Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Bản thông điệp 12.000 năm của tổ tiên người Việt

HÀ VĂN THÙY
Nhà nghiên cứu Trương Thái Du có bài: “Những con chữ khởi thuỷ và một áng văn rất sớm của loài người” trên mạng vannghesongcuulong.org ngày 3.5.06. Đọc bài điểm báo và đi sâu vào nguồn tư liệu do ông giới thiệu, chúng tôi nhận ra đây là vấn đề rất lớn, cần được t́m hiểu thấu đáo.            

                                               

1/ Tóm lược tài liệu.

 Nhờ tác giả bài báo, chúng tôi t́m được những tài liệu sau:

 

 1.a/ ‘Chữ viết cổ nhất’ t́m thấy ở Trung Quốc. BBC News 17.4.2003.(1)

 

Trong 24 ngôi mộ được khai quật tại làng Giả Hồ, di chỉ có tuổi 6.600 đến 6200 năm TCN thuộc tỉnh Hà Nam, tiến sĩ Garman Harbottle thuộc Pḥng thí nghiệm Quốc gia Brookhaven, New York, Hoa Kỳ cùng nhóm khảo cổ Trường Đại học Khoa học và công nghệ tỉnh An Huy Trung Quốc xác định được 11 kư hiệu đặc biệt được khắc trên mai rùa. Harbottle cho biết: Điều rất có ư nghĩa là những kư hiệu trên có sự gần gũi với chữ Trung Quốc cổ. Trong những kư hiệu đó có cả biểu tượng về “mắt’ và “cửa sổ”,  số Tám và 20, tương đồng với những kư tự được sử dụng hàng ngh́n năm sau vào thời nhà Thương (1700 đến 1100 TCN). Chúng sớm hơn những kư tự được phát hiện tại Mesopotamia hơn 2000 năm.
 

Trong một vài vỏ rùa người ta cũng t́m thấy những ḥn sỏi nhỏ. Nhóm nghiên cứu Giả Hồ cho rằng những vỏ rùa chứa đá cuội được dùng làm nhạc cụ phát tiếng kêu lách cách trong nghi lễ Shaman. Trong một ngôi mộ có 8 vỏ rùa cùng bộ xương của người đàn ông bị mất đầu. Những vỏ rùa được phát hiện vào năm 1999, khi nhóm nghiên cứu khai quật những ngôi mộ trong đó có những ống sáo cổ làm bằng xương. Đó là những nhạc cụ sớm nhất được biết tới.

 Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Antiquity.

 

1.b Ống sáo cổ. BBC News 23.9.1999 (2)

 

Tiến sĩ Garman Harbottle thuộc Pḥng thí nghiêm Quốc gia Brookhaven New York cùng đồng nghiệp Trung Quốc phát hiện những ống sáo làm bằng xương chim hạc tại di chỉ Giả Hồ tỉnh Hà Nam Trung Quốc. Những ống sáo 9000 tuổi làm bằng xương chim được khoét từ 5 đến 8 lỗ, chiếc dài nhất đo được 24 cm. Đáng chú ư là một trong những ống sáo đó vẫn c̣n thổi được. Giả Hồ là di chỉ lớn, có tới 300 ngôi mộ được phát hiện, trong đó có nhiều đồ tuỳ táng. Sưu tập sáo Giả Hồ là những ống sáo sớm nhất của người hiện đại được phát hiện, tuy người ta đă biết đến những ống sáo 45.000 tuổi của người Neanderthal tại Slovenia năm 1995.

 

1.c Khảo cổ chữ viết.(3)

 

Chúng ta biết nhiều về làng Bán Pha tỉnh Sơn Tây Trung Quốc nơi phát hiện mộ Tần Thuỷ hoàng với hàng ngh́n tượng lính đất nung cùng nhiều hiện vật bằng đồng. Ngay dưới làng Bán Pha 3,5 m là di chỉ khảo cổ khác, được gọi là Bán Pha 2, niên đại 12.000 năm. Tại đây người ta t́m được một b́nh gốm dính ở đáy một chất giống như cặn chè. Đặc biệt là bề mặt b́nh có một văn bản khắc chữ tượng h́nh giống chữ Trung Hoa cổ, mang tính biểu tượng cao nhưng không giống với tự dạng chữ Hán hiện đại. Nhóm của tiến sĩ Jeff Schonberg Đại học Angelo bang Texas Hoa Kỳ cố gắng t́m mối liên hệ với tiếng Trung Quốc để giải mă câu chuyện. Một câu chuyện đạo đức như là nghi lễ chữa bệnh. Để hiểu hiệu lực của câu chuyện cần t́m hiểu cảnh quan tinh thần vùng Tây An. Miền quê này có nhiều g̣ đất thiêng mang tinh thần bái vật giáo, được coi như những ông thày dạy cách canh tác cũng như phép ứng xử… Câu chuyện trên cái b́nh liên quan đến “hành vi xấu” mà ngôn ngữ ngày nay gọi là “sự kiêu ngạo”. Sự kiêu ngạo này không phải do con người đối xử với nhau mà với thần linh, thể hiện ở chỗ phớt lờ hay không tôn trọng sự khôn ngoan của các vị thần. Câu chuyện trên cho thấy: hành vi xấu làm sa đoạ tinh thần cùng sự cứu rỗi.

 

Có một thời đen tối

Thế giới bị đảo lộn.

 

Thời kỳ ảm đạm xảy ra do con người ứng xử tồi tàn và xúc phạm Thuỷ thần.

Do vậy con người bị bệnh tật.

Quan hệ giữa người và người trở nên rối loạn.

 

Phương thức cứu chữa:

Con người đến thưa với Sơn thần.

Sơn thần biết lư do khiến Thuỷ thần giận dữ.

Thần khuyên con người phải làm cuộc hành hương cứu rỗi.

Trên dải núi xa sẽ thấy một loại cây, hăy mang về chế thành chè uống.

Sự tha thứ xảy ra, bệnh sẽ khỏi và bóng tối biến thành ánh sáng.

 

Dân địa phương cho biết: câu truyện trên vẫn được truyền miệng trong vùng Tây An. Tiến triển lịch sử cùa Trung Quốc hầu như thúc ép con người hiện nay sống với tâm trạng giận dữ. Có nhiều nguyên nhân nhưng lư do thuyết phục nhất là trẻ con ở đây thường được đưa tới trường rất sớm. Nhà trường giáo dục một lề thói chống lại truyền thống gia đ́nh. Hầu như những đứa trẻ này không trở về làng nữa.

 

2/ Ư kiến các nhà khoa học:

2.a Ư kiến các nhà khoa học Mỹ.

 
Phát hiện trên mai rùa đă gây tranh luận mà người cầm đầu cuộc khai quật cho là “một dị thường”. Tiến sĩ Harbottle nói với BBC News: “Nếu bạn nhặt lên một cái chai có h́nh đầu lâu xương chéo, bạn sẽ biết ngay đó là chất độc, dù không có bất cứ lời giải thích nào. Chúng ta dùng kư hiệu để chuyển tải những khái niệm và tôi không ngạc nhiên về những ǵ chúng ta thấy nơi đây.”

 Tuy nhiên, giáo sư David Keightley của Đại học California, Berkeley Hoa kỳ nhấn mạnh đến mối liên hệ của chúng với những nguyên bản đời Thương. Ông nói: “Một khoảng cách 5000 năm mà giữa chúng vẫn có sự liên hệ, thật là điều đáng ngạc nhiên.” “Tuy vậy mối liên hệ cần được chứng minh kỹ lưỡng hơn.”

Nhưng Gs Harbottle nhấn mạnh đến sự liên tục của những kư hiệu xuất hiện tại những vị trí khác nhau dọc theo sông Hoàng Hà suốt từ thời kỳ Đồ đá mới đến đời Thương, khi một hệ thống chữ viết phức tạp được phát hiện. Ông không cho là những kư hiệu thời Đá mới có cùng ư nghĩa với những kư hiệu giống với nó ở đời Thương.

G.s Keightley nói thêm: “Điều này thật khó hiểu và không b́nh thường; nó có sớm đến mức kinh ngạc. Chúng ta không thể coi đó là chữ viết khi chưa có bằng chứng thuyết phục hơn.”
Ông nhấn mạnh, những chỉ dấu của văn hoá Đá mới Giả Hồ có thể không đủ phức tạp để cần đến hệ thống chữ viết. Nhưng ông cho rằng những kư hiệu đó mang tính biểu tượng hoặc được cách điệu hoá cao. Nó là một dạng đặc biệt của chữ viết Trung Quốc. Chữ “mục” là mắt tương tự với những chữ khắc mới t́m thấy gần đây.

W. Boltz, giáo sư tiếng Hoa cổ Đại học Washington, Seattle: “Cách quăng hơn 5000 năm… Sao quá tŕnh phát triển chữ viết của Trung Quốc diễn ra lâu thế? Suy diễn dựa trên tương quan h́nh thể đơn độc, dọc khoảng thời gian dài như vậy, gần như vô nghĩa. Bằng cách nào người ta biết rằng h́nh nọ trong thực tế là h́nh con mắt?” Theo ông, nó có thể giống ‘con mắt’ với ngưới này, mà cũng có thể là cái khác với người kia. “Không có một văn cảnh, bao gồm cà sự am hiểu về ngôn ngữ liên quan, không thể nói những dấu hiệu này là chữ viết.”

 2.b Ư kiến các học giả Trung Quốc

Tác giả Trương Thái Du cho biết: “Khi tôi liên lạc trực tiếp với giáo sư Trương Cư Trung - người đứng đầu nhóm nghiên cứu- để hỏi về sự chính xác của thông tin mà tiến sĩ Jeff Schonberg đề cập trong một hội thảo tại Mỹ, ông Trương khẳng định: cách nay 12000 năm Trung Quốc chưa thể có chữ viết. Chỉ chắc chắn rằng chiếc b́nh trà nọ có niên đại từ 5000 năm trở lên.”(bđd)

3/ Nhận định của chúng tôi

3.a Về ư kiến các nhà khoa học Mỹ:


 Đối với sự thận trọng của các học giả Mỹ, tác giả Trương Thái Du đă trả lời khá thoả đáng: “Một người Trung Hoa b́nh thường nhất cũng có thể giải thích để Keightley hết ngạc nhiên: hơn 3000 năm từ Thương – Ân, tiếng Hoa hiện đại vẫn c̣n rất nhiều từ không hề thay đổi, chữ “mộc” và chữ “khẩu” là thí dụ rơ nhất. Trong ư nghĩa nào đó của sự tương đối, 5000 năm từ thời Đá mới đến đời Thương chưa chắc đă dài bằng 3000 năm tiếp theo.” (bài đă dẫn)

 Nhưng sự thận trọng thái quá ở đây lại mang yếu tố mâu thuẫn và nguỵ biện.
Nói rằng “những chỉ dấu của văn hoá Đá mới Giả Hồ có thể không đủ phức tạp để cần đến hệ thống chữ viết.” là không có cơ sở. Một di chỉ lớn, có tới 300 ngôi mộ, tại đó phát hiện nhiều ống sáo bằng xương chim, có những vỏ rùa khắc chữ. Vỏ rùa không chỉ khắc chữ mà c̣n là dụng cụ bói toán. Những ḥn sỏi trong đó có khả năng là những vật dùng trong bói dịch… Chứng tỏ một xă hội phát triển cao, chữ viết là nhu cầu tất yếu.

Chúng tôi không hiểu v́ sao, khi phân tích những mai rùa Giả Hồ, nhóm nghiên cứu không hề liên hệ tới văn bản trên b́nh Bán Pha 2. Văn bản Bán Pha 2 sẽ soi sáng rất nhiều cho việc giải mă những kư hiệu trên mai rùa Giả Hồ. Không những chỉ sớm hơn 3000 năm, văn bản Bán Pha 2 là tập hợp những kư tự được tổ chức theo quy luật nhất định khiến người ta đọc được. So với văn bản Bán Pha

2, những ǵ trên mai rùa Giả Hồ không c̣n ‘quá sớm’.

Không hiểu v́ sao các tác giả không cho biết chủ nhân của những vỏ rùa hay b́nh cổ? Khi xác dịnh họ là ai, th́ việc giải mă những đồ tuỳ táng sẽ có cơ sở hơn. Chúng tôi nghi rằng đó là những người Indonesien, Melanesien từ Đông Nam Á đi lên. Nếu đúng vậy th́ việc phát hiện ra ống sáo và chữ viết không đáng ngạc nhiên.

3.b Về phát biểu của giáo sư Trương Cư Trung.

Chúng tôi nhận thấy câu trả lời của giáo sư Trương không thuyết phục. Một b́nh gốm t́m thấy trong di chỉ 12.000 tuổi mà ông lại bảo là có niên đại “từ 5000 năm trở lên” th́ tính trung thực khoa học phải hiểu thế nào đây? Tuổi của đồ gốm phụ thuộc tuổi di chỉ kháo cổ. Trong trường hợp b́nh gốm này, nếu trung thực khoa học th́ phải nói: “có tuổi từ 12.000 năm trở lên.” Bởi lẽ ai biết b́nh được làm từ bao giờ, nó theo con người bao lâu? Chỉ v́ được chôn xuống cùng con người nên bị định theo tuổi con người ?

Chúng tôi biết, việc hạ thấp tuổi b́nh Bán Pha 2 và phủ định chữ viết 12000 năm không đáng ngạc nhiên. Tại sao giáo sư Trương lại đưa ra con số 5000 năm mà không phải con số khác? Phải chăng cần bỏ đi 7000 năm để cho chiếc b́nh nằm trong phạm vi văn minh Trung Hoa? Phải chăng đó là tiếp nối truyền thống của những Sanxingdui?(4)
 

3.c T́m về sự thật lịch sử:

  

Giáo sư Trương nói: “cách nay 12.000 năm Trung Quốc chưa thể có chữ viết.” Điều này hoàn toàn đúng bởi lúc đó ngay cả Trung Quốc cũng chưa có! Nhưng ít nhất từ 30.000 năm trước vùng này là giang sơn Bách Việt.

 

Tháng 9 năm 1998  B. Su, Y. Chu, J. Ly những tác giả người Hoa của Dự án Đa dạng di truyền người Hán (Chinese Human Genome Diversity Project) được thực hiện bằng tiền của Quỹ phát triển khoa học tự nhiên Trung Quốc đă công bố tư liệu: 70.000 năm trước, người hiện đại Homo Sapiens đă từ Trung Đông tới Việt Nam. Tại đây, hai đại chủng Mongoloid và Austrloid hoà huyết và sinh sôi nhanh. Khoảng 40.000 năm trước, người từ Đông Nam Á - mà sau này sách sử Trung Hoa gọi là Bách Việt - đi lên mở mang miền đất ngày nay có tên là Trung Quốc(5). Trong khoảng 40.000 năm sinh sống từ sông Hoàng Hà tới sông Dương Tử, người Bách Việt trong đó tộc Lạc Việt là chủ thể đă triển khai Văn hoá Hoà B́nh, tạo dựng xă hội nông nghiệp lúa nước phát triển nhất thế giới. Trong thời gian dằng dặc ấy, người Bách Việt đă sáng tạo ŕu đá cũ, những công cụ đá cuội mài, ra kinh Thi, kinh Dịch, đồ đồng… đă biết kết thừng, biết quan sát vết chân chim làm ra chữ viết! V́ vậy từ lâu nhiều người dự đoán, việc t́m ra chữ viết trên mai rùa hay đồ gốm là tất yếu. Việc phát hiện ra chữ trên mai rùa 9.000 năm ở Giả Hồ, bản văn trên b́nh gốm 12.000 năm ở Bán Pha là điều không thể khác. Từ bản văn Bán Pha, ta có thể tin là chữ viết có từ trước nữa!

 

Lịch sử cứ trôi đi như thế cho đến năm 2600 TCN, Hiên Viên Hoàng đế từ thảo nguyên Thiểm Tây, Cam Túc đưa quân tràn xuống chiếm đất của Viêm Việt (Bách Việt), mở ra cuộc hoà huyết và hoà nhập văn hoá vĩ đại giữa chủng Mongoloid phương Bắc và Bách Việt để tạo ra chủng mới là Mongoloid phương Nam, tổ tiên trực tiếp của người Hán và người Việt hôm nay.

  

Những chữ viết trên mai rùa, trên b́nh gốm rơ ràng do người Bách Việt sáng tạo. Nhưng quyền kế thừa không chỉ thuộc người Việt Nam mà cũng thuộc về người Trung Quốc và các dân tộc Đông Á bởi chúng ta ngày nay, như trong cuốn sách cổ Trung Hoa nói rất đúng, đều là Viêm Hoàng tử tôn. Do biến cải của lịch sử, người Trung Hoa sống trên đất cũ nhưng những báu vật của tổ tiên Bách Việt xưa đều là tài sản là niềm tự hào chung của các dân tộc Á Đông. Mọi sự kỳ thị vừa không phù hợp với tinh thần khoa học vừa có tội với vong linh tiên tổ Viêm Hoàng.

  

Trở lại Truyện cổ Bán Pha :

  

Đây là thông điệp xưa nhất mà tổ tiên gửi tới con cháu lời cảnh báo về mối hiểm nguy do thái độ kiêu ngạo trong ứng xử với thiên nhiên. Bằng lương tri của ḿnh, chúng ta cần có hành động cứu rỗi để hoá giải tai ương. Chắc chắn đấy là con đường trở về với truyền thống nhân bản của người Việt.

 

Viết đến đây tôi nhớ tới lời nhà văn Nga V. Rasputin: “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi,” trong bài báo cùng tên đăng trên báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam số ra ngày 1.7.2006.

   

Thiết nghĩ không phải ngẫu nhiên mà vào năm tháng này chúng ta nhận được từ tổ tiên thông điệp giầu ư nghĩa như vậy.

 

Sài G̣n 7.2006

 

Tài liệu tham khảo

 

1.’Earliest writing’found in China. News.bbc.co.uk/1/hi/sci/tech/454594.stm

2.’The bone age flute’. News.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/2956925.stm

3. Archaeology of Writing .www.geocities.com/cvas.geo/china.html

4.Năm 1986 người ta t́m được ở Sanxingdui tỉnh Tứ Xuyên hơn 800 hiện vật trong đó có nhiều đầu người và mặt nạ tuyệt xảo bằng đồng, nổi bật là bức tượng đồng to bằng người thật, cao 1,72 m. Tượng có mắt to và xếch, mũi lớn, lông mày rậm, miệng thật rộng, không thuộc chân dung điển h́nh của người Hán. Giới khảo cổ Trung Quốc gọi là cổ vật thuộc nhóm dân Ba Thục và xếp chúng vào thời kỳ cuối đời Thương. Tuy nhiên người ta biết rằng nước Thục có từ khoảng 4700 năm trước, sớm hơn nhà Thương 1000 năm, chỉ bị nhà Tần diệt vào thế kỷ III TCN. Đấy chính là sản phẩm của Bách Việt.

5. J.Y. Chu & đồng nghiệp: Genetic relationship of population in China. Proc. Natl. Acad. Sci.USA 1998 n. 95 tr. 11763-11768.

 

 

H.1 : Vỏ rùa tại Giả Hồ(BBC News)First attempt at writing on a tortoise shell

H.2 : Chữ “Mục” ?(BBC News)    

H.3 : Ống sáo xương chim Giả Hồ(BBC News)


 

 

 

 

 

 

 

 

HÀ VăN THÙY

 

Bài đọc thêm:

 

NHỮNG CON CHỮ KHỞI THỦY

VÀ MỘT ÁNG VĂN RẤT SỚM CỦA LOÀI NGƯỜI

Trương Thái Du

Tại di chỉ thuộc về thời Đồ đá ở Giả Hồ, nhiều nhà khoa học Trung Quốc thuộc các viện nghiên cứu và trường đại học của Hà Nam, An Huy và Bắc Kinh, cùng tiến sĩ Garman Harbottle (Pḥng thí nghiệm quốc gia Brookhaven, New York, Mỹ) đă liên tiếp công bố những khám phá khảo cổ gây chấn động dư luận.
 
1. Khám phá khảo cổ.
 
Giả Hồ nằm phía nam trung lưu ḍng Hoàng Hà, giữa quốc gia Thương – Ân cổ đại. Thời Xuân Thu Giả Hồ thuộc khu vực tiếp giáp bốn nước Tấn, Tề, Lỗ, Tống. Ngày nay Giả Hồ thuộc tỉnh Hà Nam, chính tâm nước Cộng ḥa nhân dân Trung Hoa (theo đường chim bay, cách Bắc Kinh khoảng 400km về phía nam, cách Đông Hải khoảng 300km).
 
Năm 1999 nhóm nghiên cứu nói trên đă công bố ở tạp chí Nature việc t́m ra nhiều chiếc sáo làm bằng xương ống chân hoặc xương cánh của loài sếu (hạc) đầu đỏ, khoét từ 5 đến 8 lỗ thoát hơi, cỡ 9.000 năm tuổi. Một chiếc sáo c̣n nguyên vẹn có 7 lỗ, âm vực trải đủ một quăng tám Tây phương, vẫn thổi được, âm thanh của chúng rất hay. Chúng là những nhạc cụ xưa nhất, kỳ diệu nhất mà con người đă được biết và được nghe.
 
Tháng 3 năm 2003, tạp chí Antiquity lại đăng tải một phát hiện quan trọng khác tại Giả Hồ: Những nét khắc trên mai rùa có niên đại cỡ 8.200 đến 8.600 năm có thể là chữ viết tượng h́nh sớm nhất của nhân loại.
 
Công cuộc khai quận khảo cổ tại Trung Quốc liên tiếp đánh bại những kỷ lục cũ. Năm 1998 trong hầm mộ vua Scorpion, phía nam Ai Cập, người ta thấy một phiến đất sét chứa những chữ viết nguyên thủy khoảng năm 3.300 đến 3.200 TCN. Cùng thời điểm ấy chữ viết sơ khai của người Sumerians thuộc nền văn minh Mesopotamian cỡ năm 3.100 TCN cũng phát lộ, kư hiệu đó rất gần với hệ thống chữ viết Indus. Năm 1999, đào bới khảo cổ ở Pakistan đă trưng ra những chữ cổ xưa được khắc lên một mảnh lọ gốm trước và sau khi nung. Loại chữ này có niên đại 3.500 TCN, thuộc nền văn minh Harappan hoặc Indus, rực rỡ trong khoảng 2.500 TCN. Và cuối cùng là năm 2000, tại Ashgabat, thủ đô Turkmenistan, người ta đào được một miếng đá dường như đă được dùng làm triện đóng dấu, có khắc chữ. Miếng đá được định tuổi khoảng năm 2.300 TCN, thuộc về một nền văn minh chưa được biết đến, nằm giữa trục đường tơ lụa Á – Âu.
 
Như vậy các kư tự trên mai rùa tại Giả Hồ thuộc về thời Đồ đá hoặc Đồ đá mới, ít nhất sớm hơn chữ Ai Cập 2.900 năm và sớm hơn chữ tiền Lưỡng Hà - Ấn Độ 2.700 năm.
 
Các nhà khảo cổ học đă nhận dạng 11 kư hiệu đơn lẻ khắc trên mai rùa. Những chiếc mai được táng cùng thi thể người trong 24 mộ phần, định tuổi bằng đồng vị carbon là từ năm 6.600 đến 6.200 TCN. Nghiên cứu cho thấy kư hiệu này mang những nét tương đồng với chữ viết được dùng hàng ngàn năm sau trong thời nhà Thương (1700 – 1100 TCN), bao gồm: chữ “mục” (mắt), “hộ” (cửa nhỏ, 1 cánh), và các số 1, 2, 8, 10, 20.
 
2. Ư kiến của các nhà nghiên cứu phương Tây.
 
“Những ǵ lộ ra là các ước hiệu mang đầy đủ ư nghĩa, có sự tương thiết với chữ viết cổ Trung Hoa” – Tiến sĩ Harbottle nói. Tuy nhiên ông ta lại trả lời BBC News Online: “Nếu bạn nhặt lên cái chai có đầu lâu xương chéo, ngay lập tức bạn biết đó là thuốc độc, không cần ngôn ngữ thuyết minh. Chúng ta thường ra hiệu để truyền đạt ư niệm và tôi sẽ không ngạc nhiên nếu đó là những ǵ chúng ta thấy ở đây”. Cũng Harbottle, với Discovery News: “Thật không may chúng ta không thể đoán ở thời điểm này, những ước hiệu nọ biểu thị điều ǵ. Có thể chúng là chữ viết, có thể chúng là tên gọi các vị thần linh, hoặc không phải. Măi sau này ở Trung Hoa, các con chữ mới được viết thành câu hỏi gửi đến tiên tổ trên trời, bởi con người, bởi vua chúa .v.v.., để t́m kiếm sự d́u dắt và đoán biết tương lai. Hiển nhiên c̣n rất nhiều việc phải làm”.
 
Giáo sư David Keightley (Đại học California, Berkeley, Mỹ) lưu ư về việc liên hệ với chữ viết đời Thương: “Ngắt quăng là 5.000 năm. Thật ngạc nhiên nếu chúng có dây mơ rễ má với nhau.” Ông c̣n bảo nên chứng minh thấu đáo hơn và “Đây là vấn đề nan giải và là thứ không b́nh thường. Kư hiệu kia đặc biệt sớm. Chúng ta không thể gọi chúng là chữ viết cho đến khi có nhiều bằng chứng nữa”.
 
William Boltz, giáo sư tiếng Hoa cổ (Đại học Washington, Seattle, Mỹ) nói qua Discovery News: “Có sự gián cách hơn 5.000 năm… Sao quá tŕnh phát triển chữ viết Trung Hoa diễn ra lâu thế?. Suy diễn dựa trên tương quan h́nh thể đơn độc, dọc khoảng thời gian dài như vậy, gần như vô nghĩa. Bằng cách nào người ta biết rằng h́nh nọ trong thực tế là h́nh con mắt?”. Theo ông nó có thể giống con mắt với người này, nhưng cũng có thể là cái khác với người kia. “Không có một văn cảnh, bao gồm cả sự am hiểu về ngôn ngữ liên quan, không thể nói những dấu hiệu này là chữ viết” – Boltz kết luận.
 
Bản tin BBC ngày 15.5.2001 nói về việc phát hiện chữ cổ tại Turkmenistan: “Những kư hiệu trên cái triện dấu bằng đá có thể có quan hệ với Trung Hoa xa xưa, nhưng Trung Hoa không được tin là đă phát triển được chữ viết ở thời điểm vật dụng kia ra đời”. Kết luận rất chủ quan của BBC, rất lạ, h́nh như quán xuyến một định kiến cứng nhắc xuyên suốt trong quan niệm của nhiều chuyên gia khảo cổ và ngôn ngữ hàng đầu trời Tây. Điều này được chứng minh bằng sự dè dặt và hồ nghi của những người được hỏi ư kiến, hai năm sau đó, khi di vật tại Giả Hồ xuất lộ. Hơn thế nữa, sự dè dặt của họ chứa đựng những mâu thuẫn và sơ hở đáng ngờ.
 
Harbottle, người cộng tác với nhóm chuyên gia Trung Quốc nói ngược nói xuôi đều… xuôi. Một người Trung Hoa b́nh thường nhất cũng có thể giải thích để Keightley hết ngạc nhiên: hơn 3.000 năm từ thời Thương – Ân, tiếng Hoa hiện đại vẫn c̣n rất nhiều từ không thay đổi chút nào, chữ “mộc” và chữ “khẩu” là ví dụ rơ nhất. Trong ư nghĩa nào đó của sự tương đối, 5.000 năm từ thời Đồ đá mới đến Thương – Ân chưa chắc đă dài bằng 3.000 năm tiếp liền sau. Câu hỏi của Boltz th́ Voltaire đă trả lời từ thế kỷ thứ 18: “Chúng ta nhận thấy rằng quốc gia ấy tồn tại một cách rực rỡ từ trên 4.000 năm rồi mà luật pháp, phong tục, ngôn ngữ, cách ăn mặc vẫn không thay đổi bao nhiêu” [2]. Những đ̣i hỏi có phần quá khắt khe, nhằm đưa đến kết luận rơ ràng rằng các kư hiệu kia là chữ viết, vô h́nh chung phủ nhận tất cả khám phá khảo cổ có liên quan đến chữ viết trước đó, không riêng ǵ ở Trung Quốc.
 
3. Áng văn bất hủ.
 
Thái độ b́nh tĩnh và nhún nhường của người Trung Quốc trong trường hợp này rất đáng nể. Đứng đầu đoàn chuyên gia Tây – Tàu, giáo sư Trương Cư Trung đă công bố thành quả lao động của họ trên tạp chí Antiquity, với một câu hỏi làm tựa đề: “Chữ viết sớm nhất chăng? Kư hiệu sử dụng ở thiên niên kỷ thứ 7 trước công nguyên tại Giả Hồ, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc”.
 
Nhóm nghiên cứu của giáo sư Trương tại Hà Nam không phải nhóm duy nhất đang khai mở lịch sử chữ viết Trung Hoa. Tại Tây An, nằm sâu 3,5m dưới di chỉ đồ đá mới Bán Pha (niên đại 6.000 đến 7.000 năm), là làng Bán Pha 2 ít người biết, cổ kính hơn nhiều (12.000 năm). Các vật tạo tác t́m được tại đó, đă mơ hồ cho thấy h́nh như xă hội của cả hai làng Bán Pha ít nhiều mang dấu tích mẫu hệ trong tổ chức xă hội. Không xa Bán Pha, ở làng Đào Tự, Tương Viên, Sơn Tây, một bức tường thành dài khoảng 130 mét, nằm theo hướng Đông – Tây cũng vừa lộ diện. Nhiều chuyên gia dự đoán nó thuộc về thời đại Nghiêu – Thuấn – Vũ trong huyền thoại.
 
Một chiếc b́nh thuộc Bán Pha 2, dính một ít cặn giống như cặn trà đă được đào lên. Mặt ngoài chiếc b́nh có khắc một câu chuyện bằng chữ tượng h́nh cổ đại Trung Hoa. Loại chữ này mang tính ẩn dụ cao, có nhiều dị biệt so với kiểu chạm khắc làm nên nền tảng ngôn ngữ Trung Hoa hiện đại. Tiến sĩ Jeff Schonberg (Đại học Angelo State University, San Angelo, Texas, Mỹ), cố vấn tại công trường khai quật Bán Pha 2 gọi kiểu truyện này là “văn hóa phổ quát”. Ông nghĩ nó giống như truyện Adam, Noah, Abraham và Frankenstein của các nền văn minh khác.
 
Câu chuyện trên chiếc b́nh được tạm giải mă như một bài học đạo đức, nói về sự cư xử không phải phép, theo ngôn ngữ hôm nay là kiêu ngạo: “Thuở ấy thế giới đảo lộn ch́m đắm trong kỷ nguyên bóng tối bởi con người cư xử tồi tệ và xúc phạm thần nước. Hậu quả là xă hội hỗn loạn và nhiều người bị bệnh. Họ t́m đến thần núi, ông này hiểu rơ sự sai lầm và nổi giận. Con người bắt buộc phải bước vào hành tŕnh t́m thuốc chữa bệnh. Trên mỏm núi rất xa nọ, họ sẽ thấy một loài cây. Họ phải đem về và chế biến thành trà để uống. Sự tha thứ và hàn gắn sẽ diễn ra, bóng tối sẽ bị xua đi”.
 
Thật lạ lùng là cốt truyện này vẫn được lưu giữ giữa lời truyền khẩu dân gian và kư ức của con người Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc hôm nay. Phải chăng nền giáo dục tân kỳ, văn minh khoa học và kỹ thuật số của thế giới hiện đại đang nằm trên con đường tiệm cận hành vi “kiêu ngạo”. Bài học tinh thần cổ điển dường như c̣n rất mới. Dọc dài thời gian và sự phát triển của nhân loại từ quá khứ đến tương lai, áng văn xa xưa ấy măi măi hàm mang giá trị nhân văn bất khả diệt và cần được suy tư nâng niu. Trước ngưỡng cảnh môi trường trái đất đang bị tàn phá nặng nề, xă hội loài người xáo trộn bởi những căn bệnh vô tiền khoáng hậu như ung thư, aids, chia rẽ, kỳ thị, khủng bố, giết người hàng loạt… câu chuyện kia phải được xem như lời cảnh tỉnh chân thành. Kỳ vọng lắm cho tất cả chúng ta, mỗi khi nâng chén trà lên môi thưởng thức, sẽ thấy áng văn bất hủ nọ sóng sánh giữa tâm hồn, sẽ h́nh dung ra một con thuyền nan tṛng trành dưới đáy cốc đang chở Trương Chi và giọng hát ngọt ngào của chàng đến bến bờ chân thiện.
 
Khi tôi liên lạc trực tiếp với giáo sư Trương Cư Trung, để hỏi về sự chính xác của thông tin mà tiến sĩ Jeff Schonberg đề cặp trong một hội thảo tại Mỹ, ông Trương khẳng định: cách nay 12 ngàn năm Trung Quốc chưa thể có chữ viết. Chỉ chắc chắn rằng chiếc b́nh trà nọ có niên đại từ 5.000 năm trở lên, tất cả dữ kiện khảo cổ về chữ viết khắp nơi tại Trung Quốc đang được đối chiếu, liên hệ, phân tích và sẽ sớm công bố ở tương lai gần.
 
4. Kết luận.

 

Không nghi ngờ ǵ nữa, những đường nét rất gần với kư tự tại Giả Hồ có nền tảng vững vàng nhất, so với các chữ sơ khai khác ở Ai Cập, Lưỡng Hà, Pakistan và Turkmenistan. Nền tảng ấy chính là văn minh Trung Hoa chưa một ngày đứt găy, từ thuở các di vật kia được chế tác đến nay. Địa điểm Giả Hồ bao gồm rất nhiều ngôi mộ cổ, nhiều dấu tích cư dân rất xưa và di chỉ khảo cứu, chắc chắn c̣n để dành sự bất ngờ rất lớn cho mai sau. Việc đào bới chỉ mới tiến hành trên một diện tích khá bé mà đă thấy 45 nền nhà, 370 kho hầm, 349 mộ phần, 9 ḷ nung gốm, cùng hàng ngàn vật dụng (từng được sử dụng cho nghi thức cúng tế, sinh hoạt và làm đồ trang sức) bằng xương cầm thú, gốm, đá và các chất liệu khác. Có thể nói, toàn bộ mảnh đất Trung Hoa hiện đại đang là một công trường khảo cổ vĩ đại. Tin tức báo chí mấy năm gần đây dồn dập chỉ ra bao nhiêu dấu vết con chữ sơ khai ở Sơn Đông, An Dương (cũng thuộc Hà Nam), An Huy, Triết Giang.
 
Thật ra sự “dè dặt và hồ nghi” mang nhăn hiệu Âu – Mỹ đă nêu rất dễ hiểu. Bao trùm lên những tranh luận “đây có phải chữ viết hay không”, là cả một vấn đề ở tầm vĩ mô mang tên “văn hóa” và “văn minh”. Nếu người Trung Quốc chứng thực được họ có nền văn minh sớm nhất nhân loại, có nền văn hóa duy nhất của hành tinh phát triển liên tục hàng chục ngàn năm nay, th́ tri thức về ngày hôm qua của loài người ở thế kỷ 21 phải được tái thẩm định và sắp đặt lại. Hệ quả là thật khó phủ nhận những giá trị khu biệt và tiên phong của Á Đông. Giá trị ấy đă chiến thắng khoảng thời gian khắc nghiệt dằng dặc, sẽ đem đến cho người Á Đông niềm tin vô bờ bến để soi rọi, khẳng định ḿnh trước tương lai

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18