|
Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (5):Mô h́nh nước Văn LangNguyên NguyênỞ bài trước [1], chúng ta đă đi đến một kết luận sơ khởi rằng thật sự rất khó có một nước Văn Lang rộng cỡ vùng đất Bắc Bộ ngày nay. Nhiều chứng cớ tŕnh bày cho thấy đất nước nguyên thủy của người Việt, ngay cả trong ṿng thời gian một hai trăm năm trước khi quân nhà Hán đến xâm chiếm (111 TCN), vẫn chưa hội đủ các thành tố để có thể tiến đến được h́nh thái nhà nước theo như mô h́nh của các chư hầu thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu. Những thành tố tạo nên tập hợp điều kiện cần và đủ, thường hỗ tương với nhau, để một xứ ở vào thời xa xưa, có thể tiến đến h́nh thái nhà nước và nước nhà, xin tóm tắt như sau: - Lănh thổ: Lănh thổ càng lớn bao nhiêu th́ kỹ thuật liên lạc, truyền tin và phối hợp phải đạt được một cấp cao bấy nhiêu. - Dân tộc: Cũng y như 'lănh thổ', dân tộc, tuy không nhất thiết phải thuần chủng, bắt buộc phải có tŕnh độ tổ chức xă hội ở một cấp cao hơn tổ chức bộ lạc. Nếu vùng đất đó bao gồm nhiều chủng tộc khác nhau, phải có một nhóm người thuộc một chủng nào đó bị sức ép của đ̣i hỏi thực phẩm và giải quyết nạn nhân măn, đứng ra kêu gọi đoàn kết, hay thực hiện giấc mơ minh chủ thôn tính các chủng và bộ lạc lân cận để luôn luôn bành trướng lănh thổ. Chủng minh chủ này không những phải hung hăn hơn những chủng hay bộ lạc kia, mà c̣n phải hoàn toàn 'trên cơ' những chủng hay bộ lạc khác về kỹ thuật tổ chức xă hội, chiến tranh, và phân phối tài nguyên, nhân lực và thực phẩm. Các kỹ thuật này vào cổ thời, từ Đông sang Tây, đều được thể hiện bằng hai thành tố: Con Ngựa và Chữ Viết. - Chính quyền: Mới xem tưởng đơn giản, chỉ cần một tù trưởng hay một vị vua với đám quần thần phụ tá là xong. Trên thực tế không phải như vậy. Muốn có chính quyền, phải có nhiều yếu tố hỗ trợ cho việc tồn tại lâu dài. Trong đó, quan trọng nhất phải có một chủ thuyết, kiểu này hay kiểu kia, tạo nên xương sống cho riềng mối quốc gia. Chủ thuyết đó phải được đa số dân chúng chấp nhận và tin tưởng. Thí dụ: Ở bên Tàu, thiên tử lên được ngôi vua do ở mệnh trời. 'Thiên tử' mang nghĩa: con của trời. Và đó tự nó cũng đă là một chủ thuyết rồi. Ở nước Nam cho đến thời Lê Lị (Lê Lợi) luôn luôn vẫn có những huyền thoại về mẹ của vua nằm mơ thấy ḿnh được thánh thần mời vào pḥng ngủ nghỉ ngơi chốc lát, rồi mới sinh ra nhà vua, v.v. Hoặc vua phải có quí tướng, như có một vài nốt ruồi ở đâu đó trên thân thể chẳng hạn, cộng với một thứ dung mạo 'đế vương', v.v. - Con Ngựa hay Kỹ thuật chiến tranh và truyền tin, truyền pháp lệnh: Vào thời xa xưa, kỹ thuật tổ chức quốc gia, chiến tranh và truyền tin liên lạc được thể hiện bằng 'Con Ngựa'. Xứ nào dùng ngựa trước sẽ có lực lượng quân sự mạnh mẽ hơn. Có ngựa và không có ngựa, vào thời xa xưa, cũng giống y như có vũ khí tiêu hủy khối lớn, hay không vào thời bây giờ. Nước Văn Lang thuở đó hăy c̣n dùng voi, hay cùng lắm con trâu. Con ngựa xuất hiện đầu tiên ở miền Tây Bắc nước Tàu, ngay vào thời điểm chín muồi giúp cho nền văn minh Hoa Hạ bộc phát dữ dội, tức trong ṿng thiên niên kỉ thứ hai trước Công Nguyên. - Chữ Viết: Có chữ viết mới có giao hẹn, có khế ước, có luật pháp hay pháp lệnh đàng hoàng. Có chức này chức kia trong xă hội. Mới hợp thức hoá được phân chia giai cấp theo mô h́nh nhà nước của Engels [2]. Mới tổ chức được triều đ́nh, tức chính quyền ở thời phong kiến xa xưa. Mới phân biệt ra đâu là chính quyền trung ương đâu là địa phương. Có chữ viết mới có trước có sau, có giấy tờ văn bản giúp cho việc tổ chức chính quyền ở cấp bậc nhà nước hoặc nước nhà. Có chữ viết mới có sử sách. Có sử sách mới tạo nên được truyền thống, và chủ thuyết về quốc gia, dù ở dạng đơn sơ nhất. Khi xử dụng 5 thành tố đó để kiểm chứng lại xứ sở nguyên thủy của người Lạc chủng Âu và Việt, chúng ta đă đến một kết luận sơ khởi: Nước Văn Lang, có vẻ là một nước không thể có thật. Dù ở dạng với biên giới thu hẹp trong vùng đất Bắc Bộ ngày nay. Nếu có thật chăng nữa, ư niệm về ‘nước’ của các chủng ở khu Lĩnh nam (Hoa Nam) đă hoàn toàn khác với các nước, dù ở thế 'chư hầu', ở Hoa Bắc vào thời Đông Châu liệt quốc. Nói nôm na hơn, nước Văn Lang không thể nằm ngoài h́nh thái của tất cả các nước khác của nhóm Bách Việt ở Hoa Nam. Ngay cả vùng Đông Nam Á, và tại nhiều nơi ở Âu Châu, kể cả Anh Quốc và Pháp quốc [9] [27]. Tức bao gồm một số bộ lạc đông dân gần gũi với nhau, thường hợp sức hợp quần với nhau khi có đe dọa từ bên ngoài, tứ một chủng khác dữ dằn hơn và đầy đủ phương tiện văn minh hơn. Hoặc tiến lên h́nh thái quốc gia từ từ, qua hằng trăm năm, bằng lối quy phục của những bộ lạc chung quanh đối với một bộ lạc lớn mạnh ở chính giữa, có một tù trưởng to khoẻ, thông minh hơn người, cộng với một sức thu hút lănh đạo huyền nhiệm. Mô h́nh của các nước ở khu Lĩnh Nam Trong một bài trước, chúng ta đă khảo sát 3 thành tố cơ bản và b́nh dân của một nước, gồm: lănh thổ, dân tộc và chính quyền. Để rồi đi đến kết luận, phải có thêm hai thành tố Con Ngựa và Chữ Viết nữa mới có thể quản lí được tổ chức nước nhà đối với lănh thổ to rộng hơn một tỉnh ngày nay. Ư niệm ‘nước’ nh́n dưới một góc độ đơn giản hơn, và hiện đại hơn sẽ đ̣i hỏi sự hiện diện của một hay một số chủng tộc đă từng chia xẻ với nhau: một chuỗi tŕnh lịch sử chung, ngôn ngữ và văn hoá chung (xem các websites ghi ở [9]). Ư niệm đơn giản này, tuy vậy không được hoàn chỉnh cho lắm - bởi nó không đề cập đến lănh thổ và chính quyền. Biến động ở nhiều khu vực trên thế giới vào thế kỷ 20-21 thường gây ra bởi nạn một chủng tộc đă có lịch sử dài lâu, văn hoá và ngôn ngữ từ xưa, nhưng hăy c̣n thiếu lănh thổ đất đai để nhận đó làm quê hương. Hiện nay, những dân như Kurds, Palestines ở Trung Đông, người Zhuang (Choang), người Hmong ở Trung quốc, v.v. là những khối người rất khát khao có đất, có lănh thổ để có thể gọi nơi đó là quê hương. Dù vậy, nếu đem các ‘nước’ ở thời Đông Châu liệt quốc thuộc miền Hoa Bắc ra đối chiếu với định nghĩa 'nước' theo ư niệm hết sức đơn giản này, một lần nữa, chúng ta sẽ thấy các nước ở Hoa Bắc sau cả ngàn năm đấm đá chiến tranh với nhau đă đủ sức hun đúc mỗi khu vực trở thành một ‘nước’ đàng hoàng. Trở lại nước Văn Lang. ‘Giao Châu Ngoại Vực Kư’ do một quan Đô Hộ Tàu sáng tác vào khoảng thế kỷ thứ 4 sau Công Nguyên (xem [10] & [11]), có ghi: ‘Khi xưa, vào thời mà xứ Giao Chỉ chưa chia thành quận huyện, đất đó có ruộng Lạc, nước lên xuống ở ruộng tùy thủy triều. Dân làm ruộng đó mà ăn. V́ vậy gọi đó là dân Lạc. Lập ra Lạc Vương, Lạc hầu, Lạc tướn g để coi các quận huyện.’ Nếu so đoạn văn mô tả ngắn về thể chế ‘xứ’ Lạc ở trên với truyền thuyết Ngu Cơ (Âu Cơ) của người Mường (xem bài 1), chúng ta sẽ thấy có rất nhiều điểm tương đồng. Quan trọng nhất, xă hội Lạc đó có tổ chức y hệt như các mường bản của các dân tộc ít người, xưa và nay. Tức chỉ có một hai chức vụ chính trông coi các bộ lạc nhỏ có liên hệ lỏng lẻo với nhau. Để ư, một đoạn ngắn như vậy cũng đă chứa một mâu thuẫn lớn. Phía trên viết: ‘thời mà xứ Giao Chỉ chưa chia thành quận huyện’. Phía dưới lại tiếp: ‘Lập ra Lạc Vương, Lạc hầu, Lạc Tướng để coi các quận huyện’. Chưa có ‘quận huyện’, th́ làm sao mà ‘coi các quận huyện’ được. Chúng ta có thể giải tỏa mâu thuẫn to tát rất quan trọng đó như sau:
Bây giờ xin thử xem qua mô h́nh (H́nh 1) về ‘nước’ ở miền Hoa Nam, mà rất có thể tiêu biểu cho các ‘nước’ có dân thuộc khối Bách Việt, kể cả Văn Lang. Mô h́nh này, theo thiển ư, chính là ư niệm về ‘nước’ mà lực lượng đô hộ dũng mănh ở Hoa Bắc đă dùng để gọi những ‘xứ’ họ đă chiếm và thôn tính được ở miền Hoa Nam. Theo mô h́nh này, có một số bộ lạc sống gần gũi với nhau. Các bộ lạc đó, biểu hiệu bằng những ṿng nhỏ trong h́nh, rất thường có cùng một thứ chủng tộc và nói cùng một thứ tiếng, nhưng không nhất thiết phải vậy. Khi sự tồn vong họ bị đe doạ hay khi có xâm lăng từ một chủng khác, biểu hiệu bằng những mũi tên đậm, vài bộ lạc gần nhau sẽ tạo thành một khối liên minh với nhau. Phe tấn công, theo với hiểu biết của họ thu thập ở miền Hoa Bắc sẽ đương nhiên xem những bộ lạc liên minh với nhau như vậy, chống trả sức tiến công của họ, trực thuộc chỉ huy của một chính quyền trung ương. Họ cũng xem các bộ lạc liên minh để đối kháng với họ chỉ là đoàn tiền quân của một ‘nước’. Trong dạng số 3 của H́nh, rất có thể các bộ lạc này không có sức chống trả nào ‘có chất lượng’ hết. Khi đoàn quân xâm lăng tiến sâu vào trong họ gặp hai ba bộ lạc lớn với số dân cư đông đúc. Họ có thể cho rằng đó là khu vực ‘kinh đô’ của ‘nước’ mới bị xâm chiếm. Tù trưởng lớn tuổi nhất hoặc của một bộ lạc lớn nhất, có thể bắt chước tự xưng, hay được quân xâm lược gọi là ‘Vua’. Xin nhấn mạnh nhận xét đă ghi trong bài trước: Gọi xứ vừa bị thôn tính bằng ‘nước’ hay bằng ‘bộ lạc’ hay liên minh bộ lạc, kiểu ǵ cũng đều rất thuận lợi cho người Hoa xâm lăng từ Bắc Phương. Nếu gọi đó bằng 'nước', họ thiết lập được danh sách các 'nước' đă bị thôn tính, và thảo ra được một kế hoạch nào đó cho cuộc xâm lăng tiếp theo đến những vùng khác. Rất tiện cho việc 'quản lư' chiến tranh từ trung ương. Họ bất chấp định nghĩa chính xác của 'nước' theo thời Xuân Thu Chiến Quốc, hay theo thời nhà Hán sau đó. Bởi chính trị chưa thành một 'khoa học', và việc phân loại không có quan trọng. Tuy nhiên luôn luôn họ ghi nhận vào sử sách của họ: Nước đó mang tên bằng tiếng Tàu, và đă được chia thành bộ (như 15 bộ của Văn Lang) hay quận huyện từ mấy ngàn năm trước đó. Như có ư cho mọi người biết họ đă cắm cờ nhận chủ quyền trên vùng đất đó ngay từ thời huyền sử xa xưa. Nếu gọi xứ đó bằng 'Thị' hay 'Bộ Tộc' họ thiết lập ngay được danh chính ngôn thuận, y như các chủ thuyết thực dân thuộc địa từ Âu Châu hàng ngàn năm sau. Xứ đó là đất trống không có người văn minh cư ngụ. Trời có lẽ đă giao cho họ nhiệm vụ khai phá và mang ánh sáng văn minh đến xứ đó. Xứ đó sẽ vĩnh viễn là xứ của họ. Mô h́nh của nước Văn Lang, nếu có, như vậy bao hàm: hoặc một số bộ lạc đông đúc dân cư ở gần nhau, hay một liên minh các bộ lạc gần gũi nhau để chống trả ngoại xâm. Hoặc các bộ lạc sống đông đúc gần gũi nhau do ở lí do thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Sự thật cho đến đời Triệu Đà rồi tướng Lộ Bác Đức của nhà Hán, theo sử sách chính thống hoặc trên văn bản (xem [11]) không có một cuộc chiến tranh nào đă xảy ra giữa tiền nhân cư trú tại lưu vực sông Hồng, sông Mă đối với bất cứ thế lực nào từ Bắc phương [21]. Tức mô h́nh nước Văn Lang có thể được qui về một số bộ lạc đông đúc cư dân ở gần nhau, tại lưu vực sông Hồng, hay sông Mă. Cũng có thể đó là một cái ‘mạng’ bao gồm nhiều trung tâm cư dân sống quây quần với nhau, mà ngày trước các sử gia phương Tây ưa bị lạc lối do ở lối mô tả ‘nước’ thiếu thận trọng và chính xác của thư tịch cổ Trung Hoa [27]. H́nh 1: Mô h́nh của các ‘nước’ ở miền Hoa Nam theo quan điểm thời xưa. Sau đây chúng ta thử t́m xem các dấu vết có thể minh giải cho mô h́nh kể trên: 1. Trước hết, theo các sử gia Hà nội hiện nay (xem [2]), nước Văn Lang có thể được phân loại như một 'tù trưởng quốc' (chiefdom) tức nằm đâu đó giữa h́nh thái bộ lạc và nước như kiểu các nước chư hầu ở thời Đông Châu liệt quốc. Chử văn Tần [2] [22] viết: 'Khái niệm nhà nước sơ khai cũng khá mơ hồ và thật co giăn. Nó có thể dừng lại ở các tổ chức xă hội dạng các tổ chức mường ở người Mường, Tày, Thái, ở đó chúa mường cai quản theo ḍng họ, hoặc có thể gộp vào dạng các vương quốc cổ đại thực sự kiểu Âu Lạc.' Lư giải kiểu này, theo thiển ư, thật sự vẫn chưa xác định nhà nước Văn Lang là một nhà nước loại Bộ Lạc, hay loại Vương Quốc - bởi ở thiếu thốn những mô tả về thứ 'vương quốc cổ đại thực sự kiểu Âu Lạc', đặc biệt về những cơ viện của nó. 2. Việc vùng đất Bắc Bộ có cư dân cơ bản thuộc nhiều chi chủng khác nhau đă được ghi rơ, và nhiều lần, trong [2]. Theo luận cứ phía trên, rất khó tiến đến h́nh thái một nhà nước trung ương khi chưa có một chủng đặc biệt nào hoàn toàn 'trên cơ' các chủng kia, hay trội hẳn về khả năng quân sự, văn hoá hay tổ chức cơ cấu nhà nước hơn chủng khác. Quyển 'Văn hoá Đông Sơn - Văn minh Việt cổ' [2] viết: 'Như đă biết, cư dân cơ bản của văn hoá Đông Sơn là nhóm tộc nói tiếng Nam Á cổ, một thứ tiếng có cái nền Môn Khơme với cơ chế vận hành ngôn ngữ Tày Thái, vào khoảng những thế kỷ IV-III tr. CN, được hoà thêm vào ḿnh yếu tố Inđônêđiêng mới (cùng với những yếu tố Inđônêđiêng cổ hơn đă có ở đây) chảy từ duyên hải Hoa Nam tới, sau khi các vương quốc Ngô, Việt bị giải thể.' 3. Rất nhiều sách vở ([10] [2]) cho biết hai điểm khá lạ: (i) Nếu kinh đô các vua nước Văn Lang hay Âu Lạc đặt tại lưu vực sông Hồng, tại sao văn minh sáng rực lại tụ tập ở Đông Sơn tại lưu vực sông Mă. Nếu để ư thuở cổ thời kinh đô luôn luôn là tụ điểm tất cả các sinh hoạt chính của quốc gia. Kinh đô thông thường thành lập sau khi một số lớn sinh hoạt của cư dân được hội tụ ở một vùng đất nào đó. Chưa có hiện tượng thành phố lớn về kinh tế hay kỹ nghệ nằm xa thủ đô, đặc biệt như sau thời cách mạng công nghệ ở thế kỷ 18. (ii) Chi nhánh văn minh tại khu sông Mă có vẻ khác với văn minh ở khu Hoà B́nh - Phú Thọ, hay lưu vực sông Hồng nói chung. Chử Văn Tần [2] có viết về chuyện này như sau: 'Với các đặc điểm điạ phương của văn hoá Đông Sơn thể hiện trong 3 loại h́nh cơ bản: Đường Cồ (sông Hồng), Đông Sơn (sông Mă) và Làng Vạc (sông Cả) liệu có thể nghĩ đến một tổ chức liên bộ (lạc) trước khi h́nh thành cộng đồng quốc gia thống nhất không? Hiện chưa có nhiều chứng cứ để đoán xét, song có thể cho rằng ở mỗi lưu vực sông đó, đă từng sống chắc không phải chỉ có một bộ lạc.' Điểm này cũng đă được Trần Quốc Vượng [29] phát biểu ít nhiều đồng thuận, mặc dù cũng giữ vững quan điểm có vua Hùng ở dạng một thủ lănh cấp trên, như vai tṛ một thứ 'p̣ khun', của những vị lănh đạo các 'mwang' địa phương. Chế độ của vua Hùng, theo [29], dựa trên một nền móng chính trị rất thô thiển, phong tục bản địa và thiếu thốn chữ viết. Theo thiển ư, một chế độ như vậy không thể nào quản lư được một vùng đất rộng hơn một hai tỉnh ngày nay. 4. Quyển Mă Lai [10] có ghi nhận từ sử sách cổ của Tàu, cũng như bộ Đại Việt Sử Kư Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên [3]: 'Dân Giao Chỉ đă giỏi làm ruộng, có dư thóc để bán cho Hợp Phố và Cửu Chân, dân Hợp Phố chỉ ṃ trai chứ không trồng trọt, c̣n dân Cửu Chân th́ cứ săn hái, câu kéo'. Ở một đoạn khác, xin nhắc lại Cửu Chân là vùng đất phiá nam sông Mă, tác giả viết: 'Hiểu như vậy rồi ta thấy có một sự chênh lệch lớn lao, về văn hoá giữa Giao Chỉ và Cửu Chân. Mà không thế nào mà vua Hùng Vương lại để hai vùng của một nước chênh lệch nhau đến như thế, nếu dân Cửu Chân không phải là dân khác và đất không phải là đất của dân khác [30].' Đọc lại [3] chúng ta thấy vào khoảng những năm 30 SCN, thái thú Giao Chỉ là Tích Quang, và thái thú Cửu Chân (phía nam sông Mă) là Nhâm Diên: 'Tích Quang là người quận Hán Trung, khi ở Giao Chỉ lấy nghĩa dạy dân. Sau nhà Hán lại lấy Nhâm Diên làm thái thú Cửu Chân. Diên là người Uyển Huyện. Tục người Cửu Chân chỉ làm nghề đánh cá đi săn, không biết cày cấy. Diên mới dạy dân khai khẩn ruộng đất, hàng năm cày trồng, trăm họ no đủ' [3]. Ngoại suy trở về trước vài trăm năm, chúng ta thấy rơ xă hội Văn Lang của Hùng Vương, tập trung ở Giao Chỉ, và xă hội Cửu Chân, rất có khả năng, là hai thứ xă hội khác nhau, có văn hoá và sinh hoạt kinh tế khác với nhau. Cửu Chân chỉ tiến đến 'tiệm cận' với dạng Giao Chỉ và hội nhập thành một khối dân tộc và lănh thổ với nhau, đặc biệt sau nhiệm kỳ 4 năm của Nhâm Diên, nếu có thể dựa vào dẫn chứng trong quyển 'Lịch Sử Việt Nam' [28], về t́nh h́nh canh nông sau thời Hai bà Trưng (năm 43 SCN): 'Chính sử Trung quốc cho biết: lúa ở Cửu Chân rất tốt, 150 gốc mà được những 768 bông. C̣n ở quận Giao Chỉ th́ người ta có thừa thóc để bán sang Hợp Phố.' 4. Quan trọng nhất, nhận xét sau đây đă được ghi rơ trong sử sách: đó là xứ Tây Yu (Vu). Theo Madrolle, dẫn trong [10], xứ Tây Yu ( 西 于 - xi yu) bao gồm địa bàn các tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Sơn Tây và Phú Thọ. Ở khu vực giao lưu giữa sông Đáy và sông Hồng. Một khu vực rất đông dân: 32 ngàn hộ, và có thể đến 160000 khẩu [10]. Có thể chăng xứ Tây Yu chính là hậu thân (được phát triển và nới rộng) của nước Văn Lang cũ, nếu có, ở thời xa xưa. Câu chuyện 'nước' Tây Vu được ghi vào cổ sử Tàu (Hán Thư) [10], như sau: Tây Yu là một 'nước' thuộc Nam Việt của Triệu Đà. Tây Vu Vương là một phiên thần của vua Triệu ở Phiên Ngung (thành phố Quảng Châu ngày nay). Khi nhà Triệu bị quân của Phục Ba tướng quân Lộ Bác Đức tiêu diệt, Tây Vu Vương toan tính nổi loạn, nhưng bị tùy tướng là Hoàng Đổng hạ sát. Hoàng Đổng được nhà Hán xem như công thần. Để ư, có 'Tây Vu Vương' tức phải có xứ, hay nước Tây Vu. Nước Tây Vu như vậy rất nhỏ. Nhỏ hơn Giao Chỉ và Văn Lang rất nhiều, ngay ở khoảng thời gian năm 111 TCN. Dùng phép ngoại suy một lần nữa, lùi lại thời gian trước thời Thục Phán, đến khoảng năm 400 TCN, chúng ta có thể h́nh dung được một nơi chốn có thể rất đông dân nằm ngay tại trung tâm 'nước' Tây Vu. Xứ ấy chắc hẳn là tiền thân 'nước' Tây Vu và nhỏ hơn Tây Vu rất nhiều, và có thể bao gồm phạm trù của một tỉnh mà thôi. Như Phú Thọ chẳng hạn. Phải chăng nước Văn Lang nếu có chỉ có một địa bàn rất nhỏ hẹp, bao gồm khu vực Phú Thọ đến Mê Linh mà thôi? Và đó chính là tiền thân của xứ Tây Yu sau này. 5. Rất nhiều 'nước' chung quanh xứ Văn Lang, cho đến khoảng thế kỷ thứ 10 hăy c̣n bao gồm rất nhiều tiểu 'vương quốc' theo dạng Tây Yu. Ở phía đàng trong có nước Lâm Ấp hay Chăm, hoặc Bộ tộc 'Cau', theo [6], măi cho đến thế kỷ 7 hăy c̣n bao gồm nhiều 'tiểu vương quốc' nho nhỏ quây quần bên nhau. Ở phía Tây Bắc, có 'nước' Nam Chiếu (tức tỉnh Vân Nam bây giờ) cho đến thời Cao Biền, người chủ xướng xây lại thành Đại La (thế kỷ 9), thật ra có đến 6 'tiểu vương quốc' khác nhau. Mỗi tiểu vương quốc chắc chắn bao gồm một số bộ lạc lớn bé quây quần chung quanh. Phía Tây, địa phận Lào ngày nay, xưa chứa dân Khơme mang danh nước Lục Chân Lạp, cũng chưá nhiều nước nhỏ khác nhau. Trong đó có một nước tên Đạo Minh [10], bây giờ không biết nằm ở chỗ nào. Nước Tây Âu ở khu vực Quảng Tây ngày nay cũng vậy. Hậu duệ ṇng cốt của dân Tây Âu chính là người Choang, hiện dân số lên đến gần 20 triệu, bằng dân số Úc. Theo nghiên cứu của Jeff Barlow [24], dân Choang ngày nay cũng gồm chừng 10 bộ tộc khác nhau, với ngôn ngữ, phong tục, tập quán khác nhau. Mặc dù có cùng một chủng gốc với nhau. Rất nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, từ Java đến Miến Điện đều lâm vào t́nh trạng tương tự cho đến khoảng thế kỷ thứ 10 [31]. 6. Quyển sách về người Mường của Cuisinier [4] cho biết một số điểm có thể giúp minh giải cho mô h́nh Văn Lang ở đây: (i) Người Mường khi nói về 'byua Yiệt', hay Việt tộc, họ xem như láng giềng tốt, hoặc cùng lắm là chủ nhân vùng đất chung chung ở gần đó. Tức vua Việt, nếu có, không phải là vua của họ. Và có rất nhiều vua Việt khác nhau theo từng vùng. Tổ mẫu của chủng họ chính là bà Âu Cơ (Ngu Cơ) biểu tượng bằng con nai có đốm sao. Những ông Thánh của tộc Mường cũng thường khác nhau, giữa các 'mwang' khác nhau. Mwang tức là 'mường', mang nghĩa: đơn vị xă hội người Mường. Có mwang thờ thần Tản Viên (Sơn Tinh) như Việt tộc. Có mwang thờ Thần Nông như hồi c̣n ở tại nước Sở. Có mwang lại gọi thần gạo thóc bằng một tên khác, chứ không phải Thần Nông. Có mwang thờ Thục Đế, tức Thục Phán - lănh tụ đầu tiên của họ đă cai trị một số bộ lạc lớn nào đó chung quanh Cổ Loa. (ii) Theo truyền thuyết Âu Cơ bản Mường (xem bài 1), sau khi chia tay với Lạc Long Quân, Âu Cơ dẫn 50 người con (trai và gái) về vùng rừng núi. C̣n ông chồng th́ dẫn 50 người con kia về vùng đồng bằng gần sông gần biển. Cả hai đám con đều tạo dựng thành hai đại gia đ́nh của những vua chúa của các bộ tộc hay bộ lạc. Đám theo ông Lạc trở thành đám hoàng gia mặc áo màu vàng. Đám theo bà Âu, hoàng gia mặc áo đen. Trong nhiều truyện tích người Mường, ta vẫn thấy họ theo sát với truyền thống đó, gọi bua Việt bằng vua Yịt Yàng. Giải thích của chúng tôi ở đây: 'Yịt' chính là lối gọi Việt (Yiệt) của người Mường. Nguyên thủy mang nghĩa cái ŕu. 'Yàng' chính là từ của tiếng Mường cổ, có âm giống bộ tộc Kha Lá Vàng: /Yềng/, mang nghĩa 'màu vàng' [26]. Yịt Yàng có nghĩa vua Việt thuộc khối 'hoàng gia' mặc áo màu Vàng. Điều này có nghĩa những nhân chứng khách quan đă để lại nhận xét: Văn Lang thật ra chỉ bao gồm một số bộ tộc hay bộ lạc có tổ chức không khác với tổ chức xă hội Mường bao nhiêu. Tức gồm một số bộ lạc cư ngụ tại vùng đồng bằng, có thể có hoặc không có liên hệ huyết thống với nhau. (iii) Ngoài tên gọi 'bua Yịt Yàng', cũng có một vài mwan gọi 'vua' Yiệt bằng Hùng Wang. Cho thấy có rất nhiều cách gọi vua Việt - tùy theo vùng, tùy theo mwan. Nhưng cũng không thấy tên Văn Lang ở đâu, trong tất cả các truyện cổ tích của Mường. Riêng 'Hùng Wang', theo lối giải mă loạt bài này, là một tên gọi người Mường đă bắt chước gọi các vua Sở khi họ c̣n là 'công dân' nước Sở ở thời xa xưa. 7. Người Việt ngày nay hăy c̣n nhớ câu ngạn ngữ xa xưa: 'Phép vua thua lệ làng'. Ngạn ngữ này cũng có thể dùng để minh giải cho thuyết về mô h́nh Văn Lang tŕnh bày ở đây: Phải chăng Việt tộc cho đến thời Ngô Quyền (thế kỷ 10 sau CN) mới thực sự tiến đến h́nh thái nhà nước độc lập, mặc dù chỉ trong ṿng 7 năm ngắn ngủi. Dù vậy, chúng ta cũng không thấy dấu vết ǵ về cơ viện xă hội nước nhà mà Ngô Quyền đă tạo dựng được, ngoại trừ mô tả về việc Ngô Quyền 'sắp định bá quan, chế triều nghi, định màu sắc triều phục tỏ rơ được tinh thần độc lập, quyền tự quyết của dân ta' [7]. Nói một cách nôm na hơn: 'Phép vua thua lệ làng', phải chăng đă nói lên một sự thật: Lối sống theo tổ chức 'làng xă' hay bộ lạc độc lập nhưng rời rạc, không lệ thuộc vào sự chỉ đạo của trung ương đă kéo dài quá lâu, từ khoảng năm 2000 TCN cho đến năm 1000 SCN. Lâu đến nỗi nó đă đi vào xương tủy của người Việt. Lâu đến nỗi đến khi quốc gia được h́nh thành trong nền độc lập thực sự ở nhiều thế kỷ sau, người Việt vẫn c̣n giữ vững những thói quen lề cũ. 8. Một điểm nữa cũng rất quan trọng trong các lư thuyết về chính quyền và chính trị cũng không thấy được thể hiện trong truyền thuyết về nhà nước Hùng Vương. Đó là chính quyền, từ xưa đến nay, thường tồn tại do ở dân chúng đă tạo được thói quen nh́n vào một nhóm người nào đó như giới lănh đạo, giới cầm quyền. Hoàn toàn không có dấu ấn ǵ về 'thói quen' này trong sử Việt. Bằng chứng: (i) Khi Lư Bí, tức Lư Bôn, phất cờ khởi nghĩa và lần đầu tiên giành được độc lập cho nước nhà vào giữa thế kỷ thứ 6, ông đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hànội ngày nay) [28], và đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Vạn Xuân, chứ không phải Xích Quỷ hay Văn Lang, rất có thể chính là quốc hiệu thật đầu tiên của nước Nam. Lư Nam Đế đă không nghĩ đến việc dùng đến một thứ tên thiêng liêng là Văn Lang. Bởi có thể Lư Nam Đế và dân Việt ở các vùng đất của ông không hề biết đến nước nào mang tên Văn Lang hết. Như vậy, hoặc không có nước Văn Lang, hoặc nếu có, đó chỉ là tập hợp một số bộ lạc đông dân, chưa đạt đến dạng đầu năo trung ương trong tổ chức quốc gia của một vùng đất lớn. (ii) Khi Thục Phán dẫn dân xứ Tây Âu đến định cư, hay tị nạn chiến tranh gây nên bởi quân Tần, hoặc thôn tính xứ Văn Lang, ở vùng lưu vực sông Hồng, chính sử không có ghi ǵ về 'quân đội' chống trả của vua Hùng. Sử Việt chỉ chép lại một số truyện cổ tích Mường về vụ Thục Phán hỏi con vua Hùng làm vợ, nhưng không được. Tức giận Thục Phán mới đem 3 vạn quân dân Âu sang chiếm xứ Lạc và tạo nên 'nước' Âu Lạc. Và con số 3 vạn quân này do người Hoa viết lại vào khoảng trên 600 năm sau ('Giao Châu Ngoại Vực Kư'). Hoàn toàn không có vụ phục quốc nào hết do 'quần thần', hay con chàu, của vua Hùng khuấy động để khôi phục lại 'nước Văn Lang'. Cả nước Việt tự cổ chí kim, từ thế kỷ -28 (TCN) cho đến thế kỉ +21 (SCN), cũng không thấy một người Việt nào mang họ Lạc, hay họ Sùng theo tên Sùng Lăm Lạc Long Quân, con cháu của vua Hùng, mà sử sách ưa nhận rằng đă theo Phụ hệ, tức giữ họ Cha: họ Lạc của Lạc Long Quân. Rất ngộ, không có một người Việt thuần túy nào mang họ Lạc, hay họ Sùng hết, dù rằng ḍng vua đó kéo dài đến hằng ngàn năm, và truyền 18 đời. (iii) Thục Phán cũng đă tạo được chính danh trên dưới nửa thế kỷ. Thế mà khi Triệu Đà hô 'a lê hấp' sát nhập Âu Lạc vào Nam Việt, là sát nhập liền, rất êm thắm. Không một chút binh lửa. Ngọai trừ một chuyện cổ tích về Trọng Thủy-Mị Châu, mang nhiều nét rặc cổ tích Mường. Cũng không có chống đối, binh lửa chiến chinh, hay kháng chiến phục quốc ǵ hết. Tức có thể nói đất đó của các chủng đó, ở thời đó (và đến nhiều thế kỷ sau, theo mô h́nh ở đây), vẫn chưa tiến đến h́nh thái nước nhà và nhà nước. Và cũng có thể nói chủng chủ lực ở khu lưu vực sông Hồng chắc phải cùng một thứ chủng với khối dân chủ lực ở miền Quảng Châu (Hợp Phố, Nam Việt, Long Xuyên và Phiên Ngung), tức chủng Thái-cổ. Hai vùng đất phải có một thứ chủng đa số nên mỗi khi thay đổi 'ê-kíp' hay nhóm người cai trị, đều diễn ra rất êm đẹp. Rất ăn khớp với truyền thuyết giải mă ở đây: Hai chủng Thái-cổ và Việt-cổ di cư sang đồng bằng ở Bắc Bộ từ miền Hoa Nam nước Tàu. Vào những thế kỷ đầu, chủng Thái cổ nắm thế chủ lực. (iv) Nếu chúng ta để ư quyền lực nhà nước thường đi đôi với 'thói quen' trong đầu óc của quần chúng, ta sẽ thấy một chính quyền càng ở lâu chừng nào, và lănh thổ một nước lớn chừng nào, th́ khi thực thể đó biến mất đi, người dân sẽ t́m cách khôi phục nó. Mặc dù thường thường bánh xe lịch sử vẫn tiếp tục chuyển bánh không ngừng. Thí dụ: Ở pên Tàu, khi nhà Tần hay nhà Hán có ṃi yếu thế, rất nhiều cuộc nổi loạn đă xảy ra tại các đất nước thuộc chư hầu xưa cũ ở thời Đông Chu Liệt quốc. Họ cũng xưng là hậu duệ vua Sở, hoặc con cháu các quan lớn trong triều Hán. Nhất là vào thời Tam Quốc với ba nước Thục, Ngụy và Ngô. Tên ba nước này có địa bàn rất gần hay trùng hợp với lănh địa những nước xưa cũ tại đó vài trăm năm trước. Ở Trung Hoa, chuyện phục quốc vẫn xảy ra dài dài có khi suốt hằng trăm năm sau khi nước cũ bị mất. Thí dụ: Phản Thanh phục Minh, mặc dù lúc cầm quyền nhà Minh cũng rất độc tài, tàn ác. Như vậy, nếu Hùng Vương có thật và truyền đến 18 đời, trải qua trên 2000 năm, dấu ấn của các bua Hùng phải ăn đến tận xương tủy của dân Lạc thời đó. Thế mà, hai bà Trưng, rồi bà Triệu qua đến Lư Bí, Phùng Hưng, cho đến Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh, v.v. không một vị nào cần đến, hoặc mượn danh nghĩa vua Hùng để đánh đuổi ngoại xâm, hay nhất thống nước nhà. (v) Đặc biệt có thể tra cứu bằng bất cứ quyển sách sử nào về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40 SCN). Để ư cái chính danh rất cần thiết: phục hưng lại nước Văn Lang hay Âu Lạc, hay t́m con cháu hay chắt của các vua Hùng để phục hồi 'triều đại' Hồng Bàng, đă hoàn toàn vắng bóng, từ đầu đến cuối của khởi nghĩa chống quân Đông Hán. Chúng ta chỉ biết hai bà là con của Lạc tướng xứ Mê Linh thuộc Châu Phong, một vùng rừng núi vào thời đó có rất nhiều người thuộc chủng Thái-cổ cư ngụ, mà ngày nay thường gọi người Mường. Thi Sách, chồng bà Trưng Trắc, cũng là con một Lạc Tướng. Nếu vua Hùng có thật và nước Văn Lang có kinh đô đặt tại Châu Phong trên dưới 2000 năm, người ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy chính danh khôi phục lại triều đại Hồng Bàng đầu tiên không hề được dùng đến. Ngô Sĩ Liên [3] có chép: 'Vua (Trưng Trắc) khổ về thái thú Tô Định bó buộc vào pháp luật, lại thù v́ Định giết chồng ḿnh, mới cùng với em gái là Nhị nổi binh đánh lấy trị sở của châu. Định chạy về Nam Hải'. Cũng có thể để ư một vài điểm khác: (a) Hệ thống luật pháp của nhà Hán qua thái thú rất khắt khe so với lề lối của xă hội bộ lạc, tức trước thời Hán thuộc xứ Văn Lang hay Âu Lạc chưa có tổ chức quốc gia; (b) Cái chức Lạc Tướng (và Lạc Hầu, Lạc Vương) chỉ thật sự xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 4 SCN (quyển 'Giao Châu Ngoại Vực Kư'). Vào thời bà Trưng (năm 40-42 SCN), chắc chắn Lạc Tướng được gọi bằng một thứ tên nôm na hơn chưa được Hán hoá. Rất có thể đó là Thổ lang hay Quan lang [4], tù trưởng bộ lạc thời đó. (vi) Cũng ở thời gian ngắn ngủi (2 năm) sau khi hai bà Trưng đánh đuổi được Tô Định trở về Tàu, và trước khi Mă Yuện (Viện) tiến quân sang, có tài liệu [28] cho biết 'Đối với nhân dân chính quyềnTrưng Vương xá thuế 2 năm liền'. Tức xá thuế suốt thời gian vua Trưng Trắc trị v́. Giới khảo cứu có quyền thắc mắc về vấn đề thuế má, bằng cách viết lại câu ghi chép trên, nhưng hoàn toàn vẫn giữ tất cả các ư chính: 'Đối với nhân dân, chính quyền Trưng Vương không có thu thuế trong suốt thời gian trị v́'. Tức chính quyền Trưng Vương hoàn toàn không có thu thuế má. Có nghĩa chính quyền đó vẫn c̣n là một h́nh thái tổ chức nhà nước không cao hơn cấp bộ lạc bao nhiêu. Bởi ai cũng có thể mường tượng thuế má chính là nhiên liệu cho tổ chức quốc gia. Nhất là đối với một quốc gia mới đánh đuổi được giặc ngoại xâm và phải đề pḥng địch mang quân tấn công trở lại. Cần nhiều chi tiêu về huấn luyện binh sĩ, và củng cố nền quốc pḥng. 9. Ư niệm 'thói quen' quần chúng xem một nhóm người, một ê-kíp như những người thuộc thành phần lănh đạo 'muôn thuở', dù tốt hay xấu, hay hoặc dở, luôn luôn đi đôi với cái ư niệm về 'di sản quyền bính' hay 'cội nguồn quyền lực'. Nói một cách nôm na, 'di sản quyền bính' thường được hiểu như một cái ǵ liên hệ đến 'truyền thống' trong xă hội loài người. Nó luôn luôn có ở trên mọi địa hạt, và là một ư niệm lúc nào cũng được chính trị gia xử dụng. Từ Đông sang Tây, xưa và nay. Nó nói lên nguồn gốc của quyền bính, quyền lực. Quyền hành ở đâu mà ra? Bởi thật sự nếu quyền bính không có nguồn gốc (hay không có 'thói quen' như đề cập ở trên), xă hội rất khó tiến tới trật tự của một h́nh thái quốc gia. Thí dụ: Ngày nay, ở những nước thuộc khối Muslim, người lănh đạo nước phải được sự chuẩn nhận của những vị lănh đạo tôn giáo. Nguồn gốc của quyền bính của các vị này lại có thể truy về thánh kinh Coran, hay lời giảng huấn của thánh Mohammed. Ở bên Tàu, xưa có thuyết thiên mệnh. Vua là thiên tử, con riêng của Trời. Nhiều vị vua khi lập nên triều đại hay khi soán ngôi người khác chỉ cần có diện mạo hoặc tướng tá hơi khác phàm một chút là xong. Ở các xứ tân tiến Tây phương, cội nguồn của quyền bính nằm trong hiến pháp. Dù vậy người dân luôn luôn được nhắc nhở đến cội nguồn qua các ư niệm hết sức b́nh dân. Thí dụ, khi một tổng thống mới nhậm chức tại Hoa Kỳ, báo chí ưa nói ông ta là tổng thống thứ mấy, như tổng thống Bush hiện là tổng thống thứ 43, với hàm ư nguồn quyền bính hành pháp đă truyền đến 43 đời với tổng thống George Washington là người đầu tiên đă kiến tạo nên quyền đó từ chiến tranh giành độc lập, tạo dựng nên Liên Bang Mỹ. Thí dụ khác: Đối với nhiều tổng thống Mỹ, nếu c̣n trẻ và đẹp trai, giới truyền thông ưa so sánh với tổng thống John Kennedy, được mến chuộng nhất trong vài thập niên vừa qua. Lúc Bill Clinton nhậm chức tổng thống báo chí ưa đem tấm h́nh Kennedy bắt tay cậu bé Bill Clinton, rồi chua thêm đâu đó Kennedy đă trao ngọn lửa thiêng lại cho Clinton. Cội nguồn quyền bính mới xem ra rất tầm thường, nhưng không có không được. Nó là xương sống của một chính thể, của nhà nước. Để có thể quan sát lại vấn đề cội nguồn hay di sản quyền lực, xin xem bảng tóm tắt các 'chính quyền' từ thời Hùng Vương (xin tạm chấp nhận) cho đến thời Đinh Bộ Lĩnh. Ta có thể thấy rất rơ những điểm nổi bật sau đây:
(i) Hùng Vương lên ngôi vua dựa vào một trong ba nguồn quyền lực như sau: Thứ nhất, ông thuộc ḍng vua chúa từ bên nước Sở ở thời Xuân Thu Chiến Quốc ở pên Tàu, và theo tính cách siêu nhiên, ông là con rồng cháu tiên, mang hai gịng máu Thái-cổ và Việt-cổ. Hoàn toàn không có DNA kiểu Tàu. Thứ hai, theo Đại Việt Sử Lược ông dùng bùa phép ảo thuật như nhiều vị tù trưởng ở thời đó, thuyết phục dân chúng để ḿnh lănh đạo. Thứ ba, theo truyện cổ tích Âu Cơ bản của người Mường [4], không phải chỉ có một vua, mà rất nhiều vua anh em với nhau trong một đại gia đ́nh của các tù trưởng. Vua theo bản Mường chỉ là một tên gọi thay cho tù trưởng. (ii) Dù với nguồn quyền lực nào đi nữa, chúng ta có thể thấy rất rơ cho dù có thật một nguyên thủ gọi Hùng Vương, 'triều đại' của các vua Hùng rất khó truyền đến 18 đời qua hằng ngàn năm. Lư do: Cội nguồn quyền lực rất tầm thường không thể thuyết phục được dân chúng măi măi tôn thờ một gia đ́nh 'vua chúa' đến lâu như vậy. Tầm thường ở chỗ cả Lạc Long Quân và Âu Cơ, hoặc Hùng Vương, theo truyền thuyết [3], không người nào biết bay hay trường sinh bất tử cả. Cụ Lạc phải 'dẫn' 50 người con xuôi về miền đồng bằng, và bà Âu lại 'dẫn' 50 người con kia, cuốc bộ hay cưỡi voi lên núi. Cũng tầm thường ở chỗ, nếu theo nguồn 2 ghi trong [7], Hùng Vương thứ 1 đă dùng ảo thuật để cho dân chúng theo. Nhưng không lẽ phép ảo thuật đó có thể truyền lại được trong một ḍng họ đến 18 đời và qua hơn 2000 năm? Có lẽ chỉ nguồn thứ 3 theo cổ tích Mường là có lí hơn cả. (iii) Cội nguồn quyền lực, hay di sản quyền bính, hoặc nói nôm na theo kiểu mấy lư thuyết chính trị của người Tàu: 'chính danh', đều được thể hiện khá rơ rệt ở bất cứ 'chính quyền' nào theo bảng tóm tắt phía trên. Tuy vậy, ngay đối với những vị có công với đất nước như Dương Đ́nh (hay Diên) Nghệ, Đinh Bộ Lĩnh, việc ám thích soán đoạt ngôi vua vẫn xảy ra như thường. Việc ám thích soán ngôi soành soạch cho thấy muốn một chế độ truyền lại qua nhiều đời, cội nguồn quyền lực phải thật sự hết sức siêu nhiên. Hoặc tất cả những vị vua ở cùng triều đại nào đó, vị nào cũng phải thật 'anh minh', dũng mănh, giải quyết thật hay thật công bằng mọi vấn đề khó khăn của xă hội. Nhất là ở xă hội đơn sơ chưa có chữ viết hay những nhà tư tưởng siêu đẳng nghĩ ra được những chủ thuyết chính trị hỗ trợ cho quyền bính. Về phương diện này, một lần nữa có thể thấy kết quả ưu việt của chữ nghĩa và tư tưởng, nếu nghĩ đến mô h́nh các nước phân tranh ở miền Hoa Bắc thời Xuân Thu Chiến Quốc. Từ đó, có thể suy diễn việc Hùng Vương truyền ngôi đến 18 đời, trải qua hằng ngàn năm, rất có khả năng, chỉ là một chuyện mơ tiên. (iv) Qua bảng tóm tắt phía trên, chúng ta cũng thấy mặc dù đă có nguồn huyết thống từ Lư Bí, Lư Phật Tử [32] lần đầu tiên đă xử dụng đến tôn giáo (đạo Phật) như một cội nguồn của quyền lực. Sau này Lư Công Uẩn đă tiếp tục truyền thống đó trong lúc lật đổ Lê Ngọa Triều. (v) Đặc biệt và quan trọng nhất, ta để ư trong suốt chiều dài lịch sử nước Việt, từ ngàn xưa cho đến khoảng cuối thế kỷ 20, không có một nhà cầm quyền nào đă xử dụng đến triều đại Hồng Bàng tức các vua Hùng như cội nguồn hoặc di sản quyền lực. Tức, có lẽ Hùng Vương, nếu có, chỉ là tù trưởng của một bộ lạc đông dân ở miền b́nh nguyên sông Hồng, hay đại tù trưởng của một vài bộ lạc thuộc chủng Lạc hay Việt-cổ, hoặc Thái-cổ và Việt-cổ ở gần gũi nhau. Và lănh thổ mà Hùng Vương cai trị có thể là một xứ Văn Lang nào đó, bao gồm một số khu vực rộng nhất trải dài từ Hoà B́nh, qua Sơn Tây đến Phú Thọ mà thôi. ************ Qua các bài trước và phân tích phía trên chúng ta đă thấy cũng y như nước Xích Quỷ, nước Văn Lang có lẽ chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng người xưa. Một mô h́nh được cấp tốc dựng lên trong khung đối chiếu của văn minh Hoa Hạ với mục đích chứng tỏ người nước Nam cũng đă lập quốc từ xưa, cùng một lượt với mấy anh Ba. Bởi được dàn dựng trong t́nh huống khẩn trương, tiền nhân đă sơ sót rất nhiểu điểm rất hệ trọng, khiến nước Nam vẫn không vượt khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Bởi đó chỉ là một mô h́nh cóp theo mô h́nh có thật của các nước chư hầu ở thời Đông Chu liệt quốc ở miền Hoa Bắc. Trong mô h́nh 'Đông Chu' đó, tiền nhân đă dựa vào các chuyện cổ tích của người Mường (đa số thuộc chủng Thái-cổ), và đă chuẩn nhận: (a) Tên nước đầu tiên bằng tiếng Tàu; (b) Tên các quận bộ (15 bộ) cũng toàn bằng tiếng Tàu, dựa trên tên quận huyện được đặt ra hằng trăm năm sau; (c) Nước Văn Lang có biên cương rất rộng, nhỏ nhất là vùng Bắc Bộ ngày nay; (d) Hùng Vương là các vua đầu tiên của nước Nam, truyền đến 18 đời; Và: (e) Rất nhiều chuyện u linh hoang đường trong suốt thời đại các vua Hùng, kéo dài đến nhiều thế kỷ sau. Trong dịp xem lại truyền thuyết Hùng Vương, chúng ta đă phát hiện nước Văn Lang, nếu có, không thể nào rộng hơn được một hai tỉnh ngày nay tại Việt Nam. Lư do chính: Không như miền Hoa Bắc, nước Văn Lang và các bộ tộc tại Hoa Nam nói chung, hăy thiếu thốn 2 thành tố rất quan trọng để tạo dựng và quản lư tổ chức quốc gia: Con Ngựa và chữ Viết. Phía Hoa Nam, vào thời nhà Tần nhà Hán, vẫn c̣n dùng Con Woi [33]. Chữ viết có lẽ cũng chưa có. Hoặc nếu có, chỉ áp dụng riêng cho một chủng hay một số bộ lạc nào đó thôi. Và thật sự có rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều chi chủng khác nhau. Nhưng không một chi chủng nào đă có thể vượt lên trên các chi chủng khác để ép buộc họ phải theo văn minh hay tiếng nói, chữ viết của chủng ḿnh. Chúng ta cũng đă thấy, với tâm lư chung sợ chia rẽ người Việt trong nhiều năm qua đă không thèm để ư đến cuộc chia ly giữa bà Âu và ông Lạc, và từ đó lướt qua rất nhiều điểm có thể phản lại ư định trung thực của tiền nhân: (a) Lướt qua chuyện ông Lạc và bà Âu, hai người thuộc hai chủng khác nhau: rồng (Việt-cổ) và tiên (Thái-cổ); (b) Lướt qua chuyện Hùng Vương, nếu có, phải là một người mang hai gịng máu. (c) Không để ư đến chuyện cổ tích này theo bản Mường. Ở đó, người Mường chỉ chú trọng đến Âu Cơ, xem như tổ mẫu dân họ. (d) Không để ư đến chuyện Hùng Vương chỉ cai trị có vùng đồng bằng. Tức cái nước Văn Lang của Hùng Vương không có bao gồm những vùng núi rừng thuộc địa bàn của bà Âu (hay chủng Âu). (e) Luôn luôn mơ hồ ở những điểm xuất xứ của dân tộc. Thông thường quan niệm Hùng Vương nhảy lên cai trị một số dân cư có sẵn ở đó, rất ngoan ngoăn. Kéo luôn theo quan điểm sai trật, vùng Bắc bộ hoặc chỉ có một chủng Việt duy nhất đều là con cháu vua Hùng, hoặc có rất nhiều chủng và tất cả đều khuất phục trước vua Hùng. Từ những thiếu sót hoặc dễ dăi bỏ quên một số chi tiết quan trọng đó, những người sau rất thường mù mờ với một số câu hỏi khá quan trọng như sau: Trước khi nước Việt được h́nh thành, hoặc trước thời Bắc thuộc những chủng nào đă cư ngụ tại vùng Bắc Bộ của Việt Nam? Những đợt di dân nào chính là đợt di dân mấu chốt gầy dựng nên nước Việt thuở ban đầu? Những đợt di dân đó thuộc chủng nào và xuất phát tại những chốn nào? Và vào lúc nào nảy sinh ra người Việt đầu tiên ở tại cái xứ đó? Ghi Chú[1] Nguyên Nguyên (2005) Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (4): Nước Văn Lang. Xem Khoahoc.net. [2] Chử Văn Tần (2003) Văn Hoá Đông Sơn - Văn Minh Việt Cổ. Nxb Khoa Học Xă Hội. [3] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite [4] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie Humaine et Sociologie. Institut d’Ethnographie. Paris [5] Đọc sử 'nước' Chăm (thí dụ [6]) chúng ta thấy cho đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, 'nước' Chăm hăy c̣n bao gồm rất nhiều tiểu vương quốc trong một dải đất rất hẹp. Đừng nói chi đến nước Hồ Tôn ở thời huyền sử. [6] Ngô Văn Doanh (2003) Văn hoá cổ Champa. Nxb Văn Hoá Dân Tộc. [7] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM. [8] Phụ đạo viết theo 辅 导 mang nghĩa người Thầy dạy học, có thể Thầy dạy kèm con vua. Viết như 父 道 nghĩa: con đường của Cha, ‘đạo’ làm Cha, hoặc vai tṛ Cha Chú.. [9] Quan điểm thời đại thành lập được quốc gia có vẻ rất khắt khe theo từ điển bách khoa của internet: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_countries_by_date_of_nationhood Xem vài thảo luận khác về 'quốc gia' tại: http://www.bsos.umd.edu/CSS97/papers/competin.html http://www.slovak.sk/magazin_slovakia/496_Slovakia/history/history1.htm http://repositories.cdlib.org/csd/03-09/ http://college.hmco.com/history/west/mosaic/chapter13/source388.html [10] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu (USA) tái bản. [11] Keith Weller Taylor (1983) The Birth of Vietnam. University of California Press. [12] Hoàng Thị Châu (1969) Nước Văn Lang qua tài liệu ngôn ngữ. Nghiên cứu lịch sử 120. pp.37-48. [13] Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi và Hoàng Hưng (1973) Thời đại Hùng Vương. Nxb Khoa Học Xă Hội. [14] Nguyễn Hiến Lê (1997) Sử Trung Quốc. Nxb Văn Hoá [15] Đây cũng là một điểm sử sách Việt dễ bị lộn xộn nhầm lẫn. Theo với những luận cứ của loạt bài này, bộ lạc Việt Thường chỉ có thể là đám rợ chủng Yueh ở lưu vực sông Hoàng Hà gần miền Sơn Đông (rợ Đông Yi). Chỉ có đám rợ này mới có thể đi đến Kiểu Kinh, kinh đô Tây Châu nằm trong tỉnh Thiểm Tây ngày nay. Không có cách ǵ bộ tộc Việt Thường nằm ở Hoa Nam hay khu vực Bắc Việt được bởi ở lí do đường xá xa xôi và phải xuyên qua hàng ngàn bộ lạc rợ khác ở miền Hoa Nam. Và chuyến đi giao hảo xa xôi như vậy hoàn toàn không cần thiết. Theo thiển ư, chính ở chỗ có một bộ tộc Việt nào đó muốn tặng vua nhà Châu con chim Trĩ, nên từ đó người Hoa gọi thứ chủng Lạc đă tính tặng họ con chim Trĩ đó là chủng Lạc viết theo bộ Trĩ (c̣n gọi Trăi): Lạc bộ Trăi ở miền Sơn Đông, Giang Tô và Chiết Giang ngày nay: 貉 phân biệt [10] với Lạc bộ Chuy chỉ dân Môn và Miến Điện 雒 , Lạc bộ Mă 駱 chỉ dân Mân Việt ở Phúc Kiến, và Lạc bộ Khương 羌各 tiền thân của dân Khmer. Hy vọng sẽ trở lại vấn đề này vào một dịp khác. [21] Chiến tranh giữa Thục Phán và vua Hùng thứ 18, theo thiển ư, chỉ có trong truyện cổ tích. Thục Phán thuộc chủng Thái, có lẽ có công dẫn một đoàn người dân xứ Tây Âu vào định cư ở khu lưu vực sông Hồng. Trên đường chạy giặc Tần, trước đó đă tiêu diệt nhiều xứ thuộc chủng Âu, tức Thái cổ. Trong đó có nước Thục ở khu Tứ Xuyên ngày nay. So với sử Tàu, mô tả về Nghiêu Thuấn, Thục Phán là nhân vật bán huyền sử xuất hiện trước tiên trong sử Việt. Thục Phán có thể là người có thật, có thể không. Nhưng 'nước' Âu Lạc của Thục Phán vẫn chưa có khả năng rộng lớn bằng khu vực Bắc Bộ ngày nay. [22] Nhiều sách xuất bản tại Việt Nam xưa nay vẫn thường thiếu sót ở phần h́nh ảnh trang trí. Quyển 'Văn Hoá Đông Sơn' [20] dày ngót 1000 trang - đề cập rất nhiều đến 'trống đồng' nhưng rất tiếc không có hơn một h́nh vẽ, hay ảnh về trống đồng. Chỉ có vài trang h́nh vẽ về mấy cái lưỡi ŕu lưỡi cuốc, dao găm. Quyển 'Mă Lai' [10] ngày xưa cũng vậy. Tác giả tŕnh bày các chữ Hán thế này thế nọ nhưng không viết in ra được một chữ Tàu, giúp người đọc hiểu hay theo dơi vấn đề dễ hơn. [23] Một thành tố quan trọng thường được các học giả Việt đề cập đến trong việc minh chứng h́nh thành của xă hội có nhà nước: Phân chia giai cấp, thể hiện qua việc phân cấp các ngôi mộ cổ. Có mộ cho thấy rơ mộ của người giàu, với dụng cụ canh nông, bảo vật, đồ trang sức, chôn cùng với người chết. Có mộ cho biết đó là mộ người nghèo. Theo thiển ư 'phân hoá xă hội' chỉ là điều kiện cần cho xă hội có nhà nước. Chứ không phải điều kiện đủ. Bởi xă hội bộ lạc bán khai vẫn có thể có h́nh thức mộ táng phân biệt theo ngôi thứ. Mộ của tù trưởng, chẳng hạn, vẫn có thể chứa nhiều đồ vật hơn mộ dân nghèo. [24] mcel.pacificu.edu/as/faculty/barlow.html [25] Nguyên Nguyên (2004) Từ chữ Nôm đến quốc ngữ. Toàn bộ 8 bài, tại Khoahọc.net hay aihuucongchanh.com. [26] 'Yịt' chính là âm gọi chỉ 'Việt', người Việt, của tiếng Mường cổ. Nguyên thủy nó mang nghĩa 'cái ŕu' viết như một cái móc, phần dưới của từ 'Việt' chỉ tỉnh Quảng Đông (ngày nay): 粤 . Phần trên của chữ Việt chỉ Quảng Đông chính là bộ Mễ, nghĩa: lúa thóc. 'Việt' dùng để chỉ Việt Nam, người Tàu cũng phát âm bắt đầu bằng âm /Y/: Yueh hay Yue, mang nghĩa yượt (vượt) 越 . Chỉ trừ dân Mân Việt (Phúc Kiến - Triều Châu) có phát âm /Wật/ gần giồng với âm /V/ trong Việt, c̣n lại có đến 8-10 sắc tộc khác phát âm Yiệt bắt đầu bằng âm /Y/. Loạt bài chữ Nôm [25] đă ghi chi tiết phát hiện các tôn sư cấu tạo quốc ngữ đă nhập hai âm riêng của tiếng Nôm /W/ và /Y/ lại thành một, biểu hiện bằng âm /V/. 'Yàng' ở đây là âm của chủng Thái cổ. Dần dà về sau, âm biến theo tiếng Tàu, 'Hoàng' hay 'Wàng', chỉ màu vàng và 'vàng bạc châu báu'. Bởi 'vàng' (kim loại) có màu vàng. Tiếng Tàu dùng để chỉ vàng lại là 'Kim' (Jin). [27] Hermann Kulke (1986) The Early and Imperial Kingdom in Southeast Asian History. IN: David G. Marr & A.C. Milner (Ed.) (1986) Southeast Asia in the 9 th to 14 th centuries. Institute of Southeast Asian Studies – Singapore & Research School of Pacific Studies – ANU Canberra. pp 1-22. [28] Huỳnh Công Bá (2004) Lịch Sử Việt Nam. Nxb Thuận Hoá. [29] Trần quốc Vượng (1986) Traditions, Acculturation, Renovation: The evolution of Vietnamese culture. IN: David G. Marr & A.C. Milner (Eds) (1986) Southeast Asia in the 9th to 14th centuries. Institute of Southeast Asian Studies - Singapore & Research Schơol of Pacific Studies - ANU Canberra. pp 272-277 [30] Để ư B́nh Nguyên Lộc có vẻ đă vô t́nh đặt một tiêu chuẩn quản lư nước nhà, theo kiểu nguyên thủ nước Văn Lang (Hùng Vương), hoặc ban tham mưu gồm các Lạc hầu, Lạc tướng, chắc phải có người mang học vị PhD về Chính Trị Kinh Doanh hay MBA từ Yale hay Harvard, nên đă góp ư rằng Hùng Vương không thể nào để việc chênh lệch giữa hai khu vực Cửu Chân và Giao Chỉ đó xảy ra. [31] John K. Whitmore (1986) 'Elephants can actually swim': Contemporary Chinese views of late Ly Dai Viet. IN: David G. Marr & A.C. Milner (Eds) (1986) Southeast Asia in the 9th to 14th centuries. Institute of Southeast Asian Studies - Singapore & Research Schơol of Pacific Studies - ANU Canberra. pp 118-133 [32] Triệu Quang Phục và Lư Phật Tử thật ra mỗi người chỉ làm 'chúa' một khu vực mà thôi. Đặc biệt Triệu Quang Phục chiếm giữ khu đầm (chằm) Nhật Dạ và tự xưng Dạ Trạch Vương. Có lẽ ông là người đầu tiên đă lăng xê chuyện 'Chử Đồng Tử', con rể của Hùng Vương, về báo mộng sẽ giúp ông gầy nên nghiệp đế. Cũng y như Cao Biền sau này lăng xê chuyện nằm mơ thấy nhà phát minh ra nỏ thần cho Thục Phán mang họ y hệt như ông, Cao Lỗ [7]. Cao Lỗ qua giấc mơ đă pḥ hộ và giúp Cao Biền rất nhiều trong cuộc chiến chinh với quân xứ Nam Chiếu (Vân Nam sau này). [33] Con voi vẫn là thứ 'chiến xa' của các bộ tộc miền Đông Nam Á, chứ không phải 'con ngựa'. Điển h́nh, ai có đi tham quan Bangkok thường có dịp đị thưởng ngoạn một làng du khách đặt ở ngọai ô thủ đô Thái Lan. Ở đó mỗi giờ có màn tŕnh diễn sống trận giặc giữa hai bộ lạc lân cận. Họ dùng voi xả láng. Hai bà Trưng, bà Triệu, các vị anh hùng giành độc lập tại nước Nam vẫn thường cưỡi voi ra trận mạc. Theo [31] tới đời nhà Lư vẫn có căng thẳng giữa thiên triều bên Tàu với chính quyền nước Nam ở chỗ Tàu đ̣i cống hiến voi để họ tế lễ, nhưng người nước Nam không thuận bởi họ xem voi như thần.
|
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|