Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (15):

Tháng Giêng, tháng Chạp và 12 con Giáp

Nguyên Nguyên

Qua bài này chúng ta sẽ mượn 12 Con Giáp để thử xem lại tên gọi 12 địa-chi, với mục đích kiểm chứng một vài điểm khá quan trọng trong 'truyền thuyết giải mă' [1] ở đây.

Nhưng trước hết xin thử xem lại phát hiện rất quan trọng trong một bài trước. Đó là chuyện [1] người Tàu rất thích phân loại 'nhóm ngôn ngữ Hán Tạng', với hàm ư: tất cả các phương ngữ bên Tàu, nhất là khối Bách Việt ngày xưa, có cùng chung một gốc với tiếng Hán ṛng ở miệt Hoa Bắc của Hoa tộc 'thuần túy', gộp chung nhau thành nhóm Sino-Tibetan tức Hán Tạng. Tiền đề này thật ra hoàn toàn tương phản với lư thuyết chúng tôi ở đây. Nói nôm-na, các lư thuyết lớn về Hoa chủng tương phản với lư thuyết chúng tôi ở chỗ, cả hai bên đều giành người Hẹ, người Mân, người Ngô, người Yuệt (Quảng) ở thời xa xưa, về phía tộc người của ḿnh. Người Tàu có hỗ trợ của rất nhiều học giả Tây Phương lúc nào cũng cho rằng các phương ngữ miền Hoa Nam, khi xưa có chung một gốc với tiếng Hán, và hai khối tộc người, Hán và Bai-Yue (Bách Việt) ở Hoa Nam đó tuy hai mà một. Rất tiện nghi cho mô h́nh một nước Tàu nhất thống kéo luôn đến Tây Tạng. Bởi trong tên gọi 'Hán-Tạng' đă bao gồm sẵn 'Tây Tạng'.

Một trong những hệ luận hoặc kết quả của thứ tiền đề này chính là công tŕnh tạo dựng lại cách phát âm tiếng Tàu ở thời cổ đại và thời Trung cổ. Nổi tiếng nhất là công tŕnh của nhà ngữ học Bernhard Karlgren. Trong đó việc tái thiết lại các âm cổ bên Tàu, nhất là thời Trung cổ (từ thế kỷ thứ 6 đến 10), đă dựa vào những trang sách rời rạc của một hai bộ sách 'văn vần', như quyển Qie-Yun 切韻 tức Thiết Vận, của Lu Fayan và cộng sự, 'xuất bản' vào năm 601 (đời nhà Tùy), và đối chiếu với lối phát âm của ... các phương ngữ Bách Việt hiện nay. Quan trọng nhất trong các nhóm ngôn ngữ họ jùng để đối chiếu thường bao gồm tiếng Hẹ, Mân, Ngô, và đặc biệt tiếng Hán Hàn, tức tiếng Hán 'du nhập' vào xứ Triều Tiên, và ... tiếng Hán Việt, xử dụng ở thế kỷ 20 tại Việt Nam. Thí dụ: (i) 'Thác' trong 'phó thác' tiếng quanthoại hiện tại gọi [tuo]. Mấy học giả căn cứ vào phát âm Hán-Việt gọi 'thác', Hán-Hàn gọi [thak], Mân đọc [thok], Hẹ [t hok] rồi kết luận tiếng Tàu Trung cổ đă phát âm: [thak]. (ii) Pḥng= Buồng. Quanthoại hiện nay: [fang]. So với Hán-Hàn: [pang], Hẹ: [fong] (=> pḥng), và Mân (Phúc Kiến): [bang]. Rồi để ư tiếng Việt: 'buồng', họ cho tiếng Tàu thời xưa phát âm: [bwang]. (iii) Từ 'Văn' trong 'văn chương / văn hoá', quanthoại đọc [wen], Hẹ: [Vun] (=> văn), Ngô-Việt: [vâng]. Họ dựa thêm vào một chứng liệu nào khác rồi phối hợp với âm quảngđông: [man], và âm Hán-Hàn là [mwun] rồi cho phát âm trungcổ là [mun] [2] (iv) Dù có dễ dăi tạm chấp nhận thứ lí luận 'tầm nguyên' hoặc 'phiên thiết' loại này, theo thiển ư, ai cũng có thể thấy kiểu truy nguồn phát-âm 'cổ đại' hay Trung-cổ của các học giả Tây Tàu có vẻ hơi lủng củng, ngay ở chỗ họ cho ông vua, có lẽ nổi tiếng xưa nhất của họ là Nghiêu, ngày nay tuy mang phát âm [Yao]-quanthoại, nhưng vào thời cổ đại mang phát âm y hệt như tiếng Hẹ và tiếng Việt (Nam) ngày nay: [Ngieu]. Tại sao vậy? Bởi họ luôn cho rằng người Hẹ là người Hoa nguyên thủy nhất, và đă từng sinh sống ở lưu vực sông Hoàng Hà gần chỗ ông vua cổ xưa của 'Hán tộc' mang tên Nghiêu đó. Hoàn toàn lướt qua, không để ư đến câu hỏi then chốt: 'Thế nhỡ người Hẹ-cổ không phải thuộc Hoa tộc th́ sao?'. Hoặc: 'Nền tảng tiếng Hán Việt là ǵ?' Truy tầm phát âm Hoa cổ đó chỉ có thể đúng khi chính tiếng Hoa đă được phát âm y hệt như vậy vào thế kỷ thứ 6-10 tại xứ An Nam, hay tại Triều Tiên. 'Có thật như vậy hay chăng?' Chúng ta có thể thấy rất rơ và rất nhanh, rằng nếu trả lời các câu hỏi trên nằm trong dạng phủ định, hay ngay cả lưng chừng, lừng khừng, tất cả kết quả các công tŕnh tầm nguyên phát âm tiếng Tàu thời Trung-cổ cần được xem lại kỹ hơn.

Thật ra, nếu đứng ở bờ sông bên này - phía lư thuyết tŕnh bày ở đây - chúng ta có thể nhận ra thêm một vài điểm khá lấn cấn của việc xử dụng tiền đề 'Hán-Tạng' như một nhóm ngôn ngữ chung của các tộc người ở Trung Hoa ngay từ thời cổ đại, trong việc truy tầm phát âm Trung-cổ tiếng Hán, như sau:

(i) Trước hết, ta thấy Hoa tộc, cũng như rất nhiều tộc người ‘thông minh’ khác trên thế giới, rất ít khi chịu khó kiểm chứng lại mớ tiền đề sẵn có. Họ có vẻ rất dễ dăi hoan nghênh chấp nhận công tŕnh nghiên kíu có vẻ rất khoa học của mấy học giả Tây phương. Không để ư rằng những công tŕnh này hoàn toàn dựa trên những tiền đề do người Hoa đă bày sẵn. Điển h́nh, rất nhiều học giả Âu Mỹ cho rằng Hoa ngữ ngày xưa y hệt như các phương ngữ Hoa Nam, nhưng nay bị biến đổi khá nhiều. Thí dụ, Hoa ngữ theo kiểu quanthoại nay bị mất các âm cuối như {p t k m nh} và chỉ c̣n lại {n ng}: Yue NaN / YaNG Gui Fei (Việt Nam / Dương Quư Phi). Nếu để ư đến thứ tiền đề này, người ta có thể thắc mắc: 'Tại sao các phương ngữ Hoa Nam (của người Bách Việt cổ) vẫn giữ được nhiều sắc thái ngôn ngữ như xưa trong khi Hoa tộc thuần túy lại không?'

(ii) Nếu người Hẹ là Hán tộc thuần túy, tại sao ngôn ngữ họ lại giống với phương ngữ Hoa Nam (và ... Việt Nam) nhiều hơn giống với tiếng Hán. Tương tự, nếu họ người Hán thuần túy tại sao họ lúc nào cũng cố gắng ǵn giữ tập tục ông cha, juy tŕ văn hoá và tiếng nói dữ dội như vậy, và trong tất cả những bản chất văn hoá họ dzuy tŕ và ǵn giữ được qua cả ngàn năm đó, rất ít điểm giống với thứ của Hoa tộc? Thí dụ: Người Hẹ không hề theo tập tục Hoa chủng, trong việc bắt phụ nữ phải bó quặp bàn chân cho sang.

(iii) Mô h́nh tŕnh bày trong loạt bài này cho thấy tiếng Hán-Việt và ngay cả một phần khá lớn của tiếng Nôm, đều có gốc gác với các thứ phương ngữ Bách Việt, nhiều hơn với tiếng quanthoại ở phương Bắc [2]. Nhiều dấu hiệu cho thấy tiếng 'Hán-Việt' thật sự chỉ phát triển tại nước Nam, bắt đầu từ thế kỷ 11, tức sau khi đă tạm vượt khỏi ách đô hộ 1000-năm của Bắc phương. Một phần lớn tiếng Hán-Việt đó đă do các người thuộc tộc Lạc Việt từ bên Tàu mang sang, tiêu biểu bằng nhà Lư và nhà Trần. Do đó việc đối chiếu tiếng Hán Việt (phát triển tại Đại Việt từ thế kỷ 11 về sau) để truy tầm phát âm tiếng Hán ở thế kỷ 6-10 bên Tàu là một việc làm dựa trên tiền đề có thể vướng khá nhiều lấn cấn.

(iv) Quan trọng nhất, việc phiên thiết âm vận xưa dựa vào những quyển sách (không đủ bộ) như Qie-Yun cũng có thể dựa vào một số điểm cơ bản không được chuẩn. Nhất là huyết thống của tác giả những quyển văn vần đó. Bởi nếu chính tác giả mang Việt tộc, hoặc sinh sống ở khu vực có đa số là Việt tộc, âm vận của tác giả vẫn có thể không phải thứ âm vận do người Hoa cổ phát ra vào thời đó. Nói một cách khác, người Hoa hiện nay thật sự cũng hăy c̣n mù mờ trong phân bố của các tộc người, nhất là Hoa tộc thuần túy, vào thời cổ đại ở miền Hoa Bắc (phía bắc sông Dương Tử).

Bây giờ chúng ta hăy 'thử xem lại' 12 con Giáp.

Văn hoá xoay quanh '12 Con Giáp' được thể hiện tại hầu hết các quốc gia vùng Đông Á và Đông Nam Á, trừ một vài nước mang nặng ảnh hưởng Hồi giáo như In-đô-nê-xia, và Mă Lai Á, dù rằng cộng đồng người Hoa tại những nước này vẫn c̣n hâm mộ việc ăn Tết và xem tuổi coi ngày theo 'Tử Vi 12 Con Giáp', gọi 'Sinh Tiêu' (生肖 [shengxiao]).

Bảng đối chiếu sau sẽ tóm tắt 12 con Giáp, tiếng Tàu gọi 12 địa-chi. Dấu [*] cho thấy tương đồng của phương ngữ Hoa Nam với tiếng Hán Việt.

Địa-chi Hán Hẹ Quảng Q.Thoại Ngô Mân Hải-Nam Cầm-Thú Hán
zii* chi zi* tsưi chi zi* Chuột
Sửu chiu chau chou ts hơw thiu siu* Trâu (Ḅ)
Dần Jin* Yan* yin iing in yan* Cọp
Măo mau* maau* mao* mo myo mao* Thỏ (Mèo)
Th́n shin* san chen ---- sin dièn Rồng
Tỵ tsih* ji si ----- chi ki Rắn
Ngọ ng ng wu ngu* ngou ngo* Ngựa
Mùi Mui* Mei* wei vi* bi+ muat Cừu (Dê)
Thân shin san* shen* seng sin diẹn Khỉ
Dậu ju / riu Yau* you ----- yu jiu
Tuất sut* seut* xu ----- sut tuat* Chó
Hợi hoi* hoi* hai ----- hai hai Heo

Sự thật, 12 địa-chi có lẽ xuất phát đầu tiên từ 12 tháng tính theo âm-lịch, tức theo chuyển động mặt trăng. Người xưa, sau vài ngàn năm sinh sống trên trái đất bắt đầu phát hiện cứ thấy 12 lần trăng tṛn th́ thấy khí hậu trở lại giống như cái 'chu kỳ' cũ: Ấm áp (xuân), nắng chói (hạ), mát mẻ / lá rơi (thu), và băng giá/lạnh lẽo (đông). Từ đó sinh ra 12 tháng. Thường gọi chung với ‘trăng’ bằng một từ duy nhất. Tức ‘tháng’ mang nghĩa nguyên thủy ‘một chu kỳ Trăng’. Thí dụ: Tiếng ‘Hán’ (Hẹ) gọi cả ‘trăng’ lẫn ‘tháng’ bằng [ngiet], quốcngữ đă kư âm thành: [nguyệt], có lẽ sau khi phối hợp âm Hẹ [ngiet] [1], với lối phát âm Mân [goeh] và Hải-Nam, [guet].

Rất nhiều ngôn ngữ do đó dùng chung một từ cho 'trăng' và 'tháng'. Tiếng Persia / Ba-Tư (Iran) gọi cả 'trăng' lẫn 'tháng' bằng [măh]. Tiếng Tàu quanthoại có [yue], Hán-Việt đọc [nguyệt] theo kiểu Hẹ, mang nghĩa 'tháng' và 'trăng'. Tiếng Khmer cũng vậy: [khai] mang hai nghĩa 'tháng' và 'trăng'. Tiếng Myanmar: [lá] => tháng & trăng. Người dân tộc A-Kha gọi ‘tháng’ bằng [bala] và ‘trăng’ [pala]. Người P’u-Noi, tháng= trăng= [ula]. Tiếng Mă-Lai: [bulan] => tháng & trăng. [Bulan] sinh ra [blang] => [blăng] => tiến đến [trăng] do tác động của kí âm quốc ngữ. Nhưng [bulan] không tiến thẳng đến [tháng] trong Việt ngữ. 'Tháng' lại có vẻ phối hợp [blăng] hay [tlăng] với một từ tiếng Thái chỉ 'mặt trăng' và 'tháng': [deuang]. [Duang] tiếng Thái mang hai nghĩa: {tháng} và {trăng}. Đối với {trăng} rất thường tiếng Thái kèm theo [Jan]: [Duang Jan]. [Jan] sinh ra [giăng] tại một số khu vực Bắc Bộ. [Duang] sinh ra 'tháng' cũng như một lô từ chỉ 'tháng' của các nhóm người dân tộc. Người Pu-Noi gọi 'tháng Giêng' bằng [Dưon Chieng]. Người Mường: 'khảng Chiêng' (tháng Giêng {1}), 'khảng Môch' (tháng 11), 'khảng khảu' (tháng 6), 'khảng chap' (tháng chạp). Người Tày-Nùng [6] yùng [Bươn chiêng] cho 'tháng Giêng', [Bươn nhỉ]: tháng hai, [Bươn êt]: tháng một (mười một), [Bươn lap]: tháng Chạp.

Theo thiển ư, ‘tháng’ có vẻ khác với ‘trăng’ do ở kí âm quốcngữ cố tổng hợp 2 âm [duang] và [tlăng]:

Tháng = {duang} + {tlăng}.

Hoặc đă dựa vào lối phát âm [thang] của người Mân cho từ 朣 , mang nghĩa 'trăng mọc'.

Theo Jeanne Cuisinier [7], dẫn từ các công tŕnh của Coedès và Maspéro, người Mường cũng có chu ḱ 12 năm tương ứng với 12 con Giáp. Nhưng có vẻ như rằng 10 thiên-can (Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quư) đến với các mường bản rất trễ. Rất giống với thư tịch tối cổ của Tàu, ít thấy miêu tả đến chu kỳ 60 năm, phối hợp 10 thiêncan với 12 địachi. Theo [5] cho đến đời Đông Hán bên Tàu (tương đương với Hai Bà Trưng xứ Việt cổ), vẫn chưa thấy xuất hiện 10 thiên-can. Tuy vậy người Mường vẫn có thói quen chia 1 tháng ra làm 3 tuần, mỗi tuần 10 ngày. Đặc biệt một ngày có 12 giờ, mỗi giờ xưa như vậy tương ứng với 2 giờ ngày nay. Giờ Tư đầu tiên bắt đầu từ 11giờ đêm và chấm dứt lúc 1 giờ sáng. Tiếp đó giờ Sửu: 1giờ-3giờ sáng, v.v. Tuy nhiên, theo Cuisinier, 12 con Giáp du nhập sang Thái Lan và các mường bản, từ người Khmer.

Người Yi [4] [8], với dân số ngày nay khoảng 8 triệu tập trung tại Tứ Xuyên, Quí Châu và đông nhất tại Vân Nam - giáp giới với Việt Nam, ngày trước dùng lịch 10 tháng. Mỗi tháng 36 ngày, tức một năm 360 ngày. Năm (5) ngày c̣n lại của năm họ dùng để ăn...Tết, không tính vào năm [5]. Có lẽ họ tính lịch theo chuyển vận hằng ngày của mặt Trời. Một năm gồm {360 + 5} lần vận chuyển 'mọc' và 'lặn' của mặt trời. Năm 10 tháng của người Yi, được chia thành 5 quí. Một (1) quí = 2 tháng, tức 72 ngày. Mỗi tháng có 3 tiết khí [4]. Mỗi tiết khí có 12 ngày. Tức vào thuở cổ thời, có hai con số đáng nhớ trong khung đối chiếu ngày, tháng, và năm. Đó là số 12 và số 10. Ngoài ra, c̣n có thêm một con số đáng nhớ nữa. Con số 5. Số 5 tiêu biểu cho thuyết 'âm dương' Ngũ Hành, rất thông thường liên hệ mật thiết đến 12 địa chi và 10 thiên-can (Giáp - Ất - Bính - Đinh - Mậu - Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quư).

Điểm đáng ghi nhớ: Vân Nam, tức Đại Lư năm xưa, là một ngă 3 rất quan trọng nối liền Trung quốc, Việt Nam với văn minh phương Tây vào lúc cổ thời. Nhiều sách vở mới của Trung Quốc [5] [8] cho biết Vân Nam chính là cái nôi văn hoá Đông Nam Á, do ở vị trí ngă ba đường, tiếp xúc với ba nền văn minh Đông, Tây và Nam, cũng như phong cảnh thần tiên u linh, khí hậu mát mẻ. So với nhiều 'xứ' ở khu vực Bách Việt - Hoa Nam, nền độc lập 'địa phương' của khu Vân Nam (Điền Việt / Nam Chiếu / Đại Lư), cũng được giữ khá vững, cho đến khi nhà Nguyên của tộc Mông Cổ quyết định dứt điểm xứ này vào giữa thế kỷ 13.

Bây giờ xin phép trở lại vấn đề then chốt của bài này: 'Thử mượn 12 con Giáp để tiếp tục minh giải câu chuyện 'hợp chủng' của tộc người Việt Nam'. Đặc biệt chúng ta sẽ t́m cách lư giải tại sao nhiều tộc người tại Đông Dương và khu vực Lưỡng Quảng - Vân Nam lại có thói quen gọi 'tháng 1' bằng 'tháng Giêng' hay những âm vận tương tự. Với chút ít trực giác, chúng ta thấy nếu t́m được lư giải cho 'tháng Giêng / tháng Chạp' chúng ta có thể hiểu rơ hơn một chút những điểm hết sức mù mờ từ trước đến giờ trong ḷng cổ sử dân tộc, cũng như của các khối người láng giềng.

Tuy nhiên trước hết xin ghi lại một số nhận xét thu thập được từ sách vở và internet.

  • Hệ thống tử vi Đông và Tây tính theo lịch 12 tháng hoặc chu kỳ 12 năm (địa chi) xoay quanh với 10 thiên-can là một hệ thống hết sức tinh vi. Những tộc người nào phát triển chúng đến nơi đến chốn bắt buộc, theo thiển ư, phải hội đủ các điều kiện sau đây: (a) Phải có sẵn một hệ thống số đếm và chữ viết. Bởi quá phức tạp để phát triển bằng lối truyền miệng trong dân gian; (b) Phải kinh qua hằng trăm hằng ngàn năm để thu thập dữ kiện, tạo nên các định luật tổng hợp; (c) Phải thu thập được rất nhiều chứng liệu lịch sử qua giao tác giữa người với người, dân tộc này với dân tộc kia. Cá tính và cuộc đời của rất nhiều cá nhân khác nhau; (d) Có sự đóng góp trong cốt lơi của các nhà khoa học hay những ‘tu sĩ’ cỡ bự, dù dưới dạng đồng bóng, phù thủy hay tiên tri thời tiết, chứ lê dân b́nh thường không đủ sức để phân tích / tổng hợp hằng ngàn hằng trăm ngàn dữ kiện khác nhau để hệ thống hoá phương cách 'sinh tiêu' tức xem tử vi bằng 12 con Giáp (Tây và Đông) đối chiếu với ngày năm sinh và cuốn lịch; và quantrọng nhất: (e) vào cổ thời các dân tộc này phải rất quenthuộc với 'con Ngựa' thuộc địachi thứ 7 của 12 'con Giáp'. Xin xem chi tiết phía sau.
  • Trên góc độ thuần lư, chúng ta có thể thấy những tộc người đă thật sự góp công phát triển hệ thống ‘tử vi 12 con Giáp’ đến nơi đến chốn, rất khó hiện thực được nếu địa bàn cư trú của họ nằm ở những nơi xảy ra chiến tranh triền miên, hay họ đă sinh sống bằng lối 'ju mụk' nay đây mai đó. Chúng tôi thật sự cố ư dùng động từ ‘phát triển’ thôi, chứ không dám dùng ‘phát minh’, bởi thật ra hệ thống tử vi biểu tượng bằng sự vật hay sinh vật, đă hiện diện ngay từ thời xa xưa, từ Trung đông sang Âu châu, kéo đến Á châu. Theo nhà nghiên cứu người Hoa, Thường Tuấn [5], cổ Ai Cập, cổ Babylon, Ấn Độ, Hy Lạp và Trung Quốc đă có tập tục ghi lịch bằng 12 loài vật từ rất sớm. Tại cổ Ai Cập và Hy Lạp, 12 con Giáp gồm có: trâu đực, dê, sư tử, lừa, cua, rắn, chó, chuột (hoặc mèo), cá sấu, hồng hạc, vượn, chim ưng. Cổ Ấn Độ có 12 con giáp rất giống với Trung quốc: chuột, trâu, sư tử, thỏ, rồng, rắn độc, ngựa, dê, khỉ Ma-các, gà, chó, heo. Để ư, con sư tử trở thành 'hổ' (cọp) khi đến Trung Hoa, hoặc ngược lại, bởi bên Tàu, sư tử rất hiếm. Mười-hai con giáp của xứ Babylon ở thời cổ đại là mèo, chó, rắn, bọ-hung, lừa, sư-tử, dê đực, trâu đực, chim cắt, khỉ, hồng hạc, và cá sấu. Trong 12 con giáp Nhật Bản hiện tại, con lợn biến thành lợn rừng giống đực, đồng thời lịch của họ cũng đă biến đổi từ âm-lịch sang dương-lịch. Trong khi, tại nước Hung-ga-ri, do ở ảnh hưởng chiếm đóng ngày xưa (thế kỷ 4-5) của dân 'Hun' (lănh tụ Hốt Tất Liệt - Attila), 12 con giáp xứ này giống y như của Trung Hoa. 12 con giáp kiểu Tàu cũng được áp dụng trong khối dân Turkestan, và dân xứ Bul-ga-ri ở Đông Âu.
  • Chúng ta cũng có thể thấy trong khi tử vi Tây Phương quây quần với 12 giáp: Bảo B́nh, Song Ngư, Miên Dương, Kim Ngưu, Song Nam, Bắc Giải, Hải Sư, Xử Nữ, Thiên Xứng, Hổ Cáp, Nhân Mă, và Nam Dương, tương ứng với khoảng thời gian trung b́nh 30 ngày, bắt đầu từ 'khoảng' ngày 20 mỗi tháng tây, tử vi Đông phương vượt luôn qua chu ḱ 12 tháng, lên đến 12 năm và 10 phân loại (thiêncan), phối hợp với nhau thành 1 chu kỳ chung là 60 năm, tương ứng trên dưới một đời người. Sở dĩ, Đông phương tiến mạnh đến một chu ḱ con giáp 12 năm, chứ không phải 12 tháng có lẽ bắt nguồn ở chỗ các nhà thiên văn Đông phương, đă dựa 'khoa tử vi' theo sát với vận chuyển của các tinh tú, đặc biệt 'nhị thập bát tú', tức 28 cḥm sao trên trời. Những nhà thiênvăn thuộc các tộc người 'phát triển' tử vi 12 'năm-giáp', đă quan sát chuyển động các hành tinh và biết được rằng Tuế tinh, tức sao Mộc, đi được một ṿng quanh bầu trời trong khoảng thời gian đúng 12 năm [5]. Tuy nhiên, có vẻ chưa có luận cứ 'chắc nịch' tương tự về chu ḱ thiên-can gồm 10 thứ: Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quư, ngoài việc cho rằng số 10 cho 10 năm, có lẽ xuất xứ từ lịch cổ 10 tháng (mỗi tháng 36 ngày) của người Yi ở xứ Điền Việt (Nam Chiếu/Đại Lư) xa xưa, hoặc, theo thiển ư, thuyết Âm-Dương Ngũ Hành, bao gồm 5 hành, nhân (x) với nhị nguyên (2) 'Âm' và 'Dương' (Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ (5) nhân với Âm Dương (2) cho ra 10).
  • Xin được phép nhấn mạnh, tất cả các thư tịch cổ cũng như sách vở hiện đại của người Hoa, không bao giờ ghi chép tên của 12 địa-chi là tên của 12 con cầm-thú tương ứng. Thí dụ: {Mùi} chỉ là địa chi thứ 8, chứ không phải {Mùi} mang nghĩa {con Dê}. Trong chữ Hán ghi ở bảng phía trên, ta để ư, một lần nữa, phát âm Việt giống phát âm Hẹ nhất: [Mui]. {Mùi} viết theo Hán tự: 未 có nghĩa 'mùi vị' được thể hiện khá đầy đủ trong các phương ngữ Hoa Nam. [Mùi] tương ứng với quanthoại [Wei] chính là [vị] theo tiếng Việt. Phát âm y hệt [vi] trong tiếng Ngô-Việt (Chiết Giang / Thượng Hải). [Vi] lại được phát âm [bi] trong phương ngữ Mân (tức PhúcKiến / TriềuChâu), khá giống [byị] phát âm Nambộ, kí âm quốc tế (lột [y]) thành [bi]. Kiểm chứng với bất cứ người Hoa nào chúng ta sẽ thấy, tên 12 địachi không mang nghĩa 12 con thú hoặc cầm đó. Cả hai quyển từ điển về tiếng Hán và Nôm, của Húnh Tịnh Của và Đào Duy Anh, đều cho kết quả tương tự. Không bao giờ có sự việc: Tư = con Chuột, Sửu = con Trâu, Dần = con Hổ, v.v. Tuy nhiên, ở phía dưới, chúng tôi sẽ mạo muội thử t́m ṭi, và kiểm chứng, với tính cách sơ lược và tiêu biểu, mối dây liên hệ trong ngôn ngữ giữa tên địachi với tên con cầm-thú tươngứng.

Bây giờ xin xem lại 10 thiêncan theo phát âm giữa các phươngngữ, như sau.

Thiên-Can Hán P'u-Noi Dao Hẹ Quảng Q.thoại Ngô Hai-Nam Mân
Giáp Cáp Chạp gap gaap jia tsia? ga kah
Ất Hăp Dật jat/ jet yut yi ́I? yat it
Bính Hoài Pềnh biang bing bing ping bing peng
Đinh Mừng Tềnh den ding ding ting ding teng
Mậu Púc meu mou wu ----- mao bou
Kỷ Căt Kỳ gi gei ji i ki ki
Canh Côt Cành gang gang geng keng keng keN
Tân Nuông Phiền sin san xin ----- tien sin
Nhâm Táu Nhiêm nhim yam ren ----- jam jim
Quư Ca Cuồi gui/ kui gwai gui ----- hui kui

12 địa chi, phát âm theo các thứ tiếng Mường, Thái, Cam-Bốt, và các thứ tiếng người dântộc P'u-Noi và A-Kha được thu thập từ tài liệu của Cuisinier [7] và Roux [10], hoặc internet [13], bổ túc với bảng đối chiếu 12 địachi ở phía trên, được ghi lại như sau. (Tài liệu về tiếng Dao được trích từ một quyển sách mới xuất bản về 'người Dao' [11]).

Địa-chi Hán Mường khmer Thái P'unoi Dao Cầm-Thú Thú (Mường)
ti jut chuat cḥ chây Chuột tsuôt
Sửu kheu chlauv châlu páu tsáo Trâu (Ḅ) tlu / klu
Dần rân khal khăn nhi diền Cọp khal/khan
Măo mẻo thoss thóh mau mảo Thỏ (Mèo) tho
Th́n sin raung mărong si chiàn Rồng ṛng
Tỵ msagn maseng so chẩy Rắn ran / zan
Ngọ ngọ momi mamia sănga hử Ngựa ngưa
Mùi mùi momê mamaê môt mảy Cừu (Dê) dê /tê /bê
Thân thân vok wó?k san siên Khỉ vok
Dậu râu roká raka hau diểu ka
Tuất tất tso tso sêt phút Chó tsó
Hợi hơi kau kun khơ hơi Heo kwi / kul/ kun

Quan sát 3 bảng đối chiếu 12 địachi và 10 thiêncan, ta có thể đi đến các nhận xét sau.

  • Tất cả các tên địachi và thiêncan ở tiếng Việt đều có âm tương ứng ngay trong các phương ngữ Hoa Nam. Giống nhất là các thứ tiếng Hẹ, Quảng Đông và Hải Nam. Trong khi Hẹ cho ra 2 từ đặc sệt Việtnam: [Mui] (mùi) và [Hoi] (hợi), Hải Nam cho biết [Ngo] và [Tuat] phát âm y hệt như vậy trong tiếng Việt: [Ngọ] & [Tuất]. Tiếng Quảng Đông cho thấy người Yuệt ở đó có phát âm 12 địachi và 10 thiên-can giống tiếng Việt nhiều nhất, cũng như ảnh hưởng phát âm [Y] cho chữ [D] theo kiểu Nambộ: [Yan] => [Dần] và [Yâu] => [Dậu]. Xin nhắc lại, trong các phươngngữ BáchViệt cổ, chỉ có phân nửa khối người nói tiếng Hẹ có phátâm [Y] quanthoại thành ra [J]: Duyên-phận (Yuan fen) => [Jen-fen]. Tộc người khác cũng có chút khuynh hướng đổi biến âm [Y] quanthoại chính là người Mân (Phúc Kiến) và Hải Nam. Thông thường tiếng Mân sẽ lột âm [yờ] của [Y] để biến thành [I] như tiếng Việt: [Yao] quanthoại => [iau] Mân => [yêu= iêu] Việt. [Yang] quanthoại (= dê / cừu) => [yeung] quảngđông (= dương) => [jong] Hẹ => [iong] Mân. Trong khi tiếng Hải-Nam chỉ biến một số âm [Y]-quanthoại ra âm [J] mà thôi. Thông thường vẫn giữ âm [Y]: [Yuan fen] => [Juan-fen]. Nhưng [Yao] (dược=thuốc) vẫn giữ [Y]: [Yuk].
  • Có một điểm trùng hợp: {Măo}, địa chi thứ 4, có phát âm rất giống từ tiếng Việt dùng để chỉ con Mèo. Tiếng Hán Việt thật ra là [miêu] hay [mao], tương ứng với quanthoại [miau] hay [mao], quảngđông [maau] và Hẹ, hai thứ [miau = miêu] và [meu = meo]: Nam xực như hổ nữ thực như miêu. Thật ra địachi {Măo} viết Hán tự 卯 rất khác với Miêu = Mèo: 貓 . Địachi {Măo} mang tên một ngôi sao của 'nhị thập bát tú' ở trên trời. Địachi {Măo} thông thường tương ứng với 'con Thỏ'. Đến xứ Việt đổi thành con Mèo. Rất giống hiện tượng 'sư tử' ở Ấn-Độ, nhưng 'hổ' (cọp) tại Đông Á và Đông-Nam-Á
  • Theo [5], các loại cầm thú liên kết với 12 địachi trong tử vi Đôngphương mang xuất xứ từ những vật tổ totem của thời bộ lạc xa xưa. Nhiều bộ lạc khác nhau, tuy cùng một tộc người, vẫn có thể có vật tổ khác nhau. Đó là một giải thích cho việc biến đổi giữa con Thỏ với con Mèo, trong địachi thứ 4 {Măo}. Đặc biệt con Hổ rất phổ biến là một totem chung cho rất nhiều tộc người miền rừng núi Á Châu: Sở Hùng, Xuyên (Thục), Điền Việt, v.v. Con cừu cũng khá phổ biến, và totem của siêu tộc Khương. Để ư từ Khương [qiang] 羌 mang cách viết y hệt hàm ư 'người chăn cừu (hay dê): [Qiang] 羌 giống như [yang] (dương) mang nghĩa 'cừu': 羊 viết chung với [ren] (nhân), tức 'người': 人 . Cũng có bộ lạc như Thái Hạo thờ 'con Rồng', Thiếu Hạo thờ 'con Chim' (tiến đến 'con Gà', tức địachi 'Dậu). Các thần thánh cổ thời như Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông đều có thân rắn: Rắn cũng là một totem khá phổ biến. Con Hổ với con Gà từ ngàn xưa nổi tiếng trong việc 'trấn tà, trị iêu ma'. Khai quật tại Hemudu thuộc tỉnh Chiết Giang (tức xứ Việt của Câu Tiễn hồi xưa) t́m thấy nhiều đồ sứ có h́nh con Heo, chứng tỏ con Heo có thể là một totem của nhiều bộ tộc ở đó. Ngành khảo cổ cũng cho biết trong số những động vật hoá đá t́m thấy trong nhiều hang núi, con Nai và con Thỏ xuất hiện nhiều nhất, với 'tuổi đời' cũng đến 50000 năm. Nhiều vụ khai quật gần đây tại Tứ Xuyên (địa bàn xưa của rất nhiều tộc 'man-di', như Khương, Thái cổ, ...) [14] t́m thấy một di vật con rắn đầu chó uốn ḿnh quanh thân cây dài 4 thước tây. Trong khi mô-típ h́nh 3 con Thỏ đuổi nhau thành ṿng tṛn, với tai chạm vào đầu, t́m được ở miền Tây nước Tàu (khu Tứ Xuyên) cũng rất giống với 3 con thỏ rượt đuổi tương tự tại các thánh đường thời Trung Cổ ở Anh Quốc. 'Chó' cũng là một loại totem khá phổ biến, ở các sắc dân: Mông Cổ, Yi (một nhánh của tộc Khương), Choang (Quảng Tây), Tạng, Miêu, Bố-Y, v.v. Ngoài ra, người ta cũng để ư đến liên hệ giữa cầm thú với địa chi qua tiến tŕnh thuần thục của thú vật, làm bạn hoặc giúp việc với loài người, hay nuôi trong nhà: Chó, heo, ḅ, trâu, gà, dê, cừu, ngựa, v.v. trước đây khoảng 5000 năm.
  • Tên tháng dùng tên địa chi có lẽ xuất hiện trước tiên, có thể do ở chỗ tên tháng được đặt nên trước khi số đếm được phổ biến trong dân gian. Cũng như vậy, mới liên kết được với thiên văn, bói toán và không lệ thuộc hoàn toàn vào số đếm. Tây phương cũng trải qua kinh nghiệm tương tự. Tên tháng thường nối kết với tên của thánh thần, vua chúa La Mă. Thí dụ: Tháng Ba March, tên gọi thần chiến tranh Mars - ngày xửa ngày xưa chính là tháng số 1. Tháng Bảy July, sau tên hoàng đế Julius Caesar. Tháng tám August đặt theo tên hoàng đế LaMă Augustus. Tháng Chín September đăt theo số 7: septem, bởi ngày trước chính ra tháng thứ 7. Tháng Mười October, thật ra trước là tháng 8. Số 8: octo. Xin nhắc lại: bát độ trong âm nhạc: octave. Tử vi đôngphương khi xưa cũng quen gọi tháng theo sát với địachi: tháng tư, tháng sửu, tháng dần, tháng măo, tháng th́n, v.v.
  • Qua 3 bảng đối chiếu trên, để ư phương ngữ Ngô Việt có nhiều khoảng chừa trống nhất. Không có từ xử dụng hằng ngày tươngứng với Hán tự đối chiếu trong cột thứ hai. Hoặc họ là tộc người ít liên hệ đến việc ‘phát triển’ hay thích thú xử dụng 12 con giáp. Hoặc rất có thể người Ngô-Việt gọi thẳng những địachi này bằng tên con Giáp. T́nh trạng này cũng thể hiện qua những thứ tiếng khác như: Mường, Thái, Khmer, P'unoi. Chúng ta lại có thể giải thích điểm gút mắt này bằng 'lí thiết' ở đây, cho rằng tiếng Việt, nhất là Hán Việt, thật sự do tiền nhân các tộc người thuộc khối Bai-Yue như: Hẹ, Quảng Đông, Mân, Hải-Nam, Ngô-Việt, mang đến xứ Việt-cổ, ngay từ thời xa xưa. Tộc người Việt Nam chính là hỗn hợp của các tộc người Bách Việt di tản xuống phối hợp với các dân bản địa chủ lực: Môn-Khmer và Thái cổ. Nhiều từ chỉ 'con Giáp' tiếng Thái, Khmer cũng rất giống tiếng Việt: chuat => Chuột; Thoh => Thỏ. Đặc biệt để ư đến: Trâu và Khỉ. 'Trâu' trong tiếng Việt do tôn-sư quốc-ngữ kí âm ra. Có thể dựa theo tiếng Chăm-pa [trêy]. Nhiều giả thuyết ngày trước dựa trên các thư tịch hồi quốc-ngữ mới ra đời cho rằng: ‘Trâu’ xuất thân từ [Tlu] biến thể từ [Klu] hay [Blu], y như: Chúa Blời => Chúa Tlời => Chúa Trời. Để ư tiếng ‘nước’ nào cũng vậy, thường có ít nhất hai từ để chỉ cùng một sự vật. Do ở đóng góp của các bộ tộc khác nhau, sống gần hoặc chung tại một địa bàn. Tiếng Chăm-pa (tộc chủ lực: Môn-Khmer) có ít lắm hai từ chỉ con Trâu, do đóng góp vài bộ tộc khác nhau: [trêy] và [kabau] (hay [kapau]). [Trây] rất gần với [Trâu]. [Bờlu] có âm sau [lu] rất giống tiếng Khmer và Thái: [Chalu]. [Kabau] lại có vẻ (chỉ ‘có vẻ’ thôi) hợp thức giống kiểu tiếng Tàu: [Thủy Ngưu] tức [Shui Niu], 'Ngưu' mang nghĩa {Ḅ}, 'Thủy' = nước. Tiếng Champa cũng vậy: 'Bau'= ḅ (giống tiếng P'unoi= pau); [Ka] một tiếp vĩ ngữ hoặc tiếp đầu ngữ của vài từ Chăm chỉ ‘nước’ như: [nưKar] hay [Karam]. Trâu, tức Ḅ sống dưới nước: Shui Niu / Ka-bau. [Shui niu] tức ‘ḅ nước’ hay ‘trâu’ có thể dẫn ta đến một giả thiết kiểu bỏ túi: ‘Phải chăng con giáp thứ 2: {Sửu}, đại diện bằng ‘con Trâu’, chính là lối phát âm biến từ nhị âm {Shui Niu} sang đơn âm [Shui] đọc nhanh thành [Sửu]’? Một giả thiết khác, mới nhất và có lẽ hữu lí nhất, dựa trên cách phát âm của tiếng Hẹ, so với quan-thoại. Hễ quanthoại đọc [Zou]1, tức ‘Trâu’ (Trâu: một nước gần Lỗ ở Sơn-Đông. Trâu chính quê hương Mạnh Tử), th́ Hẹ phát âm như [zeu], tức [Sửu]. C̣n 'Khỉ' tiếng Khmer đọc [vok], Thái [wo?k] và Mường [vok] th́ sao? Ta nhớ tiếng Việt thỉnh thoảng ưa dùng từ kép: 'khỉ dộc', và 'dộc' có bà con rất gần với [vok] tiếng Khmer hiện tại. Truy cứu tiếng Môn-Khmer [15], ta thấy có đến cả chục từ dùng để chỉ 'khỉ'. Nhưng một số lớn mang âm cuối [wak]. Thí dụ: 'Khỉ' = [rawak]. Có nơi: [riwak] hay [reyak]. [Riwak] hay [wak] sinh ra [vok] Mường và Khmer, hoặc [wo?k] tiếng Thái hiện nay, và [reYak] => [dộc] trong tiếng Việt. Cũng có bộ tộc dùng [uKi] hay [duk]. [uKi] và [duk] có thể mang cùng gốc với ‘Khỉ đột’.
  • Thử quan sát con Dê hay con Cừu. Cừu hoặc Dê chính là một yếu điểm của tiếng Tàu, bởi Hoa ngữ dùng chung một từ 'Yang' (Dương) 羊 để chỉ cả hai, Cừu và Dê. Tuy thỉnh thoảng người Hoa phân biệt 山羊 'sơn dương' [shan yang] (sơn= núi) để chỉ con Dê, và 绵羊 'miên dương' [mian yang] (miên= tơ sợi= mien Hakka) chỉ con Cừu, rất thường họ ưa dùng chỉ một từ 羊 [yang] để chỉ cả Dê lẫn Cừu. Vào bất cứ một tiệm ăn Tàu nào, nếu nh́n thực đơn tiếng Anh thấy món 'Lamb Hotpot' hay 'Lamb steam-boat' (tiếng Tàu: [shuang yang rou]), ta phải hiểu đó chính là món 'lẩu Dê' chứ không phải 'lẩu cừu non (lamb)' ǵ hết. So sánh 'cừu' và 'dê' ở phương diện môi trường sinh sống, cũng giống như 'Thỏ' với 'Mèo'. Cừu và Thỏ thường thích hợp với khí hậu miền ôn đới hơn là Dê và Mèo. Đó là lí-jo chính tử vi con Giáp tại Việt Nam lại dùng 'Dê' và 'Mèo' thay cho 'Cừu' và 'Thỏ', tuần tự, của tử vi Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật, Khmer, và Thái-Lan. Một điểm khác, có liên hệ về ngôn ngữ giữa 'Mùi' với 'Dê' hoặc 'Cừu' hay chăng? Cũng có thể: Có. Hai dẫn chứng tuy không đủ mạnh, nhưng vẫn là dẫn chứng cho những công việc tiếp nối về sau. Thứ nhất, theo bảng trên, địachi 'Mùi' ở tiếng Thái là [mamaê] và Khmer [momê]. Nhưng trong tiếng Ấn Độ, con Cừu được gọi [Memnaa] và tiếng Samoa, thuộc Đa-đảo, là [Mamoe]. Cả hai có phát âm bắt đầu với [M] như [Mùi] nhưng mang nghĩa 'con Cừu'. Thứ hai, tiếng kêu 'be he' của cả cừu lẫn dê trong tiếng Tàu thường bắt đầu bằng âm [M]: Hakka (Hẹ): [moi] hay [mai]; Quảng đông: [me] hay [mai], và quanthoại, 咩 [mie] hoặc [mai]. Tất cả đều giống âm [Mùi].
  • Con Heo tức con Lợn th́ sao? Rất nhiều người Việt thường nhầm lẫn 'Bắc-Nam' giữa 'ô' và 'dù', 'hoa' và 'bông', 'heo' và 'lợn', v.v. Loạt bài này đă giải toả rất nhiều ngộ nhận như vậy. Xin nhắc lại, [ô] chỉ có nghĩa [mưa] trong phương ngữ Phúckiến (Mân), giống y như [jù] hay [yù] đọc theo kiểu Hakka, hay 'HánViệt' là [vũ] hay [yũ], mang nghĩa 'mưa'. Thật ra tiếng Tàu jùng để chỉ 'cây Dù' phải dùng nguyên hai chữ [Yu San] (quanthoại) hoặc [Oh San] (phúckiến). [San] mới thật sự mang nghĩa 'vật che' viết tượng h́nh giống như cái Ô hay 'cây Dù': 伞 . Quốcngữ học thói đơn-âm rất nồng nhiệt nên tự ư gạt bỏ từ then chốt [san] để giữ lại [ô] và [dù], thuần mang nghĩa 'cơn mưa' mà thôi. Lí luận này đă được dùng để lí giải địachi [Sửu] có thể là lối đơn-âm-hoá một từ kép [Shui Niu] 'Thủy-Ngưu' (chỉ giữ [Shui] => Sửu) dùng để chỉ con Trâu. 'Hoa' và 'Bông' đúng hơn một chút. 'Hoa' xuất xứ từ 花 [hua], đọc theo quảngđông hoặc Hẹ là [waa] hay [faa]. Ngô-Việt: [ho] giống một hai địaphương tại ViệtNam và Phúckiến, y hệt đánh vần: [hoa] [17]. Nhưng [bông] lại cùng gốc với tiếng Môn-Khmer, Chămpa, và Mă-Lai: [bunga], và, rất đặc biệt, cũng cùng gốc với một từ Hán rất cổ ít khi dùng: 菶 [beng] hay [peng]. Hakka và Quảngđông đọc [bung] y hệt như tiếng Môn-Khmer bị đơn-âm-hóa, và tiếng Hán-Hàn có phát âm y hệt: [pong]. Heo và Lợn cũng y như vậy. Người Nam-bộ rất ít khi dùng 'Lợn' để chỉ 'Heo' nhưng họ vẫn giữ một thói quen xa xưa gọi một thứ bánh ngọt rất phổ biến: 'bánh Da Lợn'. 'Lợn' thật ra mang cùng gốc với tiếng người bản địa: Môn Khmer. Có chừng cả chục từ khác nhau của các bộ lạc xưa, nhưng có nhiều từ mang phát âm cùng gốc với 'Lợn': [ja-lo] (Semelai), [kaLek] (Danaw), [Le?] (Palaung) (? tắc âm thanhmôn, giống âm giữa [uh] và [ah] khi nói: 'uh-ah'), và [Lik] (proto-Waic). Nhưng 'Hợi' lại mang chút ít gốc Hoa-Nam. Tiếng Hoa chính cống là 'Trư' tức 猪 [zhu]. Tiếng Hẹ chỉ 'Heo' là 豨 [Hi] mà người Quảngđông đọc [Hei] rất giống [Hợi] và [Heo]. Để ư tiếng Hẹ và Quảng đọc địachi 'Hợi' y hệt như tiếng Việt: [Hoi]. Thêm một trườnghợp cho thấy tên địachi giống tên ... conthú? [18].
  • Con Ngựa có lẽ là con thú định đoạt nơi 12 con Giáp được phát triển đến độ hoàn chỉnh. Bởi 2 lí do. Thứ nhất, nó là một trong những con thú chủ lực và ṇng cốt của 12 con Giáp. Con Trâu có thể thành Ḅ. Thỏ thành Mèo. Heo ra Voi [19], Lợn ra Lợn Rừng, Cừu thành Dê, Sư Tử ra Hổ, v.v. Nhưng Ngựa nói chung vẫn giữ nguyên con Ngựa, con chiến Mă. Thứ hai – con Ngựa xuất phát từ vùng b́nh nguyên phía Tây nước Tàu, địa bàn xưa của người Hung Nô / Mông Cổ, cách đây trên dưới 5000 năm. Ở miền Hoa Nam kéo xuống Đông Nam Á, con Ngựa đến khá muộn. Ở những vùng này, con ‘Woi’ phổ biến hơn [20]. ‘Ngựa hơn Voi’ trong chiến tranh, cũng là lư do chúng tôi đă viện dẫn cho thế giặc mạnh như vũ băo của Hoa tộc khi họ kéo quân tiến chiếm Hoa Nam vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên. Chúng tôi đă liu ư phải tốn đến 800 năm mới nhất thống được Hoa Bắc trong khi chiến trận thôn tính Hoa Nam chỉ kéo dài trên dưới 8 năm. Chung quy cũng tại con Ngựa. Theo nguyên lí của ngôn ngữ, nơi nào sự vật xuất hiện đầu tiên, từ vựng nguyên thủy của địa phương đó có khuynh hướng được giữ rất vững, dù 'chuyển ngữ' sang những ngôn ngữ khác. Thí dụ: cà-phê, xuất hiện đầu tiên ở Trung Đông, nơi đó người ta gọi [kaffa] để ghi nhớ nơi chốn t́m ra càphê đầu tiên. Con Ngựa cũng vậy. Rất nhiều tiếng tả Ngựa bằng âm đầu [M] như [momi] (Khmer), [mamia] (Thái) và nhất là [Mă] (Hoa), tất cả đều mang gốc với tiếng Mông-Cổ: [Morb]. Chỉ có tiếng Việt gọi con Mă bằng Ngựa và dính với địa-chi Ngọ, y như tiếng Hải Nam [Ngo] jùng cho địa chi thứ 7 [21]. Xem thật kỹ các thứ tiếng khác, ta sẽ thấy Ngựa (hay Ngọ) có thể mang cùng gốc với các thứ tiếng sau đây:

* Hindi (Ấn Độ): [ghoraa]; Bengali (Bengladesh): [ghora];

* Sinhalese (Tích Lan): [aswaya] và Hmong-Mien (Miêu-Dao): [nees]

Cũng rất có thể người Yi, người Bạch, người Thoăn, người Điền, người Ai-Lao ở Vân Nam, ít ra vào thuở cổ thời, có phát âm cho con Mă giống với kiểu Ấn-Việt: [Gho] => Ngọ => Ngựa. Vân Nam tức nước Điền xa xưa, rồi Nam Chiếu rồi Đại Lư của ngón Nhất Dương Chỉ, chính là nơi có nhiều truyền thuyết về một con ngựa đen tuyền thật tốt mang tên Nguyên Mă [8]. Địa điểm xuất phát của những con Thiên Lư mă này là hai ngọn núi gần nhau mang cả hai tên [Mă] và [Ngọ]: ' Đầu' và 'Ngọ Trà Sơn'. Presto! Truyền tích về loại ngựa đặc biệt này ở xứ Vân Nam (nơi có vẻ hội đủ rất nhiều tiêu chí chúng tôi đề ra ở phía trên) đă được Kim Dung xử dụng trong truyện 'Lộc Đỉnh Kư' ở đoạn đua ngựa do Vi Tiểu Bảo và thái-tử kiêm thái-giám Ngô Ứng Hùng (con trai tướng Ngô Tam Quế) tổ chức.

Xin quay về với đề tài chính: Các vị tiền bối phát triển 'thuyết tử vi 12 con Giáp', xin tạm cho ở khu vực Vân Nam, có liên hệ huyết thống với tộc người Việt Nam sau này hay chăng. Thưa Có. Qua liên hệ giữa tộc Thái cổ hoặc Khương (Di & Bạch, v.v.) ở Vân Nam, với người Mường tại xứ An Nam.

Việt Nam Sử Lược [12] có ghi rằng vào cuối đời nhà Đường bên Tàu, dân Mường Mán bất măn với chế độ đô hộ, lôi kéo đồng chủng thuộc xứ Nam Chiếu kéo quân qua can thiệp nội bộ An Nam. Ở xứ Nam Chiếu, người ta gọi 'vua' bằng 'Chiếu'. Có tất cả 6 xứ: Mông Huề, Việt Thác, Lăng Khung, Đằng Đạm, Thi Lăng, và Mông Xá. Chiếu Mông Xá ở cực Nam nên gọi Nam Chiếu. Khoảng những năm 713-742, chiếu Bi-La-Cóp lo đút lót quan tiết độ sứ ở Kiếm Nam là Vương Dục để thôn tính 6 chiếu lại làm 1. Từ đó Nam Chiếu rất mạnh, đem quân đánh Thổ Phồn (Tây Tạng). Năm Bính Dần (846) quân Nam Chiếu tràn sang cướp phá Giao-Châu bị quan kinh lược sứ Bùi Nguyên Dụ đánh đuổi đi.

Giặc giă với Nam Chiếu kéo dài đến năm Quí Mùi (863) khi Nam Chiếu chiếm được xứ An Nam và phong Đoàn Tù Thiên (họ hàng với Đoàn Dự) làm Tiết-độ-sứ Giao Châu. Sau 10 năm loạn lạc với Nam Chiếu, trung-tướng Cao Biền chiếm lại được xứ An Nam cho nhà Đường vào năm 856. Cao Biền chính là người đề xuất xây lại thành Đại La bên bờ sông Tô Lịch năm xưa.

Bây giờ xin dùng chuỗi tŕnh lí thuyết ở đây để thử minh giải một vấn đề khá lí thú: Tại sao người Việt có thói quen gọi tháng Mười Một, tháng Mười Hai, và tháng Một, tuần tự, bằng tháng Một, tháng Chạp và tháng Giêng?

Với chút ít trực giác, chúng ta thấy nếu dùng lí thuyết Âu Lạc ở đây lư giải được cội nguồn của tên gọi 3 tháng cuối năm và đầu năm này, lí thuyết sẽ được tăng thêm sức thuyết phục, và người Việt sẽ có dịp t́m hiểu thêm những nét văn hoá cổ thời của tộc người Việt Nam. Tệ nhất, lí giải cũng sẽ tạo nên được một đường hướng mới để thử nh́n lại con đường mà tiền nhân đă đi qua.

Cộng thêm vào chút ít trực giác đó với một mớ lô-gích căn bản, chúng ta có thể thấy 'bí ẩn' của cả ba tên gọi tháng 1, tháng Chạp và tháng Giêng, có thể được giải quyết cùng một lượt, bằng một phương pháp phân tích chung.

Trước hết, tháng Một. Hồi c̣n tuổi ấu thơ, chúng tôi nhớ có nghe đâu đó gọi tháng 11 bằng tháng Một. Xưa nay, vẫn tưởng đó chỉ là một lối gọi tắt: 'Mười Một' => 'Một'. Nhưng không phải. Xem lại phần tóm tắt phía trên, ta thấy ngài Mường gọi tháng 11 bằng [khảng Môch]. 'Môch' chính là 'Một'. Người Tày-Nùng cũng vậy [6]. Họ gọi tháng 11 bằng [Bươn Êt]. [Bươn] = tháng, và [Êt] = 1. Như vậy, người Việt xưa chắc chắn không thể nào nhầm lẫn hoặc gọi tắt 11 thành 1 được. Họ có ít lắm hai 'đồng minh' thuộc tộc Thái cổ, là Mường và Tày - Nùng [22], cùng gọi tháng Mười Một là tháng Một.

Xem lại 12 con Giáp chúng ta sẽ thấy các tên gọi tháng được phân bố như sau:

Tháng Tư= tháng 11; tháng Sửu= tháng 12; tháng Dần= tháng 1; tháng Măo= tháng 2; tháng Th́n= tháng 3; tháng Tỵ= tháng 4; tháng Ngọ= tháng 5; tháng Mùi= tháng 6; v.v.

Như vậy tháng 11 người xưa ưa gọi tháng Tư. Tư là địa chi đầu tiên hay địa chi số 1 của 12 địa chi. Từ đó tháng Tư, tháng số 1 của 12 địa chi, được gọi 'tháng 1'. Tháng Mười Một gọi theo địachi là tháng Tư, tức tháng Một.

Tháng Chạp? Chính là tháng thứ 2, theo kiểu 12 con giáp. C̣n gọi tháng Sửu. 'Sửu' phát âm ra sao trong các phương ngữ bên Tàu? Tiếng Hẹ: [chiu], Quảngđông: [chau], Quanthoại: [chou], Ngô-Việt: [ts hơw], Mân: [thiu], Hải-Nam: [siu]. Phát âm Hải Nam giống 'Sửu' nhất, và Quảngđông & Quanthoại giống [chạp] nhất.

Xin để ư tóm tắt phía trên, cho biết người Tày Nùng gọi tháng Chạp bằng [Bươn Lap]. Tại sao [chap] lại biến thái với [lap]. Tra cứu vài quyển từ điển tiếng Tàu trên internet (thí dụ [16]) chúng tôi phát hiện ra 3 từ đặc sệt Hoa, thuần túy dùng để chỉ tháng 11, tháng 12, và tháng Giêng. Phía dưới sẽ bàn đến tháng Giêng. Tháng 11 người Tàu xưa gọi [Dong Yue] 冬月 (Đông Nguyệt), dần dà về sau tách Đông 冬 ra dùng để chỉ mùa Đông. Tháng 12 họ gọi [La Yue] 腊 月 'tháng Lạp' giống người Tày-Nùng thuộc tộc Thái-cổ. 'Lạp' 腊 nghĩa là ǵ? 'Lạp' tiếng Hẹ đọc y hệt [lap]. Quảng: [laap]. Quanthoại: [la]. Ngô: [la?]. Mân: [lah]. Mang nghĩa: (i) lễ tế vật săn bắn vào cuối năm; (ii) khoảng thời gian cuối năm âm lịch; (iii) làm muối, hoặc phơi khô thức ăn (Thí dụ: lạp xưởng 臘 腸 laap cheung, là thứ 'xúc xích' phơi khô của người Quảng Đông); (iv) giỗ cúng tháng Chạp. (Để ư từ điển của Húnh Tịnh Của [23] không có ghi 'tháng Lạp' mà chỉ ghi 'tháng Chạp' với ư nghĩa của 'Lạp'. Luận cứ chúng tôi nhấn mạnh cội nguồn âm [CH] trong [Chạp], và đầu tiên phô trương ra chữ 'Lạp'.

Như vậy ta thấy rơ tháng 12 xưa được gọi tháng Sửu, tức [chou] quanthoại và [chau] quảngđông. Đồng thời, có những bộ tộc khác bên Tàu gọi tháng 12 bằng 'tháng' Lạp, dựa trên một tập tục khác không dính dáng đến 12 địachi. Người Tày-Nùng vẫn giữ lối gọi 'Lạp' này. Nhưng người Việt ở nước Nam, bao gồm nhiều tộc người khác nhau, ra sức tổng hợp hai âm [Chau] và [Lạp] với nhau thành ra [Chạp]:

{Chạp} = {Chau} + {Lạp}

Tháng Giêng? Lư giải về 'tháng Giêng' cho thấy chỉ có 'lí-thiết' của loạt bài này mới có thể đưa đến một giải thích (đầu tiên) ăn khớp với tháng Một - tháng Chạp. Người Hoa vào lúc cổ thời ưa yùng [Zou yue] 陬 月 để chỉ tháng Giêng. [Zou] phát âm theo Hẹ chính là [zeu], và quảngđông: [zau]. Không liên hệ đến 12 con giáp đếm theo tháng, tuy âm hán-việt chính là 'tchâu' như nước 'Trâu' của Mạnh Tử. Thế nhưng đối với hệ thống tử vi 12 địa-chi, tháng Giêng chính là tháng Dần. 'Dần' phát âm ra sao ở các phương ngữ Bách Việt? Quanthoại đọc [Yin], với âm [Y] ở đầu giống Quảng Đông: [Yan]. Ngô-Việt: [Iing]; Mân: [In] và Hải-Nàm: [Yan], giống Quảngđông.

Để ư 2 âm tiếng Hẹ chỉ tháng Giêng: [zeu] và [Jin]. [JIN] chính là phát âm 'Dần' (Jần) trong tiếng Hẹ. Tháng Jần chính là tháng Giêng. [JIN] => 'Giêng'. Âm [zeu] và nhất là âm [JIN] (chỉ tháng Dần) đều có thể tiến đến âm [Giêng] với trợ júp của quốc-ngữ:

(Tháng) GIÊNG = {zeu} + {JIN} từ tiếng Hẹ. QED.

 

TÓM TẮT

Qua bài này chúng tôi thử quan sát 12 con Giáp dưới góc độ của 'truyền thuyết giải mă' ở đây. Nhân tiện, một số lư giải mới đă được đề ra, dựa trên lư thuyết hợp chủng, để giải thích tại sao người Việt có thói quen dùng tháng Một, tháng Chạp, tháng Giêng để chỉ, tuần tự, tháng 11, 12 và tháng 1.

Đi sâu vào vấn đề lư thuyết và tiền đề, chúng ta bắt đầu thấy rất nhiều công tŕnh hàn lâm rất nổi tiếng xưa nay, vẫn có thể dựa vào một số các tiền đề mà nền tảng hăy c̣n chứa ít nhiều lấn cấn. Quan trọng nhất là thứ tiền đề đă đưa đến hệ luận t́m ṭi lối phát âm xưa của người Tàu dựa trên phát âm của tiếng Hán Việt, hoặc tiếng Hẹ, tiếng Mân ngày nay. Đặc biệt tiếng Hán Việt. Nếu nhớ lại hầu hết sách vở các tiền bối tại Việt Nam đều cho rằng tiền nhân nước Nam đă 'biến chế' cách đọc chữ Hán của người Tàu, theo kiểu Việt để giữ vững tinh thần độc lập kiểu ta. Từ đó sinh ra thứ phát âm Hán Việt.

Thế nhưng ở phần đầu, chúng ta đă thấy các học giả hàng đầu Tây Tàu lại ưa dùng tiếng Hán Việt để truy tầm phát âm cổ tiếng Tàu bởi họ cho rằng, người An Nam học cách phát âm y như người Tàu hồi thời An Nam đô hộ phủ.

Chúng tôi t́nh cờ phát hiện được điểm tréo cẳng ngỗng ở trên trong tư duy Việt và Hoa, và đă dẫn Lê Ngọc Trụ [3] trong việc nh́n nhận phát âm Hán Việt nhất là các dấu, các thinh. đă được quy định khá cấp tốc, thiếu thốn kiểm chứng với âm Hán tiêu chuẩn. Thêm vào đó chúng tôi đă minh giải trong 3 bài vừa qua, tiếng Hán Việt thật ra là một hỗn hợp rất ḱ diệu giữa các phương ngữ Hoa Nam, đặc piệt: Hẹ, Quảng Đông, Phúc Kiến - Triều Châu, và Hải Nam. Tiếng Nôm cũng y hệt như vậy. Xưa nay vẫn tưởng là sản phẩm bản địa, nhưng một phần lớn lại chính do người Việt mang sang từ bên Tàu. Rất nhiều thanh điệu được biến đổi, và nhiều từ hoán chuyển tổng hợp với mớ từ vựng có sẵn ở người bản địa: Môn Khmer và Thái cổ.

Giữa một t́nh trạng rối bời như vậy, tiền nhân nước Nam lại nhất thống được tiếng nói - cả Nôm lẫn quốc-ngữ - và chữ viết (quốc-ngữ) và để lại cho hậu thế cả một kho tàng văn hoá và thi văn bất hủ. Trong những t́nh huống luôn luôn khẩn trương với đe dọa từ những thế lực bên ngoài. Đặc biệt, họ đă để lại rất ít dấu vết về những khó khăn đă kinh qua. Trong trang sử cũng như trong ngôn ngữ.

CẢM TẠ: Xin thành thật cám ơn anh Nguyễn Cung Thông (Melbourne), đă gợi ư 'thử xem lại 12 con giáp', cùng những trao đổi email, tài liệu riêng về đề tài khá quan-trọng này.

Ghi Chú

[1] Phát âm 'chuyện' => 'chiễn' trong tiếng Mường. Để ư âm vận tiếng Mường khá giống phát âm một số vùng Nam Bộ, trên rất nhiều âm, trong đó có 'uyê', như 'truyền thuyết', đọc như [triền thiết]. Thí dụ: 'chuyện' người Mường phát âm như 'chiễn', 'duyên' Mường đọc như 'diên'. Rất giống biến thái giữa quanthoại và quảngđông: âm [chuan] thường tương ứng với 'chuyền', 'chuyển', 'chuyện' - nhưng biến thái với Hakka rất thường [chon] mang chỉ một mẫu âm [o], quảngđông [chyun] như đảo ngược với tiếng Việt. Biến thái từ [chuan] có vẻ giống Mân nhất bằng âm [chhoan], nhưng đôi khi Mân cũng chuyển thành một mẫu âm, [chheng] hay [chhun]. Một trong những dẫn chứng khá gay cấn chính là 'Việt' trong 'Việt Nam'. Quảngđông đọc 'Yuet' gần giống với 'yuyệt', và quanthoại [yue], cũng một thứ nhị- âm có [u] ở đầu. Một âm nữa của 'việt' chính là 'vượt'. Hakka đọc [zat] hay [jet]. Nhưng Mân đọc [oat] hay [wat], vẫn mang âm [u] trước. Như vậy một kư âm khác có thể lối đọc tiền nhân chính là [vuat] hay [vuợt] với âm [u]. Nhưng các tôn sư quốc ngữ không sáng tác nhị âm [uơ] và đành phải dùng [iê] => [việt]. Như vậy âm [iê] kiểu Mường / Nam bộ thay cho [uyê]: [chiện] < [chuyện] / [Việt] < [Vuyệt] hay [vuật] lại một điểm cần để ư. Tương tự: [giả thiết] mặc dù mang nghĩa hẹp hơn [giả thuyết] nhưng cũng cho thấy tương cận giữa [thuyết] > [thiết].

[2] 'Phiênthiết' của học giả Tây phương và Tàu có vẻ không khác với lối 'phiênthiết' của các tiền bối tại Việtnam vào đầu cho đến giữa thế kỷ 20, khi họ t́m cách đánh dấu lại các từ Hán Việt ít dùng (bởi không ai biết tiền nhân thật sự phát âm ra làm sao). Thí dụ: Lê Ngọc Trụ [3] phân tích phiên thiết 'cây BÚT' và cho rằng đáng lẽ 'Bút' được phát âm 'Bất' mới đúng. Lư giải thật ra, với kính phục hăy c̣n đó, đă dựa vào một cái ṿng lẩn quẩn: {bút}= {bi + ất}, viết và phân âm theo ... tiếng Hán Việt. Thật sự, tra từ điển liên phương ngữ chúng ta sẽ thấy: Hẹ: [bit] => cây biết. Quảng: [bat]=> bất, giống Lê Ngọc Trụ [3]. Quanthoại: [bi3]. Ngô: [pI?] (? tắc âm thanh môn). Mân: [pit], giống Hẹ, nhưng âm đầu [b] => [p].

[3] Lê Ngọc Trụ (1960) Chánh tả Việt ngữ. Nxb Xuân Thu 1991. Trường Thi tái bản.

[4] Người Yi có lẽ thuộc nhóm Môn-Khmer. Ngôn ngữ họ thuộc nhóm Tạng-Miến, và có chữ viết cổ lâu đời khắc trên những mảnh đá hoặc trong động đá. Tộc gốc của họ theo sách vở Tàu chính là siêu tộc Để (hay Địch) + Khương (Di Qiang). Cũng có thể, theo thiển ư, họ thuộc tộc Thái-cổ. Tiền thân của họ chính là nhóm người tạo dựng nên xứ Nam Chiếu, tức Đại Lư của ‘Nhất Dương Chỉ’ Đại sư Đoàn Nam Đế trong truyện của Kim Yung.

[5] Thường Tuấn (2005) Văn Hoá về 12 Con Giáp. (Hàn Ngọc Lan biên tập). Nxb Tổng Hợp Tp HCM.

[6] Hoàng Văn Ma - Lục Văn Pảo - Hoàng Chí (1974) Từ điển Tày-Nùng-Việt. Nxb KhoaHọc XăHội (Hànội)

[7] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường - Géographie humaine et Sociologie. Institut d'Ethnologie. Paris

[8] Chiêm Toàn Hữu - Lư Tinh Ích (hiệu đính) (2004) Văn hoá Nam Chiếu Đại Lư. Bản dịch: Nguyễn Thị Thanh Huệ, Nguyễn Mai Lan, Nguyễn Hương Giang, Phan Minh Thanh. Nxb Văn Hoá Thông Tin.

[9] http://www.chineselanguage.org/cgi-bin/query.php?table=hakka&mode=english&sound=no&beijing=pinyin&canton=jyutpin&hakka=default&fields=pinyin,english&lang=en&show=frequent

[10] Henri Roux (1954) Quelques Minorités Ethniques du Nord-Indochine. France-Asie. Janvier-Février 92-93. Tome X.

[11] Vơ Mai Phương (Chu Thái Sơn chủ biên) (2005) Người Dao. Nxb Trẻ

[12] Trần Trọng Kim ( 1971) Việt Nam Sử Lược. Trung Tâm Học Liệu của Bộ Giáo Dục xuất bản. Đại Nam tái xuất bản tại Hoa Kỳ.

[13] http://eprints.anu.edu.au/archive/00000512/00/thai_time.html

[14] Benjamin Robertson (2005) Ancient ruins rewriting China history. IN: http://english.aljazeera.net/NR/exeres/6D639A4C-D735-4CD2-A215-A593EC27D5D9.htm

[15] http://home.att.net/~lvhayes/Langling/Glossary/glosspg1.htm

[16] www.njstar.com / www.zhongwen.com / www.chineselanguage.org/cgi-bin/cedict.php?dbase=ce&query=81D8&first=0&encoding=utf8-tw

[17] Những người học quanthoại sẽ dễ thắc mắc tại sao chử ‘Hoà’ tiếng Việt lại tương đương với lối đọc [He] 和 quanthoại. ‘Hoà’ chính là kí âm của tiếng Mân [hoa] hay Hẹ [wa]. [Wa] giống phát âm Nam Bộ hơn. Chúng ta thấy các tôn-sư quốcngữ đă hết sức lúng túng ở việc kí âm rất nhiều từ sau khi quyết định không dùng chữ cái [W]. Điển h́nh họ đặt ra [qua] để chỉ ‘Tôi’ theo lối nói Phúckiến, Mường, Nhật và Nam bộ. Thật ra [qua] chỉ {tôi} phải kí âm [wa] mới đúng, bởi người nam bộ không hề phát âm như [kwa] mà chỉ có [wa]: ‘Ngày mai nếu em ở nhà, wa sẽ (k)wa thăm em’. Thí jụ khác: con Quạ (chim) người Hẹ phát âm như [vua], [v] thay [w], vẫn nhẹ hơn [kwạ]. Hiện tượng dùng [kw] thay [w], và [v] thay cho [w] và [by] nhẽ ra phải được nghiên kíu từ lâu. Đối với [v] thay cho [w], mọi việc sẽ đâu ra đó nếu chỉ thay cho [w] y như phát âm người Hẹ và người Sơn Đông hiện nay. Nhưng sai lầm ở chỗ [v] ôm đồm thay luôn cho [by]: ông byua => ông Vua. Hiện tượng [v] biến thái với [w] có thể dễ dàng t́m thấy trong ngôn ngữ Âu Châu: Rượu vang (chát): Vino (Ư) => Vin (Pháp) => Wine (Anh). [V] <=> [W].

[18] Xem bảng đối chiếu phía trên, sẽ thấy c̣n một từ nữa để chỉ con Heo: [cúi] theo kiểu Mường [kwi] / [kul], hoặc Khmer [kau], hay Thái [kun]. Hiện ‘cúi’ vẫn c̣n dùng tại một số khu vực bắc Trung bộ. Thêm lần nữa: mỗi bộ tộc có lối dùng từ riêng để chỉ cùng một sự vật. Tiến bộ của văn minh qua phương tiện truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền h́nh, internet, v.v. đă dẫn đến việc chiết lược bớt những từ đồng nghĩa, và chỉ dùng những từ quen thuộc nhất do người thành thị xử dụng.

[19] Nguyễn Cung Thông (2005) Trao đổi i-meo về 12 con Giáp. (Tháng 8 - 2005)

[20] Thời hai bà Trưng, rồi bà Triệu, xứ Việt cổ vẫn dùng Voi. Hoa tộc đă dùng ngựa trước đó ít lắm cũng 500 năm. Hoa tộc ưa chế giễu Bà Triệu (khởi nghĩa năm 284), ra trận dùng voi bằng cách miêu tả bà không mặc áo để lộ vú dài 3 thước. Sử gia Ngô Sĩ Liên và rất nhiều vị khác đă vô t́nh không minh giải vấn đề này và ghi lại y chang từ thưtịch cổ của Tàu. Thật ra vú dài 3 thước, theo thiển ư, được dùng để tả cái ‘ṿi’ của con voi. ‘Thước’ đọc theo Hải Nam là [xiớk] (Hán-Bách-Việt), HánViệt là [xích]. Hẹ: ch’ak, Quảng đông: [tsek], Ngô: [tsha?], Mân: [chhek]. 1 thước = 0.3333 thước tây (m). Do đó 3 thước xưa gần bằng 1 mét tây. Đúng với chiều dài b́nh quân của cái ṿi đi trước con voi.

[21] Người Hải Nam ngày nay là hậu duệ của hai sắc tộc cổ thời: Lê tộc và Miêu tộc, cộng với nhiều đợt ji tản từ Hoa lục, đông nhất người Mân tức Phúc Kiến - Triều Châu. Tộc Lê có bà con xưa với người Choang ở Quảng Tây, và Tày-Nùng, Mường ở ViệtNam, thuộc chủng Thái cổ.

[22] Nên nhớ, trong tiếng Tày-Nùng hoàn toàn KHÔNG có dấu 'ngă' ~.

[23] Huỳnh Tịnh Paulus Của (1998) Đại Nam Quốc Âm Tự Vị - ấn bản 1895-1896. Nhà xuất bản Trẻ

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18