Nhưng các biểu thị của số 2 và 6 vẫn giữ nguyên nên ta có tới
2 đất Đào, 2 Hồng bang, 2 đất Việt thường hay Đường và 2 Kinh
dương vương.
Khi gặp các thông tin trên phải cẩn thận xem thuộc thời
kỳ nào như :
- Hồng bang 1 là tên nước thời lập quốc khi
trung tâm quốc gia ở đất Đào , triều Hùng Hy.
-Hồng bang 2 là quốc hiệu thời triều Hạ vương
hay Hải lang- Linh lang , còn gọi là nước THAO.
- An dương vương xây thành ở đất Việt thường
thì đó là Việt thường 1 ở bắc Việt ngày nay.
- nước Việt thường cống chim trĩ cho nhà Chu
là Việt thường 2 ở vùng Trường giang.
Nếu không phân định được thì có những tình tiết lịch
sử đầy mâu thuẫn khiến ta không tài nào hiểu nổi .
7 . Hùng triều thứ 7- Hùng Thuấn
Vua khai sáng : Lâm lang.
Danh hiệu khác trong Việt sử :
Hùng Quốc Vương –Hùng Lạc vương-Nam triều thánh tổ ngọc
hoàng thượng đế-Nam bang triệu tổ.
Danh hiệu khác trong Hoa sử
: Thuấn đế- Ngu thuấn
Quốc hiệu là
: nam bang ,lạc quốc, Bách Việt đại liên bang
Phương Nam
(Nam của Dịch Lý
là phương ngược với Nam
của thời nay), các mã tin Dịch Lý của phương
Nam là: màu đen, hành Thủy, phương
1 / 6 của Hà Thư.
Nguyễn Hồng Sinh đã viết trong “Kinh Dịch Huyền diệu
và Ứng nghiệm”: danh hiệu Hùng Thuấn Vương còn trong ‘Hùng Vương
Thập Bát Chi Thế Truyền’ và các tư liệu khác thì ghi là Hùng
Quốc Vương .
Trong Việt ngữ chữ Nước có 2
nghĩa :
- nước là loại chất lỏng nền tảng cấu tạo nên mọi
sinh vật.,dịch lý dùng chỉ phương nam đối nghịch với phương lửa
ở hướng xích đạo.
-nước là Quốc gia
Theo Hà thư : phương nước cũng là phương nam như ngôn ngữ ta
dùng ngày nay, Nam bang cũng là Nước bang hay Lạc quốc.; lạc
là biến âm của :nước-nác-lạc.(nước vật chất).
Hùng quốc vương là chữ dịch lầm của từ Hùng Lạc
tức Hùng nước; người dịch đã lẫn lộn nghĩa này sang nghĩa
kia.
Như vậy từ “Nước” xưa là tên riêng của nước ta khi trung
tâm quốc gia chuyển về phương nam, quốc gia Nước cũng là Nam
bang hay Lạc quốc. Ban đầu là 1 danh từ riêng về sau người Việt
đã biến nước thành danh từ chung đồng nghĩa với
quốc gia , như vậy “Hùng quốc vương “hay“Hùng Lạc Vương” nghĩa
là vương của quốc gia Nước dòng họ Hùng ., ở Việt nam chỉ
thấy có ông Nguyễn Trãi nói đến nước Hùng Lạc này.
Ta tìm hiểu chữ ‘thuần’ để xác định
danh hiệu của vị vua này. Theo Hà Thư thì phương Nam (hướng Bắc
hiện nay) được biểu tượng bằng cặp số 1 / 6, số 1 này cho ta
từ ‘thuần khiết’ hay ‘duy nhất’, như thế vua Nam bang phải là
Hùng Thuần không phải là Thuấn như sách sử đã chép.. Hùng
Thuần Vương còn được gọi là Lâm Lang; lâm là biến âm của nam,
phương Nam; nam →
lam →
lâm; Lâm Lang nghĩa là chúa đất phương Nam .
Chính sử Trung Hoa chép: “Kế vị Đế Nghiêu là Đế
Thuấn, Đế Thuấn còn được Đế Nghiêu gã 2 công chúa là Nga Hoàng
và Nữ Anh làm vợ. Tư liệu của Nguyễn Hồng Sinh nêu tên vợ của
Hy Thúc hay Hy Hòa là Nữ Hoàng Anh, kết hợp 2 tư liệu này cho
ta kết luận Đế Thuấn hay Thuần (Hùng Thuần Vương) chính là Hy
Thúc người đã vâng mệnh vua Nghiêu “trạch Nam Giao” tức mở mang
bờ cõi quốc gia về phương Nam (Dịch Lý). Nhưng tại sao lại là
Ngu –Thuấn ? chỉ có dịch học mới mở được chữ Ngu này :trong
dịch học có cặp đối : con- thằng, cong- thẳng, cong vòng – ngay
thẳng, từ kép ngay thẳng biến âm ra:
-Thẳng→thàng→đàng→đường.
-Ngay→ngây→ngô→ngu.
Ta có 2 hình tròn và vuông là biểu tượng của dịch lý,
tròn tượng trưng cho trời, vuông tượng trưng cho đất , tròn là
nét cong vuông là nét thẳng, luôn luôn tròn hoặc ở trên hoặc ở
phương xích đạo tức phương bắc , vuông ở dưới hoặc phương nam
(xưa- theo dịch lý); từ Ngu trong hiệu của Lâm lang là biến âm
của Ngay trong ngay thẳng chỉ phương Nam.
Đất giao nam hay đất Đường hợp với đất mới khai phá là
Nam giao (chỉ) thành đất LẠC hay LỤC= số 6 phương nam của Hà
thư.
Đất Nam giao về sau sử Trung hoa gọi là đất Lâm (Nam→lam→lâm)
có vị trí rất đặc biệt nằm giữa 4 vùng đất chính nên trong
lịch sử đã nhiều lần bị tách ghép:
- ghép với đất Đường hay Việt thường thành “Đường lâm” quê
của Ngô Quyền.
- ghép với đất Tượng ở phía tây thành “Tượng lâm”.
- ghép với Qúy châu thành ra “Quế lâm”.(Quý→Quế)
- ghép với Quảng đông thành “Nam hải” (Nam=Lâm)
Trong ý nghĩa đất Nam giao (chỉ) ban
đầu chỉ là phần đất tây nam quảng tây về sau mở rộng thành
cả vùng lĩnh nam .
Thủ đô của Nam bang thời Hùng Lạc hay Thuấn đế là Bồ bản ;
từ Bản ở đây là danh từ chung chính là chữ bản trong bản
làng
, Bồ bản đồng nghĩa với làng Cả hay Đô ấp tất cả đều có
nghĩa là thủ đô hay kinh đô .
Quá tr̀inh mở nước hàng ngàn năm được tóm gọn trong bài thơ
4 câu chưa rõ tác giả :
Văn hiến thiên niên quốc
Xa thư vạn lý đồ
Hồng bàng khai tịch hậu
Nam phục nhất Đường Ngu
Trong bài thơ này đặc biệt câu : Nam phục nhất Đường Ngu
...nhiều bậc khoa bảng ̣đành chịu không hiểu nổi....không lẽ
các vua Đường Nhiêu Ngu Thuấn lại đi mở nước về hướng nam cho
người Việt ...? .Riêng chúng ta trong sử thuyết họ Hùng này thì
hiểu rất rõ ý nghía câu thơ đó.
Đền Hùng là chốn linh thiêng bậc nhất của người Việt
tương truyền ngôi mộ ở đấy là mộ thật của Hùng vương thứ
sáu ; qua thiên khảo luận này có thể xác định đấy là mộ của
HÙNG LẠC VƯƠNG , người đời đã lầm từ Lục là số 6 với từ LẠC
là nác hay nước nên cho là mộ của Hùng vương thứ sáu, chính
câu “ Nam bang triệu tổ” đã giúp ta khẳng ̣định ; triệu là biến
âm của âm gốc là “Chậu” tiếng Thái Lào nghĩa là ông hoàng hay
vương, đồng nghĩa với Chủ- chúa trong Việt ngữ., ‘Triệu tổ Nam
bang’ nghĩa là vua tổ của nước Nam cùng một ý nghĩa với đạo
hiệu :NAM TRIỀU THÁNH TỔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ của Hùng Thuần
vương trong Hùng phả.
Thời Hùng Lạc có bộ lạc thuộc tộc Mun bất phục bị Thuấn đế
đuổi ra khỏi cõi Nam giao đày đến miền Tam nguy từ đó gọi là
Tam miêu , đất Tam nguy nay là đông Qúy châu và tỉnh Hồ bắc Trung
quốc.
Hán thư có 1 đoạn nói về Lạc Quốc như sau: “ … con trai vua gọi
là Quan Lang, con gái vua gọi là My Nương, quan văn gọi là Lạc
Hầu, quan võ gọi là Lạc Tướng, trăm quan gọi là Bồ Chính, dân
khẩn ruộng lạc theo nước triều lên xuống …” Do Hán văn không có
dấu chấm, phẩy nên nhiều người vẫn hiểu không đúng đoạn văn
này, nay ta thử nhìn theo hướng khác: không có ai là Quan lang
cả, giữa Quan và Lang phải có dấu phẩy, chính xác phải hiểu
là: con trai vua gọi là Quân, là Lang; Quân và Lang là 2 từ
thuộc 2 ngữ hệ nhưng cùng 1 nghĩa; tương tự con gái vua gọi là
Mẹ, là Nương chứ không phải là Mỵ Nương. Lạc Hầu là quan văn
của quốc gia “Nước”. Còn câu “dân khẩn ruộng lạc …” nghĩa là
ruộng nước, nhưng đây là nước vật chất, 2 từ đồng âm nhưng dị
nghĩa.
Dấu vết vật chất lưu tồn trong lòng đất đã khai quật được từ
núi rừng bắc Việt nam tới tận bờ Châu giang và gọi là văn minh
của người Tày cổ chính là chứng tích thời Hùng Thuần hay
Hùng Lạc này.