Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (14):

Hán Việt vào lúc xưa khi bên Tàu

 

Một trong những điểm thường được nhấn mạnh trong loạt bài này nằm ở chỗ mô h́nh 'nguồn gốc dân tộc' Việt Nam rất giống với các nước ở miền Đông Nam Á. Trong đó, tộc người ngày nay, nước nào cũng vậy, gồm hợp chủng vài ba tộc người khác nhau ở thời xa xưa, từ chốn khác, cộng với lớp dân bản địa đă có mặt tại đó từ trước. Phân bố thành phần hỗn hợp khác nhau tùy theo từng quốc gia. Có xứ chứa nhiều nhóm dân Môn hoặc Khmer, hoặc cả hai thứ Môn-Khmer, có xứ nhiều tộc Thái cổ. Cũng có nơi gồm cả thành phần các tộc Lạc Việt từ miền biển Đông nước Tàu, như tại Việt Nam. Một điểm đặc trưng khác của mô h́nh này là những khối dân tộc ít người tại khắp các quốc gia ở Đông Nam Á đều có t́nh bà con gần xa với khối người Kinh, nhất là ở vào thời xa xưa. Lư do chính họ trở thành người dân tộc là bởi ngay từ đầu họ vẫn có ư thích yêu chuộng tự do, thích duy tŕ nếp sống cổ truyền của tổ tiên, và rất dị ứng với chế độ phong kiến do người Hoa áp đặt trên lănh địa của ông cha.

 

Như vậy rất có khả năng, người dân tộc là những người đă kinh qua hơn một lần di tản. Lần thứ nhất, chạy giặc Xuân Thu Chiến Quốc, Hán Sở tranh hùng, loạn Vương Măng, Tam Quốc, Tàn Đường, thập triều - ngũ đại, v.v. ở bên Tàu. Lần này chia thành nhiều đợt, cách nhau có khi hằng thế kỷ, và theo sát nguyên lư căn bản của di tản: 'Luôn luôn di tản theo hướng mà ông cha ngày trước đă đi qua'. Những lần sau, từ miền kinh chạy tuốt lên miền rừng núi khi những kẻ thù năm xưa lại xuất hiện tại xứ mà ông cha họ đă di tản đến định cư. Theo sát với truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân. Một khi chấp nhận được cơ sở lí luận của mô h́nh hết sức đơn giản, nhưng không kém phần thực tế này, chúng ta thấy ngay việc truy tầm nguồn gốc dân tộc không mấy khó khăn. Ít ra công việc đó đơn giản hơn rất nhiều những lí thuyết trên trời dưới biển do mấy ông Tây ông Tàu bày ra, trong những thế kỉ qua.

 

Xem kỹ mô h́nh đơn giản này với những hiểu biết người Việt đă có từ xa xưa, chúng ta sẽ thấy nó đưa ra được nhiều lư giải cho những gút mắt khó khăn từ trước đến nay, trên nhiều b́nh diện quan trọng của tộc người Việt Nam, xuyên qua các vấn đề văn hoá, nghệ thuật, lịch sử và nhất là vấn đề hóc búa: ngôn ngữ. Xin đơn cử một hai thí dụ.

 

(i)                  Nhiều người Việt đă có dịp chứng kiến 'múa tre' kiểu Phi-líp-Pin. Họ múa rất nhuần nhuyễn, rất đẹp. Theo đó những người múa, thường một cặp nam-nữ, nhảy theo điệu nhạc, bước chân qua lại giữa hai ống tre dài, song song, do hai hoặc bốn người nắm và điều khiển, đập theo nhịp xuống sàn, vài nhịp lại đánh khép vào nhau, và người nhảy sẽ nhảy múa làm sao để chân khỏi bị kẹt giữa hai ống tre. Đối với nhiều người thuộc thế hệ trẻ, khi họ thấy kiểu 'vũ tre' này biểu diễn tại Việt Nam, có thể họ sẽ cho rằng dân ḿnh bắt chước kiểu múa của người Phi. Nhưng theo với cơ sở của 'truyền thuyết giải mă' ở đây, chúng ta bắt buộc trước hết phải rà một lượt qua mạng, với Google chẳng hạn, dùng tiêu đề 'bamboo dance', và sẽ thấy 'múa tre' rất phổ biến tại Phi-líp-pin, Thái Lan và Nam Ấn. Cả 3 nơi nầy khi xưa có sự hiện diện của dân Môn-Khmer. Từ đó, có thể giải thích 'múa tre' nếu có tại Việt Nam là do ở việc góp mặt của tộc người tối cổ Đông Nam Á, Môn-Khmer, vào ḷng dân Việt Nam.

 

(ii)                Cách đây trên mười năm, chúng tôi xem được ở đâu đó một màn vũ múa do các thiếu nữ Việt tŕnh diễn. Điểm ngạc nhiên, điệu vũ rất giống kiểu vũ múa Thái Lan, ở chỗ uốn cổ tay trong lúc múa. Lúc đó chúng tôi, với hiểu biết hết sức hạn hẹp, vô t́nh cho rằng dân Việt, thời mới bây giờ, bắt chước Thái trong điệu vũ nặng nhiều về 'uốn' cổ tay, với bàn tay năm ngón xoè xoè ra. Nhưng gần đây trong lúc viết nên loạt bài này, chúng tôi được dịp xem một 'phim Nam' mang tựa 'Nợ Đời' phỏng tác theo tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong phim có đoạn dân làng kéo nhau đi xem múa ở đ́nh, và trong màn múa đó, các thiếu nữ làng biểu diễn chính kiểu múa uốn cổ tay của Thái Lan. Hoàn toàn phù hợp với 'giả thuiết' ở đây: tộc Thái-cổ là một trong 3 thứ tộc ṇng cốt tạo dựng, tiến hoá nên người Việt Nam.

 

(iii)               Câu chuyện ngôn ngữ có lẽ cũng vậy, 'truyền thuiết giải mă' sẽ cho thấy một chuyện hết sức ngộ nghĩnh, rất ḱ lạ nhưng không kém lí thú, đă có từ lâu, nhưng tuyệt đối rất ít người để ư đến. Đó là việc t́m kiếm cho được một dân tộc thứ hai nào trên thế giới, mang tiếng thuần chủng, có hơn phân nửa dân số, đặc biệt đếm luôn giới ê-lít, lúc nào cũng có vấn đề 'viết sai chính tả' nhất là phân biệt hai thứ thanh 'hỏi' và 'ngă'. Chúng tôi hi vọng sẻ trỡ lại câu chuyện ngộ ngỉnh này vào một dịp khác.

 

Nói luôn luôn dễ, nhưng làm thường rất khó. Sở dĩ những học giả bản địa của nhiều nước ở Á Châu, kể cả Tàu, dễ bị lạc vào cái ṿng lẩn quẩn, vướng vào sức nặng của hai khối tiền đề to lớn Hoa và Tây phương, là do ở chuyện chính họ nếu không là đệ tử, đồ đệ của người Tàu, th́ cũng sinh viên học tṛ người Tây. Tra cứu tất cả sách vở và ngay cả những trang mạng về cổ sử Trung Hoa, chúng ta sẽ thấy một điểm đặc trưng nhất: 'đám nào, chỗ nào cũng có họ, cũng có người Hoa'. Thí dụ cụ thể, khi viết về nước Ư Việt hùng cường của Câu Tiễn, họ nói hồi tiền sử vua nhà Hạ nhà Châu nào đó đă phong đất chỗ đó cho một ông Công ông Hầu nào đó mang máu Hoa tộc. Người Mông Cổ hay Hung Nô họ cũng không tha. Họ cho rằng xưa có một ông Chúa nào đó đem văn minh Hoa Hạ sang xứ Hung Nô rồi truyền lại cho dân bên đó. Rồi Vân Nam (Nam Chiếu / Đại Lư) cũng vậy, họ ưa bàn những di vật khai quật được có chung nền văn minh với kiểu t́m thấy ở Ngưỡng Thiều [1]. Đối với xứ An Nam, họ t́m thấy quyển Đại Việt Sử Lược thất lạc bên Tàu lâu năm, hiệu đính rất kỹ rồi trao trả lại cho nhà nước An Nam. Trong bản sử hiếm có đó [2], ngay ở đoạn đầu tiên, người Hoa đă không quên xí phần nguyên trọn xứ Giao Chỉ. Đại Việt Sử Kư [2] viết, ngay ở trang đầu tiên: 'Xưa Hoàng Đế dựng nên muôn nước, thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cơi Bách Việt, không thể thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam, có 15 bộ lạc là: (1) Giao Chỉ, (2) Việt Thường Thị, (3) Vũ Ninh, (4) Quân Ninh, (5) Gia Ninh,...'.  Thật hay, thời Hiên Viên Hoàng Đế, người 'Tàu' đă biết đến toàn cơi Bách Việt, rồi chia đất người khác thành 15 bộ. Sự thật, như nhiều trang mạng có bản đồ đă ghi rơ, cho đến đời nhà Thương, ranh giới Hoa tộc thuần túy chỉ bao gồm chừng 1-2 tỉnh nước Tàu tập trung tại khu vực bên sông Hoàng Hà. Họ không hề biết ǵ đến dân Bách Việt ở Hoa Nam.

 

Người Tây Phương cũng phức tạp không kém người Hoa. Một mặt họ nghiên cứu rất kỹ về các tộc người khác nhau ở Đông Nam Á. Có thể nói vào thời đó (thế kỷ 17-20) đội ngũ học giả trí thức của họ về các vấn đề Á Châu cũng đông đảo không kém giáo sư đại học ngày nay chuyên khoa về vấn đề Trung Đông. Nhưng mặt khác, họ vẫn vướng phải một số các tiền đề đă ăn sâu vào cốt lơi văn hoá của họ. Quan trọng hơn hết là ám ảnh về một tộc người thuần chủng, như dân Jo-Thái chẳng hạn, được Moses dẫn đi di tản, tách rẽ biển, chạy trốn nạn khủng bố ở nước Ai Cập. Rất nhiều lí thuyết về nguồn gốc dân tộc tại Á Châu, cho măi đến ngày nay, vẫn thường dựa vào thứ tiền đề 'thuần chủng' này. Ở một góc độ khác, chính sách thuộc địa của họ có vẻ luôn luôn dựa vào những ǵ thuận lợi cho họ, giữa hai ư niệm hoặc hiểu biết trái nghịch với nhau: 'Một dân tộc gồm nhiều chủng khác nhau' và 'Một dân tộc thuần chủng'. Tức khi cần chia để trị, họ nói dân bị trị gồm nhiều chủng khác nhau. Khi cần tổ chức hành chánh thành một mối cho gọn, hoặc để tránh ḍm ngó của các cường quốc khác, họ lớn tiếng cho biết cái xứ họ đang khai thác thuộc địa bao gồm một chủng tộc duy nhất.

 

Nghiên cứu Tây Phương về những tộc người Á Châu, cho măi đến ngày nay, lại bị vướng bởi những thứ tiền đề thuận lợi cho người Hoa, do chính người Tàu bày ra. Thí dụ cụ thể nhất là lối khẳng định sau đây rất dễ t́m thấy trong các bài viết của những nhà ngôn ngữ học, nhiều vị rất nổi tiếng, khi viết về các phương ngữ Hoa Nam. Đại khái, mỗi khi muốn nêu lên so sánh khác nhau giữa tiếng quanthoại và các thứ phương ngữ khác ở Hoa Nam, họ viết tiếng Tàu kiểu quanthoại xưa cũng giống như các phương ngữ Hoa Nam, nhưng trong nhiều thế kỉ qua, bị lột mất hầu hết các âm cuối, chỉ c̣n giữ lại hai âm tận cùng [n] và [ng]. Thí dụ: màu lục, rất nhiều phương ngữ Hoa Nam phát âm có âm [k] ở cuối [luk], nhưng quan thoại không có [k], và phát âm với âm [u] trơn ở cuối: [lu]. Phía 'Nam', hoặc màu xanh 'lam', rất nhiều phương ngữ phát âm như: [Nam] và [laam] hay [lam], nhưng quanthoại chỉ biết có, và chỉ c̣n giữ âm cuối [n]: [Nan] và [lan]. Ngoài âm [n], c̣n có âm [ng] vẫn c̣n giữ nguyên: [shuang] => song (đôi). Những âm cuối như [p] (pháp), [t] (xất / thất), ... hoàn toàn đă bị lột mất trong quanthoại: [fa] {fáp} & [shi] {xất=thất} => thiếu mất âm [t] ở cuối. Lối kết luận như vậy đă dựa vào thứ tiền đề nào, chưa được khắt khe xem lại? Đó là tiền đề cho rằng người Hoa Nam và người Hoa Bắc khi xưa cùng chung một tộc, ngôn ngữ giống nhau. Ngày nay họ hướng dẫn các giới thẩm quyền Tây Phương gọi đó nhóm ngữ Hán-Tạng, tức tiếng Tàu quanthoại và các phương-ngữ Hoa Nam xưa có cùng chung một gốc Hán-Tạng với nhau. Chỉ có phía Bắc, tiếng quanthoại bị lột mất một số nhiều âm cuối do giao tác với 'rợ' Bắc phương. Dụng ư chính của tiền đề 'Hán Tạng' này có lẽ để hoà nhập hai thứ tộc người chính trên Hoa lục, lại làm một. Đó là Hoa tộc và tộc người Bách Việt ở thời xa xưa. Sự thật hai tộc chủng thật lớn này vào thời xưa, rất có khả năng, đă khác nhau rất nhiều, th́ không hề có vụ tiếng quanthoại chính của Tàu xưa rất giống các tiếng khối Bách Việt, nhưng ngày nay bị lột mất các âm cuối, chỉ c̣n chừa lại [n] và [ng]. Thật ra, người Hoa hiện đại rất thích cái tiền đề kiểu này. Gần đây họ c̣n đi xa thêm bằng cách cho rằng tiếng Việt (Yue), tức tiếng Quảng Đông, hồi xưa có nhiều điểm tương đồng với tiếng Hán cổ [14]. Sau một thời gian dài cho rằng người Hẹ (Hakka) chính là người Hán... thuần túy nhất. Tiền đề Hán-Tạng đó, theo thiển ư, không được chính xác ngay trong cơ bản, và cần được xem lại thật kỹ.

 

Một thứ tiền đề khác cũng do người Hoa bày ra, đă khiến mọi công cuộc nghiên cứu về nguồn gốc dân tộc rất nhiều nơi ở Đông Nam Á bị rơi vào cái mê hồn trận của người Tàu. Đó là việc sử sách Tàu không bao giờ đề cập đến mỗi khi có loạn lạc 'ping' lửa pên Tàu, lê dân ở đó có di tản ra ngoài biên giới hay không. Có vẻ như người Hoa luôn tránh đề cập đến vấn đề này. Thêm vào đó vụ phân tán di tản lớn gần nhất từ Trung Hoa xảy ra vào thời nhà Măn Thanh bên Tàu (1644-1911), đúng vào lúc, các dân tộc của từng quốc gia ở Đông Nam Á đă bắt đầu h́nh thành. Những người thuộc đợt di tản lớn, cuối cùng này từ Trung Hoa, chỉ c̣n nước trở thành Hoa Kiều, chứ không góp phần vào việc h́nh thành tộc người địa phương như thời xa xưa, ở nhiều thế kỷ trước [7]. Và chính cũng ở chỗ khác nhau rơ rệt của các tộc người bản địa với Hoa Kiều, vào thế kỷ 17 trở về sau, cộng với một nguyên lư cơ bản của di tản thường bị bỏ quên [3], đă khiến cho mọi công cuộc nghiên cứu, Đông cũng như Tây, dễ bị lạc hướng, rơi vào một thứ tiền đề lệch lạc ngay từ cơ bản. Đó là, người bản địa là người ở tại chỗ từ ngàn xưa, không có từ đâu đến hết, nhất là dính dáng đến chuyện xưa tích cũ ở bên Tàu. Dân tộc ở khắp các quốc gia miền Đông Nam Á, mỗi một thứ tộc đều thuần chủng. Lớp người di tản chạy giặc Măn Thanh hoàn toàn là Tàu, không liên hệ huyết thống ǵ hết với các dân ở Đông Nam Á, dù ở thời xa xưa.

 

Trên cơ sở lí thuyết của loạt bài này, một khi chấp nhận được mô h́nh 'dân tộc mỗi quốc gia Đông Nam Á là một hợp chủng', khác kiểu với mô h́nh Trung Hoa, chúng ta sẽ thấy việc truy tầm các thành phần hợp chủng thuở 'ban đầu' trở thành một công tác không mấy khó khăn. Đơn giản nhất: truy cập tổng số từng khối dân tộc ít người hiện có, và để ư đến khoảng thời gian họ đă di tản đến xứ đó. Đặc biệt để ư đến những những loại người dân tộc có số đếm đông đảo nhất.

 

Nh́n lại đẳng thức tộc người Việt Nam:

Việt-Nam = Thái cổ + Việt cổ // Môn-Khmer + Thái-cổ + Nêgritô + Đa đảo

 

Tóm lược số người dân tộc chia thành từng nhóm, theo thống kê [4]:

(a)    Thái (thường gọi Thái-Kadai), bao gồm: Bố Y, Giáy, Lào, Sán Chay, Lự, Nùng, Tày, Thái. Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo. Tổng cộng: 3,891,560

(b)   Việt-Mường: Chứt, Mường, Thổ, và Kinh (Việt). Tổng cộng (trừ KINH): 1,209,738

(c)    Môn-Khmer: Ba-na, Brâu, Bru VânKiều, Chơ-ro, Co, Cơ-ho, Cơ-tu, Gié Triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơ-mú, Mạ, Mảng, Mnông, Ơ-đu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mum, Xơ-đăng, Xtiêng. Tổng cộng: 1,972,480.

(d)   Nam Đảo (Malay-Pôli-nêziên): Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia-rai, Ra-glai. Tổng-số: 515,130

(e)    Hán-Tạng & Tạng-Miến: Cống, Hà-nh́, La-Hủ, Lô-Lô, Phù-Lá, Si-La, Hoa, Ngái, Sán-D́u. Tổng cộng: 1,032,727

(f)     Hmong-Mien (tức Miêu-Dao): Dao, Hmong, Pà Thẻn. Tổng cộng: 1,413,711

 

Theo thiển ư:

(i)                  Tộc người Kinh là hỗn hợp qua nhiều thế kỷ của các thành phần dân tộc kể trên, đă ở lại miền đồng bằng, CỘNG với nhiều đợt di tản kéo dài từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, cho đến đời nhà Trần, của các nhóm Lạc Việt ở phía bờ biển phía Đông nước Tàu.

(ii)                Tộc Thái-cổ có thể bao gồm phần (a) và (b), tức Thái và Mường, hợp lại với nhau.

(iii)               Tộc người bản địa xưa Môn-Khmer (c) cũng có thể được phối hợp với nhóm Nam Đảo (ở trên. Trong nhóm Nam Đảo (d), đặc biệt để ư đến nhóm Chăm, với thành phần ṇng cốt, theo thiển í: Môn-Khmer. Xếp người Chăm vào nhóm Nam Đảo, theo kiểu trên, hoàn toàn dựa vào phân loại ngôn ngữ của người Tây Phương đối với tiếng Chăm.

(iv)              Nhóm Hán-Tạng và Tạng Miến cũng có thể là những đợt di tản từ miền Hoa Nam, sau khi 'đồng bào' ở đó đă tiến hoá thành người Tàu.

(v)                Nhóm Hmong-Mien (tức Miêu-Dao) là một nhóm tiêu biểu cho những người đến định cư tại xứ Việt sau này. Tuy nhiên, cũng có một vài chứng tích cho biết họ cũng đă đến đó vào thời xa xưa. Thứ nhất, họ là một thứ tộc người ưa sống gần người Hakka (Hẹ) ngay từ khi c̣n ở bên Tàu. Điển h́nh, người She (dân số khoảng 700000) ngày nay sinh sống tại Chiết Giang / Giang Tây có ngôn ngữ rất giống Hẹ mặc dù họ thuộc tộc Hmong-Mien. Những nơi nào thấy người Hẹ th́ thấy người Hmong, như Triều Tiên. Tại Quư Châu, người Hmong có đến khoảng 7 triệu người, ưa sống hoà nhập với tộc Thái. Thứ hai, vua  Lư Anh Tôn cho lập đền thờ Xuy Vưu vào năm 1160. Xuy Vưu là thánh tổ dân Hmong-Mien có hậu duệ chính là dân Triều Tiên. Thứ ba, họ Lư là một trong những họ chính của người Hmong [6].

 

Như vậy phân bố người dân tộc ngày nay, tóm lược sau đây, có thể cho biết đại cương phân bố tộc người vào thời cổ đại:

-         Thái cổ, gồm cả Mường: trên 5 triệu

-         Môn-Khmer (kể luôn Chăm-pa): trên 2 triệu

-         Hmong-Dao: khoảng 1.5 triệu

-         Nam Đảo + Nêgritô: Khoảng 0.5 triệu

 

Rất có thể, một thứ phân bố như vậy đă ở lại miền đồng bằng để rồi hợp chủng với các tộc Lạc Việt - như các nhóm Hẹ-cổ [5], Ngô và Mân - tạo dựng, tiến hoá nên người Việt Nam.

 

Xin tóm lược lại thành tích các tiền bối của Việt tộc theo từng nhóm một:

 

(i) Môn-Khmer: Hiện diện gần như khắp nơi ở Đông Nam Á, nhất là các dải đất giáp với Ấn Độ Dương kéo đến các quần đảo ở Thái B́nh Dương, trong đó có Myanmar, Khmer, Mă Lai, Inđô-nêxia, Phi-líp-Pin, v.v. Siêu tộc thuở ban đầu của họ có lẽ là nhóm Để & Khương (Di Qiang), xuất hiện từ phía Tây nước Tàu, tiền thân của rất nhiều chủng tộc ở khối Bách Việt lẫn Tây Tạng. Rất có khả năng, đám rợ Khuyển Nhung (Quan-rong) từng làm cỏ kinh đô Cảo Kinh (Haojing gần Xian - Tây An) của nhà Tây Châu vào năm 770 TCN thuộc vào tộc này.

 

(ii) Thái-cổ: Địa bàn nguyên thủy, phối hợp với nhóm Khương, nằm ở phía trong lục địa Trung Hoa, tại các vùng như Tứ Xuyên (Thục), Hồ Bắc / Hồ Nam (Sở), xuống Quư Châu (hợp với Hmong-Dao), Vân Nam (Điền), và Lưỡng Quảng (Âu Việt và Nam Việt). Lănh đạo có chất lượng của khối này vào thời Đông Châu Liệt Quốc chính là nước Sở, cái nôi Việt tộc. Tộc Thái-cổ, theo thiển ư, cũng chính những nhà phát minh các loại trống đồng mà người Mường (VN) và người Choang ở Quảng Tây hăy c̣n xử dụng đến ngày nay.

 

(iii) Lạc Việt: Gồm ba nhóm chính: Bộc, Ư / Ngô, và Mân- tương ứng với ngày nay, tuần tự, Hẹ/ Sơn Đông, Chiết Giang/ Thượng Hải, và Phúc Kiến/ Triều Châu. Minh chủ sáng giá nhất: Phù Sai và Câu Tiễn của hai nước Ngô và Việt. Nhóm lănh đạo lưu động do ở thế du mục: nhóm Bách Bộc (tức Hẹ ngày nay), có mặt tại nhiều chiến trường thời Xuân Thu Chiến quốc.

 

(iv) Hmong-Dao, tên khác: nhóm Cửu Lê, có hậu duệ nh́n nhận là dân Triều Tiên. Lănh tụ nhóm này nổi tiếng nhất chính là Xuy Vưu có thành tích đối đầu trực tiếp với Hiên Viên Hoàng Đế của Hoa tộc. Đây là tộc người nấp kín nhất trong ḷng tộc người Việt Nam (sau lưng triều nhà Lư và khối người Hẹ-cổ ở b́nh nguyên sông Hồng).

 

Như vậy khác với nhiều quốc gia khác ở Đông Nam Á, tộc Việt bao gồm toàn những tộc có đầy đủ kinh nghiệm phân tranh với Hoa tộc. Đặc biệt nhất hiện diện của các nhóm Lạc Việt từ miền biển.

 

Quan sát thật kỹ bằng việc so sánh tiếng Việt và các thứ tiếng Lạc Việt từ miền biển ở các bài trước, chúng ta đă đi đến một vài nhận xét cực ḱ quan trọng như sau:

 

(i)                  Thứ tiếng thường gọi Hán Việt, thật ra là những phương ngữ của các tộc người Lạc Việt, và ngay cả Âu Việt, từng xử dụng từ thời họ c̣n ở bên Tàu. Theo thiển ư, chỉ có như vậy ta mới giải thích được hiện tượng tiếng Việt có đến 60% từ 'Hán'-Việt, mà mọi người Việt đều 'xử dụng' rất 'tự nhiên'. Những mô h́nh tương tự có thể được nghiên cứu cho các trường hợp Nhật và Hàn. Hai xứ này hoặc không bị Tàu đô hộ, hoặc đô hộ trong thời gian ngắn hơn nước Nam, nhưng hiện diện của các từ gốc 'Hán' cũng rất đậm nét.

 

(ii)                Một số lớn từ vựng của tiếng Nôm, xưa nay vẫn tưởng thuần Nôm, thật ra lại là đóng góp của nhiều phương ngữ khác nhau của các tộc người Bách Việt ở thời xa xưa, trên tầng lớp bản địa Mon-Khmer và Thái cổ. Mỗi phương ngữ chứa một số thanh điệu khác nhau. Mỗi phương ngữ lại có rất nhiều tiểu chi. Chỉ riêng tiếng Ngô có đến 94 tiểu chi phương ngữ khác nhau. Đưa đến 3 sự việc chính như sau trong tiếng Việt, lư giải theo 'giả thuiết' ở đây:

 

- Mỗi một sự vật hoặc động tác, trạng thái, thường có những từ dùng khác nhau.

Thí dụ: động từ 'Dùng' chỉ 'ăn' và 'uống'. Phương ngữ Hakka phát âm 2 cách: [jung] và [yung]. [Jung] giống kiểu Bắc, và [Yung] kiểu Nam hoặc Quảng Đông - Quanthoại. Ngô (Thượng Hải - Chiết Giang) phát âm như [i-ong] sinh ra [uống]. Trong khi Mân (Phúc Kiến - Triều Châu) đọc như [eng], tiến đến [ăn] rất dễ khi phối hợp với một lối phát âm của người bản địa Môn-Khmer: [?an]. Tương tự, 'Gả'-chồng và 'Cưới'-vợ. [Gả] là phát âm 'Nôm' giống tiếng Hẹ của từ Hán Việt [giá] tức [jiá] y hệt phía quanthoại, và [ka] Ngô, [ke] Mân. [Ke] Mân hợp với [kuÊ] Ngô, hay [kui] Mân dễ dàng tiến đến 'Cưới'. [Kuê] Ngô chính là [quy] Hán-Việt: {vu quy} mang nghĩa 'đàn bà lấy chồng'. Tương đương [quy] trong quanthoại là [gui] .

 

- Phát âm dựa trên mẫu âm (nguyên âm) chính của mỗi từ, trong phương ngữ, hay

  ngay cả trong một tiểu chi phương ngữ, cũng có thể khác nhau. Y hệt như trong

  tiếng Việt. Thí dụ: Biến chuyển giữa âm [u] và [ô], như  [tui] & [tôi]: [Chủng] =>

  [giống]  {tộc người}. Giữa các phương ngữ Yueh: [zhung] Hẹ => [tsong] Ngô.

  [Thất] (mất)  => [Thiệt] (thiệt hại). Sang phía phương ngữ Hoa Nam: [Xất]-quảng

  đông => [Xiit]-Hẹ. [Thật] => [thiệt] cũng vậy. Từ phương ngữ Bách Việt: [Chat]-

  Mân, [xat]-quangdong, [shi]-quanthoại => [xi-it]-Hẹ.

  Ngay cả biến thái môi-môi trong tiếng Việt, như: [muộn] => [buồn] => [phiền], cũng

  được thể hiện giữa các phương ngữ Bai-Yue. Các phương ngữ cũng có 3 thứ từ mang

  cùng gốc như vậy nhưng viết Hán tự khác nhau, cùng nghĩa: 'Sad' (buồn):

  [Muộn] <=> [miau-1]-Hẹ, hay [miau-3]-Hẹ, và [mian-2]-quanthoại. [8]

  [Buồn] <=> [bui-1]-Hẹ  & [bei-1]-quanthoại, quảngđông.

  [Phiền] mang Hán tự y hệt như [bei1], tức [buồn], có phát âm gần giống của Ngô

  [pei] và Mân [pi].

 

- Thanh điệu có thể khác nhau giữa hai từ (Việt) mang cùng gốc, như {sài} => {sói},  

  {khoảng} => {quăng}, {đỉnh} => {đĩnh}, {ngơ} => {ngả}, {Giu Đà} => {Jo Thái},

  v.v. giờ đây có thể giải thích bằng việc khác thanh điệu giữa các phương ngữ, cũng

  như khác thanh điệu giữa các tiểu chi trong cùng một phương ngữ. Thí dụ: [sói] có

  tương đương với: [sai-1]-Hẹ + [sai-2]-Hẹ, cũng như [chaai-2]-quảngđông, và [chhai-

  5]-Mân, tương ứng [sài]-hánviệt. Cho thấy, thanhđiệu cho cùng một từ trong các

  phương ngữ Bai-Yue luôn biến chuyển thanhđiệu (dấu) tùy theo tiểu chi phươngngữ.

  [Sài] chuyển sang Nôm có lẽ bị sức ép của các tiếng bản địa như Môn-Khmer và

  Thái, như Kwêi (kúi), chkăe, maa (má), nên chuyển sang dấu sắc, thành [Sói]. 

  [Đỉnh], thường lộn xộn 'hỏi'? và 'ngả'~ trong tiếng Việt, cũng lộn xộn hai ba thanh

  trong tiếng Tàu. [Đỉnh] mang nghĩa 'cao cấp nhất' hay 'cái đỉnh 3 chân' (thường để

  phô trương uy quyền), viết tiếng quanthoại thành [ding-3], Hẹ [din-1] và [den-3],

  quảngđông [ding-2], Ngô [ting-5], Mân [teng-2]. Trong khi [Đỉnh] mang nghĩa 'đỉnh

  núi' phát âm theo quanthoại bằng [dian-1], Hẹ [dien-1], quảngđông [din-1], và Mân

  [tian-1], tất cả có vẻ cùng thinh số 1, tức thinh 'bằng'. Do đó 'đỉnh núi' trong các

  phương ngữ phía Hoa, thông thường mang thanh điệu khác với 'chiếc đỉnh'.

 

Một trong những lí do chính gây ra lộn xộn trong các thinh và ngay cả cách đánh vần, phát âm, trong tiếng Việt, do đó bắt nguồn từ chỗ tiếng Việt là một tổng hợp của các thứ tiếng Việt nguyên thủy bản địa, với các thứ tiếng Việt, như các phương ngữ Âu Việt (Thái) và Lạc Việt (Việt cổ), nhập khẩu từ bên Tàu. Đối với tất cả các phương ngữ này, tổng cộng có thể lên đến vài trăm, tiêu biểu cho hằng trăm bộ lạc khác nhau ở thời xa xưa, mỗi một sự vật, trạng thái, hay động tác đều có thể dùng nhiều từ khác nhau tùy theo từng phương ngữ hoặc tiểu chi phương ngữ. Ngay cả đối với những từ có chung một lối viết Hán tự, tức một kiểu từ duy nhất, cách phát âm có thể khác nhau, tùy theo từng tiểu chi phương ngữ.

 

Chúng ta cũng để ư trong tiến tŕnh quy định các thinh (thanh điệu) của những từ, đặc biệt các từ Hán Việt, các vị học giả tiền bối ở đầu thế kỷ 20 (xem [9]) trong những hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện (dùng internet hết sức đơn sơ thời đó, vận hành bằng xe xích-lô đạp), với ḷng kính phục hăy c̣n đó,  đă quy hoạch dấu hỏi ngă, sắc huyền trên tiếng Hán Việt bằng

HánViệt

Nôm

Hakka

Q. Đông

Q.Thoại

Ngô

Mân

Ghi Chú

áp (lực)

ép / áp

ap

at

ya

a?

ah

Hẹ

bấc

bắc

bet/ biet

bak / baak

bei

po?

pak

bằng-hữu

bạn

beng

bang

peng

ban

pang

Ngô (*g)

bích

vách

biak

bik

bi

pI?

piah

cấp

cấp

kip

kap

ji

tshI?

kip

cố / cựu

cũ / xưa

gu

gu / gwu

gu

ku

kou

SinoKorean: ko

kiều

cầu

kiau

kiu

jiao

tshio

kiau

Mân/ QĐ

chi

cành(cây)

zhi /gi

kei

zhi

tsie

ki

Hẹ. Jap: 'ki'

dược

thuốc

jok /yok

yeuk

yao

ia?

ioh

dung

chứa

jung/yung

yung

rong

iong

iong

Hẹ /QĐ

điếm

quán

diam

dim

dian

tI

tiam

Hẹ /QĐ

én

chim én

jen/yen

yin

yan

I5

iN

Hẹ / Mân

ghi nhớ

gi

gei

ji

tshi

ki

Hẹ/ Mân

kế

(mẹ) ghẻ

gi / kie

gai

ji

tshi

ke

Mân / Hẹ *

giáo

dạy

gau

gaau

jiao

tshio

kah

QT

hạt

hột, hạt

het/ fut

hat

he

hơ?/ha?

hek

hi

hy (vọng)

hi

hei

xi

tshi

hi

Hẹ / Mân

ngậm(im)

ngậmmiệng

gim / im

kam/ gam

jin

-----

-----

= im / câm

gai/ ke

gai

ji

tshI

ke

Mân / Hẹ

khán

khám / xem

kon/kan

hon

kan

khƠ

khan

Mân

lang

lang sói

long

long

lang

loz

long

Q.Thoại

mục

mắt

muk

muk

mu

mO?

bak

để ư: m = b

mộng

mộng

mung

mung

meng

mong

bang

m > b (Mân)

nghiêu

vua Nghiêu

ngieu

yiu

yao

-----

giau

Hẹ, y hệt

ngan

(con) ngan

ngan

ngaan/ aan

yan

I 5

-----

= = Hẹ

nga

ngỗng

ngo

ngo / o

e

-----

go

Hẹ - QĐ

nam

nam

nam / lam

lam/ nam

nan

lam

Hẹ / QĐ

oan

oan

jan/yan

yun

yuan

yO

oan

Mân

ông

ông

vung/wung

ung

weng

ong

ang

Ngô

phủ

búa

bu

fu

fu

fu

hu

Hẹ, QĐ, QT

phách

đập, vỡ

pak

paak

pai

pha

phah

> phá-phách

(tập)quán

(thói) quen

gwan/ kwan

gwaan

guan

kuE

koan

quan>quen

quang

ánh sáng

kwong

gwong

guang

kuang

kng

QT

rượu(tửu)

rượu

ziu

jau

jiu

tshiw

tjiu

Ngô/Mân/QT

nhặng

ruồi

jin/sin

ying

ying

i-ing

sin

Khmer: Ruy

thầy

sii / su

si

shi

si-i

sai

sai > thầy

sửu

xấu

chiu

tsau

chou

tchiw

chhiu

Nôm+Hán

sắc

màu

xek/ xet

xik

she /se

xok

xek

S <> SH

trinh

nguyên vẹn

zhin

jing

zhen

tseng

cheng

Hẹ / QĐ

trầm

ch́m

chim

sam/zam

zhen

seng

sim

Hẹ / QĐ

thiết

sắt

tiet

tit

tie

thI?

thiat

Mân / Hẹ

ủy

ủy thác

wui/vui/we

wai

wei

uÊi

ui

QT, Ngô

ưng

ưng thuận

jin /en

ying

ying

i-ing

eng

SinoKorean: ung

vị

mùi vị

wi/vi/mui

mei

wei

vi / mi

Bi

rất giống

xử (dụng)

xài

xii / xu

xi / xai

shi

si

sai

Hẹ, QĐ, Mân

yêu

yêu cầu

jau / yau

yiu

yao

io

iau

QĐ, Ngô, Mân

 

cách đối chiếu với ... tiếng Hán nằm trong các từ điển đồ sộ, nhưng thiếu thốn pinyin, bởi lúc ấy pinyin chưa ra đời. Một sai lầm ngay trong cơ bản, bởi như đă và sẽ trở đi trở lại nhiều lần, theo thiển ư, tiếng Hán Việt chính là thứ tiếng Việt có từ tương đương bên tiếng Hán do chính tiền nhân tộc Việt xử dụng và phát âm ngay từ lúc họ c̣n ở bên Tàu. Tiền nhân tộc Việt này, ngày nay c̣n có hậu duệ đă trở thành người Hoa, cư ngụ khắp nơi trên nước Tàu. Hậu duệ của họ chính là người Quảng Đông Quảng Tây, người Hẹ, người Chiết Giang Thượng Hải và người Phúc Kiến Triều Châu. Bảng đối chiếu tóm tắt ở đây sẽ cho thấy gần như từ Hán Việt nào, kể cả những từ thật...ḱ bí, cũng đều có phát âm tương đương hay gần giống trong các phương ngữ Hoa Nam.

 

Chúng ta có thể tóm tắt vài nhận xét quan trọng từ bảng đối chiếu Hán-Việt với ... Hán-Bách-Việt ở trên, như sau.

 

a)      Gần như hầu hết các từ mang tiếng Hán-Việt đều có phát âm gần giống, hay y hệt, trong ít lắm một (1) phương ngữ của khối Bách Việt ở Hoa Nam, bao gồm các phương ngữ, kể cả các tiểu chi, hai khối Âu và Lạc.

b)      Rất nhiều từ mang biến thái âm vị trong tiếng Việt thường có gốc gác tương ứng, giữa các tiểu chi phương ngữ Hoa Nam. Thí dụ: Bấc > Bắc => Bet > Bak > Baak,...

c)      Phát âm chữ {V} tiêu biểu Nam bộ, như [biák]<{vách}, cũng có phản ánh qua phương ngữ chủng Lạc ở từ 'Hán Việt' {Bích} mang nghĩa 'vách tường'. Âm [Bi] như tiếng Anh [beauty], tiếng Việt [byua > vua], [byợ > vợ], [byui / bui / bôi > vui],... đă hoàn toàn bị che lấp trong kí âm quốc ngữ. Lê Ngọc Trụ [9] nhầm lẫn âm vị đó bằng ảnh hưởng phát âm của người Chăm-pa. Trong khi rất nhiều nhà ngôn ngữ Việt khác lướt qua cách phát âm [Bi] của người Mường, và người Tày Nùng,... Âm [By] là sát-âm tỏ môi-môi trong khi [V] là sát-âm môi-răng. [V] trong tiếng Hẹ thường tương ứng với [W]-quanthoại, nhưng ưa hoán chuyển với sát âm điếc [F] trong phương ngữ Ngô ở Chiết Giang-Thượng Hải. Để ư trong bảng đối chiếu trên âm {V} trong {vị} cũng hoán chuyển với {B} sang tiếng Mân.

d)      Nhiều từ thường tưởng Hán-Việt có âm vị hoàn toàn Nôm giữa các phương ngữ Bách Việt: gà > kê, ngậm > im > câm (mồm),...

e)      Để ư biến thái [m] > [b] trong tiếng Mân, tức Phúc Kiến: Wang > Mong > Vọng > bong. Mung > Mộng > Bang. Tiêu biểu trong vấn đề này là {Mua} và {Bán}. Trong quanthoại chỉ có một âm vị nhưng khác thanh: {Mai} => [măi]-3 () (đọc gần như [mại], nhưng hán-việt: {măi})= MUA & [mài]-4 () (đọc giống như [mái], hánviệt: {mại})= BÁN. Sang tiếng Hmong: [muag]= Mua & [muas]= Bán [10]. MUA, tiếng Hẹ: [mai-0]-thinhbằng > 'mua' > Mân: [bue]-2, rất giống [bué]. BÁN, Hẹ [mai-3] > 'bán' > Mân: [bue]-0. Tiếng Việt chộp lấy âm [B] tiếng Mân (Phúc Kiến), và một thinh bổng nào đó phân biệt thành [Bán] khác với [Mua]. Nhưng thật ra [mua] và [bán] trong tất cả phương ngữ Tàu, kể cả quan thoại và Hmong, có phát âm giống nhau nhưng chỉ khác có thanh điệu (thinh): [măi] / [mài] & [muag] / [muas] & [buè] / [bue]. Nói một cách khác, biến chuyển một âm vị hai thinh (măi & mại = muag & muas) sang hai âm vị hai thinh (mua & bán) dựa vào biến thái ở tiếng Mân: {m} > {b}, và do đó, tộc Mân chính là một trong những tộc (Lạc Việt) ṇng cốt trong người Việt Nam.

f)        Những nghiên cứu về Hán Nôm từ nay về sau, theo thiển ư, nên gộp vào so sánh tiếng 'Hán-Hàn' (Sino-Korean) và/hoặc tiếng 'Hán-Nhật' Kanji. Theo bảng đối chiếu phía trên, tiếng Hán Việt lại giống tiếng Hán-Hàn nhất, trong các từ: 'ưng' (thuận) và 'cố' (ko)= cũ. Tiếng Hán-Hàn đă giúp chúng tôi giải toả được một thắc mắc quan trọng nhất đối với người Việt Nam, chưa từng được giải quyết trong suốt vài trăm năm qua. Chúng tôi sẽ hân hạnh tiết lộ vấn đề hết sức ḱ bí này vào một bài khác.

g)      Một điểm khác cũng rất quan trọng trong tiếng Việt: âm chữ [R], trước giờ vẫn ít khi truy ra gốc gác. Lật một quyển từ điển Hán-Việt, hoặc Nôm, chúng ta sẽ thấy âm [R] Việt rất thường tương đương với âm [j] quanthoại: jiu > rượu (11). Nhưng nếu so với các thứ tiếng như MônKhmer, ta thấy rất có khả năng, âm [R] trong tiếng Nôm-bản-địa chính là âm [R] của Môn-Khmer: 'con ruồi' > 'Ruy' (Khmer). Người phía Bắc gọi {ruồi} bằng {nhặng}, một biến chuyển của phương ngữ Hoa Nam: [ying] quảngđông và quanthoại: [Y]-tàu > [NH]-việt: [Ya] > [Nha]= răng. [Ying] > [nhặng]. [Rễ], như 'rễ cây' có tương đương tiếng Thái là [rak].

h)      Xin để ư đến nguyên lí: Khi một sự vật hoặc hiện tượng xuất hiện ở xứ nào trước tiên hay được người khác biết đến bằng ngôn ngữ chốn phát khởi đó, từ vựng nguyên thủy thường được giữ rất vững, khi chuyển sang nhiều ngôn ngữ khác. Thí dụ: các từ như tennis, phone, fax, internet, ice-cream (cà-rem /kem),... được dùng trên khắp thế giới. Gần như bất ḱ ai ở chỗ nào cũng có thể biết các từ này dù phát âm khác chút xíu. Chẳng hạn ngày trước, con ngựa xuất hiện đầu tiên tại khu vực Hung Nô. Tra một quyển từ điển tiếng Mông Cổ về 'con ngựa' ta thấy: Ngựa = Morb (Mông Cổ). [Morb] > [mă]-quanthoại > [mă]-hánviệt. Tức người Tàu ngày xửa ngày xưa bắt chước người Hung Nô gọi 'ngựa' bằng 'Mă' tức 'Mă', thinh trầm. Dựa vào nguyên lư này, đặc biệt để ư 'vua Nghiêu' (sau truyền ngôi cho Thuấn) trong huyền sử Tàu, theo bảng đối chiếu phía trên chỉ có người Hakka (Hẹ) là có phát âm tương tự: [Ngieu] - c̣n những thứ phương ngữ khác ưa đọc kiểu khác. Cho thấy, thêm một lần nữa, người Hẹ-cổ có bà con rất gần với người Việt.

i)        Xem qua chữ 'cố' mang nghĩa 'cũ'. [Cũ] cũng lại một từ gốc 'Hán-Bách-Việt'. Tuy vậy, phản nghĩa 'cũ' là 'mới' lại rất thuần Nôm. Mang phát âm giống với tiếng Thái: [măi], tiếng Lào: [maai], và tiếng Khmer: [tmey]. Phát âm Thái-Lào cho [cũ] cũng hao hao giống tiếng Bách Việt: [gau]. Nhưng tiếng Khmer lại dùng [jah] tức [già] trong tiếng Việt, để chỉ [cũ]. Đặc biệt xin để ư tiếng Khmer chỉ có một (1) thanh điệu mà thôi.

 

KẾT

 

Điểm chính tŕnh bày phía trên: tiếng Hán Việt có cội nguồn từ các khối người Bai-Yue (Bách Việt) ngay từ khi họ c̣n ở bên Tàu. Từ chỗ này, chúng ta thấy những thanh điệu đặt để cho mớ từ vựng thuộc tiếng Hán Việt mang nhiều tính cách 'bất chợt' và nhân tạo. Bởi, như tŕnh bày trong [9], lúc quy định thanh điệu cho nhiều từ Hán Việt ở đầu thế kỷ 20, các vị tiền bối Việt và Tây, đă dựa rất nhiều vào các quy luật phát âm của tiếng quanthoại tra cứu từ các từ điển lớn của Tàu. Vào lúc chưa có phiên âm pinyin cho tiếng quanthoại. Cho dù có pinyin, việc đơn thuần đối chiếu với phát âm quanthoại để định đoạt các thanh điệu hóc buá của tiếng Hán Việt và Nôm, cũng đă bị lạc hướng ngay từ cơ bản. Bởi chính chúng đă không được đối chiếu với nguồn gốc trung thực là cách phát âm của từng từ theo đúng với các phương ngữ chủ lực phía Bách Việt, bao gồm: tiếng Hồ-Nam/Hồ Bắc, Quảng Đông, Hẹ, Ngô, và Mân,... Tra cứu tiếng Việt phải luôn luôn được đối chiếu với các phương ngữ Bách Việt.

 

Nhưng đó cũng là một cái may. Bởi nếu t́m ṭi trong phương tiện hết sức thiếu thốn thời đó, công tŕnh hoàn hảo quốc ngữ gồm cả Hán Việt chắc chắn sẽ bị rối bời. Chính Lê Ngọc Trụ [9] đă nh́n nhận, nghiên cứu khá sâu sắc của ông về các quy luật chánh tả đă phải dựa vào thứ tiền đề hết sức mù mờ là cổ sử của tộc người Việt Nam. Thứ tiền đề mù mờ đó luôn luôn ám ảnh mọi nghiên cứu ở nhiều lănh vực quan trọng, nhất là về ngôn ngữ và văn hoá. Thông thường nhất người ta cho rằng phát âm và từ vựng chịu ảnh hưởng của 'phong thổ' và khí hậu địa phương, hay vay mượn từ những tộc người chung quanh. Nhưng tŕnh bày phía trên có vẻ đưa đến lối nh́n dưới một góc độ mới. Quan trọng hơn hết, lí luận này đă dựa vào việc nh́n thẳng vào thực trạng của các phương ngữ tại Trung Hoa ngày nay, và đi đến nhận xét rằng sau hai ngàn năm, các ngôn ngữ địa phương, tức phương ngữ như tiếng Mân, Ngô, Hẹ,..., vẫn không lột bỏ được những nét đặc trưng cố hữu của chúng. Những nét cố hữu ngàn đời đó cũng được bảo tồn trong tiếng Việt, một tổng hợp ḱ diệu giữa các phương ngữ Bách Việt với hai thứ tiếng bản địa là Môn-Khmer và Thái cổ.

 

Nh́n lại truyền thuyết Hùng Vương, ta nhớ các quyển sử cũ (xem bài 1) đều viết:

 

Bờ cơi nước Xích Quỷ (hay Văn Lang) bấy giờ phía Bắc giáp Động Đ́nh Hồ (Hồ Nam), phía Nam giáp nước Hồ Tôn (Chiêm thành), phía Tây giáp Ba Thục (Tứ Xuyên), phía Đông giáp bể Nam Hải.

 

Bây giờ nếu chấp nhận ư niệm về 'quốc gia’ hay ‘nước' theo giống như cách đây năm bảy thế kỷ, rồi phối hợp với các chứng liệu tŕnh bày ở phía trện và các bài trước, chúng ta thấy rơ tiền nhân nước Việt, đặc biệt tác giả truyền thuyết Âu-Lạc, đă không hề sai trật chút nào hết, khi họ ghi chép lại cho hậu thế những ǵ đă xảy ra cho khối dân tộc Bách Việt khi nước Nam hăy c̣n nằm trong trạng thái nguyên khai. Ư niệm ‘nước nhà’ ở vài thế kỷ trước cũng có thể mang đặc thù tính chất Bách Việt bản địa, chỉ chú trọng đến trả lời cho câu hỏi: Các tổ tiên chủng tộc ngày trước cư ngụ tại đâu.

 

Dù vậy chúng ta cũng có thể thấy rơ truyền thuyết có một sơ hở quan trọng, bởi tác giả truyền thuyết chỉ gồm những người thuộc tộc Âu và Lạc. Đó là họ quên hẳn khối người bản địa chủ lực đă sinh sống tại đó từ trước: Môn-Khmer và các nhóm Nam đảo. Nếu tác giả truyền thuyết đă nhớ và kể đến các nhóm người bản địa này, bờ cơi phía Nam của nước Xích Quỷ không phải giáp với nước Hồ Tôn, mà kéo tận đến mũi Cà Mau như ngày nay.

 

Ghi Chú

 

[1] Chiêm Toàn Hữu (2004) Văn Hoá Nam Chiếu Đại Lư. Nxb Văn Hoá Thông Tin

[2] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM.

[3] Nguyên lí cơ bản di tản: 'Người di tản luôn luôn có khuynh hướng chạy giặc về hướng đi tổ tiên, ông cha, bà con họ hàng hoặc bạn bè đă đi qua từ trước'.

[4] Vơ Mai Phương (Chu Thái Sơn chủ  biên) (2005) Người Dao. Nxb Trẻ

[5] Xin tạm dùng từ Hẹ hoặc Hakka để chỉ dân Bách Bộc hay Bộc Việt, hoặc Đông Di, từ khu Sơn Đông.

[6] Trần thị Thu Thủy (Chu Thái Sơn chủ biên) (2005) Người Hmong. Nxb Trẻ.

[7] Tại Việt Nam, thường gọi họ 'Khách trú', biến thành 'Cắc chú'. Có lẽ mô phỏng theo tên gọi nhóm Việt tộc chạy xuống miền Nam sau cùng vào thế kỉ 10-13, lúc loạn thập quốc - ngũ đại rồi đến Mông Cổ: 'Khách gia', phát âm theo vài phương ngữ khác thành: Hakka, tức Hẹ.

[8] Con số 1,3, 2 đi theo phiên âm pinyin, dung để chỉ số thanh điệu. Quanthoại có 4 thanh: B́nh=1 {-}, Thượng=2 {'}, Khứ=3 {v}, Nhập=4 {`}.

[9] Lê Ngọc Trụ (1991) Chánh tả Việt ngữ. Nxb Xuân Thu (tái bản). Trường Thi xuất bản.

      Lê-Ngọc-Trụ (1959) Việt Ngữ Chánh-tả Tự-Vị. Nxb Thanh-Tân

[10] Tiếng Hmong-Yao đặc biệt cho thinh (dấu) bằng ghép chữ cái ở cuối: {b  i  g  v  m  s} (6 thinh). Thí dụ: [MUAg] => sell / bán. Thinh [g] bắt đầu ở giữa rồi hạ thấp, gần giống dấu huyền tiếng Việt. Trong khi [MUAs} => buy / mua, với thinh [s] rất giống [mua] tiếng Việt.

[11] Để ư phát âm [rượu] ở tiếng quảngđông là [jau] > mường: [răo]. Thêm một chứng tích rất nhỏ: Mường thuộc tộc Thái-cổ.

[12] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu, tái bản tại Hoa Kỳ.

[13] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật  hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite

[14] Lau Chun-Fat and Man Vicky Ching Han (2004) Reconstruction of the ‘Old Yue’ dialect and its relationships with Modern Cantonese. http://218.193.48.222/works/liuzhenfa/NACCL-12%20(2).doc

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18