Bài này nói về quan hệ giữa “người Kinh”, thành phần đông
nhất trong người Việt Nam ngày nay, và “người Lạc Việt” xưa
ở vùng nay là Bắc Bộ, Việt nam. Theo tin tưởng quen thuộc,
người Lạc Việt, chủ nhân của văn hóa Đông Sơn, là tổ tiên
của người Việt. Nhưng có hoài nghi rằng tin tưởng này có thể
do lầm lạc hay thậm chí nhận vơ như một số trường hợp trong
lịch sử văn hóa thế giới. Một số người gốc Bách Việt nói
tiếng Tai-Kadai (“Thái”) ở Trung quốc hiện nay cũng đă quen
thuộc với một quan niệm được quảng bá nhân danh khoa học (“chứng
minh”): Người Việt Nam đơn giản là dân có nguồn gốc
Mon-Khmer Đông Nam Á (ĐNA) bị Hán Hóa nặng nề về di truyền
và không thật sự có liên hệ ǵ với dân Lạc Việt ở Bắc Bộ
thời Đông Sơn.
.
Trong bài này, vấn đề này sẽ được t́m hiểu trong giới hạn,
và theo bối cảnh, các manh mối từ hiểu biết hiện có trong
nhân học phân tử, bộ môn liên ngành dùng phân tích sinh học
phân tử để nghiên cứu sự tiến hóa của các tộc người cổ sơ và
quan hệ có thể có với con người ngày nay.
1. Việt và Bách Việt
Người Việt như có căn bản di truyền Mon-Khmer ĐNA, hay không
phải là một trong các nhóm dân Bách Việt, là một quan điểm
chưa có, hay chưa được phát biểu, trong buổi đầu của việc
nghiên cứu người châu Á. Người Việt lúc đó ít nhiều được/bị
xem như một trong các dân “nam Mongoloid” có nguồn gốc từ
Trung quốc –trong thời chưa có ǵ gọi là Trung quốc. Cái
nh́n này có từ giả thuyết của nhà khảo cổ Peter Bellwood
(1985). Bằng cân nhắc ngữ học, Bellwood nói đến hai làn sóng
di dân đến ĐNA Lục địa và Hải đảo -đợt đầu là người
Australoid từ quần đảo Indo-Mă lai cách đây khg 40.000 năm,
và đợt sau cách đây chỉ khg. 4-6 ngh́n năm, là người
Mongoloid phương nam, từ vùng nay là Triết Giang hoặc Phúc
Kiến, Trung quốc.
Theo định hướng này, năm 1992, Ballinge và cộng sự công bố
một nghiên cứu về mt-DNA (đại khái là di truyền theo gịng
mẹ) của một nhóm 28 người Việt cùng 6 nhóm dân khác. Họ nghĩ
họ đă cho thấy, các nhóm dân nam Mongoloid đúng là có một tổ
tiên chung, và khác biệt với người cổ sơ thuộc đợt di dân
đầu tiên. Di truyền của người Việt được thấy là đa dạng nhất,
tức cổ xưa nhất (so với các nhóm dân được nghiên cứu), do đó
ước tính niên đại của đặc trưng nam Mongoloid nơi người Việt
cũng là ước tính niên đại thành h́nh của cội nguồn chung đó,
ở nam Trung quốc.[1]
Nhưng ba năm sau, cái được xem là đặc trưng di truyền nam
Mongoloid bắt đầu được nhận diện như cũng có ở ngay cả người
không có ”đặc trưng Đông Á” hay loại h́nh Mongoloid, chỉ là
một đột biến thông thường mà thôi.[2] Theo đó, chưa có một
câu trả lời khả dĩ cho vấn đề khu vực phát sinh và niên đại
của loại h́nh Nam Mongoloid. Nhưng c̣n giả thuyết rằng tổ
tiên người Việt đến từ nam ”Trung quốc” cách đây 4.000 –
6.000 năm?
–Vũ Triệu An và các cộng sự Việt, Pháp của ông t́m câu trả
lời bằng một tiếp cận khác: phân tích cấu trúc di truyền
trong hai gien HLA (hệ thống ”kháng nguyên bạch cầu”) của
103 người Kinh ở Hà Nội và so sánh nó với di truyền của một
số nhóm người ở Đông Á và châu Đại Dương. Kết quả là người
Việt gần nhất với người Thái và các nhóm dân Trung quốc ở
các địa phương khác nhau. Cho kết quả này là phù hợp với các
bằng chứng khảo cổ và ngôn ngữ học, họ suy đoán là người
Kinh có nguồn gốc từ dân Trung quốc và Thái-Java.[3a] Một
nghiên cứu sau đó của nhóm chuyên gia này trên mt-DNA của 50
người Việt ở Hà Nội được cho là có kết quả hỗ trợ mạnh mẽ
cho giả thuyết này.[3b]
Trông th́ lạ lẫm, nhưng suy đoán này không xa với tin tưởng
rằng tổ tiên người Việt là một bộ phận Bách Việt chạy xuống
Bắc Bộ và pha trộn di truyền với người bản xứ. Và nó cũng có
vẻ phù hợp với hiểu biết bắt đầu phong phú và có tính hệ
thống về các nhóm đơn bội (haplogroup) chung quanh năm 2000.
Nhóm đơn bội là nhóm những cá thể có chung các đặc trưng di
truyền nhất định tại cùng một vị trí trên DNA, gọi là SNP
(single nucleotide polymorphism). Các đột biến chỉ định hay
”dấu gien” này là những biến đổi mà mỗi khi xảy ra chúng
được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua hàng
ngh́n hay hàng chục ngh́n năm. Các đơn bội mẫu hệ, mt-DNA,
trong đó các dấu gien truyền theo gịng mẹ (mẹ truyền cho
con, nhưng chỉ con gái mới truyền tiếp) biến hóa nhanh, phức
tạp hơn Y-DNA (phụ hệ, truyền theo gịng cha), một phần v́
thế mà sự phân tích y-DNA nhanh chóng trở nên thông dụng hơn.
Nhóm đơn bội Y-DNA/phụ hệ điển h́nh của Đông Á (ĐA, gồm cả
Nhật, Hàn, Triều tiên và Mông cổ) và ĐNA là đại nhóm O, mà
đột biến chỉ định quen thuộc là M175, do đó được kí hiệu là
O-M175. Khg. 80-90% đàn ông ở Đông Á và Đông Nam Á thuộc về
nhóm này và nó ít có hoặc không có nơi người bản địa của
những nơi khác. Theo các số liệu Y-DNA người Việt, hơn 80%
đàn ông Việt thuộc nhóm này, và như đa số người Mă Lai,
Trung quốc, Nhật vv., họ có nguồn gốc từ một người đàn ông,
mà cho đến năm 2005 được đồng thuận là sinh ra ở Siberia
hoặc khu vực phía đông Trung Á cách đây khg 35.000 năm.
Phân bố của đại nhóm này có thể h́nh dung qua h́nh 1 -từ
Wiki tiếng Anh, mà thông tin về O-M175 cũng như các nhóm con
của nó không c̣n được cập nhật từ khg sau năm 2012, sau khi
có những dấu hiệu gợi ư đại nhóm này phải phát sinh ở ĐA chứ
không là ĐNA như giả định từ năm 2005.
H́nh 1. Phân bố của đại nhóm 0-M175
Đó chỉ là một trong các chi tiết đầu câu chuyện. Từ thân cây
O-M175 mọc ra ba nhánh O1, O2, O3 – nói theo đồng thuận cho
đến năm 2014-, rồi từ chúng có thêm nhiều cành, nhánh con
cháu, và do đó, nói chung, người nhóm O, ngoài dấu gien
M175, c̣n có thêm nhiều đột biến khác thuộc thế hệ sau.
Trong khg 80% người Việt thuộc nhóm O, chỉ một số ít có M119
hay thuộc nhóm O1, gần một một nửa th́ thuộc về O2a-M95, một
phân nhánh của nhóm O2. Số c̣n lại (của 80%) thuộc nhóm
O3-M122 (hay vắn tắt hơn, O-M122), tức là có M122 và thông
thường, các đột biến thế hệ sau của nó, như M134 hoặc M7,
thuộc về hai phân nhóm khác biệt của O3-M122. O2a-M95 sớm
được cho là đặc thù Đông Nam Á (Su Binh et al. 1999, vv.) và
cũng là đặc trưng của người nói tiếng Nam Á/ Mon-Khmer (van
Driem 2007). O1a-M119 th́ có nhiều nơi người nói tiếng Nam
Đảo ở Đài loan và ĐNA Hải đảo. O3-M112 th́ rất đông ở nhiều
tộc người khác nhau ở Trung quốc, đông đáng kể ở Hàn quốc,
Việt nam và một số nơi khác ở ĐNA, và đông nhất lại là một
số tộc ít người ở đông bắc Ấn độ.
Để có một ư niệm cụ thể, có thể nh́n vào số liệu mà Tatiana
và cộng sự cung cấp năm 2001.[4] Theo đó th́ tần suất (”tỉ
lệ”) O3-M122 của một số tộc người phi Hán (có trường hợp tự
nhận là Bách Việt) là Hmong (”Miao”) 70%, Xa 63%, Choang
16%, Thổ gia 53%, Măn châu 38%, trong khi Mă lai có 31%, và
Việt (Nam Bộ) th́ 41%. Từ một nguồn khác sau đó vài năm,
người ta biết, tính trung b́nh có khg 50% dân Hán thuộc nhóm
này.
Do người Việt có tần suất cao của cả nhóm O-M122 lẫn nhóm
”đặc trưng ĐNA” (O-M95), việc cho rằng người Việt có nguồn
gốc ”nửa Bắc nửa Nam”, hay nửa ”Bách Việt” nửa bản địa, cũng
là điều dễ hiểu trong bối cảnh hiểu biết lúc đó. ”Bách Việt”
ở đây dĩ nhiên hiểu theo nghĩa tổ tiên của những dân phi Hán
mà sau thời Ngô, Việt được sách cổ gọi chung chung là Bách
Việt và ”từ Giao Chỉ đến Cối Kê chỗ nào cũng có” (xem thêm
về ”Baiyue” trên Wikipedia)
2. Bách Bộc Mon-Khmer và ”Bách Việt”
Nhưng phía chuyên gia Trung quốc bấy giờ đă sẵn có một định
nghĩa khác về Bách Việt, mà theo đó họ –thoạt nh́n tương tự
như những người Việt theo một quan niệm bản địa cực đoan-
cho rằng tổ tiên của người Việt không có liên quan ǵ đến
người cổ đại ở vùng đất nay là Trung quốc, và cái điểm ”gần
với người Trung quốc” (như có nhiều M122) trong di truyền
người Việt hiện nay ”hiển nhiên” là do Hán hóa, chỉ có từ
thời Bắc thuộc mà thôi.
Li Hui, một chuyên gia trẻ, nhắc đến định nghĩa này trong
một bài viết về các tộc Bách Việt bằng tiếng Trung đăng trên
tập san ”Nghiên cứu tộc người ở Quảng Tây” năm 2002, như
sau: Người Bách Việt có tiếng nói gốc là ngôn ngữ Tai-Kadai
(hay ”Daic”) và di truyền Y-DNA của họ đều có ”một số lớn
đột biến M119, M110 hoặc M95, M88”. Những dân khác hiếm khi
có các dấu gien này, có tiếp xúc với Bách Việt th́ họ cũng
chỉ có rất ít.[5]
Đó là nói theo kết quả nghiên cứu về người Tai-Kadai ở nam
Trung quốc, mà trong một thông báo ngắn bằng tiếng Anh nơi
Li đứng tên chung với Li Jin, một chuyên gia có tiếng, 4 dấu
gien trên cũng chỉ được đề cập như đặc điểm chung của dân
Tai-Kadai chứ không thấy nói, Bách Việt nhất định phải là
như thế. Dù sao, với định nghĩa này, Li đơn giản bác bỏ cái
nh́n trong sách cổ về người Kinh (một nhóm dân Bách Việt ở
Giao Chỉ) cũng như một số tộc người phi Hán ở Trung quốc.
Như người Mường, người Kinh trong căn bản di truyền Y-DNA
chỉ như người Bách Bộc, dân thuộc ngữ hệ Mon-Khmer ở Vân Nam
mà thôi, Li nói.
Điều này quả thật dễ hiểu khi người Kinh chỉ có, như Li nói
thoáng qua, khg 6% thuộc nhóm O1a-M119 mà thôi.
Sau đó bài viết này được nhắc đến như một (trong hai) bằng
chứng hỗ trợ, trong một nghiên cứu viết bằng tiếng Anh, về
gốc tích người Kinh, mà Li đứng tên chung với nhiều người
khác, công bố năm 2006.[6] Các tác giả này nghiên cứu mô
thức vân tay, chỉ tay vv. (dermatoglyph) của 135 người Kinh
(chủ yếu từ Hà Nội và Huế), đem so sánh với các tộc ít người
Trung quốc (các nhóm ”Bộc Việt” Mon-Khmer và ”Bách Việt”
Tai-Kadai), và họ thấy người Kinh có đặc điểm dermatoglyphic
gần gũi với một số tộc người, nhưng có ư nghĩa là sự gần gũi
với các dân Deang, Blang ở Vân Nam.
Kết quả này tự nó chưa nói lên được ǵ, nhưng với những quả
quyết chắc nịch, như ”Tại Việt Nam, nhóm Daic ở phía bắc
từng có tương tác nhiều nhất với người Kinh, không phải nhóm
Mon-Khmer ở phía tây [bán đảo Đông Dương, mà số liệu di
truyền cực ḱ giống người Kinh]”, Li và cộng sự khẳng định,
”Do đó, người Kinh có thể có nguồn gốc Mon-Khmer, không chỉ
trên mặt ngôn ngữ, mà c̣n ở tầng di truyền.” Đi xa hơn, họ
suy đoán -thật ra là dựa vào một ”nghiên cứu” của J.R.
Chamberlain (1998) nhưng không dẫn nguồn-, rằng người Kinh
không có liên quan ǵ đến người Lạc Việt xưa ở Bắc Bộ, mà
nguyên là dân Mon-Khmer ở miền trung Lào, hoặc xa hơn nữa về
phía tây, có mặt rất trễ ở Bắc Bộ và chỉ phát triễn mạnh từ
thời Tùy, Đường.
Bản đồ dưới đây, h́nh 2, lấy từ một bài viết tiếng Trung
khác, trong đó Li đứng tên chung với hai tác giả khác. Công
bố năm 2011, nhưng nó phản ánh tin tưởng ngay từ đầu của Li
vv. về địa bàn của các dân Tai-Kadai, Nam Đảo vv.. Bài này
là bản sao có thêm bớt của một nghiên cứu được công bố trong
tiếng Anh, trong đó bản đồ này không có.[7]
H́nh 2. Địa bàn của các ngữ hệ phi Hán theo Li Hui et al.
Hmong-Mien và Lolo-Burman được cho là cũng từ ĐNA đi lên.
Trở lại với nghiên cứu về người Kinh. Lí giải của nhóm Li
(hay đúng hơn, của Li) có một số điểm cần làm sáng tỏ. Nhưng
chính phương pháp nghiên cứu vân tay, chỉ tay vv. th́ bộ môn
này từng bị hoài nghi, phê phán là tùy tiện, chủ quan trong
sự so sánh, giải thích, và năm 2009, Viện Hàn lâm Khoa học
Quốc gia Mĩ đă phải đưa ra một báo cáo về sự thiếu khoa học
trong nền tảng của nó; x. link dẫn theo [8]. Sự kiện là bài
này, và một vài nghiên cứu khác, là tiếng nói cuối của
phương pháp dermatoglyphics trước khi nó biến mất trong
nghiên cứu tộc người.
Về số liệu di truyền Y-DNA Kinh, Mường được Li thoáng nhắc
đến như một hỗ trợ, th́ măi về sau, trong nghiên cứu năm
2011, Li mới cho thấy nó ra sao (x. Table 1, trong [7]: Nó
không đủ tính đại biểu (chỉ dựa trên 15 người Kinh và 12
người Mường) và thô sơ, không được phân giải đủ sâu (như các
số liệu được công bố trước và sau đó chỉ một năm!) để Li
thấy một khác biệt quan trọng giữa người Việt và người Bách
Bộc Vân Nam cũng như một số dân Mon-Khmer cổ sơ: M88 thường
thấy nơi người Việt (Nam Bộ) và đặc biệt người Kinh (Hà
Nội); x. Karafet et al (2010) và He et al (2012), sẽ đề cập.
Do đó nói ”số liệu di truyền [của các dân này] cực ḱ giống
người Kinh” là quá chủ quan và –nh́n từ khg. năm 2011- sai
lầm nghiêm trọng.
Cũng cần nói thêm là, ”định nghĩa di truyền Bách Việt” ở
trên khá li ḱ một khi biết rằng đột biến M110 là dấu gien
của một nhóm con của O1a-M119, và M88 là dấu gien thế hệ sau
của O2a-M95. Chính Li cũng bỏ nó đi trong một nghiên cứu về
người Choang đăng tải cuối năm 2006, thay vào đó một đặc
điểm chung khác của ”Bách Việt” được đề cập, nhưng M119 và
M95 vẫn có vai tṛ quan trọng.
Nhưng cứ tạm cho là có sự ”cực ḱ gần gũi” với di truyền
Mon-Khmer, th́ điều này cũng chưa đủ để nói nguồn gốc di
truyền của người Kinh phải là thuần túy Mon-Khmer ĐNA– nói
đơn giản th́ hai móc xích giống nhau không có nghĩa là chúng
nằm trong cùng một sợi xích. Và, nếu từ đó mà phải suy đoán
về nơi phát tích của tổ tiên người Việt, th́ –để chỉ nói
theo bối cảnh hiểu biết lúc bấy giờ- suy đoán trên của Li
không thể nói là trỗi vượt so với giả thuyết được nhà khảo
cổ Charles Higham đề xướng: Những di dân đầu tiên đến vùng
nay là Bắc Bộ Việt Nam cách đây khg 4.000 năm là người từ
khu vực hồ Động Đ́nh, thuộc ngữ hệ Nam Phương (Austric),
được giả định là cội nguồn chung của tiếng Nam Á và Nam
Đảo.[9]
Giả thuyết này hiển nhiên làm liên tưởng đến tin tưởng/quan
điểm rằng ”người Việt cổ” ở vùng Dương tử, v́ bị dồn ép mà
phải chạy dần xuống phương nam, cuối cùng định cư ở đồng
bằng sông Hồng cách đây 4 ngh́n năm. Nhưng một quan điểm như
thế đă bị Li lên án ngay từ đầu bài viết, như không có căn
bản, của ”bọn cánh hữu Việt Nam áp đặt khg đầu thập niên
1980 để phá hoại t́nh hữu nghị Trung-Việt.”[6]
3. Việt Nam: Đất tổ của Tai-Kadai và Nam Đảo?
Hai bài viết đă dẫn của Li Hui cho thấy rơ một tiền kiến về
vùng cội nguồn của người Tai-Kadai ”Bách Việt” và người
Kinh, Mường Việt nam, Bộc Việt ở Trung quốc cùng các nhóm
dân khác. Nó được sử dụng và tŕnh bày cho cộng đồng khoa
học quốc tế trong các nghiên cứu mà Li có vai tṛ chỉ đạo,
đầu tiên qua bài viết được đăng tải năm 2008 về quan hệ di
truyền giữa Tai-Kadai và Nam Đảo.[10]
Quan hệ di truyền như thế đă được nhắc qua trong bài viết
của Li về ”Bách Việt” năm 2002. Trong nghiên cứu năm 2008,
từ sự khảo sát Y-DNA của người Nam Đảo (thổ dân Đài Loan và
một số lớn dân ĐNA Hải đảo), Li và cộng sự khẳng định rằng,
nhóm đơn bội phụ hệ O1a-M119 là chủ đạo, cốt lơi di truyền
của dân Tai-Kadai nam Trung quốc cũng như của người Nam Đảo
ở Đài Loan và ĐNA Hải đảo.[11] Do niên đại của nhóm này (hay
của đột biến M119) nơi dân Tai-Kadai được nhận diện như lớn
hơn nơi dân Nam Đảo, và do không thấy có sự lan tỏa của M119
từ Đài Loan đến ĐNA Hải đảo, họ quả quyết ”ĐNA Hải đảo không
phát sinh trực tiếp từ thổ dân Đài Loan,” “[thổ dân] Đài
Loan và dân ĐNA Hải đảo (…) có nguồn gốc từ dân Daic [hay
Tai-Kadai] một cách độc lập. Do đó, chỉ có thể là các nhóm
dân ĐNA Hải đảo chủ yếu phát sinh từ vùng quanh vịnh Bắc Bộ
[lúc nó c̣n là đất liền], đất tổ của dân Daic.”
Sẽ khó mà hiểu cái ”do đó” của Li và cộng sự nếu không đề
cập đến tiền đề về ”Con đường phương Nam” (Southern Route),
mà cho đến vài năm gần đây có thể được hiểu đại khái như
sau: Người hiện đại rời châu Phi đến châu Á theo một con
đường chính độc nhất cách đây 60-100.000 năm, các đặc trưng
di truyền Đông Á (như nhóm phụ hệ O-M175 và các nhóm con của
nó, vv.) đă thành h́nh trên con đường này hoặc tại chính ĐNA
trước khi người hiện đại tiến vào Đông Á.
Giả thuyết này đă sớm bị hoài nghi, thách thức. Trong một
nghiên cứu dài hơi, đồ sộ của Tatiana Karafet và cộng sự
(2001), ta thấy một đánh giá như sau về các công tŕnh nền
tảng của giả thuyết này: ”Kết quả của chúng tôi … gợi ư rằng
vài kết luận gần đây liên quan đến nguồn gốc của các tộc
người Đông Á có thể chưa chín chắn. Chúng tôi không thấy cái
quan hệ cha-con đơn giản giữa các tộc người ĐNA và ĐBA được
đề nghị do Su [Bing] và cộng sự (1999) và Chu [Y] và cộng sự
(1999).”[4]
Nhưng thật nhanh, với sự hấp dẫn của ư tưởng ”Bắc tiến” và
một lượng lớn các nghiên cứu từ người Trung quốc theo định
hướng này, nó gần như trở thành một chân lí hiển nhiên.
O2a-M95 và O1a-M119 được tin là có nguồn gốc phương nam dù
có nhiều điều không giải thích được, ví dụ v́ sao chúng cũng
có rải rác ở Đông Á (M95) hoặc Bắc Á (M119), vv. như Karafet
và vài tác giả khác đă chỉ ra. Cũng thế, ”ngoại h́nh”
Mongoloid của người Đông Á được nghiễm nhiên xem là đă sẵn
có ở ĐNA trước khi người (khôn sáng) hiện đại tiến lên phía
bắc, dù cho đến nay không một nghiên cứu nào nói được, cấu
trúc gien nào hay nhóm đơn bội nào đă làm nên loại h́nh
đó.[12]
Trở lại với nghiên cứu của Li và cộng sự. Với nó, ”Con đường
phương Nam” bị thay đổi nội dung một phần: không c̣n chuyện
đại nhóm O phân nhánh từ vùng biên Miến-Điện – Vân Nam, rồi
O1a-M119 ”ghé” bắc Thái lan, Lào, đến đồng bằng sông Hồng
vv. [12], thay vào đó một bộ phận O-M175 được cho là không
đi theo đường rừng núi ĐNA vào ĐA, mà đi dọc theo bờ biển
rồi sinh ra O1a-M119, như Li cũng nói rơ trong một bài viết
không kĩ thuật năm 2011.[13] Cùng với tin tưởng về khu vực
Quảng Đông như nơi phát sinh dân Tai-Kadai, giả định này
khiến vùng quanh vịnh Bắc Bộ phải trở thành nơi thành h́nh
và sinh tụ của nhóm O1a-M119 cách đây khg. 33.765 năm.
Lưu ư là niên đại được nêu ra ở trên, cũng như được ghi
trong bản đồ h́nh 2, cần được hiểu như để cho có một mô tả
suôn sẻ. Cho đến thời gian gần đây, các phép tinh niên đại
các nhóm đơn bội vv. thường đưa ra những kết quả rất khác
biệt nhau. Trừ phi được liên hệ với chứng liệu thích hợp
(khảo cổ, vv.) th́ chúng chỉ là điểm qui chiếu mà thôi.
Nghiên cứu của Li và cộng sự là một thách thức hướng về một
số các thẫm quyền ngôn ngữ, khảo cổ, mà trực tiếp là giả
thuyết phổ biến về nguồn gốc người Nam Đảo, thuyết ”Out of
Taiwan” (Khởi phát từ Đài Loan –từ đây gọi là OOT) bắt nguồn
từ Bellwood, vv. Theo thuyết này, dân ĐNA Hải đảo có nguồn
gốc từ một làn sóng di cư của dân biết trồng cấy từ Đài Loan
khg 4-6 ngh́n năm trước. Chúng ta đă thấy Li và cộng sự quả
quyết là không hề có một cuộc di cư như thế của nhóm
O1a-M119 từ Đài Loan, mà từ vùng vịnh Bắc Bộ (x. bản đồ di
cư trong [10])
Ở đây, ghi nhận rằng thông tin từ di truyền Y-DNA của người
Chăm có một vai tṛ trong lí giải đưa đến kết luận trên,
nhưng chỉ có 11 người Chăm B́nh Định được khảo sát, trong đó
hết 9 người thuộc nhóm O1a-M119 (90,9%) – như thể tần suất
cao đáng ngờ này phải như thế, để nói lên ’sự kiện’ từ cả
chục ngh́n năm trước vùng vịnh Bắc Bộ và Trung, Nam Bộ đă
thuộc về ”Bách Việt” và Nam Đảo (x. bản đồ địa bàn ngôn ngữ
ở trên.)
Nhưng nghiên cứu của Manfred Kayser và cộng sự về sự di cư
của người Nam Đảo, được đăng tải gần như đồng thời với
nghiên cứu của nhóm Li,[14a] có thể lập tức làm dấy lên hoài
nghi: Có lẽ nhóm Li đă không đủ kĩ lưỡng khi t́m hiểu về
nhóm O1a-M119. Như Kayser và đồng sự cho thấy, có một cuộc
di cư từ Đài Loan, không do nhóm O1a-M119, mà do nhóm con
cái của nó, nhóm O1a-M110 -mà Li và cộng sự cho biết họ cũng
có khảo sát! Phát hiện của nhóm Kayser được tái khẳng định
và bổ sung hai năm sau đó với một công tŕnh quan trọng khác
của Tatiana Karafet và cộng sự.[14b]
Li không nhắc ǵ đến thách đố của ḿnh nữa trong bài viết
cho một hội thảo liên ngành năm 2011, nhưng vùng vịnh Bắc Bộ
vẫn được khẳng định là nơi phát sinh của tổ tiên Daic-Nam
Đảo.[13] Thật ra, tin tưởng này đă trở nên bất ổn ngay từ
năm 2010, do kết quả của một nghiên cứu qui mô về di truyền
gịng mẹ của người Chăm (và người Kinh, ở một mức độ đủ để
so sánh), của một nhóm chuyên gia Trung – Việt.[15a] Họ thấy
di truyền Nam Đảo không có mấy ảnh hưởng đến dân bản địa, mà
”nhiều khả năng nhất là người Mon-Khmer”. Nghiên cứu kế tiếp
của họ về Y-DNA Chăm đă làm điều này trở nên chắc chắn và cụ
thể hơn nữa: căn bản di truyền của người Chăm là Mon-Khmer,
c̣n lại, do tiếp thu mà có, là một ít Nam Đảo và, về sau, Ấn
Độ.[15b]
Thế là cái nh́n của Li Hui về vùng đất Trung và Nam Bộ như
địa bàn của tổ tiên Nam Đảo trở thành lạc điệu. Phát hiện về
người Chăm nêu trên rơ ràng cũng gợi ư rằng, hướng lan tỏa
của ”tổ tiên Tai-Kadai” là từ phía bắc xuống chứ khó có thể
từ phía nam lên, một điều trở thành hiển nhiên vài năm sau
đó.
5. Từ Đông Dương đến Hải đảo
Mô h́nh OOT về nguồn gốc của dân ĐNA Hải đảo được nhiều
nghiên cứu di truyền xác nhận. Mặt khác, vài nghiên cứu mà
nổi bật là công tŕnh đồ sộ năm 2009 của tổ chức HUGO
Pan-Asian… lại gợi ư nó không có: Do sự đa dạng di truyền
của vùng ĐNA nói chung, người Đông Á có nguồn gốc ĐNA, và
tương tự, dân Nam Đảo Đài Loan có nguồn gốc ĐNA Hải đảo! Có
vẻ như phe nào cũng có điểm mạnh, và điểm yếu riêng, không
ai thuyết phục được ai (có thể xem lại vđ. đa dạng di
truyền, ct [1] và bài báo trên Nature, ct [12]).
Tất nhiên không ai muốn t́nh trạng này. Nghiên cứu về người
Chăm nêu trên có thể xem như phản ánh ư muốn đánh giá các
quan điểm qua từng trường hợp cụ thể. Cũng thế, và đồng thời
với nó, là nỗ lực của Tatum Simonson và cộng sự nhắm vào
người Iban, ”Dayak Biển”, ở bang Salawak, phần đất tây bắc
Borneo thuộc Mă lai.[16] Nhóm chuyên gia này dùng một phương
pháp bấy giờ c̣n khá mới mẻ, đó là phân tích autosomal DNA
(atDNA, tạm hiểu là phân tích thành phần tộc người) như công
cụ chính, bên cạnh phân tích Y- và mt-DNA. Đối tượng dùng để
so sánh là các nhóm dân Nam Đảo khác, bên cạnh người Nhật,
Trung quốc, Việt, Campuchia, Thái.
Kết quả là, người Iban nếu có chịu ảnh hưởng di truyền từ
Đài Loan th́ ảnh hưởng đó phần th́ ít, phần th́ chưa được
nhận diện rơ ràng –không có việc một làn sóng di cư từ Đài
Loan xóa sạch di truyền bản địa sẵn có. Nhưng di truyền bản
địa này rất lạ: Các phân tích atDNA nh́n chung cho thấy,
thành phần tộc người của dân Iban gần nhất với các nhóm dân
ở ĐNA Lục đia và Indonesia, c̣n phân tích mt-DNA và Y-DNA
chỉ bổ sung thêm cho nhận thức này mà thôi. Theo mô h́nh
nhiều đợt di dân của Karafet,[14b] trong đó sự di cư từ Đài
Loan chỉ là một trong hai đợt muộn nhất, và dựa vào Y-DNA
người Việt (!), nhóm chuyên gia này suy đoán rằng, tổ tiên
người Iban chủ yếu là di dân từ lục địa ĐNA trước khi có đợt
di cư từ Đài Loan.
H́nh 3. Những con đường di cư
Trong h́nh 3, mũi tên dài, nhạt màu là đợt di cư tối cổ từ
châu Phi qua Ấn độ vv., mũi tên ngắn hơn là đại khái đường
di cư được suy đoán, của tổ tiên người Iban khg. 12 – 6
ngh́n năm trước. Những con số là số thứ tự các nhóm dân được
phân tích. (So với h́nh gốc, h́nh này thiếu mất tên ”biển
Nam TQ.)
Kết quả và suy đoán mà nhóm Simonson đưa ra thúc đẩy một số
chuyên gia từ Thái lan thực hiện một nghiên cứu kĩ lưỡng về
atDNA của dân Thái lan. Họ nhận diện được một nền tảng di
truyền nằm bên dưới atDNA của dân Thái lan hiện nay và cho
thấy, nền tảng này cũng tương tự như atDNA của người Iban.
Qua sự ”khoanh vùng di truyền”, họ suy đoán rằng nơi phát
xuất của tổ tiên người Iban có thể là khu vực trung tâm Thái
lan. Nhưng họ cũng thừa nhận là không thể loại trừ khả năng
người Iban có gốc gác từ Campuchia hay Việt Nam ngày nay, do
người Việt và Campuchia cũng chia sẻ nền tảng đó.[17]
Nhưng người Iban là một trường hợp quá đặc biệt, và giải
thích của nhóm Simonsen cũng như các chuyên gia từ Thái lan
cũng lệ thuộc vào các giả định và mô h́nh mà nh́n chung, bị
Mark Lipson và đồng sự đánh giá là thiếu thuyết phục.[18] Lí
do chính, theo họ, là kĩ thuật phân tích của các nghiên cứu
trước đây không có chỗ cho sự ḥa trộn di truyền (admixture)
Nam Á – Nam Đảo trước khi nhóm này hay nhóm kia có mặt đông
đảo ở ĐNA Hải đảo. Sự pha trộn di truyền Nam Á – Nam Đảo đó
không chỉ là một khả năng, mà là sự kiện đă được thoáng thấy
nhưng chưa được giải thích khách quan.
Trong công tŕnh độc đáo, tinh vi về mặt toán học của họ,
nhóm chuyên gia này phát triển một mô h́nh phân tích atDNA
mới, trong đó họ ước tính là sự pha trộn di truyền xảy ra
đâu đó chỉ trong ṿng 2.200 năm qua mà thôi. Và mô h́nh này
”tiên đoán” được sự pha trộn di truyền Nam Á-Nam Đảo trong
các nhóm dân ở khu vực phía tây Indonesia, qua đó xác định
được gốc tích Nam Á trong thành phần di truyền của người Nam
Đảo ở đây.
Đây không c̣n là suy đoán v́ thấy có sự tương đồng, mà là
kết quả tính toán (để h́nh dung: bỏ người H’tin ở Thái lan
như một ứng viên ”tổ tiên”, th́ mô h́nh của họ đ̣i hỏi phải
có một ứng viên Nam Á khác thế chỗ). Và nó cũng đầy ư nghĩa
v́ khẳng định rơ ràng, gốc tích ĐNA Lục địa trong di truyền
của người Nam Đảo phải t́m nơi người nói tiếng Nam Á hay có
di truyền điển h́nh Nam Á, chứ không phải người cổ sơ mông
lung trên dưới 10 ngh́n năm trước. Điều này phù hợp với một
nghiên cứu quan trọng năm 2015, về sai lầm nội tại trong ước
tính trước đây về niên đại của các nhóm đơn bội như O2a-M95
vv. Chính các niên đại quá lớn này đă làm người cổ ĐNA di cư
ra các hải đảo sớm hơn ”sự thật” cả chục ngh́n năm.
Vấn đề như thế trở nên sáng tỏ hơn. Nhưng mô h́nh của họ, dù
là một bước đột phá, vẫn không có khả năng tính được thời
điểm và nơi chốn mà cuộc ”ḥa huyết” đầu tiên xảy ra. Và
không thấy có lí do để tin là người Nam Á đă di cư đến vùng
tây Indonesia trước người Nam Đảo Đài Loan, họ đoán một
nhánh phía tây của dân này đă gặp và pha trộn di truyền với
người Nam Á ở Việt Nam hoặc quần đảo Mă Lai, rồi chính nhóm
dân pha trộn này từ đó mà di cư (x. Discussion, [18]).
Nhưng suy đoán này bị Petro Soares và đồng sự bác bỏ.[19]
Trong nghiên cứu sâu rộng, kéo dài nhiều năm của họ, nhóm
Soares đưa ra một phát hiện quan trọng: Một mặt, dân ĐNA Hải
đảo và thổ dân Đài Loan có cùng nguồn gốc di truyền từ hàng
chục ngh́n năm trước –nhưng khác với suy đoán của HUGO
Pan-Asian, hướng phát tán là từ Đài Loan chứ không ngược
lại. Mặt khác, phân tích của họ cũng xác nhận quan điểm đối
nghịch, rằng đúng là (về sau đó) có có hai lượt di cư đến
ĐNA Hải đảo, một từ Đài Loan và một từ ĐNA Lục địa.
Nhưng họ nghĩ lượt di cư từ ĐNA Lục địa có trước, khg. 500
năm trước cuộc di cư từ Đài Loan, và cả hai đều ở tầm mức
giới hạn chứ không như Lipson và người khác nghĩ. Theo đó,
sự ”ḥa huyết” dĩ nhiên không xảy ra tại Việt Nam giữa Nam
Đảo Đài Loan và … ”người Việt cổ” vv. trong ṿng 2.200 năm
qua, mà giữa dân bản địa ở các hải đảo và các nhóm di cư từ
lục địa ĐNA, mà theo các nghiên cứu khảo cổ được Soares nhắc
đến, có thể là người Đa Bút cách đây khg. 4.500 năm!
Lí giải của nhóm Soares không thuyết phục được đối phương,
không phải v́ mô h́nh Lipson mới đây (2016) đă chứng tỏ sức
mạnh của nó qua việc ”tái khám phá” các cuộc di cư cổ đại từ
châu Phi mà không cần một giả định định tùy tiện (ad hoc)
nào, mà v́ phân tích của nhóm Soares vẫn có tính suy biện,
nh́n chung th́ cũng theo cách từng bị nhóm Lipson phê phán.
Và nếu các đợt di cư theo họ đều chỉ là rời rạc, lẻ tẻ, th́
trong trường hợp từ di cư từ lục địa ĐNA, phải giải thích
làm sao sự kiện toàn vùng tây Indonesia đều có vết tích di
truyền Nam Á? Lipson nói trong thư riêng, rằng nghiên cứu
của Soares ”không phải là tiếng nói quyết định”.[20]
Quả thật, Soares và đồng sự không có một tính toán nào loại
trừ được khả năng pha trộn di truyền xảy ra sau đợt di dân
từ Đài Loan, nếu nó không xảy ra tại Việt Nam. Tức là trong
chính lí giải của họ vẫn c̣n có khả năng người Nam Á đi ra
các hải đảo và ít nhiều pha trộn di truyền với người Nam Đảo
đă ở đó từ trước. Và nếu như thế, hẳn phải có một vài nhóm
nào đó mà sinh hoạt đủ biệt lập để di truyền theo gịng cha
của họ ít nhiều vẫn như cha ông. Một trường hợp là người
Dayak Biển trong nghiên cứu của Simonson và cộng sự!