x /i/. Thí dụ:

Xem nhiều sách sinh ngữ về tiếng Phúc Kiến ([2], [3] & [8]) ta thấy luôn luôn có lối phiên âm /’i/, tức dấu phẩy trên ‘ tiếp theo bằng /i/, hoặc đơn thuần /i/, chứ không phải /Y/ như quan thoại hay quảng đông:

‘iong= dũng; ‘iouk (pk)= dược; imgak= âm nhạc

trong khi theo quan thoại hay quảng đông: yong, yeuhk, yin yue.

Trong tiếng Quảng Đông: Yândouh= Ấn Độ => Triều Châu: Ín Đou (âm /y/ bị lột)

Trong tiếng Quan thoại: Yin Du Nei Xia= In đô-nê-xia => Hải Nam: In-đô-nị-hia

Do đó, quốc ngữ lột phụ âm /Y/ có lẽ để nương theo phát âm xưa của người bản địa: ít dùng phụ âm /Y/ hơn âm tiếng Hán kiểu quan thoại hay quảng đông, và thiên về ngữ ngôn Nam Á, kể cả Mân Việt (Phúc Kiến).

Điểm cần nhấn mạnh: Ngôn ngữ nước An-Nam đối với âm /Y/ rất phức tạp. Khi theo khuynh hướng Nam Á và Phúc Kiến tránh /Y/, khi bắt buộc và thích dùng /Y/: Âm /Y/ vẫn có trong tiếng Mă Lai và Miến Điện. Có trong tiếng Hải Nam và Phúc Kiến, v.v. Một vài từ bắt buộc phải dùng /Y/: ‘Nyor’= dừa. Hải Nam phải xài ‘Ye’ mặc dù Hải Nam có khuynh hướng dùng /Jz/ cho nhiều phụ âm /Y/ của quan thoại.

Do đó, việc tránh /Y/ gây ra rất nhiều phiền toái. Điểm đáng để ư và quan trọng nhất:

  • Không dùng /Y/ như một phụ âm, như ‘yêm bác’ sẽ khiến việc phiên âm nhiều ngôn ngữ trên thế giới gặp khó khăn: Thí dụ: Travailler (làm việc, Pháp)= phiên âm như ‘tRa–vai–dê’ cũng không ổn bởi người phía Bắc có thể sẽ đọc ‘tcha-vai-dzê’. Xe gắn máy hiệu Yamada cũng vậy. Không cách nào đọc được âm đơn giản nếu không có âm /Y/. Số Yách (1) hay Yang Gui Fei tiếng Tàu cũng dễ bị khó khăn tương tự.
  • Thật ra các Thầy đă loại bỏ âm /Y/ trong rất nhiều trường hợp khiến nhiều thế hệ về sau – và cho đến bây giờ … không biết đâu mà ṃ, trong những vấn đề tầm nguyên. Thí dụ: Bỏ /Y/ trong phiên âm ‘You ju’ thành ‘Bưu Cục’ sẽ đưa người Việt đến việc hiểu nhầm tiền nhân phát âm ‘Bưu’ cho các vấn đề liên hệ đến tem thư, bưu chính. Và không biết từ đâu họ kéo vào âm ‘B’ trong ‘Bưu’. Chính ra tiền nhân phát âm ‘Byâu’ hay ‘Byiu’ hoặc ‘Byưu’ - Điện. Và chính những hậu bối đă theo ‘quy luật bỏ /Y/’ của các Thầy quốc ngữ ban đầu, khi họ sáng tác ‘Bưu Cục’ hay ‘Bưu Chính’ [13].
  • Thử phát âm: ‘Triền Miên’ và ‘triàn mian’; hoặc ‘Miêu’ (mèo) và ‘Miao’; hay ‘le Chien’ (tiếng Tây: con chó), le mien, à l’Ouest - Rien de nouveau (‘all quiet on the western front’), ta thấy những ǵ? Ta sẽ thấy có 2 điểm: Thứ nhất, âm ‘mian’ dài hơn ‘miên’, ‘miao’ (âm Hoa) dài hơn âm ‘miêu’. Thứ hai: trong ‘mian’, ‘miao’, ‘chien’, ‘mien’, ‘Rien’, có vẻ có âm /y/ tức âm /yờ/ chứ không đơn thuần /i/. Thật sự đọc nghe như: ‘miyan’, ‘miyao’, ‘Shi-yen’, ‘mi-yen’, ‘ri-yen’. Cũng bởi lí do này, rất nhiều người Việt học tiếng Tây ưa bị lớ giọng. Họ phát âm: le mien giống le miên, âm ngắn và nhọn hơn. Le Chien nghe như ‘lơ Shiên’, v.v.

Phát hiện (c) ở trên rất quan trọng trong việc t́m hiểu cách phát âm của tiền nhân ở thời ‘trước khi có quốc ngữ’. Âm /y/, ẩn núp hoặc bị loại bỏ, đă góp phần vào việc biến đổi phát âm tiếng Hán thời Nôm, sang phát âm Hán quốc ngữ. Thí dụ về Miến Điện sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

  • Miến Điện, Diến Điện và Myanmar

Cũng như chuyện âm /Dj/ trong ‘Djương Quí Phi’ - người Việt và Mường ngày xưa ưa kèm theo âm /M/, cho một số từ, một âm /y/ nho nhỏ. Để ư khi thêm /y/ vào âm /D-tây/ sẽ sinh ra /Dj/ hay thường viết /Dz/ - bởi /D/ (D-Tây, như Đ-Việt) là một âm lưỡi-họng. Nhưng /y/ kẹp theo /M/, một âm môi-môi sẽ không sinh ra âm /j/ như trong /Dj/.

Bởi âm /D/ tiếp theo bằng /Y/ dễ sinh ra /Dj/ (thường viết lầm là /Dz/ - bời thật ra /Dj/ tiếng Việt không mạnh bằng /Dz/ như kiểu Hải Nam – xem bài số 2) – và giống như /Y/ âm /J/ lẫn /Z/ không được phép kư âm thành chữ, tức không có trong mẫu tự hoặc ‘chữ-cái’ tiếng Việt, nên quốc ngữ thường kư âm lẫn lộn cho: hoặc Đ hoặc D. Không bao giờ cả hai => mới tiến thành /Dj/.

Thí dụ: Dĩa cơm gà Hải Nam: Viết và đọc theo kiểu phía Nam

Đĩa cơm gà Hải Nam: Viết và đọc kiểu phía Bắc

Tĩa cơm ca Hải Nam: Viết và đọc theo kiểu Mường

Như bài số 2 đă phân tích: Âm tiền nhân đọc ngày xưa chính là hỗn hợp của 3 âm T, Đ, và D.

T và Đ: không phân biệt nếu không có quốc ngữ a-b-c. Xin thử phát âm Toàn và Đoàn nhiều lần và để ư vị trí lưỡi chạm vào họng trên.

T và D (chính thật /Y/) => sinh ra Tj

Đ và D (chính ra /Y/) => sinh Dj

Tjĩa hay Djĩa mới thật là cách phát âm tiền nhân cho Đĩa hoặc Dĩa.

Thế âm /Tj/ hay /Dj/ có lạ không? KHÔNG. Đó là âm thông thường của khối ngôn ngữ ‘Môn-Khờ-Me’ tức khối ngôn ngữ, ngày xưa, tiếng Việt được xếp như một thành viên. Âm /Tj/ và /Dj/ cũng chính một âm xưa của khối ngôn ngữ Nam Á.

Thí Dụ:

  • Ở Việt Nam ngày xưa có một địa danh mang tên Djiring, nằm gần Đà Lạt. Sau đó được đổi thành Di-Linh (Dj => D), Ring => Linh.
  • Thủ Đô In-Đô nê xia, ngày trước gọi DJAKARTA. Thời Suharto, chính phủ đổi lại thành JAKARTA cho dễ đọc và phù hợp quốc tế hơn.
  • Một họ của người In-Đô: Bung (bạn hay ông) Tjendrawati, bắt đầu bằng /Tj/
  • Tiếng Miến Điện, ‘sao’ (star) tức ‘tinh tú’, được phát âm ‘TJe’. Rơ ràng âm /Tj/
  • Xem một quyển tự điển tiếng Mường [10], ta sẽ thấy rất nhiều từ tiếng Việt bắt đầu bằng /D/, nhưng tiếng Mường bắt đầu bằng /Đ/. Thí dụ: Dồi (xúc-xích) (V)= Đồi (M); dở miệng (V)= đớ mẽnh (M); dịp may (V)= đip măl (M); dẻo (V)= đéo (M),… Như bài số 2 giải thích: Ngày xưa đó chính là âm giữa /Đ/ và /D=Y/, tức chính là /Dj/ ngày nay, thông thường khoác lên lối đánh vần: /Dz/: nhà thơ Hồ Dzếnh.

Trước khi trở lại âm /My/ thử xem tại sao các Thầy cũng không ưa ǵ âm /J/ để rồi không cho /J/ vào các mẫu tự của tiếng Việt. /J/ có trong tiếng Bồ, phát âm giống như /zh/ tiếng Anh (thí dụ: trái dâu tây cerise, Anh: cherry, Bồ cereja). Nhưng trong nước Tây Ban Nha, nằm sát Bồ Đào Nha, /J/ có phát âm như /H-bị-tắt/ hay âm cuối /ch/ trong phát âm tiếng Anh /loCH/. Thí dụ: Don Juan đọc gần đúng: Don Huan. /J/ cũng có trong tiếng Tây: la jeunesse (tuổi trẻ). Nhưng loại bỏ /J/ rồi /Z/, /W/, /Y/, vân vân, có lẽ các Thầy đă tránh cho tiếng nước Nam giống tiếng Tây Ban Nha, hay bớt lẫn lộn, để gần như đặt lên ngôn ngữ một dấu cầu chứng ‘trademark’: không phải thuộc về Tây Ban Nha hay Anh quốc.

Bây giờ xin trở lại với âm /Mờ-yờ/ tức âm /M/ đi theo sát bằng /y/. Nhắc lại, trong nhiều bài trước (thí dụ bài số 2), để ư có vài ngoại lệ khi âm Hán biến sang âm /D/ Việt, trong tiến tŕnh quốc ngữ hoá:

Mie (qt) => Miệt (HN) => Diệt (tiêu diệt - V)

Mian (qt) => Miện (HN) => Diện (diện tích – V)

Min (qt) => Min (HN) => Dân (nhân dân – V)

Ngoại lệ, bởi âm Hán gốc không phải /Y/, nhưng lại chuyển sang D-Việt. Âm /M/ biến thành /D/. Thắc mắc này nằm trong đầu người viết cũng nhiều năm. Và t́m ra lư giải, sau khi đă kiểm chứng với tất cả phát âm Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam, Thượng Hải, Quảng Đông, chỉ và chỉ sau khi t́m được âm /y/ bị vứt bỏ trong ‘Bưu’ của ‘Bưu Điện’: ‘Byưu điện’.

Kiểm soát lại cách đọc thực thụ của Mie, Mian, và Min, v.v.: Chúng theo phát hiện (c) phía trên rất sát (phần ‘Hội chứng kị Y’). Tức có âm /y/ nho nhỏ theo sau /M/: Miyệt (HN), Miyện (HN), và Miyin (HN). Khi quốc ngữ phát âm các từ này bắt đầu bằng /M/ nhanh thật nhanh, chỉ c̣n âm /Y/ hiện ra rất rơ. Do đó các thầy đă kư âm bằng /D/ trơn. Tức nguyên thủy /Y/.

Miệt => Miyệt => Yiệt => Diệt

Miện => Miyện => Yiện => Diện

Min => Miyin => Yin => Dân

v.v.

Kiểm chứng với các ngôn ngữ khác:

  • Tiếng Mường: Miềng (M) => Ḿnh (V): Miềng rồng= ḿnh rồng. ‘Miềng’ mang âm dài hơn ‘Ḿnh’ và có chút ít âm /yờ/ hay /y/.
  • C̣n nhớ thời thập niên 1950’s, nước Burma lúc đó có 2 cách gọi trong tiếng Việt: Diến Điện và Miến Điện. ‘Việt Nam sử lược’ của Trần Trọng Kim ghi ‘Diến Điện’. Các sách cuối thập niên 50, sang 60, ghi ‘Miến Điện’. Tại sao kỳ vậy? Vấn đề sẽ sáng tỏ nếu ta gộp 2 làm 1: Mdiến Điện => Myiến Điện => Myanmar !! ‘Myan’ trong tên nước ‘Myanmar’ chính là cách phát âm cuối cùng người Miến yêu cầu gọi tên nước họ. Và ‘Myan’ chính hợp âm của Miến và Diến. Người viết đă kiểm chứng với nhân viên Sứ quán Myanmar ở Canberra và được biết: Myan= nhanh nhẹn, Mar= Khoẻ. Burma lại một thứ tiếng lai căng do người Anh phiên âm nhầm tên chính người Miến tự gọi họ: Myanmar. Myanmar bao gồm trên dưới 100 sắc tộc khác nhau với chủng tộc chính: người Bamar.
  • Khuynh hướng kèm theo âm /y/ theo /M/, /N/, /Đ/, /T/, /B/ của tiền nhân c̣n để lại dấu vết qua các thí dụ sau:

Việt: dối trá => Mường: tổi tlá, ‘Tổi’ phát âm thật sự chắc hẳn có âm /y/ => tyổi tlá.

Việt: đến đây => Mường: tiểnh ni. ‘Tiểnh’ chính một lối phiên âm của ‘Đyển’ => đến

Việt: Nâu (màu nâu, brown) => Miến điện: Nyou => quốc ngữ đă bỏ /y/ trong ‘Nâu’.

Việt: Dừa (coconut) => Mă Lai: Nyor => âm /D/ chính âm /Y/ trong trường hợp này. Tiếng Hải Nam cũng vậy. Mặc dù thông thường biến /Y/ quan thoại ra /Jz/ như bài số 2 đă tŕnh bày, đối với từ ‘nước ngoài’ như ‘dừa’ Hải Nam vẫn giữ y âm /Y/: ‘Ya-zhi’

Việc kèm theo âm /y/ sau phụ âm /N/ hay /M/, … có thể đưa đến một giải thích cho biến chuyển từ âm /A/ sang /ƯƠ/ như: tràng học => trường học. Thí dụ:

Theo chữ Nôm (bài số 2): Mười (10) đánh vần như ‘Mài’, và đọc như ‘Mài’. Nếu xét kỹ chữ Nôm không thể nhét vào âm /y/ trong kư âm hài thanh. Và nếu thật ra kèm /y/ theo /M/ => Mài => Myài => Miài - sẽ tiến đến ‘Mười’ dễ hơn. Y như ‘liang’ => ‘lượng’. Tương tự: Nàng => Nyàng => Niàng => Nường

Điểm trớ trêu trong việc quốc ngữ hóa ‘Diện’ mang nghĩa ‘Mặt’. ‘Diện’ tưởng một từ ‘Hán Việt’ đúng đắn, nhưng lại một từ ‘ba rọi’. Nói ra không người Tàu nào hiểu hết. Nhưng họ lại có thể hiểu từ thường tưởng ‘thuần Nôm’: Mặt. Bởi ‘Diện’ xuất phát từ ‘Mian’ (quan thoại), phương âm Chiết Giang - Thượng Hải đọc ‘Miị’. ‘Mii’ gần ‘Mặt’ hơn ‘Diện’ ba rọi.

  • Tửu Lượng người đi Bia ôm

Tửu lượng người đi ‘bia ôm’ cũng người cao, người thấp. Nhưng giữa ‘Tửu’ và ‘rượu’ - thật sự không biết từ nào ‘thuần Nôm’ hay từ nào gốc Hán:

Tửu, quan thoại đọc ‘jiu’. Hải Nam cũng ‘jiu’. Quảng Đông: jẩu. Triều Châu: Tjiu.

Để ư qui luật t́m ra trong bài số 3: Trong tiếng Tàu, âm /iu/ và /ao/ ưa biến chuyển qua lại với nhau. Lấy cách phát âm Triều Châu và Phúc Kiến: ‘Tjiu’ bởi âm khu vực này rất gần âm Nôm hay ‘Hán Việt’ (bài 5): Lột bỏ ‘T’ và biến chuyển giữa âm /iu/ với /ao/, ta có:

Tjiu => jiu => jao => răo theo tiếng Mường. Và nhớ /R/ đọc kiểu Mường giống như /J/ => jăo. (Cách phát âm /R/ là một phát âm mới do quốc ngữ giới thiệu. Ngày xưa chỉ có âm gần giống /J/ => cách phát âm rất nhiều nơi Trung Bộ c̣n giữ). Cách khác:

Tjiu => jiu => riu => rượu (Xin nhắc lại âm /R/ là âm quốc ngữ của /J/ mà tiền nhân đă xử dụng.)

Như vậy thật sự quốc ngữ đă lột mất /y/ trong ‘Tyửu’ - bởi, như đă đề cập nhiều lần (bài 2 & 4), /Tờ-yờ/ tức /Ty/ đọc nhanh thật nhanh sẽ sinh ra /Tj/. Y như /Đờ-yờ/ tức /Dy/ đọc nhanh sinh ra /Dj/ mà người Việt thường viết như /Dz/.

Tu= râu, cũng vậy. ‘Râu’ có thể được xem một từ Hán Việt như những từ khác.

Tu => quan thoại đọc Hu-xu (hồ tu). Quảng Đông: xou. Phúc Kiến: Ho-Tjiu.

Chỉ đọc gọn ‘Tjiu’ và lột mất ‘T’ trong phát âm Phúc Kiến: Ho-Tjiu => Jiu

Để ư qui luật ‘iu <=> ou hay au’ (bài 3), dễ thấy: qđ: xou => pk:jiu. Phát âm Phúc Kiến có thể đến tiếng Việt bằng => Jou hay Jau => Râu. Nên nhớ âm /J/ chính là âm của /R/ khi chưa có quốc ngữ.

Trở lại ‘Mô Tả’ đề cập ở trên. ‘Tả’ Phúc Kiến đọc ‘Tsia’. Âm /Ts/ cũng một dạng của /Tj/ hoặc /Z/. Như ngày xưa phiên âm Wade-Giles ghi ‘Mao Trạch Đông’ là ‘Mao Tse Tung’. Ngày nay pinyin viết ‘Mao Ze Dong’. Có lúc /Z/ biến sang tiếng Việt thành /TR/: Mao ZE Dong = Mao TRạch Đông. Có khi /Z/ sang tiếng Việt thành /T/ trơn: Zi => Tử. Ze => Tắc. Nhưng điểm chính yếu, theo kiểu Phúc Kiến, [Tjả] xuất từ [Tyả], bị lột /y/ thành [TẢ] trong ‘Mô Tả’.

Khuynh hướng kẹp âm /y/ vào phụ âm /T/ cũng có thể t́m thấy trong ngôn ngữ bà con với tiếng Việt: tiếng Mường. Lật một quyển từ điển Mường ta sẽ thấy rất nhiều từ quốc ngữ bắt đầu bằng /D/ nhưng Mường bắt đầu bằng /T/. Điều này có thể được giải thích bới một âm /y/ núp đâu đó sau lưng /T/:

Việt: con Dê (goat) => Mường: Tê => thật ra: Tyê. Bởi cả hai Dê và Tê đều tiến đến Djê & Tjê - nếu đọc nhanh. Hay /Tyê/ sẽ sinh ra /Yê/ => /Dê/ => /Yang/ tiếng Hán.

Việt: dùi cui => Mường: tùi cui. Thật ra: Tyùi cui.

  • Hội chứng muốn ‘M’

Cũng bởi tiền nhân nước An Nam, kể cả một số đông người dân tộc - đặc biệt người Mường, có khuynh hướng thêm âm /y/ theo sau một số phụ âm như /M/, /N/, /Đ/, /T/, hay /B/, chúng ta thấy tiền nhân đă khoác vào tiếng nói của họ một ‘hội chứng nghịch đảo’: Hội chứng muốn ‘M’. Tức đối với một số từ mang phụ âm trơn /y/ ở đầu, họ bọc lại bằng cách thêm âm /M/. Đây cũng là một phát hiện quan trọng của loạt bài về ‘thuyết nhất thống’ này. Nó sẽ giúp hiểu rơ hơn nền tảng của cấu trúc tiếng Việt.

Dẫn chứng 1: Muộn và Trễ (late).

‘Trễ’ là một từ ‘thuần Nôm’. Xuất xứ nó chứng minh được sự hiện diện của người Nam Đảo trên vùng đất liền ở Đông Nam Á (xem bài số 5, phần Ghi Chú về Nguồn gốc dân Việt Nam). Tiếng Malay của ‘trễ’ là ‘terlambat’. Tiếng Samoa (gần Tân Tây Lan): tuai. Tonga: tomui. Đặc biệt, tiếng Tahiti: tâere ! Tất cả đều có vẻ bà con xa gần với ‘trễ’, nhất là Tahiti và Mă Lai.

Tiếng Hán cũng giống vậy. Quan thoại: Chĩ (gần giống: tchễ, theo phát âm /tr/ người phía Bắc) và một từ khác, Wăn. Quảng đông: Ch’i và Măan. Phúc Kiến: biến /W/ quan thoại (wăn) sang /Y/: ’uahn.{ để ư: ‘uahn chính âm gần với [yuahn] – xem phía trên}

Tiếng Nôm hoặc biến chuyển tổng hợp giữa quảng đông ‘măan’ và phúc kiến ‘yuahn’ để sinh ra ‘Muộn’. Hoặc đă thêm /M/ vào phúc kiến ‘yuahn’: ‘Myuan’. Rồi vứt đi /y/ khi quốc ngữ trờ tới. M + yuahn => Myuan => Muan => Muộn.

Dẫn chứng 2: Màu mỡ

Trong một bài trước (số 5) chúng ta đă thấy: Tiếng Anh chỉ có từ ‘Fat’ dùng để chỉ chung cho ‘Mập’ và ‘Mỡ’ có trong thịt. Tiếng Việt có ‘Mập’ và ‘Béo’ hay ‘Bự’ dùng để chỉ người ‘mập’ hoặc to con [15]. C̣n ‘Mỡ’ dùng để chỉ chất ‘béo’ trong thịt. Tiếng Tàu cũng có hai thứ từ để chỉ Mập và Mỡ. Mập= Ph́ tức Fei. Mỡ, họ dùng từ chỉ ‘dầu’ để mang nghĩa luôn cho ‘mỡ’ tức chất ‘fat’.

Mỡ = dầu. Quan thoại: You. Quảng đông: Yàuh (giống ‘dầu’). Hải Nam: Yiu. Phúc Kiến: Yiũ. Theo ‘hội chứng muốn M’, tiền nhân có thể thêm /M/ vào trước /y/:

You => Myou (qt) => Myiũ (pk). Kẹp theo qui luật về /iu/ => /ou/:

Myiũ (pk) => Myoũ. Quốc ngữ tới, lột bỏ /y/. Myoũ => Moũ => Mỡ.

Ngoài ra, ‘Mỡ’ cũng có thể xuất phát từ tiếng Mă Lai: Minyak. Bị lột bỏ /ny/ thành ‘Miak’. Cũng rất giống ‘Mỡ’.

Tương tự, ‘Màu’ trong ‘màu mỡ’ cũng có thể xuất phát từ ‘dầu mỡ’. Mỡ (oil)= yàuh tiếng Quảng Đông. Thêm /M/ trước /y/ => Myàuh. Quốc ngữ đến, ra lệnh bỏ /y/ => Màuh => Mầu => Mầu mỡ [16].

Nhân tiện xem đến ‘Màu sắc’. [Màu] có lẽ xuất xứ từ tiếng Khmer: [Moe] hay [Boe]. Để ư /M/ và /B/ ưa hoán chuyển nhau. [Sắc] một từ gốc Hán: quan-thoại đọc /Se/. Quảng Đông: /Shik/ [18]. ‘Màu sắc’ là một thí dụ cho thấy ‘Hán Nôm đề huề’.

  • Tương quan Hán – Nôm của tiếng Phúc Kiến

Trong một bài trước (bài số 5) chúng ta đă thấy một liên hệ rất mật thiết giữa phương ngữ Phúc Kiến - Triều Châu với tiếng Việt. Nhất là một số từ, từ trước đến giờ, vẫn hằng tưởng tiếng Nôm thuần túy, và một số âm các từ gốc Hán y như kiểu Phúc Kiến.

Xin được ghi lại các từ liên hệ tiêu biểu nhất:

  • Trước hết xin nhắc lại trên dưới 5 từ biến chuyển từ âm Y-quan-thoại (Ying yu) sang tiếng Việt đáng lẽ phải thành D-Việt (Dưỡng dục) nhưng lại chuyển sang V. Tiếng Phúc Kiến cũng vậy – cho ngoại lệ sang W:
Quan Thoại Phúc Kiến Việt

Gong yuan Gong Wui Công Viên

Xiang Yu Hang Wu Hạng Vũ

Yu zhou Wu Tziu Vũ Trụ

Yong bie Wing biet Vĩnh biệt

Yue Nan Wat Nam Việt Nam

Trong đó quan trọng nhất, Yue Nan đáng lẽ thành Duyệt Nam hay Diệt Nam, nhưng theo kiểu biến chuyển Phúc Kiến (Y => W), lại biến thành ‘Việt Nam’.

Ngoài ra, âm F-quan-thoại (Fu-Shi), tương đương với H-mạnh của Phúc Kiến (Hu-xi), biến sang tiếng Việt thành PH (Phú Sĩ), giống giống H-thổi của tiếng Nhật (Fuji). Tức tiếng Việt gốc Hán có 2 điểm về phụ âm giống Phúc Kiến: Một số Âm /V/ (biến từ W) như trong các ngoại lệ kể trên & và các từ bắt đầu bằng âm /PH/, biến chuyển từ /F/ của quan thoại hay quảng đông.

  • Từ vựng Phúc Kiến

Những từ sau đây tiêu biểu nhất cho mối tương quan Phúc Kiến của tiếng Việt

Bay (Fly)= Be hay Pe, ho ặc B-pe. B-p đọc giữa B và p.

sợ hăi = gkianh (Phúc Kiến) => kinh (V)

sau (về sau) = yi hou (dĩ hậu, qt) = i’au (Phúc kiến) => sau (V)

chống = fan dui (phản đối, qt) = kiong (PK) => chống (V)

Không (số 0)= quan-thoại: Ling => Việt: Linh. Phúc Kiến: Kohng, y như 0 (không).

không khí = kongqi (qt) = kong kih (PK) – y hệt như nhau

chọn = xuan (qt) = gkieng (PK) => kén !

Ô (dù)= hOh-san (Phúc Kiến) => ô ; Yu-san (quan thoại) => dù

mắt kiếng (gương)= yen jing (qt)= ngăhn geng (qđ) = bahk-gkiahn => mắt kiếng

đũa (chopsticks)= kuaizi (qt)= faaizi (qđ) = Duu => âm đũa xuất từ Phúc Kiến.

làng = cunzi (qt) = chyun (qđ) {tương đương với ‘thôn’ tiếng Việt}

làng = tiếng Phúc Kiến: gKue => Kẻ (kẻ chợ= Thăng Long; Kẻ Noi= Cổ nhuế)

làng= gKue, giống từ Việt cổ: Kẻ. Tiếng Mường: Kuel.

Quê= Từ điển tiếng Mường [10] lại ghi phát âm /Kuel/ bằng /Quêl/. Từ đó ta thấy [Quê] chính biến chuyển từ [Kẻ], từ [Kuel]. Phát âm Phúc Kiến /gKue/ cũng gần gũi với [Quê].

Ghi thêm (trích lược từ [2] & [3])

Mỹ quốc (USA)= Bbị Gôk Tá= Ta **

Muốn (want) = meh Kinh nghiệm= Keng giam **

Mua= muê Khách= Kheh **

Tiền mặt= hiện kim= hiân gim Phần thưởng= Po tap

Đương nhiên= dong liàn Nhu yếu= Su iau

Bồi thường= bué sióng Kết quả= Kiat ko **

Tiếp tục= gẻ siok ** Trừng phạt= Chhu hoat

Ngủ (Sleep)= kùn (Thụy = Shui, qt) Yêu cầu= Iau Kiu **

Dao (Knife)= do Suy (suy tính)= Sui

Điều lệ= diáo lê Nguy hiểm= Ui hiam

Mỗi= mnuié Cảnh sát= keng chhat

Có (have)= wu Kiến nghị (đề nghị)= kian Gi

Đẩy (push)= tui (qt => thôi)= Duu Lập khắc (lập tức)= Lip khek

Phú ông= pu ong Chuối (banana)= Chiao

Vấn đề= Bun toe ** Lo (worry)= Lo

Khek hok= khắc phục ** Nhưng= dân **

Cà (tomato)= Kio Công cụ (tools)= Kong ku

Lợi dụng (utilize)= li iong thảo luận= tho lun **

Đa số= to so phải (must)= pit su

Khoẻ= ‘Iong (dơng/ dũng) khóa (lock)= koai **

Trộm (steal)= Thau ** trọng yếu= tiong iau

Đơn độc= tan tok ** bến tàu= Bé tàu

Đặc biệt:

Chúng (ta)= Giún

nặng (weight)= Dang (để ư: Đ <=> N, trong môi trường Hán-Nôm)

Khi = dihsi

(Ở) đâu nào= Dou ‘lou (=> Dou ‘nou)

Đi đâu nào= Dih dou ‘lou (đi đâu lào!)

Quăng (rộng)= kuah

Mận (plum)= Muin~ (cũng tương tự mâhk – Lào)

Byớ (vớ - socks)= Bẽ’ => Byơ => Bí (tất)

Qua liệt kê ở trên, có thể để ư:

  • Rất nhiều từ xưa nay vẫn tưởng thuần Nôm, nhưng thật ra gốc Phúc kiến, tức Mân Việt ngày xưa. Thí dụ: Mỗi, cà, khóa, phải, muốn, tá, mua, chuối, lo, byớ (bí tất), mận, … ĐẶC BIỆT: Đi đâu nào? Dih dou ‘lou => đi đâu lào? => đi đâu nào? Âm L và N hoán chuyển nhau trong môi trường Hán / Nôm, không có a-b-c (xem bài 4).
  • ** Nhiều từ gốc Hán có phát âm kiểu Phúc Kiến, một trăm phần trăm. Nhất là các phụ âm K, T, KH, TH, TR… Thí dụ: KHóa, KHắc phục, Kinh NGHiệm, Tá, bé Tàu (bến tàu), THau (tou (qt)= thâu= trộm), tho lun (thảo luận), tan tok (đơn độc), tiong ‘iau (tchọng yếu= trọng yếu). Những từ này, tương đương ở quan thoại và quảng đông, có phát âm xa hơn Phúc Kiến. Thí dụ: Jing yan => kinh nghiệm (Phúc Kiến: Keng Giam), Wei xian => nguy hiểm (Phúc Kiến: Gui – hiám).

Họ Nguyễn: Quan thoại, Ruan. Quảng đông: Yuen. Nhưng Phúc Kiến: Wăn.

Nghiên kíu => Quan thọai: Yan jiu. Phúc Kiến: Ngam Kíu

  • ** Để ư: ‘Vấn đề’ - Ở quan thoại và quảng đông có âm bắt đầu bằng W: Wen Ti. Nhưng ở đây lại rắc rối với âm B: ‘Bun toe’ => kiểu Mường/ Nam Bộ: Byấn đề.
  • **Để ư: ‘Nhưng’ (But) có thể xuất phát từ tiếng Phúc Kiến /dân/. [Nhưng], quan thoại đọc ‘dan shi’ {đán thị}, và Phúc Kiến: /dân/. Theo qui luật kèm /y/ => /dân/ => /dyân/ => /NH/ thay cho /Y/ => Nhâng => Nhưng.
  • Hô huê da gu xiu dang wang

‘Hô huê da gu xiu dang wang’ chính là lối phát âm Hải Nam cho câu cuối bài thơ ‘Hoa đào năm ngoái’ của Thôi Hộ:

Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Bây giờ viết theo cách đọc Quảng Đông, in đậm những từ giống cách phát âm quốc-ngữ:

Hoi lihn câm yậpqji mun zhong

Yahn min tau fa xeung ying hong

Yahn min bat zhi hor qu hoi

Tau fa yi gauxiu dong fong

Theo cách Triều Châu (hay Phúc Kiến):

Khu ni kin jit chu meng dong

Nan min hao huê xiang yang hong

Nan min but zai ho chu khu

Hao huê yi gu jiu dang hong

Kiểu Quan thoại:

Qu nian jin ri ci men zhong

Ren mian tao hua xiang ying hong

Ren mian bu zhi he chu qu

Tao hua yi qiu xiao dong fong

Phát âm Hải Nam:

Khu nyi kim jật ze mui dong

Nan mian ho huê tjủ yang ang

Nan mian bô dai ho di khu

Ho huê da gu xiu dang wang

Xem qua các cách phiên âm bài thơ Thôi Hộ:

  • Phiên âm quốc ngữ có vẻ một tổng hợp tả pín lù của các thứ phương âm tiếng Hoa. Chỗ giống phương âm này, chỗ giống phương âm kia.
  • Phiên âm Quảng Đông giống quốc ngữ ở âm Yahn= Nhân, và Yậpt= Nhật. Cũng như Tàu = đào & Dong Fong = đông phong
  • Phiên âm quan thoại: Nian = niên. Nhưng ‘nian’ mang âm /y/ và dài hơn ‘niên’ một chút. ‘Tao hua = đào hoa’ và trọn câu cuối
  • Phiên âm Triều Châu (gần giống Phúc Kiến): đặc biệt ở Khu = Khứ và có thể H-mạnh => Hong = Phong
  • Phiên âm Hải Nam: Giống Triều Châu và quốc ngữ ở: Khu = Khứ
  • Đặc biệt: từ Hán Việt ‘Diện’ được thấy rơ một từ có kư âm xa lià với từ Hán: Mian. Từ ’Nôm-na’ kia mới thật là từ Hán Việt: Mặt !
  • Tiếng Hán-quốc-ngữ

Qua tŕnh bày phía trên, chúng ta đă thấy:

  • Rất nhiều từ, xưa nay vẫn tưởng thuần Nôm, thật ra là tiếng Mân Việt (cũ) tức tiếng Triều Châu – Phúc Kiến ngày nay. Rất khó phân loại tiếng Mân Việt, hoặc ngay cả tiếng Quảng Đông. Bởi trên hai ngàn năm trước, họ cũng không phải Hán tộc, tức người Hoa (Tàu) nguyên thủy. Tiếng của họ có vẻ … thuần Nôm, tức mang gốc gác Nam Á như tiếng Việt thật cổ.
  • Những cuộc nghiên cứu về tiếng Việt từ trước đến nay, đều có vẻ quên mất, và không phân biệt ra ảnh hưởng của các phương ngữ Tàu thuộc khối Bách Việt xa xưa. Chính ngôn ngữ nguyên thủy của khối này, bao gồm toàn thể các phương ngữ thuộc phía Hoa Nam, kể cả Hải Nam và Hẹ (Hakka), cũng đă bị Hán hoá sau 2000 năm đồng hoá với Hán tộc. Ngay cả tiếng Việt, về từ vựng cũng bị ảnh hưởng 60% từ gốc Hán. Chỉ có văn phạm và cú pháp tiếng Việt không bị biến đổi như Phúc Kiến, Quảng Đông và ngôn ngữ cũ của khối Bách Việt mà thôi.
  • Rất nhiều từ gốc Hán bị ‘ba rọi’ hoá bởi quốc ngữ. Thí dụ: Tửu, nhiêu, mỡ, tu,… Những dạng khác của các từ này xưa nay vẫn tưởng ‘thuần Nôm’, đă được lột trần, nguyên thể gần gũi với âm tiếng Hán gốc, hơn thứ tiếng thường gọi ‘Hán-Việt’:

Rượu gần với Jiu hơn Tửu (âm /R/ quốc ngữ đem vào thay cho /J/)

Giàu gần với Răo quan thoại và Jau hải nam, hơn ‘Nhiêu’ chỉ gần với Phúc kiến ‘yiu’

Râu gần với hoJiu của Phúc Kiến – trong khi Tu gần với Hu-Xu quan thoại.

Mặt, đặc biệt Mặt, gần với Ḿi Chiết Giang, và tất cả phương âm Tàu bắt đầu bằng /M/, như Mian quan thoại, hơn phát minh quốc ngữ Diện, thật xa.

Nhưng (but) gần với /dân/ của Phúc Kiến hơn ‘đăn thị’ của tiếng Hán-quốc-ngữ.

Tiền nhân đă bị hàm oan rằng họ phát âm Hán Việt theo kiểu đánh vần quốc ngữ. Thật ra họ phát âm gần tiếng Hoa hơn những âm do quốc ngữ kư âm. Tức vào thời chưa có quốc ngữ, tiền nhân biết họ làm ǵ, họ nói ǵ khi xử dụng tiếng Hán, dù đọc theo ‘khẩu vị’ của người nước Nam. Chỉ như vậy mới giải thích được một sự thật: Ngày xưa không hề có cái vụ… bút đàm, giữa giới học thức nước Nam với người Trung quốc. Nền giáo dục nước An Nam không đến nỗi … tệ như vậy.

  • Tuy nhiên, cũng nhờ quốc ngữ đă ‘ba rọi hoá’ tiếng Hán, tiếng Việt ở thế kỷ 20-21 khoác lên được bộ mặt hoàn toàn độc lập với Hán ngữ. Cũng nhờ ở quốc ngữ, Việt tộc duy nhất đă tránh khỏi đồng hoá của Hán tộc, sẽ tách ra xa hơn, khỏi ảnh hưởng mạnh của văn hoá và ngữ ngôn Trung quốc. Biết đâu, đó cũng chính dụng ư của bao nhiêu Thầy và tiền nhân nước An-Nam đóng góp cho việc phát triển quốc ngữ thuở ban đầu.
  • Trở lại các phát hiện tŕnh bày trong bài này, ta thấy: Tiền nhân ở nước An-Nam có khuynh hướng nhét vào âm /y/ theo một số phụ âm:

/B/ => đi Byào, như người Mường & Nam Bộ vẫn dùng

/T/ => /Ty/ => đọc nhanh thành /Tj/ => Tjiu => Tjửu => (a) Tửu & (b) răo = rượu

/Đ/ => /Đy/ đọc nhanh thành ra /Dj/ hay quen thuộc hơn /Dz/: Djương Quí Phi

/M/ => /My/ y hệt như Myanmar = Miến Điện = Diến Điện. Chính âm /My/ trong

‘Mian’ gây ra kư âm ‘Diện’ có nghĩa= Mặt.

/N/ => /Ny/ nyor (ML) => dừa, Hải Nam ‘Ye’ mặc dù Hải Nam thích dùng /Jz/

hơn /Y/

nyou (MĐ) => nâu (màu nâu)

nàng => nyàng => niàng => nường

Và để ư: Hiện tượng kèm âm /y/ vẫn có thể t́m thấy ở các ngôn ngữ thuộc nhóm Nam Á. Thí dụ: /Dj/: Djiring, Djakarta (In-đô). /Ny/: Nyou (Miến Điện). /My/: Myanmar (Miến Điện). /Ty/ hay /Tj/: Tje (sao, Miến Điện), Tjadrawati (họ In-đô).

  • Một phát hiện quan trọng khác: Các Thầy quốc ngữ hoàn toàn không thích âm /Y/. Trong tiến tŕnh … tiêu diệt /Y/ họ đă biến nhiều âm trở nên cụt hơn, và làm mất dấu vết của /Y/: Xiong Bian (hùng biện) chứa âm [Bian] dài hơn [Biện]. Ông Byua (vua) bị viết tắt thành BUA ngay trong quyển tự điển đầu tiên của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651. Từ sai lầm đó, đối với những từ thiếu /Y/ như [Bưu] trong ‘Bưu Điện’, những người muốn ‘tầm nguyên’ gốc các từ tiếng Việt sẽ bị nhức đầu không ít. Bởi không biết đâu mà ṃ!
  • Một trong những điểm thuyết nhất thống ở đây ưa nhắc đi nhắc lại: ‘Người Việt khi học quốc ngữ chỉ học B là B. Không hề học dạng cũ của B là ǵ.’ Chính sự việc này đă đưa ngành nghiên cứu về tiếng Việt trong 200 năm qua đi vào một cuộc phiêu liu vô bờ bến. Thiếu thốn một nền tảng vững chắc. Rất nhiều điểm hết sức căn bản đă bị lướt qua, bởi chính những nhà học giả hàng đầu cũng bị rơi vào hội chứng ‘chỉ biết B là B’. Thí dụ về những điểm cơ bản, thường được cho ‘phương ngữ’ để dễ trôi qua, liên hệ đến đề tài bài này:
  • Phát âm của tiếng ‘Hán-quốc-ngữ’ gần gũi với thứ tiếng Hán nào nhất?
  • T́m giải thích cho hiện tượng phát âm các từ đánh vần đầu với /V/ bằng /By/ đối với người Nam Bộ và bằng, khi th́ /By/ khi th́ /W/ đối với người Mường. Và toàn thể từ /V/ bằng /V/ đối với người phía Bắc.
  • Phát âm /Dj/ tức /Dz/ xuất phát từ đâu? Tại sao phát âm /Dj/ chỉ tập trung ở phía Bắc?
  • Tiền nhân phát âm tiếng Hán ra sao? Có phải giống như phiên âm của ‘Hán quốc ngữ’ hay không?
  • Những điểm cơ bản đó ở một khía cạnh khác, hoàn toàn phản ánh, các biến chuyển giữa các phương ngữ Trung quốc. Mặc dù luôn luôn có sự khác biệt về bản chất của biến chuyển. Thí dụ:

Quan thoại đọc /Yun/ cho ‘mây’. Quảng Đông phát âm theo Mă Lai: /Wân/. Phía Bắc đọc /Vân/, phía Nam /‘Byân’/ (bài 1)

Chu Châu là hai họ khác nhau, va đọc khác nhau ở Trung quốc. Nam Bộ viết tất cả thành ‘Châu’, và Bắc Bộ: Chu. (bài 4)

Trung quốc tùy vùng, khi th́ chọn âm /iu/ như Liu (Lưu), khi th́ đọc /au/: Lau (Lưu). Phía Bắc thích chọn /iu/, phía Nam: /ưU/. Thầy quốc ngữ giải toả bằng âm giữa: /ưu/ (bài 3)

Trung quốc cũng có vùng phát âm /Dy/ hay /Jz/, có chỗ đơn thuần /Y/. Việt Nam

cũng vậy: Phía Bắc thích /Dj/ hay /Dz/, phía Nam: /Y/. (bài 2 & 4).

Và rất nhiều biến chuyển khác, đặc biệt các hoán chuyển phụ âm /t/ => /d/ => /n/,

Hay /p/ => /b/ => /m/ qua lại lẫn nhau – hoàn toàn ‘không có vấn đề’ khi c̣n ở thời chữ Nôm, hoặc chữ Hán như hiện xử dụng ở Trung quốc.

  • Thế nhưng, nếu truyền bá quốc ngữ đi theo một đường lối khác, một chính sách khác, có thể chữ Nôm, với bản chất hỗn độn tạp pín lù, hăy c̣n tồn tại. Trong một nước mà ngôn ngữ hăy c̣n trong trạng thái luân liu thường xuyên – mang đủ thứ ảnh hưởng: ngôn ngữ Môn-Khmer, Mă Lai, Nam Á, Quan thoại, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Chiết Giang, Hải Nam, Hakka,… công việc nhất thống và truyền bá một thứ ngôn ngữ mới, dễ học, dễ đọc, dễ viết, đến được với đại đa số quần chúng, trong một thời gian cực ngắn – trên dưới 100 năm, quả là một thành quả phi thường, vượt ra ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Quốc ngữ đến với người nước Nam như một nhu cầu cấp bách trong chuỗi tŕnh hiện đại hoá. Và dần dà ra khỏi ảnh hưởng của Trung quốc. Ít ra ở lớp vỏ bên ngoài.

Tháng 6, 2004

N.N.

Ghi Chú

[1] Đỗ Quang Vinh (2000) Tiếng Việt Tuyệt Vời (in lần thứ 2 – tác giả xuất bản). Xem www.geocities.com/doquangvinhvenguon

[2] Peter Chen & Bill Brown (1993). Learning Hokkien Conversation. Intellectual Publishing Co.

[3] S Y TAN (1973 & 1993). Everyday Hokkien Conversation. Intellectual Publishing Co. (Singapore)

[4] Lê Trung Hoa (1992) Họ và Tên người Việt Nam. Nxb Khoa Học Xă Hội – Hà Nội.

[5] Thí dụ: Mầu = viết chữ Nôm y như ‘Mâu’, tức mượn âm ‘Mâu’.

Mỡ= Nhục (thịt) + Mă. ‘Mă’ cho mượn âm, và ‘Nhục’ liên quan đến ‘thịt’.

[6] Vũ Văn Kính (2002) Đại Tự Điển chữ Nôm. Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành Phố.

[7] Từ lúc phát hiện ‘hiện tượng Phúc Kiến’, với những từ hết sức ‘thuần Nôm’, và những qui luật tầm nguyên truy ra gốc các từ: ‘Mỡ’, ‘giàu’, việc t́m kiếm các từ ‘thuần Nôm’ trở nên khó khăn, bởi mọi từ ‘thuần Nôm’ đều bị nghi ngờ… có vấn đề! Thí dụ thêm: Ông (Mr): cũng không phải thuần Nôm. Quảng Đông: ‘Yung’ => quốc ngữ lột âm /Yờ/ => ‘Yung’ bị lột /y/ thành: ‘Ung’ + Biến chuyển qua lại của âm tạo bởi quốc ngữ, U và Ô: tui và tôi, Bui (vui) và Bôi => sẽ làm cho Ung dễ đọc thành Ông và trở nên Ông luôn, để tránh cảnh đồng âm khác nghĩa cho Ung, cho các hợp từ khác: ‘ung nhọt’. Quan thoại đọc ‘yung’ bằng ‘Weng’.

[8] Charles Hamblin (1984) Languages of Asia & The Pacific. Angus & Robertson.

[9] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường, Géographie et sociologie humaine.

[10] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ - Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường-Việt. Nxb Văn Hoá Dân Tộc - Hànội

[11] Quan thoại đọc: zhớ lị => cái nầy. Hải Nam: zhớ nị. Nầy => ń. Tiếng Mường: Ni hay Ń. Giống phát âm Trung Bộ: Ni.

[12] Yêm bác= uyên bác, sau này. ‘Yêm bác’ một từ ít dùng nên c̣n sót lại vào đầu thế kỷ 20. ‘Yêm bác’ chắc có phát âm gần tiếng Hoa hơn: Yan Bo. Bo tức Bác => Bo Shi= Bác Sĩ. Yêm Bác được Phạm Quỳnh dùng đến trong ‘Hành tŕnh Nhật Kư’, do nhà Ư Việt (France) tái xuất bản năm 1997. ‘Yêm Bác’ được các nhà văn uyên bác khoảng 1930-1945 cải biến thành ‘uyên bác’ có lẽ cũng v́ lí do ‘không thích Y’ truyền tụng từ hồi quốc ngữ mới ra đời.

[13] Ngành ‘Bưu Điện’ chỉ đến Á Châu theo chân người Tây Phương. Để ư nếu tiếng Việt dùng ‘Bưu Chính’, tức mang ảnh hưởng Quảng Đông. Dùng ‘Bưu Cục’: ảnh hưởng Bắc Kinh. ‘Bưu Điện”: ảnh hưởng Hải Nàm. Giống như ‘Thư Kư’, ‘Bí Thư’ và Mật Thư’ - mỗi một thứ từ mang ảnh hưởng một nơi khác nhau bên Tàu.

[14] Âm /Y/ biến sang /NH/ cũng được thể hiện từ tiếng người dân tộc ở địa phương, không nhất thiết từ tiếng Hán. Thí dụ: Theo quyển ‘Việt Nam Anh Hoa’ (2000) của Hương Giang Thái Văn Kiểm (Nxb Làng Văn), thành phố ‘Nha Trang’ xuất xứ từ tên gọi con sông gần đó của người dân tộc: YA KRUM, mang nghĩa Sông Lau, hay sông Tre.

Ya => Nha, Krum => Trang.

[15] ‘Béo’ và ‘Mập’ đều mang xuất xứ Mă Lai: Béo hay Bự => tiếng Mă Lai: Besar. Mập=> leMak. Béo cũng giống một từ Phúc Kiến: Bui

[16] Một việc nhầm lẫn, có thể xảy ra ở thời quốc ngữ mới đến: Mổ. Mang nghĩa: tôi. Nhiều người, nhất là những nhà báo ưa xưng ‘tôi’ bằng ‘mổ’: ‘Trần mổ nhớ hồi c̣n thơ ấu…’. ‘Tôi’ xuất phát từ 2 chỗ: Tiếng Lào: Kôi, và tiếng Miến Điện: Tjano. Trong tiếng Nôm, ‘tôi’ lại ưa đi chung với ‘luyện’: tôi luyện, nghĩa: rèn luyện. Khổ một nỗi, tiếng Hán quan thoại của ‘tôi luyện’ là ‘Mổ luyện’: Mo lian. Mổ đứng vào chỗ của Tôi. Người xưa nhầm lẫn từ đó và dùng Mổ cho Tôi.

[17] Tước = thường mang nghĩa ‘chim sẻ’.

[18] Roy T. Cowles (1999) A Pocket dictionary of Cantonese. Fourth Edition - (First Edition 1914). Hong Kong University Press.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18