|
Từ chữ Nôm đến quốc ngữ (7): Ẩm Thực Nam Nữ (Eat Drink Man Woman)Nguyên Nguyên
‘Eat Drink Man Woman’, một phim rất hay của Taiwan (Đài Loan), đă đưa nhà đạo diễn Ang Lee (Lư An) lên hàng ‘cao thủ’ quốc tế. Tên quan thoại của phim là: ‘Yin shi nan nu’ tức ‘Ẩm Thực Nam Nữ’. Ang Lee cũng là đạo diễn của cuốn phim Kung Fu ‘Crouching Tiger Hidden Dragon: Ngọa Hổ Tàng Long’ (2000), đă từng mang hănh diện cho người Á Đông, khi phim đoạt giải Oscar cho loại ‘Phim Hay Nhất dùng ngoại ngữ (Best Foreign Language Film)’.
Ang Lee sinh năm 1954 tại Đài Loan. Sau khi tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Taiwan vào năm 1975, Ang Lee sang Mỹ làm lưu học sinh, và hoàn tất chương tŕnh học cho văn bằng BFA tại đại học Illinois Urbana-Champaign. Rồi sau đó, xong luôn bằng Thạc Sĩ (Maters degree) về sản xuất phim ảnh tại đại học New York . Chỉ mới đến phim thứ nh́ ‘The wedding banquet’ tức ‘Hsi Yen’ (1993), tên tuổi Ang Lee đă được nổi vang như cồn. Phim ‘The wedding banquet’ (Tiệc cưới) quay về một đề tài hăy c̣n khá mới vào năm ấy: đời sống hàng ngày của một thanh niên ‘gay’ (đồng tính luyến ái) gốc Taiwan . Khi cha mẹ anh ta qua Mỹ thăm con – anh ta phải ngụy tạo một t́nh yêu và một lễ cưới (giả) với một thiếu nữ để cha mẹ được vui ḷng.
Phim thứ 3 của Ang Lee ‘Eat Drink Man Woman’ (1994), cũng với tài tử lăo thành Taiwan : Sihung Lung, đă được ‘đề nghị’ Oscar cho loại ‘Phim Nước Ngoài Hay Nhất’. Sau đó Ang Lee được điện ảnh Hollywood tín nhiệm và giao cho đạo diễn những phim thật sự Mỹ (giữa gịng) như Sense & Sensibility (1995), với Emma Thompson, đoạt giải Oscar cho phân loại: ‘Kịch bản mô phỏng hay nhất’, và phim Ice-storm (1997) (Băo nước đá) đoạt giải ‘Kịch bản hay nhất’ tại đại hội điện ảnh Cannes . Rồi đến ‘Ngọa Hổ Tàng Long’ (2000), một thứ phim ‘không dùng tiếng Mỹ’ đă đạt mức thu nhập cao nhất từ trước đến giờ, ngoài giải Oscar kể trên, c̣n nhận được giải ‘Đạo diễn hay nhất’ của Golden Globe (Kim Cầu).
Đặc biệt, phim ‘Eat Drink Man Woman’ (Ẩm thực Nam nữ) sau đó không lâu được Hollywood chiếu cố và cho cóp nguyên si thành một phim Mỹ: Tortilla Soup (2001), do Maria Ripoll đạo diễn, và Hector Elizondo (có trong phim loạt L.A. LAW) thủ vai người đầu bếp già do Sihung Lung đóng trong phim “Ẩm thực’, với sự góp mặt của nữ tài tử ‘văm’ năm xưa, Raquel Welch. “Tortilla Soup’ cũng khá hay, nhưng tất nhiên không bằng nguyên bản ‘Ẩm thực’, có lẽ nhờ ở phần âm nhạc phong phú, nhất là bản ‘Perhaps, perhaps, perhaps’, ngày trước thường được biết với tên ‘Qui sait, qui sait, qui sait’.
‘Ẩm thực nam nữ’ kể chuyện một người đầu bếp một cao lâu lớn, ông Chu , ở tuổi đang hay gần về hưu. Goá vợ và sống chung với ba cô con gái lớn, hăy chưa chồng. Một cô dạy ‘Hoá học’ tại một trường trung học. Cô kế làm đến bậc quản lư một hăng hàng không. Và cô út hăy c̣n đi học và làm việc bán th́ tại một tiêm ăn mang đi. Phim lôi cuốn người xem ở những phần nấu ăn và tŕnh bày các món ăn thật thịnh soạn. Thường trong những buổi ăn ‘cỗ’ cho toàn gia đ́nh, vào dịp cuối tuần. Khổ nỗi, ông đầu bếp họ Chu bắt đầu mất đi cảm giác nếm hoặc thưởng thức đồ ăn ngon. Tuy việc ăn uống và tiền bạc vào ra không thành vấn đề đối với mọi người trong nhà, tất cả mọi người đều thấy cuộc đời họ c̣n thiếu thiếu một cái ǵ.
Phim Tortilla Soup của Mỹ, bắt chước y hệt phim ‘Ẩm Thực’, từng khung một. Y như phim The Assassin với Bridget Fonda, bắt chước một phim Pháp: Nikita. Hoặc vào thời xa xưa: ‘The Magnificent Seven’ (7 nếp sống ‘cao-bồi’ oai hùng) với Yul Brynner, cóp ‘The Seven Samurai’ (7 người hiệp sĩ) của Akira Kurosawa, với Toshiro Mifune [1]. Tortilla Soup chuyển thức ăn Tàu thành thức ăn Mễ Tây Cơ. Và bối cảnh câu chuyện được dựng ở một gia đ́nh di dân gốc Mễ, tại Los Angeles . Tuy mang tiếng phim bắt chước, Tortilla Soup cũng khá hay, và khiến khán giả muốn t́m thử nếm các món ăn Mễ quay trong phim.
Ang Lee, tên họ của người đạo diễn tài ba gốc Đài Loan viết theo tiếng Mỹ, lúc ‘phiên âm’ sang tiếng Việt trở thành Lư An. ‘Lee’ chuyển thành ‘Lư’, và ‘Ang’ đổi thành ‘An’. Một âm mang ‘G’ ở cuối biến thành âm không ‘G’, tận cùng bằng ‘N’. Âm Quảng Đông của [An] là /On/. Quan thoại là /An/. Y như âm Việt /An/.
Trong bài này chúng ta sẽ quan sát phân biệt phát âm các âm cuối như: /an/ và /ang/, /ác/ và /át/, /au/ với /ao/, và đặc biệt dấu hỏi (?), /ủ/, với dấu ngă (~), /ũ/ - trong bối cảnh của việc chuyển hệ từ Nôm sang quốc ngữ.
Một thứ tiếng phiên âm
Như bài số 1 về ‘Vương Yũ’ đă tŕnh bày, chữ quốc ngữ vào lúc mới chào đời, chỉ là một hệ thống ráp vần dùng chữ cái a-b-c, đặt ra để phiên âm tiếng ‘Nôm’ của người bản địa. Với một mục đích chính là dùng thứ tiếng phiên âm đó trong việc truyền giảng đạo Ki-Tô.
Xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ thứ 17, và đánh dấu bằng quyển tự điển của Alexandre de Rhodes vào năm 1651, quốc ngữ được tiếp tục phát triển với sự góp sức của hàng chục giáo sĩ uyên bác, cùng với những học giả Tây phương lẫn An-Nam. Để rồi thứ tiếng mang danh kư âm thuở ban đầu đó được h́nh thành, với một hệ thống văn phạm và cú pháp tương đối khá hoàn bị vào đầu thế kỷ thứ 19. Quyển tự điển của Taberd xuất bản vào năm 1838, đánh dấu việc tạm gọi ‘hoàn tất’ của phát triển quốc ngữ. Như vậy, nói chung quốc ngữ đă len vào và thay thế chữ Nôm trong ṿng khoảng 200 năm.
Như đă thấy qua những bài trước, khi một thứ tiếng được dùng để phiên âm một ngôn ngữ khác, chắc chắn thế nào cũng có rất nhiều lệch lạc về âm vận. Rất nhiều từ chắc chắn sẽ bị thay đổi cách phát âm. Trong trường hợp quốc ngữ thay thế chữ Nôm, chúng ta đă thấy những điểm rất đặc biệt như sau:
Một khi thấy rơ những điểm đặc trưng trong việc chuyển hệ từ Nôm sang quốc ngữ, chúng ta sẽ thấy ngay, như những thay đổi được tŕnh bày trong 6 bài trước:
Thanh điệu
Sau đây chúng ta hăy khảo sát thanh điệu qua việc đối chiếu với tiếng Hán, tiếng Nôm, và tiếng Mường hoặc ngôn ngữ của người dân tộc.
Thanh điệu (tone) là ǵ? Người ta nói một ngôn ngữ có thanh điệu khi có thể phân biệt các từ có cùng âm nhưng thanh điệu khác nhau. Thí dụ: [tôi] khác với [tồi], với [tối], khác với [tội]. Tức thanh điệu được biểu hiệu bằng ‘dấu’. Trong Việt ngữ: Không dấu (ngang), dấu sắc, dấu huyền, dấu nặng, dấu hỏi, và ngă (sáu thanh điệu). Những ngôn ngữ thanh điệu thường có số thanh điệu khác nhau. Tiếng Myanmar (Miến Điện) có 3 thanh điệu. Tiếng Thái có 5. Hoa ngữ kiểu Quan Thoại có tất cả 4 thanh điệu, trong khi Quảng Đông có đến 9. Tiếng Việt có 6 thanh điệu.
Nhiều ngôn ngữ có cú pháp chịu ảnh hưởng của thanh điệu. Thí dụ, tại một hai quốc gia ở phía Tây Phi Châu, người ta dùng thanh điệu thấp để chỉ ‘thời hiện tại’, và cùng một từ nhưng thanh điệu cao để chỉ ‘thời quá khứ’ [4].
Nhưng thật ra tiếng Nôm có thanh điệu hay không? Có. Bởi hai lư do chính. Thứ nhất, không có thanh điệu, tiếng Nôm sẽ rơi vào t́nh trạng luôn luôn bán khai - với rất nhiều từ mang cảnh đồng âm dị nghĩa. Thí dụ: nếu không có thanh điệu, [thui] sẽ chất chứa hết các nghĩa của [thủi] (đen thủi đen thui, lủi thủi), của [thúi] (hôi thúi), và [thụi] (đấm). Thứ hai, ngôn ngữ nước Nam từ ngàn xưa vẫn phong phú về mặt ca dao, với thể ‘lục bát’. Muốn có tục ngữ ca dao, muốn có thi văn, tất phải có luật bằng trắc và thanh điệu:
Ḍ sông ḍ biển dễ ḍ Mấy ai lấy thước mà đo ḷng người.
Trong hai vế ‘6-8’ đó, vần của [ḍ] ở cuối vế trên, phải hoà điệu được với [đo], từ thứ 6 ở vế dưới, theo đúng với luật bằng trắc, tức luật về thanh điệu. Thêm thí dụ khác:
Thương em anh cũng muốn vô Sợ truông nhà Hồ , ngại phá Tam giang Phá Tam giang ngày rày đă cạn Truông nhà Hồ Nộitáncấm nghiêm
Hoặc: Thuở đăng đồ mai chưa dạn gió Hỏi ngày về chỉ độ đào bông Nay đào đă cuốn gió Đông Phù dung lại nở bên sông bơ sờ (Chinh Phụ Ngâm)
Ngoài ra, tiếng Việt chứa trên 60% từ gốc Hán. Tiếng Hán cũng ngay từ thời xa xưa, đă nổi tiếng như một ngôn ngữ hoàn chỉnh, mang nhiều truyền thống âm nhạc và thi văn. Do đó chắc chắn tiếng Hán là một ngôn ngữ thanh điệu ngay từ lúc bắt đầu đô hộ nước Nam Việt. Như vậy, tiếng Việt đă có thanh điệu ngay từ lúc lập quốc, hay ít nhất cũng từ thời bắt đầu lâm vào ách đô hộ của Bắc phương (thế kỷ thứ 1 trước Công Nguyên).
Thế nhưng, tiếng Nôm có phân biệt dấu hỏi (?) với dấu ngă (~), và các âm cuối như /ác/ và /át/ hay không. Nói khác đi, phát âm tiếng Nôm, trên toàn cơi nước An-nam, có phân biệt rơ rệt dấu hỏi (?) và dấu ngă (~) cùng những âm cuối, như kiểu phát âm người phía Bắc (từ thời quốc ngữ đă phát triển) hay không. Có lẽ không. Bởi những lư do, tuần tự được quan sát sau đây.
Chuyển từ Hán ngữ
Bởi tiếng Việt chứa đến hơn 60% từ gốc Hán, quan sát biến chuyển từ Hán sang quốc ngữ tạo được một khởi điểm có cơ sở, và sẽ cho thấy những mẹo luật về hỏi (?) ngă (~) không được thuần nhất lắm.
Dấu hỏi (?) thường thường tương ứng với thanh điệu số 3 (‘khứ thanh’) trong tiếng Hán quan thoại, trong khi dấu ngă (~) liên hệ đến thanh điệu thứ 4 (‘nhập thanh’). Thí dụ: Đảng => dang {3} ([đảng] viết theo pinyin quan thoại: [dang] với dấu thứ 3: /dăng/) Đăng = đu đưa => dang {4} (với thanh điệu thứ 4: /dàng/. Dấu (~) = thanh điệu Hán thứ 4) Đảo = island => dao {3} (thanh điệu thứ 3: /dăo/. Dấu (?)= thanh điệu thứ 3, tiếng Hán) Tĩnh = yên tĩnh => jing {4} (thanh điệu thứ 4: /j́ng/) Vơng mạc = wang {4} mo {2} (/wàng/ thanh điệu 4 cho /vơng/ {~})
Thế nhưng, có nhiều ‘ngoại lệ’: Đổ = bịt, lấp, chắn => du {3} (thanh điệu 3) Đỗ = ngăn chặn, bịt => du {4} (thanh điệu 4) [Đổ] hay [Đỗ] mang một âm, có thể mang cùng nghĩa [6], nhưng có hai thanh điệu, tiếng Hán lẫn Việt. Vơng (cái vơng) = wang {3} chuang {2} (/wăng/ thanh điệu 3 cho /vơng/ {~}, chứ không phải thanh điệu 4 như từ Hán quan thoại cho [vơng mạc] phía trên)
Các ngoại lệ khác: Thũng = sưng, phù => zhong {3} (thanh điệu 3. Đáng lẽ ra: thanh điệu 4 - dùng với (~)) Chủng = chủng tộc => zhong {3} (thanh điệu 3. [Zhong] một thanh điệu 3 phía Hán, nhưng hai thanh điệu, một ? (‘chủng’) một ~ (‘thũng’), trong tiếng Việt) Nhũ = vú => ru {3} (thanh điệu 3. Tức dấu ngă (~) của /nhũ/ đă không dựa vào thanh 4) Măi = mua => mai {3} (dấu (~) lại đi với thanh điệu 3)
Đối với luật thanh điệu tiếng Việt – thông thường liên kết với từ Việt gốc Hán:
Hải (Hán) => biển (Việt) nhuần nhuyễn => {nhuần}, dấu huyền, đi với {nhuyễn}, dấu ngă cỡi => kỵ ([kỵ] là dạng Hán quốc ngữ của [cỡi]) dấu nặng đi với {~}. trễ (Việt) = muộn :=: văn (Hán) => dấu (~) đi với {dấu nặng .} sửa (chữa) => tu (tu bổ) => dấu {?} sánh với [tu] không dấu
Nhưng vẫn có đầy dẫy ngoại lệ:
rủ => dụ (Hán) => dấu {?} đi với {.} miếu => miễu => dấu sắc đi đôi với {~} nỏ (cung nỏ) => nỗ ngẩng, ngửng => ngưỡng tiện (máy tiện) = tiển (Hán: xi {3} ) (dấu nặng đi với {?}) kéo = tiễn (Hán: jian {3} ) (dấu sắc đi với {~}) vú = nhũ (Hán: ru {3} ) (dấu sắc Việt đi với dấu ngă Hán-quốc-ngữ) rượu = tửu (Hán: jiu {3} ) (dấu nặng sánh với dấu hỏi)
Bây giờ, xin quan sát các âm cuối.
Trước hết để ư, có một số âm cuối, bên quan thoại pinyin mang âm /ng/ nhưng bên tiếng Việt âm /nh/: Gang linG (qt) => cương lĩnH (V) Cong minG => thông minH Ju xing => cử hànH Sheng => sinH Cheng => thành, v.v.
Đa số những âm cuối khác đều thuần nhất giữa quan thoại pinyin và quốc ngữ: Chun bei => chuẩn bị (âm cuối /n/ giống nhau giữa quan thoại và quốc ngữ) Zhong zu => chủng tộc ([chủng] và [zhong] có âm cuối /ng/ như nhau) Yang => dương Hen => hận Shen => thân Men => môn
Nhưng vẫn có ngoại lệ: Deng => đăng => sang Việt ngữ bị lột mất /g/: đèn
Một số âm cuối /c/ hoặc /t/ tiếng Việt, lại vắng bóng bên phía quan thoại: Yang jí => dương cựC (bên quan thoại /ji/ không có ‘c’ hoặc ‘k’ ở cuối) Ji li => cực lực Yao => dược (thuốc) Zhu => chúc Chou di => thù địch Shuo => thuyết (nói) (bên quan thoại pinyin không có /t/ ở cuối) Zu => tốt (= chốt, quân cờ) Yue => duyệt Da => đạt Mie => diệt
Nhưng kiểm chứng với phát âm Hải Nam sẽ cho thấy âm cuối, đặc biệt /t/, của tiếng Việt mang nặng ảnh hưởng Hải Nam : Dat (HN) => đạt (V) Miet (hn) => Diệt (V)
Và âm cuối /c/ hay /ch/ tiếng Việt chịu ảnh hưởng âm cuối /k/ của tiếng Quảng Đông: Lik (qđ) => lực Yeuk (qđ) => dược Tik (qđ) => địch
Thanh điệu những từ thuần Nôm
Luật ‘Không sắc hỏi & ngă nặng huyền’ thường cũng áp dụng vào những từ ‘thuần Nôm’. Không dấu, dấu sắc và dấu hỏi được xếp vào nhóm có ‘thinh bổng’. Dấu ngă, dấu nặng và dấu huyền thuộc nhóm ‘thinh trầm’. Đặc biệt qua loạt bài này chúng ta đă thấy nhiều từ, trước đến giờ vẫn thường tưởng thuần Nôm, nhưng thật ra không Nôm na chút nào. Chúng có thể xuất phát từ những phát âm địa phương của tiếng Tàu. Thí dụ: [Giàu] là một phương âm của [Nhiêu]. [Rượu] một lối phát âm của {jiu}, hay [Tửu] (tức /Tjiu/ kiểu Phúc Kiến) thu gọn bớt âm /T/. [Vốn] nguyên thủy phát âm như /bốn/ hay /Bổn/, trong [tư bổn]. Do đó khi nói đến thuần Nôm, chúng ta tạm nhận như thuần Nôm, nhưng với sự dè dặt thường lệ.
Theo qui luật ‘hỏi và sắc, ngang (không dấu)’ – c̣n gọi là ‘thinh bổng’ [7], những từ cùng nghĩa, hoặc cùng gốc, sẽ có dấu này hay dấu kia, nhưng nếu thuộc vào ‘thinh bổng’ sẽ phù hợp, thuần nhất với nhau với nhau, tức ‘thinh bổng’ sẽ hoà hợp với ‘thinh bổng’: Búa => bửa; lén => lẻn; rải => rưới; thế => thể lảng => lửng; nhỉ => rỉ; tỏa => tủa; khi dể => coi rẻ; tủi => mủi cản => can; chẳng => chăng; nhủi => chui; quăng => quẳng; nghỉ => nghỉ ngơi
Qui luật ‘ngă - nặng - huyền’ – c̣n được gọi ‘thinh trầm’ [7] cũng vậy. Các từ tương đương, hoặc mang cùng nghĩa, hay láy âm, thuộc ‘thinh trầm’, đều dùng hoặc dấu này, hoặc dấu kia, nhưng thuộc ‘thinh trầm’ với nhau: Cũng => cùng; dẫu => đă; bơ => bù; đầy => dẫy; ngỡ => ngờ Bă => ră; bẽn-lẽn => trẽn; dơi => rơi; giễu => riễu; ũi => nhũi chẵn => trọn; lưỡi => lợi; đậu => đỗ; nghĩ => nghĩ ngợi
Nhưng vẫn có rất nhiều ngọai lệ: Gơ => khỏ; hơm => (sâu) hóm; kẻ => gă; (thuộc) làu (ḷng) => lảu; ngơ => ngả; té => ngă; lơm => lóm; mặn => mẳn; quăng => khoảng; rải => văi; rơ => tỏ; v.v.
Ngay cả với những từ mang âm đôi: Dí dỏm; giỏi giang; ăn năn; lẵng nhẵng; lổng chổng; bẽn lẽn; hể hả; nể nang; sẵn sàng Cũng có nhiều ngoại lệ, đánh dấu theo riêng từng từ [7]: bằng phẳng; chia rẽ; cú rũ; chồm hổm; đầy đủ; lẳng lặng; ủ rũ; kiêng cữ; riêng rẽ; dở lỡ; khe khẽ; bền bỉ; giăy nảy; ngoan ngoăn; lảng xẹt; thung lũng; trễ nải; vỏn vẹn; ḿnh mẩy; mềm rủn = mềm nhũn; … Một phần do ở mỗi từ có gốc gác khác nhau, một phần theo qui luật về ‘thanh điệu trầm bổng’ của mỗi một phụ âm hay nguyên âm (xem [7]).
Một hai từ cần được quan sát kỹ hơn.
8 triệu rưởi, với [rưởi] mang dấu hỏi. 8 rưỡi, với [rưỡi] mang dấu ngă. [Rưởi] mang nghĩa [half] trong tiếng Anh. Một nửa. Đây là một thứ từ ‘đặc biệt’ Nôm na. Từ điển Lê Ngọc Trụ [7] có ghi ‘rưởi’ khi mang dấu hỏi, khi viết như ‘rưỡi’ với dấu ngă: Rưởi (n) Phân nửa, số trên một trăm: ngàn rưởi; trăm rưởi; thiên rưởi; … Rưỡi (n) (dùng với danh từ) nửa phần: cắc rưỡi; cân rưỡi; chục rưỡi; đồng rưỡi; ngày rưỡi; tiền rưỡi; làm bằng rưỡi.
Tương tự, theo từ điển Chính Tả Việt Ngữ của Nguyễn Dương Chi [10]: rưởi (như rưỡi, thường dùng sau số đơn vị hàng trăm trở lên): trăm rưởi; ngàn rưởi; tỷ rưởi. rưỡi (một nửa của đơn vị): một ngày rưỡi; một tháng rưỡi; một năm rưỡi; hai tháng rưỡi; một đồng rưỡi; năm giờ rưỡi; ba rưỡi; cân rưỡi; xu rưỡi; tăng lên gấp rưỡi.
So với tiếng Tàu, ít khi họ dùng ‘rưởi’ tùm lum hết cho các con số. Thí dụ: Một vạn rưởi (15000), tiếng quan thoại và Hải Nam gọi: Một vạn năm ngh́n [8]. Chỉ có Triều Châu có thể gọi như kiểu An-Nam: Một vạn rưởi = 15000. {Rưởĩ} tiếng Triều Châu đọc /Ngậu/. Tức đối với đa số phương ngữ Tàu, chỉ dùng [bán] tức [1/2] tức [rưỡi] cho những con số dưới 100. Thí dụ: 35½ = ba mươi lăm rưỡi. C̣n 150, họ thường gọi: một trăm năm chục, chứ không gọi ‘một trăm bán’, hay ‘một trăm rưởi’, như kiểu Việt. Bởi rất lộn xộn: Một trăm rửỡi (yi bai ban - nhất bách bán) có thể là 100.5 và cũng có thể, 150. Một triệu rưởi, người Hoa gọi: Một trăm năm chục vạn [12]. Họ không có từ tương đương cho ‘triệu’. Đó có thể lư do tiền nhân, thời ‘hậu quốc ngữ, hậu Nôm na’, đă sáng tác ra phân biệt {?} và {~} cho âm {rữởi}.
[Rưởi / Rưỡi] xuất phát từ đâu? Có lẽ từ tiếng Mă Lai: sepaRUH, phiên âm gần như s’paROOH, với âm cuối giống như /Rửỡi/. Chắc chắn tiếng Mă lai không có phân biệt dấu hỏi dấu ngă, hay thanh điệu của họ, trong phần /Rooh/ như tiếng Việt. Nhưng họ cũng có thói quen dùng /s’parooh/ tức [rửỡi] cho ‘1 triệu rưởi’ như tiếng Việt, tiếng Anh (one and a half million dollars). Chứ không loại ra ngoài những số đếm trên 100 như tiếng Hoa hiện đại.
Ngoài ra tiếng Mường cũng có vẻ không phân biệt thanh điệu /rưởi/ hay /rưỡi/: [Rửỡi] người Mường phát âm như /Rưới/ và chỉ có /rưới/ mà thôi [9]: Môch cân rưới nhúc ha chăng ăn hết no: Một cân rưỡi thịt chúng ta chẳng ăn hết đâu Cải xe nả mua tiểnh pa tliễu rưới: Cái xe nó mua đến ba triệu rưỡi (theo [9] vẫn dấu {~})
Có thể để ư đến hai điểm:
Như vậy, ta thấy qua câu chuyện hỏi-ngă cho {rửỡi}, phân biệt hỏi ngă có vẻ rất ‘nhân tạo’ phát triển khá mănh liệt sau khi quốc ngữ được hoàn chỉnh vào giữa thế kỷ 19. Phát triển bởi những nhà Nho ở buổi tân trào, học chữ Hán qua môi trường quốc ngữ. Chứ rất khó hiện diện trong môi trường chữ Nôm.
Xin xem tiếp ‘ngả’ và ‘ngă.
‘Ngă sáu’ hoặc ‘Ngă ba’, [ngă] mang dấu ngă. Nhưng, ‘sáu ngả’, ‘ba ngả’, [ngả] đánh dấu hỏi. Từ điển Nguyễn Dương Chi [10] ghi:
Theo tự-vị Lê Ngọc Trụ [7]:
Câu chuyện ‘Ngă’ hay ‘Ngả’ (có thể xuất phát từ tiếng Mă Lai: ‘aRah’), như ‘rửỡi’ phía trên, sẽ cho thấy rơ, mẹo luật hỏi ngă phát triển theo dạng ‘Hán quốc ngữ’, chứ không theo quy luật thinh trầm bổng của tiếng Hoa.
Trước hết, tại sao ‘ngả’ chỉ ‘ngả đường’, đi theo sau số đếm, như ‘sáu ngả’, lại mang dấu hỏi. Rất lộn xộn và không thuần nhất. ‘Ngả’ dấu hỏi, bởi có lẽ ‘ngả’ liên hệ đến những từ mang thinh ‘bổng’: ngả => nẻo, ngả => hướng, ngả => lối. Nhưng cũng không được hoàn toàn như vậy. Bởi hai lư do. Thứ nhất, có một từ khác thường hoán chuyển qua lại với ‘Ngả’ nhưng mang dấu ngă {~}: NGƠ. Mặc dù, nghĩa của ‘ngơ’ hơi khác một chút: ngơ = một lối đi hơi hẹp (ngơ hẻm); lối đi ngoài đường vào nhà, v.v. Thứ hai, ‘ngả’ với phụ âm /ng/ thuộc loại phụ âm mang thinh trọc, tức thinh trầm [7], thông thường mang dấu {~}. Nhưng ‘ngả’ lại mang dấu hỏi {?}.
Nếu đối chiếu trực tiếp với những từ tương đương theo pinyin quan thoại, ta sẽ thấy: Ngả = fang xiang [11] = phương hướng. {Xiang} mang thanh điệu thứ 4, thông thường ‘ngả’ sẽ mang dấu {~}. Thế nhưng chuyển sang ‘Hán quốc ngữ’ {xiang} mang dấu sắc: {Hướng} => thiên về ‘bổng’ => ‘ngả’ mang dấu hỏi. Rất lộn xộn, bởi ‘Hán quốc ngữ’ tự ư cho thanh điệu không thuần nhất với tiếng Hán kiểu quan thoại.
Trong khi đó, ‘Ngă’ như trong ‘ngă sáu’, mang dấu ngă {~} có vẻ cũng bị lộn xộn như ‘ngả’:
Theo từ điển Hán Việt [11]: Ngă = cha {4} kou {3} = sá khẩu. {Cha} mang thanh điệu số 4 quan thoại => dấu {~} bên phía tiếng Việt. Nhưng, khổ nỗi tiếng ‘Hán quốc ngữ’ của {Cha} là [sá], lại thuộc thinh ‘bổng’. ‘Bổng’ => dấu sắc. ‘Phân thiết’ [sá] cũng cho kết quả tương tự: [sá] = [phân] + [sơn], cả hai thuộc ‘thinh bổng’. [Khẩu] trong [sá khẩu] cũng thuộc thinh bổng. Do đó ‘ngả’ phải đánh dấu ‘hỏi’. Thêm một phiền toái, phụ âm /NG/ như phía trên, thuộc thinh ‘trọc’ thường kèm theo dấu {~}.
Nếu đối chiếu với từ ‘thuần Nôm’ tiêu biểu cho ‘Ngă’, vẫn không giải quyết được ǵ hết: Ngă = Chỗ (có nhiều đường rẽ) => ‘Ngă’ dấu {~} đi với ‘Chỗ’ củng dấu {~}. Nhưng: Ngă = Nơi (có chia ra nhiều lối đi) => ‘Ngă’ dấu {~}, thinh trầm lại tương phản ‘Nơi’, dấu ngang thuộc thinh bổng.
Tương tự, từ điển Mường-Việt [9] cho biết tiếng Mường chỉ dùng [ngá] với dấu sắc cho cả hai [ngă ba] và [ba ngả]. Đọc tự-vị Lê Ngọc Trụ [7] ta sẽ thấy những mẹo luật hỏi ngă tùy thuộc vào:
+ {Trưởng thành} xuất từ {cheng chang}, pinyin => /tr/ trong {trưởng} hoàn toàn một âm mới của ‘Hán quốc ngữ’ (xem các bài trước, đặc biệt bài 4: Châu Nhuận Phát). Tiền nhân phát âm theo Hán Nôm: /cheng chang/, đảo ngược vị trí tiếng Hoa /chang cheng/. Và ngày nay, người phía Bắc và các ca-sĩ tân nhạc vẫn giữ nguyên: /tchưởng thành/ hay /tjưởng thành/. /Trưởng/ thuộc phía ‘trọc’ (dấu ngă). Nhưng /tjưởng/ hay /tchưởng/, dựa vào âm /ch/, lại nghiêng về phía ‘bổng’ (dấu hỏi). + Thời chữ Nôm, đặc biệt rất khó phân biệt một số phụ âm. Thí dụ: giữa /t/ và /đ/, hay giữa /p/ và /b/. Thử phát âm /toàn/ và /đoàn/, sẽ thấy vị trí môi, họng và lưỡi gần như nhau. ‘Đặng Tiểu B́nh’ mang hai lối phiên âm khác nhau, một dùng /T/ một dùng /Đ/: [Teng Hsiao Ping] theo Wade-Giles, và [Deng Xiao Ping] theo pinyin. Âm /T/ thuộc ‘thinh bổng’ trong khi /Đ/ thuộc ‘thinh trầm’. Âm /P/ cũng thuộc ‘bổng’, trong khi /B/ thuộc trầm. Âm thật sự Hán hay Nôm nằm đâu ở giữa /T/ và /Đ/. Ở giữa /P/ và /B/.
Theo thiển ư, mẹo luật hỏi-ngă không hiện diện trong thời chữ Nôm. Nếu có, nó chỉ theo thanh điệu của những từ mang gốc Hán. Và rất bàng bạc mơ hồ, bởi đa số những người xử dụng nó không biết ǵ đến mẹo luật tiếng Hán, và mù tuồng chữ Nôm. Những mẹo luật hỏi-ngă đó đă được phát triển trong ṿng thế kỷ 19, vào khoảng từ điển của Taberd ra đời (1838), và sau khi quốc ngữ đă làm chủ t́nh h́nh ngôn ngữ nước Nam. Tức được phát triển bởi những vị như Abel des Michels, J.L. Taberd, rồi được sự đóng góp của rất nhiều nhà ‘Nho’ An-nam theo tân học, trong đó có Húnh Tịnh Của [16], Petrus Kư, Trương Minh Kư [17], … Rồi tiếp theo bằng những phong trào truyền bá quốc ngữ, như Đông Kinh Nghĩa Thục. Hoặc những công tŕnh nghiên cứu về thanh điệu, có rất nhiều trong khoảng thời gian 1912 đến 1940 [24]. Đa số những vị này thuộc thế hệ đầu tiên học chữ Hán, chữ Nôm qua mội trường của quốc ngữ. Phát triển của phân biệt hỏi-ngă đă đi theo sát biến dạng của tiếng Hoa thời chữ Nôm, sang qua dạng mới bằng Hán-quốc-ngữ, kư âm theo a-b-c. Dựa hoàn toàn trên Hán-quốc-ngữ nó có vẻ rất khoa học. Nhưng:
Phần kế tiếp sẽ cho thấy, qua những dẫn chứng khác nhau, trong thời chữ Nôm phân biệt hỏi-ngă và các âm cuối rất lỏng lẻo, chứ không rơ như kiểu người phía Bắc hiện nay.
Hỏi-ngă, và ‘an’, ‘ang’, ‘ac’, ‘at’, …
Đại khái, chúng ta có thể hiểu rơ hơn vấn đề phân biệt âm cuối và hỏi-ngă trong thời Nôm (na) bằng thí dụ sau.
Có lần người viết than phiền với một ông bạn thân: ‘Bạn cứ viết bừa băi, dùng bút hiệu của tôi, sẽ làm mất tiếng tôi hết.” Ông bạn đó đáp ngay: ‘Bạn có tiếng đâu mà mất’.
Chữ Nôm cũng vậy. Chữ Nôm đă không biết đến a-b-c, hoặc dấu hỏi dấu ngă, th́ chữ Nôm, trong cách phát âm, cũng không phân biệt được rơ rệt các âm cuối hay các từ đánh dấu hỏi-ngă, theo chữ quốc ngữ, như lối phát âm của đa số người phía Bắc hiện nay.
Từ điểm đặc trưng nhưng rất giản đơn này - người ta sẽ dễ dàng suy đoán ra: Cách phân biệt âm dấu hỏi {?} ngă {~}, và một loạt các âm cuối như au, ao, an, ang, ac, at,… tại hầu hết các khu vực phía Bắc chính yếu do ở tác động của quốc ngữ. Đặc biệt do ở một số Thầy hoặc ‘biệt phái’ đi truyền giáo ở phía Bắc, hoặc do nhà cầm quyền Pháp gởi đến, hoặc các vị thuộc giới sĩ phu tiến bộ (như Đông Kinh Nghĩa Thục), thích nhấn mạnh về các điểm cải biến này, hơn các Thầy phía Nam. Hoặc do một dụng ư nào đó, hoặc do ở thiếu thốn phương tiện liên lạc thông tin giữa các Thầy ở hai phiá Bắc và Nam . Theo thiển ư, nó chỉ được phát triển vào khoảng giữa thế kỷ 19 trở đi, tức lúc người Pháp bắt đầu đánh chiếm các tỉnh Nam Kỳ. Cho đến lúc người Pháp ra nghị định thúc bách việc học tập chữ quốc ngữ đối với mọi tầng lớp quần chúng. Cũng cùng lúc giới sĩ phu tiến bộ khởi động chương tŕnh truyền bá quốc ngữ, với mục đích canh tân xứ sở. Rồi tiếp theo bằng những cuộc nghiên cứu hệ thống chữ nghĩa mới của người nước Nam, do chính các nhà ‘Nho-quốc-ngữ’ thực hiện vào khoảng đầu thế kỷ 20.
Dẫn chứng 1:
Dẫn chứng 2:
Mặc dù tiền nhân từ xưa vẫn nói tiếng Nôm, tức tiếng nước Nam, nhưng chữ Nôm đối với đa số người An-nam vẫn là thứ chữ viết chỉ dành riêng cho giới sĩ phu, khoa bảng. Phức tạp và lộn xộn hơn cả tiếng Hán. Nhưng chữ Nôm, đối với giới hành chánh và khoa bảng, vẫn thường trực chỉ là một ‘sinh ngữ’ thứ hai. Một thứ tiếng rất tầm thường, không hề được trân trọng, nghiên cứu. Những dấu hỏi ngă, sắc nặng huyền cũng đều không có kư âm trên chữ Nôm - một thứ chữ (nhận dạng, đọc và viết) có thể nói 90% dân số không biết đến.
Phân biệt hỏi ngă thường xuyên lẫn lộn với nhau. Lật quyển tự điển chữ Nôm [14] ta sẽ thấy rất rơ. Thí dụ:
Cũng có thể kiểm chứng với các từ tương đương của dân tộc ít người [9], [15]:
Nhưng cũng có ngoại lệ [9]:
Đặc biệt tiếng Mường, do các nhà ngôn ngữ Việt Nam kư âm, có mang âm cuối /l/, thường thường thay cho /i/ tiếng Việt:
Như tiếng Mă Lai, cũng có âm /l/ ở cuối từ, nhất là những từ vay mượn Tây phương: beskal (xe đạp), botol (chai nước), konsol (lănh sự), mahal (thân mến), tinggal (ở lại), kecil (nhỏ).
Dẫn chứng 3:
Kiểm chứng bằng lối đánh vần chữ Nôm [14] như sau sẽ cho biết chữ Nôm không phân biệt các âm cuối, /an/ và /ang/, /ác/ và /át/, /ao/ và /au/, như kiểu quốc ngữ:
Đặc biệt, để ư [báu] như trong [ngọc ngà châu báu]. [Báu] có biến âm [bửu] (xem bài 3), và cũng thường được viết [bảo], với âm /o/ ở cuối. Tra từ điển chữ Hoa, [báu], [bửu] và [bảo] đều có cùng chung một dạng tự trong tiếng Hán [18]. Nhưng lại dùng âm cuối /u/ và /o/ khác nhau. Đối với phân biệt âm cuối /t/ và /c/, để ư: [Mắc] => [đắt] => tiếng Mường [mắt]. Và [được] cũng có thể nói tương đương với [đạt]. Âm cuối /t/ và /c/ lẫn lộn với nhau.
Kiểm chứng với ngôn ngữ người dân tộc [19], [9]:
Kiểm chứng lối đánh vần chữ Nôm và ngôn ngữ người dân tộc, đă cho thấy giống như phân biệt âm hỏi-ngă, phân biệt các âm cuối kiểu an-ang, ác-át, ao-au thật sự chỉ xuất hiện với chữ quốc ngữ. Vào thời chữ Nôm, những phân biệt này rất khó xảy ra, hoặc nếu có không được rơ rệt, bởi tiếng Nôm hoàn toàn không có kư âm theo lối a-b-c.
Dẫn chứng 4:
Xin thử t́m hiểu các âm cuối từ trong tiếng Tàu, một ngôn ngữ vẫn không cần đến a-b-c. Trước hết xin để ư, cho cùng một thứ âm cuối, nhưng nếu dùng một thứ nguyên âm nào đó, những người có thói quen không phân biệt âm cuối, vẫn phân biệt được như thường. Thí dụ:
Tiếng Tàu cũng y như vậy. Có đàm thoại hay nghe một người Hoa phát âm những từ sau đây chúng ta sẽ thấy họ không phân biệt các âm cuối đó bởi tiếng Tàu không có dùng a-b-c và gần như không có người Tàu nào đi học tiếng Tàu sau khi học ráp vần a-b-c, và học phiên âm pinyin trước. Hoặc nếu có, khi xử dụng tiếng Tàu, phản xạ của họ khi nghĩ đến lối viết từng từ không qua môi trường trung gian a-b-c của pinyin.
Ta sẽ thấy người Tàu chỉ phân biệt một cách đại khái, theo kiểu người Việt phía Nam phân biệt âm cuối quốc ngữ, một số lớn các từ như sau:
Nhưng cũng giống như tiếng Việt, tùy theo loại nguyên âm đi trước, người Hoa tuy thường không phân biệt âm cuối, vẫn cho thấy họ có thể phân biệt như thường:
Tức trong môi trường Nôm xưa, có và không có phân biệt các âm cuối. Người dân tộc và người phía Nam phân biệt ra sao th́ người An-nam cả nước đă từng phân biệt một cách chọn lọc và không rơ rệt như vậy, trong suốt thời chữ Nôm.
Dẫn chứng 5:
Sau đây xin thử quan sát các quy tắc hỏi-ngă phát triển bởi nhiều học giả Việt Nam , từ cuối thế kỷ 19. Trước hết để ư đối với các học giả này, tiếng Hán có 4 thanh điệu: B́nh, thượng, khứ, nhập [7]. Tức họ đă chọn thanh điệu của tiếng Quan thoại làm chuẩn chứ không phải các phương âm ‘lô-cal’ khác như quảng đông, phúc kiến, v.v.
Xin nhắc lại, tiếng Hán Việt, được gọi ‘Hán quốc ngữ’ trong loạt bài này, chính thật là phiên âm của phiên âm. Phiên âm bằng một bộ chữ mới (quốc ngữ) dựa trên a-b-c, của một chuyển âm, đa số tổng hợp, từ các thứ tiếng Hán từ bên Tàu. Thí dụ: [Chuẩn bị] phiên âm từ một lối đọc Nôm. Lối đọc Nôm này lại chuyển âm, chút chút, từ /Chun bei/ của quan thoại. [Lực] phiên âm từ một phát âm Hán-Nôm, và phát âm Hán-Nôm này nhại một âm quảng đông: /Lik/. Tức luôn luôn ‘Hán-Việt’ mang tính chất ‘tam sao thất bổn’. Và sự phân định các thanh điệu đă dựa vào thứ ‘Hán-Việt’ đó.
Lê Ngọc Trụ [7] sơ lược về mẹo luật hỏi ngă đối với các từ ‘Hán-Việt’ ngày nay. Trước hết, các nguyên âm đều mang ‘thinh bổng’ (0, sắc, ?). Các ‘hữu âm’ như /m/, /n/, /ng/, /nh/ và /l/ đều mang ‘thinh trầm’ (~, nặng, huyền). Thêm vào đó, ‘dấu’ của một từ Hán Việt sẽ tuỳ thuộc vào ‘thinh’ của từ nằm bên trái. Thí dụ:
kỷ (mấy) = cư + lỹ (từ điển Khang Hi) => thinh bổng tùy vào thinh của [cư] kỹ (khéo) = cự + ỷ => thinh trầm theo [cự]
đổ (đánh bạc) = đổng + ngũ => dấu hỏi theo [đổng] Đỗ (họ Đỗ) = động + ngũ => thinh trầm theo [động]
Từ [7], có thể để ư hai điểm:
Khứ = khưu + cứ => [Khưu] quy định [khứ] sẽ có thinh bổng. Nhưng dấu sắc hay hỏi tùy vào vận của từ thứ nh́, ‘cứ’. ‘… Thay vào chữ ‘cư’ hay ‘cừ’ (b́nh thinh) th́ chữ đương-sự phải đọc là ‘khư’; thay vào bằng chữ ‘cử’ hay ‘cữ’ (nếu có chữ ‘cữ’, thượng thinh) th́ chữ đương-sự phải đọc là ‘khử’, chớ không c̣n là ‘khứ’ được nữa’ (Trúc Khê, báo Nước Nam, số 107, 1941). Như vậy rất rơ, thanh điệu (lối đánh dấu) các từ Hán Việt được phát triển một cách ‘nhân tạo’ - dựa vào sự hiểu biết rất uyên bác của các học giả Việt, đối với tiếng Hán Việt. Nhưng khổ nỗi các học giả Việt đă quên mất tiếng Hán Việt chỉ là một thứ phiên âm - bằng quốc ngữ dựa trên a-b-c - của chuyển âm, chứa đựng rất nhiều sai lệch với âm Hán nguyên thủy. Dựa vào trích dẫn trên, người ta cũng có thể thấy lối đánh dấu hoặc dàn xếp thanh điệu trên rất nhiều từ, ở thời buổi ban đầu, không phải dựa trên phát âm người bản địa nhưng lại dựa vào những mẹo luật rút tỉa từ lối ‘tầm nguyên’ các từ gốc Hán, viết ra và đọc dưới dạng Hán-quốc-ngữ.
Thí dụ về ‘Tửu’, ‘Nhũ’ và ‘Nga’, sau đây sẽ làm sáng tỏ vấn đề. [Tửu] => rượu (V); răo (M). [Nhũ] => vú (xưa đọc /bú/). [Nga] => ngỗng, ngang
[Tửu]: các Thầy đă kư âm từ /Tjiu/ của phương âm Phúc Kiến. Theo lối ‘phiên thiết’ ghi ở phía trên: [Tửu] = {Thủy + Tù}. /Thủy/ đưa thinh ‘dấu hỏi’ cho [Tửu]. /Tù/ đưa âm vận /T/ cho [Tửu]. Nhưng các Thầy quên đa số các phương âm khác tiếng Tàu cho ‘rượu’ lại bắt đầu bằng âm /J/. Điển h́nh: /Jiu/ của quan thoại – mang thanh thứ 3, ‘khứ thinh’, tương đương dấu ‘hỏi’, tức thinh bổng của tiếng Việt . Và chính /Jiu/ đă sản xuất ra /Jượu/ hay /Rượu/ mà các học giả vẫn lầm … thuần Nôm. Nhưng /Rượu/ hay /Răo/ tiếng Mường lại thuộc thinh trầm. ‘Tửu’ thuộc thinh bổng. Tức [rượu] trong lúc kư âm đầu tiên đáng lẽ phải được kư âm như /rướu/ mới thuần nhất với [tửu]. Một khi ta đă quen với [rướu] hay [rưởu] rồi, kư âm cho tiếng Mường phải là [rảo] chứ không phải [răo], dấu ngă. Như vậy [tửu] và [rượu] đều phiên âm Hán ngữ theo hai thứ phương âm khác nhau. Nhưng v́ thiếu kiểm chứng, và lầm [rượu] một từ thuần Nôm, các bậc học giả thuở ban đầu đă trao cho mỗi từ một thứ thinh tương phản với nhau. Một cảnh tréo cẳng ngỗng, cho biết các mẹo luật hỏi ngă của các học giả xa xưa đă bị rung rinh ngay từ đáy ly rượu. [21].
[Nhũ]: tiếng quan thoại là /ru/ với thanh thứ 3. Tiếng quảng đông thời đầu thế kỷ 20 [20] ghi phát âm như /nyan/ và cho nghĩa: [bú], như một động từ. Hiện nay tiếng Quảng Đông cải biến và phát âm như: /Yu/, mang thanh tương đương với thanh số 3 của quan thoại. [Vú] theo đánh vần chữ Nôm: [Vú] = {Nhũ + Bố} - dựa âm trên /Bố/, tức thời Nôm phát âm /Bú/ hay /Byú/. Âm tiếng Mường: [Pủ]. Tiếng Palaung, Riang: [Bu]. Tức bên phía Nôm na, [Vú] có thinh bổng. Bên phía Hán, [Nhũ] viết với hai bộ phận, với bộ phận định đoạt thinh nằm bên trái: /Fú/ với thinh 2 (thượng). Thông thường thinh 2 tương đương dấu huyền tiếng Việt: /Phù/. Thêm vào đó, [Nhũ] bắt đầu bằng /N/ thuộc thinh trầm, nên [Nhũ] phải mang dấu ngă. Nhưng, tiền nhân lại quên rằng [Vú] có âm cũ thời Nôm là /Byú/ hay /Bú/, thinh bổng. Và /Byú/ lại xuất phát từ /Nhũ/ cũng y như [Tửu] tiếng Hán thật đă sinh ra [rượu]. Tức [Bú] và [Nhũ] (thật ra /Nyu/ => /Yu/ => /Byu/ => /Bu/ => /Vú/) chỉ là hai mặt của một đồng tiền. Hoặc tuy hai, nhưng chỉ cùng 1 bộ phận. Một thứ từ Hán cùng gốc. [Nhũ] và [Vú] chỉ là hai cách phiên âm khác nhau của một từ Hán: /Yu/ theo lối phát âm quảng đông. Nhưng [Nhũ] được mang tiếng ‘Hán Việt’, và [Vú] hiểu sai lầm là thuần Nôm. Một mang thinh trầm, một mang thinh bổng. Mẹo luật hỏi ngă của tiền nhân đă mang nặng mâu thuẫn, ngay từ giọt sữa ban đầu [21].
[Nga]: tiếng quan thoại /é/ có thanh thứ 2, thường tương đương dấu huyền tiếng Việt. [Nga] mang nghĩa ‘con ngỗng’ (dấu ngă). Đây cũng một ngoại lệ kỳ dị của quy tắc hỏi ngă do các nhà Nho ‘Tây’ và Việt phát triển vào cuối thế kỷ 19. Tương đương với /é/ trong quan thoại, đáng lẽ /Nga/ phải mang dấu huyền: [Ngà], hay dấu ngă: [Ngă]. Nhưng [Ngà] đă được dùng để chỉ [ngà voi] cũng xuất phát từ /ya/ y như /Nha/ dùng cho [răng]. Và [Ngă] dùng để chỉ [tôi], xuất phát từ [wa]. Quảng đông gọi /Ngộ/, thinh trầm nên dấu ngă: [Ngă]. [Nga] chỉ [ngỗng] thật kỳ. [Nga] thinh bổng phía Hán, lại tương đương với [ngỗng] thinh trầm, phía quốc ngữ. Và [Nga] thật ra không phải âm từ Hán phía bắc (quan thoại) mà lại một âm thuần quảng đông: /Ngoh/, âm ngang. Hiện tượng tréo cẳng ngỗng: Âm [Nga] ‘Hán Việt’ theo thinh bổng của quảng đông [NgOh]. Nhưng âm mệnh danh ‘Nôm’ [ngỗng] lại theo thinh trầm của quan thoại [22]. Hiện tượng [Nga] rất kỳ dị nếu chiết tự: [Nga] = {Ngă + điểu} (tôi + chim). Bởi nếu theo luật hỏi ngă ghi phía trên, thinh của [Nga] phải phản ánh từ bên trái tức [Ngă], thinh trầm. [Nga] phải mang dấu ngă, huyền hay nặng. Nhưng không. [Ngỗng] một từ mang danh nôm na, lại phải chịu thinh trầm, với dấu ngă.
*
Qua những dẫn chứng phía trên, chúng ta thấy những thiếu thốn phân biệt về hỏi ngă; và phân biệt chọn lọc hoặc thiếu rơ rệt các âm cuối an-ang, ac-at, ao-au, thật sự đă hiện diện ngay tại miền đất nguyên thủy của nước Nam, tức ở Bắc Bộ ngày nay - trước khi chữ quốc ngữ tràn ngập vào khoảng cuối thế kỷ 19, sang thế kỷ 20. Nói cách khác, đa số phát âm của người phía Nam ngày nay đă từng là lối phát âm của Bắc Hà, và của đàng Trong lẫn đàng Ngoài - trước thế kỷ 18.
Như vậy, có thể nào biến đổi về phát âm có thể xảy ra trong ṿng vài chục năm hay không? Nói cách khác, việc người phía Bắc phân biệt rơ rệt âm dấu hỏi {?} và ngă {~} cùng các âm cuối có cách nào xảy ra trong ṿng nửa thế kỷ hay không? Tức từ khoảng 1880 đến 1930. Xin trả lời: CÓ.
Dẫn chứng biến đổi phát âm Quảng Đông sau đây sẽ hỗ trợ cho luận cứ này.
Từ điển tiếng Quảng Đông của Roy T. Cowles
Trong lúc bắt đầu viết loạt bài này, người viết thấy tốn khá nhiều th́ giờ tra cứu tiếng Quảng Đông từ một quyển từ điển dày b́a cứng sẵn có. Bởi lối phiên âm của từ điển hơi lạ. Thí dụ: /Zhou/ của pinyin có thể viết theo quảng đông: /jeo/. Không biết âm /eo/ đâu mà ṃ. T́m mua một quyển từ điển khác, loại bỏ túi. Tiện lợi hơn, bởi ở phần cuối có mục lục bằng Anh ngữ cho từng từ. Tác giả là Roy T. Cowles [20]. Dùng qua một thời gian, mới bắt đầu phát hiện có một số phát âm rất khác với nhiều từ điển hay sách vở hiện đại dạy đàm thoại về tiếng Quảng đông. Vào một dịp t́nh cờ khác, mới phát hiện được quyển sách được ấn hành lần đầu vào năm 1914. Các lần tái bản kế tiếp: 1949, 1986 và 1999. Và không có sửa chữa hay hiệu đính ǵ hết. Tức lối phát âm của tiếng Quảng đông trong quyển từ điển này thuộc về phát âm thời thế chiến thứ 1.
Quả thật hay không bằng hên.
Nhắc lại, trong nhiều bài trước, chúng ta có để ư đến biến chuyển từ âm /Y/ của pinyin quan thoại, sang tiếng Việt thông thường, bằng âm /D/:
Do Thái: you tai / doanh nghiệp: ying ye / doanh thương: ying shang / Dung dich= rong yè / du lịch: yu ĺ / a dua: a yú / t́nh dục: qíng yù / du thủ du thực: you shou yóu shí / duyên phận: yuan fen / duyệt: yué / dư âm: yu yin / dư luận: yú lùn / D́= yí / diễn viên= yăn yuán / ẩn dật= yin ý / dưỡng dục= yang yu / dương= yang / Dạ (đêm)= ye.
Tuy vậy cũng có một số ngoại lệ: Thay v́ âm /Y/ tiếng Hán chuyển sang âm /D/ Việt, /Y/ lại chuyển sang âm /V/:
Trong bài số 5, chúng ta đă thấy những ngoại lệ này tuân chỉ theo phương âm Phúc Kiến-Triều Châu, tức hậu duệ người Mân Việt thuộc khối Bách Việt xa xưa. Thí dụ:
Yue nan (qt) => Wat Nam (pk) => Việt Nam Xiang Yu (qt) => Hang Wu (pk) => Hạng Vũ
Bây giờ qua từ điển của Roy T. Cowles [20], xuất bản lần đầu vào năm 1914, ta lại thấy tiếng Quảng Đông thời đầu thế kỷ 20, có vẻ phát âm rất giống Phúc Kiến qua những ngoại lệ kể trên:
Đặc biệt để ư âm /U/ chứ không phải /W/. Vẫn có một số từ mang âm /W/: wa= hoạ= wă (tiếng Mường)= wẽ= vẽ. Wai= v́ (bởi v́)= vị (địa vị). Tức /U/, như trong các từ phía trên như /uen/, là một thứ âm nằm đâu ở giữa âm /V/ và /W/.
Đặc biệt hơn, [con vịt] ngày nay tiếng Quảng Đông gọi /ngạp/, phúc kiến /Aak/, ‘Hán quốc ngữ’: /Áp/. Nhưng thời 1914, tiếng Quảng Đông gọi [vịt] là /Aap/, y hệt như tiếng Hán-quốc-ngữ. Những âm quảng đông xưa, thời 1914, giống âm quốc ngữ c̣n có: Uê => vú (V) Ue’ => vũ (mưa) Iu kauh => yêu cầu (để ư âm /y/ Việt, nhại âm /i/ của Quảng đông xưa, và Phúc Kiến: ‘Iau Ḱu’. Âm /y/ Việt có âm giống /i/ hơn là /y/ tiếng quan thoại bây giờ, như /Yang/).
So với âm của các từ trên ở một từ điển quảng đông thời bây giờ ta sẽ thấy biến chuyển của âm thời Roy T. Cowles (1914) sang qua âm quảng đông thời bây giờ, như sau:
Uet Naam => Yuet Naam (Việt Nam ) Wong Uê => Wong Yu (Vương Vũ) Kung uen => Kung Yun (Công viên) Wan Ue => Wan Yu (Hoàn vũ) Uen => Yun (viên = tṛn) Uê => Yu (vú) Ue => Yu (mưa) Iu kau => Yiu kauh
Âm /U/ của quảng đông trong ṿng mấy chục năm trong thế kỷ 20, đă chuyển sang âm /Y/ theo kiểu quan thoại. Đặc biệt /iu kau/ tức /yêu cầu/ tiếng Việt đổi thành /yiu kauh/. Với âm /y/ trong /yiu/ dài hơn /i/ trong /iu/. Nhưng tiếng Việt không thay đổi phát âm /yêu/ bởi dựa vào âm /i/ của quảng đông xưa, và phúc kiến, xưa và nay.
Đáng để ư nhất phát âm /Việt Nam/ của Quảng đông /Uêt Naam/ vào thời 1914 giống kiểu phát âm của Phúc Kiến - Triều Châu: /Wat Nam/. Tức thiên về âm /W/ chứ không phải /Y/. Tuy thế chúng ta vẫn chưa thể kết luận tiền nhân đă phát âm ‘Việt’ như /Wiệt/ hay /Yiệt/ (xem bài số 5), bởi:
Phát âm /Wiệt Nam / hay /Yiệt Nam / có thể trở thành một đề tài cho luận văn cấp Thạc Sĩ?
Dù sao ta thấy tiếng Quảng Đông chỉ trong ṿng vài chục năm đă có thể biến đổi cách phát âm của một số từ. Nhưng các từ đó cũng lại quanh quẩn trong đề tài của bài số 1: Biến chuyển từ /U/ hay /W/ sang /Y/. Rồi quốc ngữ của tiếng Việt nhập hai âm /W/ và /By/ thành /V/. Biến đổi trong cách phát âm Quảng Đông, trong một thời gian tương đối ngắn, cũng cho thấy, ngôn ngữ rất dễ biến đổi - nhất là khi trong nước có chiến tranh. Biến chuyển đó có lẽ chính đại đa số người Quảng Đông ngày nay cũng không hề hay biết.
Từ đó, có thể suy ra: Phân biệt hỏi (?) ngă (~) hoặc các âm cuối có thể thực hiện tại phía Bắc trong ṿng vài mươi năm thôi. Dễ hơn quảng đông, bởi quốc ngữ là một thứ tiếng mới, được dạy cho đông đảo những người trước đó trong t́nh cảnh mù chữ, và không biết ǵ về tuồng chữ Nôm hay chữ Hán thứ thiệt.
Có nhiều chứng cớ cho biết, y hệt như biến chuyển tiếng Quảng Đông xảy ra trong khoảng 1911-1961, biến chuyển trong lối phát âm phân biệt hỏi-ngă và các âm cuối trong tiếng Việt xảy ra trong ṿng ba bốn mươi năm ở đầu thế kỷ 20.
Hương Giang Thái Văn Kiểm [24] cho biết ‘luật’ thanh âm của Việt ngữ đă được phát hiện bởi học giả Henri Maspéro trong bài Phonétique Historique de la Langue Annamite – Les Initiales (BEFEO) xuất bản vào năm 1912. Để ư ngay đến 3 điểm: (1) Trước 1912 trên sách vở hoàn toàn không có qui luật chính thức về thanh điệu. (2) Đến năm 1912, đối với giới học giả Tây phương, An-Nam vẫn là tên gọi quen dùng cho nước Việt. (3) Người An-Nam vẫn thiếu thốn tinh thần khoa học: Thấy ông Tây Maspéro nói có 6 thanh điệu, ta lập tức phát triển theo chiều hướng đó. Tất nhiên có lệch lạc, bởi khi định thanh điệu cho âm các từ gốc ‘Hán’ các học giả không đối chiếu với cách phát âm của người Hán chính gốc (chỉ có 4 thanh), và cũng không cách ǵ biết được tiền nhân đă phát âm ra làm sao, bởi họ học cả Hán lẫn Nôm bằng quốc ngữ.
Điểm (3) kể trên có thể được khai triển thêm:
Tóm tắt
Qua bài này chúng ta đă thấy:
Ghi Chú
[1] Ấn tượng về phim ‘7 nếp sống oai hùng’, với Yul Brynner và một lô các tài tử về sau đều nổi tiếng như: Charles Bronson, Steve McQueen, James Coburn, Robert Vaughn, Horst Buchholtz, Eli Wallach, v.v. qua một bài so sánh phim này với ‘7 ngài samurai’ của Phạm Duy đăng trong báo Kịch Ảnh của Quốc Phong ngày xưa, vẫn c̣n nằm trong kư ức của người viết. Một đài truyền h́nh địa phương mới chiếu lại phim ‘The Magnificent Seven’ vào tuần rồi trong lúc bắt đầu viết bài này. [2] Đào Duy Anh (1973) Chữ Nôm, Nguồn gốc, Cấu tạo và Diễn biến. Nxb Đông Nam Á. [3] Lê Nguyễn Lưu (2002) Từ chữ Hán đến chữ Nôm. Nxb Thuận Hoá. [4] David Crystal (1987) The Cambridge Encyclopedia of Language. Cambridge University Press. [5] Có ít lắm một, hai khu vực lớn cấp tỉnh ở phía Bắc đă không phân biệt hỏi-ngă và các âm cuối rơ rệt, như phát âm Hà-nội. Trong mấy mươi năm gần đây Hà nội thu nhận rất nhiều cư dân từ những khu vực này và phát âm đă bắt đầu biến đổi. Nhiều du khách gốc Việt khi tham quan Hà nội đă bắt đầu nhận thấy có hiện tượng phát âm không phân biệt các âm đầu hoặc âm cuối ngay tại Hà-nội. Thí dụ, xem www.talawas.org/hanoi/hanoi31.html [6] Khổng Đức & Long Cương (1996) Từ điển Hoa-Việt thông dụng. Nxb Văn Hoá Thông Tin [7] Lê-Ngọc-Trụ (1959) Việt Ngữ Chánh-tả Tự-Vị. Nxb Thanh-Tân [8] Lại chuyện lộn xộn giữa âm /W/ và /B/ trong tiếng Tàu. [Vạn] quan thoại đọc /Wan/. Quảng Đông đọc /Man/ (=> muôn), nhưng Hải Nam phát âm /Ban/, với âm /B/. {Bán ½] Hải Nam và Triều Châu đọc như /Boa/. [9] Nguyễn Văn Khang (chủ biên), Bùi Chỉ, Hoàng Văn Hành (2002) Từ điển Mường Việt. Nxb Văn Hoá Dân tộc - Hànội. [10] Nguyễn Dương Chi (2001) Từ điển Chính Tả Tiếng Việt. Nxb Đại học Quốc gia TP HCM. [11] Huỳnh Diệu Vinh (1998) Từ Điển Việt Hán. Nxb Đồng Nai [12] Đặc biệt: người Hoa Bắc đọc /Wan/ cho ‘vạn’ (10000). Nhưng Hải Nam lại dùng âm /B/: /Ban/ => Lộn xộn giữa /W/ và /B/ trong tiếng Hoa. Phân nửa (bán), người Hải Nam gọi /Boa/. Cũng để ư: tiếng nước Nam trước khi người Pháp đến chắc chưa biết đến ‘triệu’. Nhưng chỉ một thời gian trên dưới năm mươi năm, người An-nam bỏ bớt thói quen dùng hệ thống số đếm với /vạn/, và chuyển sang /triệu/. Nếu không có ‘triệu’ th́ ‘triệu phú’ gọi ra sao? ‘Trăm vạn phú’ (100,0000) = Bách vạn phú ông = bai wan fu weng (qt) = baak màn fú yông (qđ)! [13] Lê Quư Đôn (1773) Vân Đài Loại Ngữ (trọn bộ 3 quyển). Bản dịch Tạ Quang Phát. Nxb Văn Hoá Thông Tin. [14] Vũ văn Kính (2002) Đại từ điển chữ Nôm. Nxb Văn nghệ Thành phố. [15] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam . Nxb Xuân Thu. [16] Paulus Húnh Tịnh Của, tác giả quyển từ điển đồ sộ: Đại Nam quấc âm tự vị. [17] Thế Tải Trương Minh Kư, một trong những đồ đệ nổi tiếng của Sĩ Tải Trương Vĩnh Kư. Cộng tác trong Gia Định Báo và các tờ báo quốc ngữ tiên phong. [18] Tiếng Nôm cũng không phân biệt rơ rệt dấu nón (dấu ô) ^ : Bằng chứng ‘toán cộng’ c̣n được viết và đọc như ‘toán cọng’ ở phía Nam . Âm Quan Thoại /Gong/ (công lao) nằm ở giữa /Công/ và /Cong/. Thêm vào đó, khi th́ "cái nầy" khi "cái này". Khi Bẩy (7), lúc Bảy. Dấu ô (^) cũng không phân biệt trong ‘Chổng’. Theo tự điển Vũ Văn Kính [14]: - Chổng= Chỏng= Mượn âm Hán và viết như CHỦNG (chủng tộc). Thế nhưng - Chơng (lều chơng)= dấu ngă -nhưng cũng mượn từ ‘Chủng’ (dấu hỏi) như ‘Chổng’. [19] ‘Tiếng Việt và Ngôn Ngữ Dân Tộc phía Nam ’ (1992). (Nhiều tác giả). Nhà xuất bản Khoa Học Xă Hội - Hànội. [20] Roy T. Cowles (1999) A Pocket dictionary of Cantonese. Hong Kong University Press. [21] Rất nhiều điểm phức tạp nhưng khá ngộ về [Nhũ] = [Vú]. Quảng Đông thời xa xưa, phát âm: /Uê/ tức gần gần với /Vú/. Bây giờ người Quảng Đông đọc /Yu/. Quan thoại đọc /ru/ thanh 3 => chuyển sang âm Việt thường dấu hỏi: /Nhủ/. Nhưng theo mẹo luật ‘bổng trầm’, phải dùng dấu ngă: /Nhũ/. Từ điển Quảng Đông [20] ghi hai nghĩa: vú & sữa. Tiếng Triều Châu cũng vậy họ có hai từ chỉ ‘vú’: /zu/ có cách viết y như /Nhũ/ & /nệ/ có cách viết y như ‘sữa’, và /nệ/ cũng mang hai nghĩa: vú & sữa. Tiếng Hải Nam cũng vậy: /niện/ dùng để chỉ: sữa và vú. Để ư cách viết và phát âm Triều Châu lẫn Hải Nam giống như từ quan thoại hay quảng đông dùng chỉ ‘sữa’: /nại/ => cà fé nại: cà phê sữa. [22] Đây lại một điểm khá bí hiểm về gốc gác từng từ. [Nga] và [ngỗng] xuất phát từ tiếng Quảng Đông [ngoh]. Để ư âm /NG/. Trong khi đó quan thoại dùng một nguyên âm: /É/. Để ư nước Tây Âu hay Âu Việt, gồm Quảng Đông và Quảng Tây ở thời cổ đại, người Việt đọc theo quan thoại hay Hoa Bắc là /ÂU/ bắt đầu bằng nguyên âm. Nhưng chính người ‘Âu Việt’ gọi /âu/ bằng /NGU/ bắt đầu bằng /NG/ y như /Nga/. Theo nhiều tài liệu (thí dụ [15]) người Mường xuất xứ từ nước Ba Thục xưa thuộc Tây Âu. Họ không phát âm /âu/ như người Việt nhưng gọi đó bằng /NGU/ y như người Tây Âu chính cống. Và bà Âu Cơ, người đă dẫn 50 người con lên núi, họ gọi bà ‘Ngu Kơ’. [23] Muốn kiểm chứng phân biệt hỏi-ngă có phải do thu-nhận quốc ngữ từ lúc trẻ thơ hay không, người ta có thể thực hiện một cuộc xơ-vây bỏ túi ngay ở bên bờ Hồ Tây, hay tại các cửa hàng ăn như chả cá Lă Vọng chẳng hạn: Hỏi chừng 30 người khác nhau, bất kỳ, không phân biệt tuổi tác và tŕnh độ học vấn. Hỏi – có phải phát âm phân biệt rơ thanh điệu hỏi ngă là do ở hiểu biết qui luật đánh dấu hỏi ngă hay ở bẩm sinh. Bảo đảm đa số sẽ đáp ‘do ở bẩm sinh’. Có một số người sẽ hỏi trở lại: ‘qui luật đánh dấu hỏi ngă’ là cái ǵ. [24] Hương Giang Thái Văn Kiểm (1997) Việt-Nam Gấm Hoa. Nxb Làng Văn of Canada Inc. [25] Xin viện dẫn thêm sai lầm trên tiếng ‘Hán Việt’. Lê Ngọc Trụ biết rơ tiếng Hán có 4 thanh điệu. Nhưng ông viết, đại khái ‘không biết ṃ ở đâu, bởi không có từ điển Hoa nào ghi ra thanh điệu hết’. Và học giả họ Lê lại trích dẫn các công tŕnh nghiên cứu khác hoàn toàn dựa trên ‘Hán quốc ngữ’ mang 6 thanh điệu - chứ không phải 4 như Hoa ngữ. [26] Đặc biệt người Hàn quốc gọi Việt Nam bằng /Wêlt–Lam/. Để ư: Y như quảng đông họ tự nhiên phát âm /Nam/ bằng /Lam/ (xem bài 4). Và họ phát âm /Việt/ bằng phụ âm /W/: /Wêlt/. Theo kiểu phúc kiến. Bởi họ nói [cám ơn] bằng /kam-sa-amida/. Trong đó /kam-sa/ tương đương với /kam-xia/ của phúc kiến và [cảm tạ] trong |
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|