Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thử đọc lại truyền thuyết Hùng Vương (8):

Thịt Cầy, dân Triều Tiên và người Hẹ (Hakka)

Nguyên Nguyên

 

Trong bài trước, chúng ta đă thấy người Hẹ có gốc gác và đặc tính rất giống người thuộc chủng Yueh, loại ở miền cực Bắc nước Tàu. Rất gần gũi với Hoa tộc nguyên thủy gốc, và thuộc nhóm Đông Di, trong đó có người Hmong, thường gọi Miêu tộc.

Chúng ta cũng để ư, người Triều Tiên đă nh́n nhận Xuy Vưu, lănh tụ nguyên thủy của người Hmong, cũng chính là vị nguyên thủ thánh tổ của người Hàn. Nhiều tượng thờ Xuy Vưu, tŕnh bày trên mạng, cho thấy đầu ông này có sừng, giống y như kiểu tượng Thần Nông, có rất nhiều tại Hồ Bắc và Hồ Nam, tức địa bàn nước Sở năm xưa.

Chỉ ở việc so sánh Thần Nông với Xuy Vưu, một lần nữa, chúng ta có thể kiểm chứng được một góc nhỏ của thuyết giải mă tŕnh bày trong suốt loạt bài này. Người Hàn thờ Xuy Vưu rơ rệt bởi họ nh́n nhận tộc mang chủng giống Xuy Vưu là tộc chủ lực của người Hàn. Trái lại, tại Việt Nam, người ta ít thấy bàn thờ Thần Nông hay tượng Thần Nông, nhất là ở vùng đồng bằng. Chỉ có hai chốn thờ Thần Nông khá nồng nhiệt. Thứ nhất, tại khu Hồ Bắc ở pên Tàu, tức địa bàn nước Sở năm xưa, có chủng Thái cổ làm chủ lực. Thứ hai, tại một số mường bản của người Mường, ở Việt Nam. Điều này có nghĩa, người Việt Nam nói chung là một hỗn hợp hai tộc chính Thái-cổ và Việt-cổ dựa trên tầng lớp phía dưới và bản địa, Môn-Khmer. Thần Nông, nếu người thật, chắc hẳn mang chủng Thái-cổ chứ không có huyết quản Lac Việt, hoặc Môn-Khmer. Ngoài ra thành phần chủ lực của khối Lạc Việt lại là nhóm người du mục, mà chúng tôi cho rằng chính là nhóm Bách Bộc hay Bộc Việt, tiền thân của người Hẹ ngày nay. Nhóm du mục này, rất có khả năng, hồi xưa, khi di chuyển địa bàn sinh sống, không có mang theo thần thánh. Hoặc tộc Lạc Việt chính cống, tức Lạc bộ Trăi, bởi gốc du mục, không chuyên khoa về nghề nông, nên Thần Nông không có trong danh sách thánh tổ của họ.

Thêm một hai lư do khác. Thứ nhất, người Việt từ xưa hiểu biết rất ít về Thần Nông (xem bài số 2: Nước Sở, cái nôi dân Việt). Họ bảo thủ không dám thờ ông này bởi tưởng ông là Tàu chay, v́ thấy người Tàu cũng thờ ông. Tuyệt đại đa số đều không ngờ rằng Thần Nông, nếu có thật, chắc đă nói tiếng Thái cổ, rất giống tiếng Việt cổ, thứ tiếng mà người Bộc Việt (zu mục) hay người nước Trịnh, nước Vệ, v.v. vẫn xử dụng. Thứ hai, như những bài đầu đă tŕnh bày, truyền thuyết Thần Nông và Âu Cơ thật ra được lăng xê bởi những người Việt mang gốc Thái cổ, mà ngày nay thường được gọi người Mường. Dân Thái cổ, nhóm xuất xứ từ nước Sở xưa, rất nổi tiếng về các chuyện cổ tích u linh hoang đường. Truyền thuyết này được nhét vào quyển sử kư đồ sộ 'Đại Việt Sử Kư Toàn Thư' [1] vào thời đại nhà Lê, thành lập sau khi Lê Lợi đánh đuổi được quân Minh và giành độc lập cho nước Nam. Lê Lợi, theo nhiều tài liệu [2] [3], mang ḍng máu Thái-cổ.

Do đó, ở Việt Nam ngày trước, rất ít người, đặc biệt những người thuộc tộc Lạc Việt hay Môn-Khmer, biết đến hoặc thờ phượng Thần Nông.

Bây giờ chúng ta hăy thử xem một hiện tượng ngược lại, truy về ảnh hưởng của nhóm Hẹ trong ḷng tộc Việt Nam. Một số ảnh hưởng mang tính cách 'thói tục' nào đó ăn rất sâu vào một khối người, nhưng không được phổ biến trên toàn thể tộc người hỗn hợp trong ṿng thiên niên kỷ đầu tại vùng đất Việt cổ.

Nhắc lại, qua bài số (7) 'Hakka (Hẹ) và tộc Lạc Việt' chúng ta đă xem qua mối liên hệ giữa người Triều Tiên (Hàn) và người Việt Nam, qua nhóm rợ trung gian Đông Zi, trong đó có hai thứ chủng chủ lực: Hmong và Bộc Việt. Mà Bộc Việt chính là Hakka (Hẹ) cổ, đă có mặt tại hai nơi Triều Tiên và Việt cổ, ở thời kỳ dựng nước. Chúng ta đă nhấn mạnh rất nhiều đến đẳng thức ṇng cốt:

Việt Nam= Thái-cổ (A) + Việt-cổ (B) // {Môn-Khờme+ Nê-gri-tô+Đa đảo } (C) (1)

Tức người Việt Nam là biến thân của hợp chủng Thái-cổ (A) và Việt-cổ (B) trên tầng lớp bản địa (có mặt lâu đời hơn) là tộc Môn và Khmer, cộng với người Nê-gri-tô và Đa đảo. Trong nhóm Việt-cổ (B) đó, người Hẹ (cổ) là thành phần chủ lực. Nếu nhớ cả hai đám Hmong và Lạc bộ Trăi (Hẹ-cổ) đều thuộc khối rợ Đông Zi ở khu vực tỉnh Sơn Đông, theo thiển ư, trong đẳng thức Việt Nam kể trên, nếu thay phần (A) bằng Hmong và (C) bằng dân bản địa ở bán đảo Triều Tiên, chúng ta sẽ có một đẳng thức tương tự qui về nguồn gốc dân tộc Triều Tiên, một cách rất tổng quát. Tức dân Bộc Việt (hay người Hẹ cổ) là một mẫu số chung giữa hai dân tộc Triều Tiên và Việt Nam. Bộc Việt, tức người Hẹ cổ có mặt ở hai nơi: Hàn và Việt. Đại khái:

Hàn= Hmong + Bộc Việt (Hẹ cổ) // dân Bản Địa (2)

Đẳng thức số (2) rất giống đẳng thức số (1), đại khái chỉ thay thế chủng Thái-cổ bằng Hmong tức Miêu tộc. Cả hai nhóm Hmong và Bộc Việt ngày trước bị (hay được) người Tàu gộp tất cả lại thành một nhóm mang tên Đông Yi.

Có bằng chứng nào để hỗ trợ luận cứ hoặc giả thuyết này hay chăng? Thưa có. Đó là món thịt Cầy, rất phổ biến tại xứ Hàn (Triều Tiên), và ở Việt Nam - c̣n được gọi theo kiểu nói lái, 'mộc tồn', tức 'cây c̣n' hay 'con cầy'.

Trên khắp các nước trên thế giới, Triều Tiên là nước đứng đầu về ngón ăn thịt Cầy. Hai chỗ khác cũng thường dùng thịt cầy là Việt Nam (đặc biệt Bắc Bộ), và một vài nơi ở phía Nam Trung Quốc. Từ trước đến giờ, người ta vẫn mù mờ không biết chính xác sắc tộc nào ở miền Hoa Nam hâm mộ món 'Mộc Tồn'. Ngày nay với phương tiện internet, người ta có thể nhanh chóng kiểm chứng được ngay thứ tộc người Hoa ưa chơi món mộc tồn đó chính là người Hẹ (xem [5] & [12]). Mặt khác, chúng ta cũng đă xác nhận người Bách Bộc, hay Bộc Việt đều có mặt như thành phần hợp chủng ṇng cốt tại cả hai nơi Hàn-cổ và Việt-cổ. Bộc Việt đă có mặt trong nhóm Đông Yi, và là một thành phần chủ lực hợp với nhóm Hmong (Miêu) di tản sang Triều Tiên vào thuở cổ thời. Một thành phần chủ lực khác đă vượt Hoàng Hà xuống khu nước Sở, rồi hội nhập với Thái-cổ ở đó, di tản xuống hướng Nam vào xứ Việt cổ. Như vậy, người Hẹ thêm một lần nữa, trở thành ứng viên sáng giá nhất trong qui định họ chính là nhóm Bộc Việt cũ, bởi ngày nay, người Hẹ chính là cái khoen nối giữa Hàn và Việt qua món thịt Cầy. Giả thuyết chúng tôi xin minh giải ở đây: Sở dĩ người Hàn và Việt rất thích món mộc tồn cũng bởi trong ḷng dân tộc của hai nơi, Hàn và Việt, từ ngàn xưa đă có sự hiện diện của chủng Hẹ cổ, tức Bộc Việt, một thứ dân du mục khét tiếng ở Trung Hoa từ thời Đông Chu Liệt Quốc măi cho đến thế kỉ 20.

Xin thử quan sát, và theo dơi bước chân của người du mục Bộc Việt, hay Hẹ cổ, cũng như món thịt Cầy mang theo, kiểu 'Food to Go' của họ. Trước hết chúng ta để ư chính những người thích món mộc tồn ở Việt Nam, rất ít khi gọi đó là Chó, mà là Cầy. Con Cầy. Thịt Cầy. Lư do chính, 'Chó' là một từ thuần Nôm, của nhóm tộc ít dính dáng đến thịt Cầy. 'Chó' trực thuộc từ vựng của nhóm Môn-Khmer. 'Chó' là biến thái, hay một từ cùng gốc với [tsow] hay [gu-so] hoặc [so-lo] của tiếng Môn-Khmer. Môn và Khmer chính là hai nhóm tộc có mặt lâu đời nhất tại xứ Việt.

Xin điểm sơ qua từ CHÓ trong vài thứ tiếng các dân tộc khác:

- Tiếng Persia, tức Ba-Tư hay Iran: [sag]

- Tiếng Hindi (Ấn): [kutaa] => gần âm [cẩu]

- Bengali (nước Bangladesh): [kukur] => gần âm [cẩu] hay [kuli] tiếng Đa đảo

- Myanmar (Miến Điện): [kwei] => gần âm [kwi] hay [cầy]

- Khmer (Cam Bốt): [chkăe], mang âm đầu [ch], giống với [chó] và [k], như [kầy]

- Thái Lan & Lào: [Maa] => sinh ra [má] trong tiếng Việt: [Chó ]

- Người Mường gọi [kó] hay [k'a]. Một số người ở khu vực Quảng B́nh phát âm như [khai] [6]. Người dân tộc A-Kha gọi [a-k'ừ] và P'u Noi gọi [K'hừ] [10].

Thông thường, người Hẹ gọi 'con Chó' bằng [gau] hay [Kieu] hoặc [giu], tương ứng với [cẩu] Việt, hay [kau] Phúc Kiến hoặc [gou 3] 狗 Quan thoại hay [gau] Quảng Đông. Âm [kieu] tiếng Hẹ theo phát âm một người In-đô-nê-xia gốc Hẹ có vẻ giống như [Kiểu], hoặc [kiẻu li] hay [kảo-li], rất giống [kuli] của tiếng dân Đa đảo (Melanesians), với [kiẻu] mang thanh gần dấu hỏi [?]. Để ư âm [cẩu] hay [gọu 3], hoặc [kiểu], hay [Chó] thuộc thanh âm nhóm dấu 'sắc' hay dấu 'hỏi'. Có vẻ hơi xa với [Cầy], thanh âm dấu [huyền `].

Trong tiếng Hoa, 'chó' cũng được gọi [kien] hay [kian] theo kiểu Hẹ, tương ứng với [khian] Phúc Kiến, và [quan] 犬 quan thoại, tức [Khuyển] đọc theo quốc ngữ [7]. Cũng thuộc thanh âm nhóm dấu hỏi hoặc dấu sắc, chứ không phải dấu huyền như 'Cầy'.

Người Hàn, tức Triều Tiên, dân tộc ưa chuộng món thịt Chó nhất thế giới [8] gọi Chó theo tiếng Hàn là [Gaa] hay [Kaa], rất gần gũi với âm vận của [Kầy] tiếng Việt.

'Cầy' theo thiển ư, biến thái từ những âm vận của từ chỉ con 'Chó Sói'. Trong tiếng Hoa có hai từ dùng để chỉ chó Sói, hay chó rừng. Thứ nhất [lang] theo quan thoại và quốc ngữ, và [long] 狼 theo Hẹ và Quảng Đông. 'Sói' người Bắc Kinh đọc [chai]: 豺 , Hakka phát âm [sai], chính là [sài] trong tiếng Hán phát âm kiểu quốc ngữ. Ta nhớ, 'sài lang' thường đọc kiểu Nôm bằng 'lang sói'. Đặc biệt để ư đến 'sài'. Quảng Đông gọi [chaai] và Phúc Kiến phát âm [chhai]. Theo thiển ư tiến tŕnh biến âm từ [sài] sang [cầy] diễn ra như sau:

- Bộc Việt (hay Hẹ cổ) lấy âm đầu [g] hay [k] (tức [c]) của [gou] hay [cẩu] chỉ con chó;

- Ráp âm đầu này với những âm chỉ [sài] tức [sói] trong các phương ngữ Hoa: [chaai]

Quảng Đông, và [chhai] Phúc Kiến. Sinh ra [k'a] hay [k'ai] theo kiểu Mường;

- [k'a] Mường, chính là [khai] theo phát âm một số vùng ở Quảng B́nh;

- [khai] tiến đến [khaY] và rồi trở thành [Cầy] sau ngày quốc ngữ được phổ biến.

- Ở Hàn (Triều Tiên), không có ảnh hưởng của chủng Môn-Khmer với âm cuối [Y] nên

[K'a] vẫn giữ y nguyên [Kaa].

(Âm cuối [ay] trong [cầy] chính là một âm tiêu biểu trong tiếng Môn-Khmer, không có trong các phương ngữ tiếng Hán (Hoa). Thí dụ: [likey] => tiếng Chăm, mang âm cuối [ey], mang nghĩa 'đàn ông'. [CamaY] (Chăm/Môn-Khmer), nghĩa 'mẹ', 'giống cái'. Tiếng Việt chịu ảnh hưởng 'đơn âm' của tiếng Hoa, tách [camay] ra thành 'Cái' và 'Mái'. [Malay] tiếng Mă Lai có âm cuối [ay], nhưng người Việt đọc theo kiểu Hoa thành [Lai]. Ảnh hưởng Môn-Khmer chính là gốc gác âm cuối dùng chữ /Y/: may, say, thấy, cày cấy,...)

Tóm tắt:

- [gou] hay [gau] hay [cẩu] (nghĩa: chó) => âm [k] ở đầu }

- [s-ai] hay [cha-ai], hoặc [chh-ai] (= sói) => âm [ai] ở cuối } Ráp lại => [k'ai]

- Ráp lại sinh ra: [k'a] hay [kaa] hoặc [k'ai] => [khai]

- [khai] xử dụng âm cuối [aY] của tiếng Môn-Khmer => [khaY] => [Kầy] (lột bỏ

âm hơi thở [Kh]) => [Kầy] đánh vần theo quốc ngữ: /cầy/.

Như vậy loại thịt chó mà người Bộc Việt (hay người Hẹ cổ), hay các dân du mục nói chung, đă ưa ăn nhậu cách đây hàng trăm hàng ngàn năm chính là con chó Sói, hay chó Rừng. Không phải thứ chó nuôi trong nhà, bởi họ là dân du mục không có nhà cửa cố định.

Như vậy món 'Mộc Tồn' t́nh cờ trở thành chiếc ch́a khoá, giúp chúng ta rất nhiều trong việc truy về nguồn gốc chủng Lạc Việt. Xem lại đẳng thức (1) và (2) ở trên nói về thành phần gốc gác của hai tộc Triều Tiên và Việt Nam, chúng ta thấy:

- Cả hai tộc đều biết đến ngạn ngữ: 'Có thực mới vực được đạo';

- Cả hai tộc Hàn & Việt đều có một khối người hâm mộ món mộc tồn;

- Cả hai tộc đều có nhóm người Việt-cổ thuộc đám Đông Di - xuất xứ từ bán đảo Sơn

Đông và khu lân cận bên sông Hoàng Hà, vào thời cổ đại;

- Nhóm Việt-cổ của 2 tộc Hàn và Việt đó, c̣n được gọi Bộc Việt, một nhóm người du

mục nay đây mai đó, từng có mặt ở nhiều chiến trường thời Đông Chu Liệt Quốc.

So với người Hẹ:

- Người Hẹ cũng có xuất xứ từ khu vực cực Bắc chung quanh lưu vực các sông Bộc, Vị,

Lạc và Hoàng Hà;

- Người Hẹ cũng là nhóm du mục nổi tiếng nhất của Trung Quốc; và đặc biệt nhất,

- Người Hẹ nổi tiếng một phần cũng nhờ ở chuyện họ rất khoái món 'Mộc Tồn'.

- Cả hai dân tộc Hàn và Việt đều thích cái món 'mộc tồn'.

Như vậy tộc Hẹ cổ phải có mặt trong tộc người Việt Nam và người Hàn. Chung qui cũng tại những tộc người này rất thích chơi món 'mộc tồn' [7]. Thế tạo sao người Hẹ, xưa và nay, lại mang một thói tục thích 'mộc tồn'?

Bởi v́ họ là dân du mục, loại không dừng lâu một chỗ để sinh sống bằng chăn nuôi hay trồng trọt hoa mùa. Muốn kiểm nhận, chúng ta hăy nhớ lại các chi tiết sau.

  • Con chó trở nên thuần thục làm bạn với loài người cách đây trên dưới 10000 năm;
  • Dù vậy, giên hoặc di-truyền-tính của chó khác giống, có thể khác nhau đến 25%. So với sai biệt trên dưới 6% giữa các tộc người khác nhau. Bởi giên-chó sai biệt lớn lao như vậy, người ta ưa nói con Chó hăy c̣n nằm trong tiến tŕnh tiến hoá khá năng động so với nhiều loài thú khác. Điển h́nh, bất kỳ ở nước nào, thỉnh thoảng báo chí và truyền thông vẫn đăng tin con chó đang được yêu thương trong nhà tự nhiên quay ra cắn chủ gây thương tích hay mạng vong. Tại Úc, có một loại chó xem như chó rừng gọi Dingo, thường dùng như chó săn và bạn thân những người thổ dân Aborigines, cũng lên báo chí rầm rộ cách đây hơn 25 năm, bởi nó đă gặm và tha đi mất tiêu một em bé sơ sinh. Người mẹ bị t́nh nghi giết con tế thần, rồi vào tù, nhưng sau vài năm được trả tự do và bồi thường một món tiền khá lớn v́ bị kết án lầm.
  • Chó chỉ trở nên bạn thân với loài người khi chó được thuần thục, nuôi trong nhà hay tại nơi trang trại. Hoặc làm bạn với chủ, hoặc giúp chủ coi nhà, canh chừng hoặc chăn lùa các thứ súc vật khác. Trong những trường hợp đó, loài người ít khi chịu 'mần thịt' con chó để rồi đánh chén với món 'mộc tồn'. Điển h́nh, cũng có nhiều thứ dân du mục như người 'She' ở miền Giang Tây - Quảng Đông, thuộc tộc Hmong, rất kiêng kị món mộc tồn. Lư do: người She là dân du mục nhưng thiên về chăn nuôi trồng trọt, thường dùng Chó để chăn súc vật. Họ đến định cư ở một chốn nào đó trong một thời gian. Sau khi thu hoạch được hoa mùa, hay bán buôn hoặc làm thịt ăn hết đám súc vật hay gia cầm rồi, họ chặt đốn cây cối rồi phóng hỏa tiêu hủy nơi đó. Rồi dọn đi nơi khác. Theo một thân hữu (ĐP), người Rhade ở vùng cao nguyên Trung bộ ngày xưa cũng có thói lề sinh sống tương tự như vậy.
  • Xin quan sát trở lại từ chữ Hán mang nghĩa 'Việt' do Khổng Tử sáng tác, rồi sau này được Hoài Nam Vương Lưu An 'hiệu đính': 越 , đọc [yue] theo quan thoại. Chữ [yue] tức [Việt] này là chữ 'Việt' cuối cùng, hiện nay vẫn được người Hoa dùng để chỉ 'Việt Nam'. Cần phân biệt với [yue] 粵 viết để chỉ dân [Yue] (Việt) thuộc tộc Thái-cổ, tiền thân dân miền Quảng Đông và Quảng Tây ngày nay.
  • Từ [yue] (Việt) dùng để chỉ 'Việt Nam' mang nghĩa nguyên thủy 'yue' tức ‘yượt’ hay 'vượt' chỉ rất rơ một thứ tộc người chuyên môn vượt suối băng đồng, trong sinh hoạt hằng ngày của họ. Tức người Tàu ngay từ thời cổ đại đă biết rơ chủng chủ lực Lạc Việt (bộ Trăi) là một thứ người 'du mục', du mục hơn những đám du mục khác, primus inter pares. Rơ ràng hơn Khổng Tử, Liu An đă viết kỹ:

* Việt = {Tẩu} + {cái xiên (móc) + cái qua (giáo mác)}

* 越 = { 走 } + { 戉 }

* Chữ cuối, bên phải, chính là [qua] 戈 , quanthoại đọc [ge] mang nghĩa cái

giáo hay mác.

Như vậy người Tàu từ đầu thời nhà Hán, đă biết rơ về chủng Lạc Việt (bộ Trăi 貉 ), thành phần Lạc Việt chủ lực trong tộc người Việt Nam. Chữ 'Việt' để chỉ Lạc Việt khác với 'Việt' chỉ dân Âu Việt, tức Thái-cổ, tiền thân người Lưỡng Quảng. 'Việt' 粵 trong Âu Việt chỉ nhóm người ăn đâu ở đó, chuyên về việc trồng lúa. 'Việt' 越 trong 'Lạc Việt' (bộ Trăi) hoàn toàn là thứ dân du mục. Họ miêu tả rất kỹ về chữ Việt đó. Bao gồm chữ 'tẩu' 走 mang nghĩa 'đi', 'chạy', 'dông', (kuai zou => chạy nhanh lên). Thứ người Lạc di chuyển thường xuyên đó lúc nào cũng mang theo cái móc và cây dáo 戉 . Cây giáo c̣n gọi cây mác hay thương 戈 . Để chi vậy? Để săn thú vật. Tiền thân chủng Lạc Việt, cũng là tiền thân người Hẹ là một thứ người du mục sinh sống bằng lối săn bắn thú vật, chứ không phải loại du mục hay bán-du-mục sống bằng lối chăn nuôi gia súc, hay trồng trọt. Và chỉ như vậy họ mới hâm mộ món thịt chó sói hay chó rừng, y hệt như các hậu duệ ở Triều Tiên và Việt Nam. Cũng bởi lí do đó, người Tàu dùng một từ Lạc khác để chỉ đám Lạc Việt cư ngụ tại vùng Phúc Kiến, thường gọi Mân Việt. Đó là Lạc bộ Mă 駱 viết khác với Lạc bộ Trăi 貉 chỉ dân du mục Bộc Việt xa xưa . Cũng khác với Lạc bộ Chuy 雒 dùng để chỉ dân Môn (tiền thân Miến Điện) và Lạc bộ Khương, hay Khương chỉ dân Khờ-Me 羌 .

Tóm lại thành phần chủ lực của chủng Yueh (Việt) trong tộc người Việt Nam chính là thứ Lạc bộ Trăi, hay thứ 'Việt' được người Hoa cách đây hơn 2000 năm mô tả bằng cách ghép từ [zou] 走 mang nghĩa 'đi', 'chạy', tức chỉ dân du mục, VỚI một từ 戉 viết bao gồm từ có dáng như cái móc và từ [ge] 戈 chỉ 'cái giáo' hay 'cây mác', miêu tả rất rơ thứ vũ khí mà họ luôn mang theo. Loại vũ khí đó được dùng để săn bắn thú vật. Tức 'Việt' trong 'Việt Nam' mang nghĩa động từ là 'vượt', nhưng trong nghĩa 'danh từ riêng' lại chính là: 'Một tộc người du mục thuộc loại lấy săn bắn làm phương kế sinh nhai'.

Chúng ta thấy sơ sót rất quan trọng của bao nhiêu nhà nghiên cứu về cổ sử Việt, xưa và nay đều có thể qui về chỗ họ đă quá chú tâm đến sách vở do người Hoa truyền lại. Trong đó các sư phụ chỉ dạy 'Việt' mang nghĩa động từ: 'Vượt'. Từ đó họ quên đi lối chiết tự cơ bản cho biết 'Việt' dùng như một danh từ chỉ đến một giống người du mục, nay đây mai đó, sinh sống bằng lối săn bắn.

Trong những con thú mà họ thích săn bắn để rồi nấu nướng thành món mộc tồn chính là con chó sói hoặc chó rừng mà họ mang thói quen gọi đó 'con Cầy'. Thói tục chơi món mộc tồn 'rựa mận' này có lẽ đă ăn sâu vào xương tủy của người Bộc Việt, tức người Hẹ cổ trước đây ít lắm 3000 năm. Họ đă mang thói tục này vào xứ Triều Tiên khi di tản với tộc Hmong, và vào xứ Việt-cổ khi họ 'dừng bước giang hồ' tại đó với tộc Thái-cổ.

Như vậy, trong một lúc ngẫu nhiên t́nh cờ chúng ta đă phát hiện một giả thuyết cực ḱ quan trọng, nhưng không kém lí thú, giải quyết cùng một lúc vài ba vấn đề nằm trong thắc mắc lớn của nhiều người: (a) liên kết Hẹ-cổ với tộc Hàn và Việt qua món Mộc Tồn; (b) liên kết việc ăn thịt cầy với nếp sống du mục nay đây mai đó lấy săn bắn làm phương kế sinh sống; và (c) xác định được người Hẹ chính là hậu duệ của người Bộc Việt, một giống dân du mục khét tiếng từng sinh sống cạnh địa bàn Hoa chủng, ở lưu vực sông Hoàng Hà vào thời cổ đại.

Đối với một giả thuyết cực ḱ quan trọng như vậy, chúng ta cần phải kiểm chứng thêm.

Xin thử quan sát một số nơi nổi tiếng đă dùng món 'Mộc tồn': Hoa Nam, Thái Lan, Lào, Miến Điện (Myanmar), Phi-líp-Pin, In-đô-nê-xia, Ghana, Congo, và loại người Vikings.

* Hoa Nam: chứa rất nhiều thứ người dân tộc, trong đó chắc chắn có nhiều người dân tộc hậu duệ của các đám du mục khác nhau. Mỗi một thứ dân địa phương ngày nay, như người Phúc Kiến, người Hẹ chẳng hạn, có đến chừng một đến hai chục thứ tiểu chi khác khác với nhau, nói tiếng địa phương hơi khác nhau. Người Hmong cũng là một đám du mục. Có thứ xơi thịt cầy, có thứ không. Như người She chẳng hạn, bởi họ là loại du mục loại 'chặt cây - đốt lửa' có chăn nuôi gia súc, chúng ta thấy họ kiêng kị ăn thịt cầy.

* Thái Lan, Lào và Miến Điện: có lịch sử lập nước rất giống với nhau. Cả ba xứ thuở ban đầu là địa bàn của hai tộc người chính vùng Đông Nam Á: Môn và Khmer. Đặc biệt, trong nhiều thế kỉ sau Công Nguyên, xứ Lào là xứ của dân Khmer, mang tên Lục Chân Lạp. Đến khoảng thế kỷ 13, quân nhà Nguyên quyết định dứt điểm xứ Đại Lư (tức Vân Nam ngày nay, hay Nam Chiếu hoặc Điền Việt xa xưa). Tộc người thuộc chủng Thái-cổ mang tên Ai-Lao, bỏ chạy và tràn vào xứ Lục Chân Lạp, đuổi người KhờMe chạy xuống dưới khu Thủy Chân Lạp, và lập nên nước Lào. Thái Lan và Myanmar cũng giống như vậy. Địa bàn Myanmar cũng có lúc do người Thái chiếm giữ và ngược lại địa bàn Thái Lan do người Môn và các tộc khác nhau của người Myanmar sinh sống. Người Môn và Khmer chính là những thành phần ṇng cốt của đám rợ Tây Nhung đă từng làm cỏ Cảo Kinh của nhà Tây Châu và khiến triều đ́nh Hoa tộc phải dời đô về phía Đông tạo dựng nên Đông Châu. Cuối cùng, vào thế kỷ 13 người Thái từ miền Nam Chiếu (Vân Nam) và lân cận cũng tràn đến xứ Thái Lan ngày nay, hợp với dân bản địa gồm cả những người cùng tộc đă đến trước, đuổi người Môn-Khmer và các tộc Myanmar ra, rồi thành lập nước Xiêm. Người Miến cũng vậy, cũng tràn xuống vùng đất Myanmar ngày nay từ các b́nh nguyên Trung Á hoặc phía Tây nước Tàu, nhưng trễ sau người Thái cũng hai ba thế kỷ. Như vậy trước khi ổn định đời sống có nước non đàng hoàng, các tộc người Myanmar, Thái Lan và Lào đều là những tộc người di động thường xuyên. Họ rất khó nuôi chó đem theo. Do đó họ không xem chó là bạn và mặc t́nh ăn nhậu thả cửa.

* Phi-líp-Pin: theo chính sử, họ bao gồm nhiều nhóm tộc Mă Lai và nhóm Nê-gri-tô. Họ rất thích món 'Hột Vịt Lộn' và gọi đó Balut. Trứng vịt lộn có lẽ xuất xứ từ chủng Thái-cổ, rất đông đúc ở miền Hoa Nam. Có mặt tại Việt Nam, Lào, Thái Lan, Lưỡng Quảng, và Vân Nam. Những nơi này đều ăn hột vịt lộn, đặc biệt rất hâm mộ ở Thái, Lào, và Việt. Như vậy trong các chủng Mă Lai (Bách Việt) có mặt ở xứ Phi-cổ đă có tộc Thái-cổ. Và như vậy, thế nào cũng có Hẹ-cổ và đám Môn-Khmer. Người Phi-lip-Pin có tên cũ là 'Người ăn thịt Chó' Dog-Eaters do người Mỹ đặt cho họ khi bắt đầu tiếp xúc vào cuối thế kỷ 19. Nhưng 'thịt cầy' không phổ biến tại Phi bằng ở Việt và Hàn, bởi chủng Hẹ vẫn là chủng thiểu số, và Phi chịu ảnh hưởng đạo Hồi khá sâu đậm từ khoảng thế kỷ 15-16.

* In-đô-nê-xia: Giống Việt Nam ở chỗ có trống đồng và đàn bầu (độc huyền cầm). Chúng tôi mạo muội cho rằng trống đồng là sản phẩm trí tuệ của Thái-cổ - Yueh (Việt) bộ Mễ 粵 - và đàn bầu là của đám Môn-Khmer, bởi đàn bầu cũng có tại Nam Ấn [2]. Ít mang tiếng ăn thit chó nhất. Lư do chính: In-đô-nê-xia chịu ảnh hưởng đạo Hồi rất mạnh. Người Hẹ-cổ bị văn hoá bản địa lấn áp, và người Hẹ-hiện-nay tuy là thành phần Hoa kiều lớn tại In-đô-nê-xia, nhưng họ là đám đến sau (thời nhà Thanh bên Tàu). Và chính quyền In-đô-nê-xia nhất là thời Suharto, thường có chính sách nghiêm ngặt đối với Hoa kiều.

* Ghana và Congo: là hai xứ ở tận Phi Châu. Chắc chắn không phải người Việt, Hẹ hay Hàn đă khơi động phong trào hâm mộ món 'mộc tồn'. Nhưng người Ghana và Congo đều có quá tŕnh di dân y hệt như Myanmar và Thái Lan. Tức Ghana và Congo ngày xưa không phải là địa bàn của người Ghana và Congo ngày nay. Họ từ những nơi khác ṃ đến và đánh đuổi người bản địa đi chỗ khác. Với quá tŕnh di tản du mục như vậy, người Ghana và Congo ngày nay có thói tục ưa xơi tái thịt chó.

* Vikings: là những đám nông dân từ các xứ Đan Mạch, Thụy Điển và Na-Uy ở Bắc Âu, vào thế kỷ thứ 8 nhảy lên những chiếc tàu thật dài căng buồm ra biển đi đến những vùng đất lân cận, thí dụ miền Bắc nước Anh, để đánh phá thu giựt lương thực. Tức để t́m phương kế sinh sống thoải mái hơn. Thông thường họ ở lại canh tác ở nơi đến chiếm đóng, một thời gian, làm giàu rồi lại lên tàu trở về quê cũ. Tài liệu internet cho biết người Vikings có ăn thịt chó, nhưng chỉ vào những lúc ngặt nghèo mà thôi. Ăn khớp với lư thuyết 'ăn thịt cầy' của chúng tôi ở đây. Họ ăn thịt cầy, mặc dù thỉnh thoảng, bởi họ là những đoàn người di động, xa quê. Trên bước đường di chuyển đó họ không có t́nh bạn ǵ với những con chó t́m thấy ở vùng đất hay hải đảo họ tạm cặp bến. Họ chỉ bị sức ép của cơn đói, và món thịt chó là món đă giúp họ giải quyết vấn đề sinh tử hữu hiệu nhất.

Mặt khác, chúng ta cũng để ư người Eskimo, mặc dù cũng một thứ du mục, rất trọng con CHÓ. Đối với họ Chó không những là bạn thân, c̣n là thú giúp việc trung thành và hữu hiệu. Họ không bao giờ dám nghĩ đến món mộc tồn cả.

Tóm lại, du mục chỉ là một điều kiện cần dẫn đến việc hâm mộ món mộc tồn, nhưng không phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ phải là luôn luôn không phát triển được t́nh bạn với con vật mà người ta làm thịt để ăn. Dù đó là con heo, con ḅ, con trâu, và nhất là con cầy, theo thiển ư vào thời xa xưa chính là con chó sói hay chó rừng. Người Pháp rất thích măng-giê thịt thỏ. Nhưng con thỏ hiện đang trở thành một con thú nhỏ nuôi trong nhà. Trong tương lai có lẽ cô đào văm năm xưa, nay đă là bà cụ Brigitte Bardot lại phải quay về tấn công thói tục ăn thịt thỏ của đồng hương thay v́ tiếp tục chỉ trích người Hàn trong chuyện ăn thịt Cầy của họ. Người Bộc Việt ngày xưa, bởi là giống dân du mục chuyên săn bắt thú nên giữa con chó rừng và họ đă có đầy đủ những điều kiện cần và đủ giúp họ phát minh ra món Mộc Tồn. Hậu duệ ḍng chính của họ là người Hẹ. Hậu duệ ḍng thứ của họ là người Hàn và Việt. Những tộc người này hăy c̣n mang thói tục 'truyền thống ngàn đời' đó măi cho đến ngày nay.

Đề tài Mộc Tồn ban đầu chỉ là một đề tài phụ, dưới ư định ban đầu thử xử dụng các tài liệu ngôn ngữ để minh chứng tiếp 'Người Hẹ chính là hậu duệ nhóm Bộc Việt, tức Lạc bộ Trăi'. Nhưng sau đó chúng tôi như bị một mănh lực nào đó hút sâu vào món 'Thịt Cầy 7 món' hoặc 'Cầy tiềm Ginseng' nên đă lăng phí hầu hết những trang giấy dành riêng cho bài này. Do đó chúng tôi lại xin phép dời thêm một lần nữa phần lớn minh giải đẳng thức:

Hẹ = hậu duệ Bộc Việt = hậu duệ Lạc Việt (bộ Trăi),

Bằng lối so sánh những đặc tính giống nhau giữa tiếng Hẹ và Việt, đến một bài tới, và chỉ tŕnh bày tiếp ở đây thêm một hai điểm tương đồng độc sáng giữa hai thứ tiếng.

Nhắc lại, trong bài trước qua quan sát 'chúng ta & chúng tôi', chúng ta đă bắt đầu ghi nhận người Hẹ có vẻ có xuất xứ từ khu vực cực Bắc nước Tàu. Ở đó người ta ưa nói tiếng Tàu theo giọng quan thoại. Và kiểu quan thoại ở đó chịu ảnh hưởng của nhóm ngôn ngữ Altai, bao gồm các thứ tiếng Hàn, Măn, Mông, Tungesic. Trong ảnh hưởng đó, đặc trưng nhất là việc phân biệt 'chúng ta', với hàm ư 'bao gồm', và 'chúng tôi' mang ư 'phân cách'. Tiếng Việt cũng vậy. Cũng phân biệt 'chúng ta & chúng tôi' y hệt như vậy. Phân biệt đó rất ít khi được dùng, xưa và nay, trong các phương ngữ tiếng Hoa tại miền Hoa Nam, phía Nam sông Dương Tử (Trường Giang). Cũng rất ít khi được dùng đến ngay trong tiếng quan thoại xử dụng ở Hoa Nam.

Ở phần trên chúng ta đă để ư đến con Cầy, bây giờ xin quan sát tiếp đến:

Con gà mái

'Gà mái' cũng lại một thứ tiếng nôm gốc Hoa Nam, người Tàu đă vay mượn. Ở tiếng Việt 'mái' mang nghĩa 'giống cái' hoặc xưa hơn: 'Mẹ'.

Trong bài 'Bố Cái Đại Vương' chúng ta đă xem qua một số rất nhiều từ ở bán đảo Đông Dương, ngày trước dùng để chỉ 'Mẹ'. Trong đó có: Mái = Mẹ. "Mái' có thể xuất phát từ tiếng của khối Bách Việt, ngày nay c̣n giữ ở tiếng Mă Lai bằng từ chỉ 'Mẹ' là: 'eMak'. Tiếng Mă Lai cũng gọi Mẹ bằng 'iBu'. 'eMak' biến thành 'Mái', c̣n 'iBu' biến chuyển sang tiếng Thái, tiếng Việt thành ra 'Bu' rồi 'Bố' dùng để chỉ 'Cha', theo với chuyển biến Mẫu hệ sang Phụ hệ. Tiếng Chăm, 'eMak' biến thành 'CaMay'. 'CaMay' chịu ảnh hưởng đơn âm tiếng Tàu, khi sang tiếng Việt tự tách ra làm đôi:

'CaMay' => 'Cái' và 'Mái'. Nhưng lối dùng rất lộn xộn.

Cả 'Cái' và 'Mái' ở thời xa xưa, đều dùng để chỉ 'Mẹ' trong tiếng Việt. Thí dụ: Bố Cái Đại Vương; Con 'gà Mái' tức 'gà mẹ'.

Lâu ngày, 'cái' và 'mái' (biến thể: 'nái') dần dà khoác lên nghĩa 'giống cái' phân biệt với 'giống đực': Người con gái (cái <=> gái), con chó cái, con ḅ cái, con heo nái, con gà mái, v.v.

'Mái' chắc chắn mang nghĩa 'Mẹ', bởi 'gà mái' tiếng Quan thoại gọi [Mu Ji] với 'Mu = Mẹ', và tiếng Quảng Đông: [Mou Gay], [mou]= Mẹ. Tiếng Phúc Kiến [Bo ke]. Tiếng Hán-quốc-ngữ là 'mẫu kê'. Hải Nam: [Mai Goi] (Mai = Má). Nhưng, trong lối đàm thoại thông thường, người Hải Nam gọi 'gà mái' bằng [Goi Bo], đảo ngược thứ tự văn phạm tiếng Hoa, đưa [goi] tức 'Gà' ra phía trước, y như tiếng Việt.

Thế tiếng Hẹ dùng chỉ 'gà mái' là ǵ? Họ nói: 'Gai Ma'

'Gai Ma' (Hẹ) = 'Gà Mái' (Việt) => Hẹ y hệt Việt.

'Gai Ma' là một trong những cái đinh chính giúp chúng ta đóng chặt đẳng thức:

Hẹ = Lạc Việt (bộ Trăi). Bởi những lư do sau:

1. [Gai ma] giống y như lối nói lái của 'gà mái'. Nói lái, được phát hiện nhiều lần khi so sánh tiếng Việt với các phương ngữ Hoa Nam, hoặc giữa các thứ tiếng Nam Á với nhau: 'yêu cầu' => 'yâu kiều' (Phúc Kiến). Tiếng Mă Lai 'Laki' (đàn ông, chồng) => Licay (đàn ông), tiếng Chăm. Giống như nói lái với nhau.

2. [Gai] mang âm rất giống 'gà', và 'ma' giống 'mái' và y hệt như 'má', cũng mang nghịa 'má' tiếng Việt. Nhưng độc đáo nhất và nổi bật nhất:

3. Người Hẹ đă giữ y văn phạm của Việt tộc từ ngàn xưa cho đến ngàn sau: 'Má' h́nh dung từ đặt sau danh từ 'con gà' => GAI MA. Hoàn toàn đảo ngược lối nói của Hoa tộc Mai Ga tức Mu Ji 母 鸡 .

4. Người Hải Nam cũng vậy. Mặc dù bị Hán hoá, họ phải nói [Mai goi] (mai => y hệt như 'mái' tiếng Việt, mang nghĩa Mẹ, goi = gà) - nhưng, thật sâu bên trong, và trong cách nói thông thường, họ vẫn nói: [Goi Bo], theo y hệt cú pháp tiếng Việt. 'Goi' (=gà) đi trước từ chỉ Má, tức Mái, là [Bo]' cùng gốc gác với từ Mă Lai, 'iBu', và [Bo] Phúc Kiến. Như trên đă viết 'Bu' biến thành 'Bố', ban đầu chỉ 'Mẹ', nhưng biến thành 'Cha', có lẽ, theo với chuyển hệ từ Mẫu hệ sang Phụ hệ. [Goi Bo] Hải Nam chính là [Gai Ma] Hẹ, hoặc 'Gà Mẹ' Việt, hay 'Gà Mái'

Trở lại tiếng Hẹ, con gà mái, một sinh vật rất gần gũi trong đời sống con người, thật ra đă giúp chúng ta rất nhiều trong việc truy tầm gốc Lạc Việt của người Hẹ. Bởi họ gọi 'gà mái' là [GAI MA], gợi nên một ư niệm về những 'cặp tối đa', rất giống nhau, giữa hai ngôn ngữ. Quan trọng hơn nữa, cặp tối đa: 'gà mái & gai ma' phản ánh luôn văn phạm y hệt như nhau giữa tiếng Việt và tiếng Hẹ cổ.

'Gà mái' tiếng Việt giống 'Gai Ma' tiếng Hẹ trên mọi phương diện, âm vận, ư nghĩa, văn phạm, cấu trúc hợp từ, để cho thấy hai thứ tiếng đó ở vào thời xa xưa thật ra chỉ là một. 'Gai ma = gà mái' giống như 'Mok = mất = chết' (sẽ tŕnh bày ở bài tới) đă cho thấy tiếng Hẹ và Việt có chung những cấu trúc văn hoá thật sâu. Mang cùng sắc thái của các ngôn ngữ chủng Yueh. Mặc dù người Hẹ có xuất xứ tận miền cực Bắc nước Tàu, và người Việt đă định cư tại xứ Việt cổ từ ngàn xưa. Với món 'Mộc tồn' và món 'cháo Gà (mái)' ta đă có thể bắt đầu minh xác người Hẹ mang máu tộc Việt cổ (Lạc Việt). Cũng giống như Thần Nông, nếu là người bằng xương bằng thịt, phải là người mang chủng Thái-cổ (bài 2).

TÓM TẮT

Trong một bài trước, chúng ta đă dẫn nhiều dữ kiện lịch sử bị bỏ quên hằng trăm hằng ngàn năm về gốc gác của chủng Lạc Việt, đặc biệt đám Lạc bộ Trăi một thành bộ của đám rợ Đông Yi, từng có địa bàn ở lưu vực các sông Bộc, Vị, Lạc và Hoàng Hà. Rất gần gũi Hoa tộc vào thời cổ đại. Trong đó chúng ta đặc biệt lưu ư đến: (a) Hành tŕnh vượt biên t́m về nơi chôn nhau cắt rốn của các hoàng thân triều Lư, sau khi bị Trần Thủ Độ đảo chánh trong thầm lặng. Đoàn người này đă căng buồm về hướng Sơn Đông và Triều Tiên; (b) Ngạn ngữ 'Trên Bộc trong dâu' ban đầu do người Hoa sáng tác để chế nhạo đám rợ ưa thích làm SEX trên băi sông Bộc và trong những ruộng dâu gần đó. Ngạn ngữ này người Hoa ít biết đến, nhưng rất phổ biến tại Việt Nam; (c) Gặp gỡ đầu tiên của triều đ́nh Hoa tộc với thị tộc Việt Thường xảy ra vào khoảng thiên niên kỷ thứ 1 trước Công Nguyên, khi nhóm Việt này cử 'đại sứ' đem con chim Trĩ họ săn được, đến tặng vua nhà Châu. Có lẽ từ chỗ đó người Hoa miêu tả đám này là đám Lạc bộ Trĩ (Trăi); (d) Một nhóm người dân tộc tại khu Quảng B́nh mang tên người Nguồn. Tiếng Hẹ và tiếng Sơn Đông mang nghĩa 'người' chính là [Nǵn] rất giống âm 'Nguồn'; v.v.

Qua bài này, nhân dịp đối chiếu 18 đời vua Hùng với 18 đời vua nhà Hạ pên Tàu, và 18 đời vua Bai-dal ở Triều Tiên, chúng ta đă quan sát rất kỹ một món ăn đă ăn sâu vào thói tục của cả người Hàn lẫn Việt và Hẹ. Đó là món mộc tồn, hay nôm na hơn, món thịt Cầy.

Thảo luận và quan sát về món thịt Cầy đă xác nhận người Hẹ-cổ chính là người Bách Bộc, hay Bộc Việt, hoặc Lạc Việt (bộ Trăi), thành phần của đám Đông Yi, vào thời Đông Châu Liệt Quốc xa xưa. Chúng ta kiểm chứng tiếp theo bằng lối so sánh những cặp tối đa giữa tiếng Hẹ và tiếng Việt, trước tiên qua từ chỉ con Gà Mái, trong tiếng Hẹ là [Gai Ma].

Cũng trong lúc kiểm chứng đó, chúng ta đă phát hiện một điểm chiết tự chữ Hán hết sức sâu sắc mà hầu hết các bậc tiền bối đă vô t́nh bỏ sót. Đó là từ 'Yue' tức VIỆT trong 'Việt Nam'. Từ xưa đến nay, hầu hết các sách vở thường ghi chép 'Việt' theo nghĩa của một động từ: Vượt. Nhưng rất ít hoặc không có sách nào chiết tự 'Việt' theo nghĩa một Danh Từ. Theo nghĩa danh từ, 'Việt' chỉ có thể mang nghĩa 'Một tộc người du mục lấy săn bắn làm phương kế sinh sống'. Phát hiện này cho chúng tôi một cảm tưởng khá ḱ lạ. Đó là những nhà trí thức người Hoa (như Lưu An & Khổng Tử) vào thuở cổ thời có vẻ như đă sở hữu được những chiếc điện thoại di động NOKIA rất hiện đại, chụp ảnh được. Họ chụp lấy hai tấm ảnh của hai người Yueh cổ. Một người ở vùng sông Bộc (tạm gọi L) - nhưng sau đó lưu lạc đến khu nước Sở. Ở đó người này (L) gặp một người khác (tạm gọi A), không thích đời sống nay đây mai đó. Hai người mới nắm tay nhau đi về hướng Nam t́m chỗ định cư lâu dài. Tại đó họ gặp người bản địa ở sẵn khá lâu, tạm gọi M-K.

H́nh chụp người L, tải từ máy Nokia thứ xịn của Hoài Nam Vương Lưu An xuống máy điện toán như sau:

cho thấy người đó đang sống cuộc đời di động, tay vác cái móc và cây giáo.

Trong khi, h́nh người A, tải xuống từ cell phone của Khổng Tử:

cho biết người này là loại người sống bằng nghề trồng lúa và gặt hái, tay cầm lưỡi ŕu và những hạt thóc.

H́nh ảnh của người thứ 3 bản địa (M-K: 雒 羌 .) , đă ra khỏi xứ đất vàng (Tàu) trước đó, nên bộ nhớ của 'điện-thoại-chụp-ảnh-được' của Liu An đă xoá mất rồi.

CẢM TẠ: Chúng tôi xin chân thành cám ơn Ts Nguyễn Đức Hiệp đă cho mượn các tài liệu ngôn ngữ về Hakka và Môn-Khmer.

Ghi Chú

[1] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite

[2] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu, tái bản tại Hoa Kỳ.

[3] Keith Weller Taylor, tác giả quyển 'The Birth of Vietnam', trong bài phỏng vấn với đài BBC cho biết các vị anh hùng dân tộc như Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Hai Bà Trưng, Lê Lị (Lợi), v.v. xuất thân từ những vùng có đông cư dân người Mường. Theo dẫn ở [2], Nhượng Tống, dịch giả đầu tiên của 'Đại Việt Sử Kư Toàn Thư' đă minh chứng Lê Lị (Lợi) mang gốc người Mường.

[4] Randy J. LaPolla (2000) The role of migration and language contact in the development of the Sino-Tibetan language family. IN: Areal Diffusion and Genetic Inheritance: Case Studies in Language Change. Ed. by R.M.W. Dixon & A.Y. Aikhenvald. Oxford University Press

[5] * http://www.jphpk.gov.my/English/June02%209K.htm

&

http://www.recipeland.com/encyclopaedia/index.php/Dogs#Ancestry_and_history_of_domestication

[6] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mương – Géographie Humaine et Sociologie. Institut d’Ethnographie. Paris

[7] Nhân vật 'Lỗ Trí Thâm' trong pho truyện 'Thủy Hử' của Thị Nại Am cũng có thể được dàn dựng chỉ một người Hẹ cổ (Bộc Việt) trong cái áo bên ngoài: Hán tộc nguyên thủy. Lỗ Trí Thâm, gốc gác không rơ rệt, có địa bàn sinh hoạt chung quanh thủ đô Đông Kinh (Kaifeng) thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay. Tỉnh Hà Nam rất gần Sơn Đông và nằm phía Nam sông Hoàng Hà, cũng một địa bàn của đám Bộc Việt. Lỗ Trí Thâm giúp Thủy Hử nổi tiếng cũng nhờ ở chuyện y là một nhà sư rất thích món mộc tồn.

[8] Ở Hàn quốc (Nam) hiện có trên 6000 tiệm ăn chuyên khoa về thịt Cầy. Món đắt tiền nhất có lẽ là Cầy hầm nhân sâm ginseng. Họ cũng có giáo sư đại học chuyên giảng dạy và nghiên kíu về món thịt Cầy.

[9] Người P'u Noi mang gốc Môn lai Thái (xem Henri Roux [10]) có tục chỉ làm món thịt cầy vào dịp Tết. Họ cúng quảy bằng món Mộc Tồn rất trịnh trọng.

[10] Henri Roux (1954) Quelques Minorités Ethniques du Nord-Indochine. France-Asie. Janvier-Février 92-93. Tome X. Đặc biệt, theo tài liệu này, người Thái đen và Thái trắng tại Bắc phần chính là hậu duệ người nước Thục (tức Tứ Xuyên ngày nay). Đừng nhầm nước Thục này với nước Thục của con cháu Lưu Bị ở thời Tam Quốc: Ngụy, Ngô và Thục.

[11] Phạm Quỳnh (1997) Hành tŕnh nhật kư. Ư Việt (France) tái bản. Trong quyển sách này, Phạm Quỳnh đă dùng âm cũ của 'thất' là 'sất'. Ông viết 'sất phu' thay v́ 'thất phu'.

[12] Có một hiệu ăn của người Hẹ tại thành phố Seattle ở Mỹ đăng quảng cáo có vẻ tự châm biếm về những món ‘giả cầy’ của Mỹ chỉ mang chữ DOG (chó) mà thôi: Chili dog, Hot Dog, tức các thứ bánh ḿ mềm nhét xúc xích Mỹ, v.v.

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18