Cổ sử TRUNG –HOA và những
dấu ?
Nguyenquangnhat
http://nguyenquangnhat.page.TL
Sai lầm lớn nhất của các sử gia Hán tộc là kết
cấu lịch sử dân tộc – quốc gia mình một cách máy móc thiếu
biện chứng, bỏ quên yếu tố thời gian.
Lãnh thổ Trung Hoa tới điểm “hạn”
khoảng đầu công nguyên, tức là mốc thời gian mà lãnh thổ không
thể trương nở tự do được vì nó tiến đến một đường biên với
các dân tộc, quốc gia khác, từ điểm này sự xê dịch biên giới
luôn là kế quả của một cuộc chiến, với Trung Hoa từ mốc lịch
sử này các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa Hán tộc và
lân bang đều được ghi vào sách sử.
Ta thử làm một con tính đơn giản, dân
số Trung Hoa đời Tần khoảng 20 triệu người, 2000 năm sau là 1.200
triệu người tức tăng 60 lần, lấy tỉ lệ này ước tính dân số
nhà Hạ trước Tần 2.000 năm, vương triều đầu tiên trong Tam Đại
của Trung Hoa, thì dân số cao lắm cũng chỉ dưới 500.000 người;
với số dân như vậy dàn trải trên diện tích gần bằng diện tích
Trung Hoa ngày nay là điều không thể có. Lý do rất đơn giản là
điều kiện vật chất kỹ thuật không cho phép, với phương tiện lưu
thông chính là đôi chân thì không thể có một nhà nước mà lãnh
thổ rộng tới vài triệu ki-lô mét vuông bao gồm 9 châu: Duyện,
Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Lương, U như đã ấn định trên bản
đồ Trung Hoa cổ; các sử gia Hán tộc đều thành thực tin rằng
lãnh thổ Trung Hoa to lớn như thế vì cổ sử Trung Hoa từ thời
vua Chuyên Húc (2513 –n 2345 trước CN), đời vua Nghiêu (2357 trước
CN) thậm chí cả đến đời Thần Nông, một vì vua của truyền
thuyêt xa xôi lắm, lãnh thổ Trung Hoa đã tiếp giáp với Giao Chỉ
hay Giao Châu, cũng có sách chép là Nam Giao tức lãnh thổ Việt
Nam ngày nay.
Sử gia Hán tộc đã sai lầm khi tạo nên
một lịch sử không có sự phát triển, quốc gia cũng chỉ là một
cơ thể sống, có sinh ra, có lớn lên rồi tới điểm dừng hay hạn.
Cũng như con người sinh ra chỉ khoảng 2 – 3 kg lớn lên tới độ 23
– 25 tuổi là điểm dừng thì nặng khoảng 50 – 60 kg, còn “Hán
Quốc” mới khai sinh đã to bằng tuổi 20 – 25, đã có 9 châu mênh
mông thiên địa …. đúng là thần nhân trong thần thoại….
Như vậy làm sao ta có thể lý giải một
việc rất nhất quán trong cổ sử Trung Hoa. Liên tiếp từ thời
Thần Nông tới Chuyên Húc và sau là vua Nghiêu …, kinh Thư, Thiên
Nghiêu Điển viết: “vua Nghiêu mệnh hy thúc trạch Nam Giao…” Nam
Giao, Giao Chỉ là một địa danh, một vùng đất đã có từ thời
Thái cổ trong lịch sử Trung Hoa và liên tục cho đến đời Tống;
vua Tống vẫn phong cho vua Đại Việt là: “Giao Chỉ Quận Vương”
trước khi nâng cấp lên “An Nam Quốc Vương”, sự việc đó chỉ cách
nay một ngàn năm và được ghi chép rõ ràng trong sách sử. Tìm
lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa nhưng kỳ thú này dẫn dắt
đến một sử thuyết, và khi sử thuyết này được minh chứng sẽ
làm đảo lộn toàn bộ lịch sử Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á.
Chính sử Trung Hoa đều cho rằng thủy tổ
dân tộc mình là Bào Hy, Thần Nông. Thần Nông là kết cấu ngôn
ngữ Việt, nếu theo Hán ngữ phải viết là Nông Thần; đây không
phải là trường hợp duy nhất vì ta gặp nhiều trường hợp như thế
trong Ngũ Kinh, như: Đế Ất, Hậu Tắc,… Hậu Nghệ, V.v… Vậy các
vua này là vua Việt hay vua Hán? Thêm vào đó các địa danh của
Trung Hoa đầy dẫy ngôn ngữ Việt, như: Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông,
Sơn Tây, … Hán tự dùng ‘sơn hà’ là ‘núi’ và ‘sông’ để chỉ lãnh
thổ quốc gia, như sông phương bắc, sông phương nam, núi phương tây,
núi phương đông, … vậy theo Hán ngữ phải ghi là Bắc Hà, Nam Hà,
Đông Sơn, Tây Sơn …, còn Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây là kết
cấu theo Việt ngữ?
Lịch sử về văn minh Trung Hoa cũng có
một số điểm mà ta không hiểu nỗi.
“Thời nhà Hạ (2200 trước CN) người dân
đã biết ‘tát nước vào ruộng’…” rõ ràng câu này chỉ sự canh
tác lúa nước; nước là điều kiện đầu tiên trong: “nước, phân,
cần, giống” mà nền khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết
từ xa xưa; nước quan trọng đến nỗi “việc dẫn thủy nhập điền”
được coi như một thành tựu khoa học, phản ánh trình độ văn minh
của một dân tộc. Sự việc này khó hiểu ở chỗ: lãnh thổ nhà
Hạ ở vùng Hoàng Hà (theo chính sử Trung Hoa) đâu có trồng được
lúa nước … cây được trồng chính ở miền Bắc Trung Hoa là kê và
lúa mì. Các chứng cứ về khảo cổ học và các ngành khoa học
khác như nông học, thổ nhưỡng đã xác định như vậy.
Ngày nay qua các di chỉ trong lòng đất,
ngành khảo cổ học đã xác định được nơi sinh tụ thời cổ xưa
của Hán tộc là bờ sông Hoàng Hà. Hán tộc là tộc người xây
dựng được nền văn minh rất sớm, họ đã bước vào thời gọi là
văn hóa gốm đỏ cách đây khoảng 8.000 năm, địa bàn của họ dịch
chuyển từ tây sang đông dọc theo sông Hoàng Hà với các nền văn
hoá gốm đỏ, gốm đen, rồi gốm xám. Vùng đất từ Thiểm Tây tới
Hà Nam ngày nay. Vào đời Thương lãnh thổ Trung Hoa là vùng đất
nằm ởgiữa
4 tỉnh: Hà Nam – Hà Bắc – Sơn Đông – Sơn Tây. Qua đời Chu thì
chuyển về vùng Sơn Tây ngày nay, theo đó ta có thể xác định
Hán Quốc cổ là quốc gia lục địa chưa tiến đến bờ biển; nhưng
sử Trung Hoa lại ghi: “Từ đời Thương dân Trung Hoa đã biết dùng
vỏ sò làm tiền để trao đổi hàng hóa…”, nên trong Hán tự đã
cấu thành bộ ‘bối’ nghĩa là ‘vỏ sò’, ‘vỏ hến’ để tạo nên
các từ liên quan đến việc giao thương, buôn bán … nhưng dân sinh
sống sâu trong lục địa thì lấy vỏ hến, vỏ sò ở đâu ra?
Sử Trung Hoa cũng ghi là vào đời Thương
đã biết dùng voi trong chiến trận …, nhưng lãnh thổ nhà Thương
ở vùng sông Hoàng Hà thì làm gì có voi, voi Á Châu chỉ sống
ở miền xích đạo và nhiệt đới, … không lẽ sử Trung Hoa sai lầm
lớn đến thế?
Hai loại “vật liệu” nền tảng của văn hóa Trung Hoa
là mai rùa và tre đều không phải là sản vật tự nhiên của miền
Bắc Hoàng Hà. Người ta đã đào được ở An Dương thuộc phần Bắc
Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà Nam, hàng vạn mai rùa và xương thú có
khắc “Hoa tự” cổ và coi đây là căn cứ để xác định trung tâm văn
minh Trung Hoa … nhưng ở miền Bắc Hoàng Hà không hề có loại rùa
lớn đó sinh sống, khoa học đã chỉ rõ như thế; loại rùa có mai
lớn để khắc chữ chỉ sinh sống ở sông Dương Tử hay Trường Giang.
Lại nữa, Dịch Lý vào đời nhà Thương được gọi là Qui Tàng
Dịch là sách dịch được khắc trên mai rùa (qui = rùa; tàng =
chứa). ta có thể giải thích hợp lý sự việc trên là nhà Thương
trước khi chuyển về lưu vực Hoàng Hà đã có thời gian sinh tụ
ở lưu vực Dương Tử hay Trường Giang và chính là ở đấy đã phát
minh ra “kỹ thuật” khắc chữ trên mai rùa; sau này dù di chuyển
đến địa điểm mới vẫn về chốn cũ đem mai rùa đi để sử dụng.
Tương tự, tre có hàng trăm loại khác nhau; nhưng tre lớn, bản đủ
rộng làm thành các thẻ để viết chữ và kết thành sách chỉ
có ở vùng xích đạo và nhiệt đới, ngay cả ở Tứ Xuyên nằm
trong vùng bình đới, cũng chỉ có loại tre lớn nhất gọi là tre
đực hay tầm vông; thì nhà Chu ở Sơn Tây làm gì có tre lớn để
làm sách, viết chữ? Đối chiếu sinh cảnh thực sự cộng thêm
nghiên cứu qua ghi chép trong Kinh Thư, Kinh Thi, và Kinh Dịch ta
thấy không thể xaỊ̃y
ra được. Thí dụ: Đại Tượng Truyện của Quẻ Dự trong Kinh Dịch
chép: “Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, Sùng Đức ân
tiến chi Thượng Đế dĩ phối tổ khảo…” Quẻ Dự là Quẻ Chấn
chồng trên Quẻ Khôn trong quẻ gọi là Địa; Quẻ Chấn là sấm,
sấm nổ trên đất là chỉ dẫn Chấn trên Khôn, nhưng cũng giúp ta
hình dung cảnh đánh trống đồng. Trống đồng còn gọi là trống
sấm, Quẻ Lôi, khi đánh úp trên mặt đất là Địa, âm thanh trống
đồng là nhạc tế lễ, ở đây nói rõ là tế Thượng đế và sùng
kính tổ tiên. Một quẻ nữa là Quẻ Tiệm nói đến ‘vũ nghi”, một
nghi thức mà người tham gia lễ hội hóa trang bằng lông chim, một
cảnh được khắc hoạ rõ nét trên trống đồng. Dựa trên chính sử
thì chắc chắn nhà Chu chưa hề biết đến trống đồng, vì trống
đồng chỉ tìm thấy ở Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam – Quảng Châu
của Trung Hoa, cách Sơn Tây xa lắm. Hiện nay cách nhà nghiên cứu
Trung Hoa đã phải công nhận trống đồng là vật phẩm văn hoá phi
Hán, vậy tại sao hơn 2.000 năm Kinh Dịch đã biết về trống đồng,
chỉ dẫn cho ta về mục đích sử dụng trống đồng (tế Thượng
đế)? Cũng như đề cập đến tục hoá trang được khắc trên trống
đồng?
Dù vua Càn Long nhà Thanh đã tốn không biết bao
nhiêu tiền để mua sách và bản đồ, mất bao công sức để tịch thu
sách và bản đồ trong thiên hạ và hơn 300 quan “bác sĩ” cạo sửa
suốt 10 năm trời, sửa không nỗi thì đốt cho phi tang tích, nhưng
vẫn bị lọt sổ:
Sách Ngự phê Thông giám Tập Lãm và Thiếu vi Thông
giám, quyển Chu Ngoại Kỷ có đoạn chép (Lê Văn Siêu dịch – Việt
Nam Văn Minh Sử) như sau: “Cách 1.000 năm, đến năm Tân Mão là năm
thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu, phía nam Giao Chỉ có người
‘Việt Thường’ sang Trung Hoa dâng bạch trĩ, qua 2, 3 lần thông ngôn
nói rằng ‘đường xá xa xôi, non sông cách trở sợ rằng một lần
thông sứ không hiểu tiếng nhau cho nên phải qua 3 lần thông ngôn
để sang chầu’. Chu Công đáp lời: ‘Đức trạch không khắp tới nơi,
người quân tử không nhận lễ sơ kiến, chính lịch không khắp tới
nơi, người quân tử không nhận người ấy xưng thần.’ Người thông
ngôn nói: ‘Tôi vâng mệnh những ông già (bô lão) nước tôi bảo:
‘Trời không gió dữ, mưa dầm, bể không sóng nổi đã 3 năm, hẳn
là Trung Hoa có thánh nhân, sao không sang chầu.’ Chu Công đem dâng
cho vua nhà Chu, để dâng lên thần linh của tiên vương, rồi đem dâng
Cung điều. Đến khi sứ giả về, quên mất đường, Chu Công cho 5 cỗ
biền xa, bốn mặt có diềm che đều làm cách thức chỉ nam, sứ
giả đi xe ấy từ đường bể (sau này) là nước Phù Nam ở cõi đất
Cao Miên, thời xưa là Lâm Ấp, đầy năm trời mới về đến nước
(Việt Thường)”.
Sách Thiếu Vi Thống Giám, chú giải: “Việt Thường
là ‘Nam phương quốc danh, tại Giao Chỉ nam’”, có thể dịch là
“tên nước nam phương, (một nước) ở phiá nam Giao Chỉ” Trong đoạn
trích dẫn trên có nhiều điều phải bàn như tên nước, phương
hướng nhưng điểm chính yếu thứ nhất ta cần xem xét: nhà Chu ở
đâu mà sứ lại xuống thuyền về nước ở biển (sau này là) Phù
Nam, Cao Miên? Rõ ràng là nhà Chu không thể ở Sơn Tây cách xa
biển Phù Nam ít nhất 3.000 km. Thứ hai ta xét: nước Việt Thường
không thể ở gần Cao Miên mà ở rất xa vì đi thuyền một năm mới
tới. (Sách sử hiện nay cho là miền Trung Việt Nam trước đây là
Việt Thường). Tới đây ta lại phải thêm một câu hỏi: Việt Thường
là nước nào và ở đâu?
Thêm một vấn đề nữa:
Sử Trung Hoa viết về nhà Tần như sau: Nhà Tần
chọn cho mình đức Thủy là đức đã thắng nhà Chu đức Hoả, màu
đỏ, và nhà Tần chọn cho mình màu đen, từ ngựa tới cờ quạt
đều màu đen.
- Số 6: cái gì cũng số 6, trục xe 6 tấc, xe vua do
6 ngựa kéo.
Tháng chọn là tháng 10, bắt đầu mùa đông, ở đây
rõ ràng sử gia Trung Hoa đã vận dụng Dịch Lý vào sử, ta hãy
xem:
Nếu nhà Tần chọn Hành
Thủy, màu đen, số 6, mà ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên, nhà Chu không
thể ở nơi nào khác ngoài Vân Nam – Quí Châu – Quảng Tây (xin xem
bản đồ) tức là ở phía nam Tứ Xuyên, Thiểm Tây vì sử ghi rõ
nhà Chu: đức Hoả, màu đỏ (Thực ra thì nhà Chu không phải đức
Hoả và màu đỏ; sử học Trung Hoa đã cố gán ép các nguyên lý
của Dịch học vào lịch sử đời Tần để phục vụ cho mục đích
của họ, về mục đích của họ sẽ có phần xem xét ở phần sau;
còn về nhà Chu thì đích thực ở phương Tây nên thuộc hành Kim,
màu trắng).
Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến
Quốc chắc chắn không phải do người Trung Hoa lập, lý do đơn giản
trong bản đồ thời này ngoài: Vị Thủy, Hoài Thủy, Kỳ Thủy,
V.v…(tức là Sông Vị, Sông Hoài, Sông Kỳ, V.v…) lại còn có cả:
Hà Thủy và Giang Thủy … 2 con sông chính của Trung Hoa. Hà và
Giang là gì? Không lẽ người Trung Hoa không biết điều rất ư là
đơn giản đó mà còn thêm chử Thủy vào; chỉ có người không phải
là người Trung Hoa tưởng là tên riêng nên mới thêm chữ Thủy vào
để chỉ con sông, hay do bởi không phải là tiếng mẹ đẻ của mình
nên họ mới sơ xuất do quán tính và cẩu thả khi định danh nên
mới có tên 2 con sông kỳ khôi là: “Sông …… Sông” (Giang = sông và
Hà = sông).
Còn một thực tế khó giải thích nữa:
Sông Dương Tử hay Trường Giang được coi là mốc phân ranh Bắc – Nam
của Trung Hoa, theo chính sử thì trước thời Xuân Thu Chiến Quốc
Trung Hoa chưa biết đến miền Nam, khảo cổ học đã xác định dân
miền Hoa Bắc thuộc về chủng Mongoloit, còn Hoa Nam thuộc ngành
Mongoloit phương Nam, cứ theo lịch sử thì từ Bào Hy, Thần Nông,
Hoàng Đế, Hạ Vũ, Thành Thang … tất cả là người Mongoloit cùng
chủng với Mãn, Mông, Kim, Liêu V.v… Như thế sẽ có một hệ quả
là: những người mang đặc điểm nhân chủng nam Mongoloit
không phải là người Trung Hoa? hay, họ bị diệt quốc và bị
đồng hoá thành người Trung Hoa? Điều này thật khó nói vì
chính họ lại là dân “đa số” ở Trung Hoa hiện nay, và đối với
người Trung Hoa huyết thống là điều cực kỳ quan trọng, không có
chuyện họ gọi người khác giống là tổ tiên được; ở đây cũng
không thể có sự lầm lẫn, sự thực này không thể lý giải cách
nào khác hơn là lịch sử Trung Hoa hiện nay là sai.
Đọc sử Trung Hoa ta thấy còn nhiều bất
hợp lý:
Sau khi thống nhất Trung Hoa và lên ngôi,
Tần Thủy Hoàng phái đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân vượt
Hoàng Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện; Hà Sáo là
phương bắc của Hoàng Hà, theo chính sử là đất của 2 nước Yên
và Triệu, mà Yên và Triệu đã bị Tần diệt quốc có nghĩa là
đất của Tần; thì Hung Nô đi lối nào mà vào tận Hà Nam. Thời
Chiến Quốc không có một dòng sử nào nói đến việc có chiến
tranh giữa Triệu và Yên hay Tần với Hung Nô, có một chi tiết nhỏ
nữa trong sử ký của Tư Mã Thiên là tướng Mông Điềm sau khi
chiếm được Hà Sáo đã cấm dân ở đấy thờ ….. (1 chữ đã bị xóa),
dù chữ bị xóa là chữ “Phật” hay là gì đi nữa thì cũng nói
đến một điều: dân ở Hà Sáo có tôn giáo khác với dân Trung Hoa
nên Mông Điềm cấm; như thế họ không thể là dân nước Yên hay nước
Triệu được, hay nói khác đi họ là ngoại nhân, hay là vùng bắc
Hoàng Hà mà Tư Mã Thiên gọi là Hà Sáo đó không phải là đất
của Yên, Triệu; suy rộng ra là trước thời Chiến Quốc, bắc
Hoàng Hà không thuộc về Trung Hoa.
Sử ký của Tư Mã Thiên còn ghi một việc
nữa khiến người đọc không hiểu được:
“Tần Thủy Hoàng sai làm một con đường từ ‘Cửu
Nguyên’ chạy suốt đến ‘Vân Dương’ … sau đó sai đắp đá ở đất ‘Cử
’ thuộc Đông Hải làm cửa phía đông của Tần. Kinh đô của Tần ở
tận Thiểm Tây bên bờ sông Vị gần với sa mạc tây bắc Trung Hoa,
thì lấy biển ở đâu ra mà đắp đá làm cửa biển phía đông?
Liên quan đến lãnh thổ Việt Nam sử ký
cũng có một đoạn không thể hiểu nỗi: Lãnh thổ của Tần khi
thống nhất Lục Quốc thì phía Nam đã đến miền “Bắc Hộ”… tức
là miền nhà có cửa quay về hướng Bắc ý nói đã vượt qua xích
đạo quá về phương Nam nên nhà mở cửa quay về hướng Bắc để đón
ánh mặt trời. Các nhà nghiên cứu đều đồng nhận: miền “Bắc Hộ”
là miền Trung Việt Nam ngày nay; như thế Việt Nam đã nằm trong
lãnh thổ của Tần, vậy sao còn phái tới 50 vạn quân … đánh
chiếm và lập thành 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận?
Qua rất nhiều sự việc trên đã đến lúc
ta mượn kết luận của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử và
khảo cổ học Trung Hoa đưa ra một hướng nhìn mới rất táo bạo về
đất nước và dân tộc Trung Hoa.
Những hình khắc cảnh lễ hội, sinh hoạt
trên trống đồng hoàn toàn đồng nhất với những gì mô tả trong
Cửu Ca, có nghĩa là dân tộc có cảnh lễ hội được khắc trên
trống đồng và được mô tả trong Cửu Ca
là
1, nếu Cửu Ca, Sở Từ của dân “trống đồng”
thì đương nhiên Kinh Thi và Ngũ Kinh cũng của dân “trống đồng”.
Và cũng chính những nhà khoa học Trung Hoa này đã xác định:
“Trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hoa (Hán) và là sản phẩm
của những dân tộc ít người ở cực nam Trung Hoa”, đó là các dân
tộc Tày, Thái, Liêu, hay Di Lão và vài dân khác… như vậy là đã
thừa nhận chính những dân tộc ít người này mới là chủ nhân
của Kinh Thi, mà đã là chủ nhân của Kinh Thi thì dĩ nhiên cũng
là chủ nhân của Ngũ Kinh đồng nghĩa là chủ nhân của toàn bộ
văn minh cổ của Trung Hoa.
Chúng ta ai cũng biết Việt Nam là 1
trong 3 trung tâm của nền văn minh trống đồng, thậm chí có thể
là trung tâm lớn nhất nữa. kết luận như vậy có quá vội vã
không? Không đâu, cách đây vài chục năm học giả Henre Maspréso
khi nghiên cứu về sinh hoạt lễ hội và phong tục tập quán của
người Thái ở Việt Nam phải thốt lên: chắc chắn tổ tiên người
Thái và người Trung Hoa cổ là một. Chỉ tiếc là nhận định của
ông không được quan tâm và đào sâu thêm.
Trước năm 1975, có một người dũng cảm
lội ngược dòng đó là Linh mục Giáo sư Lương Kim Định, bằng
kiến thức uyên bác và trực giác vô cùng bén nhạy ông đã dày
công nghiên cứu và xuất bản cả một tủ sách về văn minh và
nguồn gốc người Việt Nam… nhưng cũng chỉ là tiếng kêu trong
hoang mạc… Thực may mắn trong 10 năm gần đây ngày càng nhiều
người can đảm làm việc “đội đá vá trời” đó là Nguyễn Hồng
Sinh với “Kinh Dịch Phục Hy huyền diệu và ứng nghiệm” xuất bản
năm 2003, là Nguyễn Vũ Tuấn Anh với “Tìm về cội nguồn Kinh
Dịch” xuất bản năm 2002, là Nguyễn Thiếu Dũng, là Trương Thái
Du với hàng loạt bài viết ngắn …,ở ngoài nước
cũng có nhiều nhà nghiên cứu đang chú ý tới vấn đề này
Tất cả nhằm tìm ra nguồn gốc đích thực của người Việt Nam và
văn minh Việt Nam, dù còn nhiều nhận định, kiến giải khác nhau,
nhiều chứng lý chưa đủ trọng lượng, kết luận chưa hiển nhiên,
chưa đủ sức thuyết phục, nhưng ít nhất công sức của các vị
trên cũng đã có kết quả, tạo nên sự khởi động để nhiều người
vào cuộc, số người tham gia việc “đội đá vá trời” ngày càng
tăng, cứ như thế tăng lên mãi thì chắc chắn có ngày “vá được
trời”.