Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Sử thuyết họ HÙNG –Bài_2

-đường dẫn (tt)

   

    Tiền nhân người Việt Nam đã truyền lại cho đời sau nhiều chuyện cổ tích, đặc biệt là những truyện trước công nguyên. Trong những câu chuyện trên có phần hư cấu, mới đọc tưởng là chuyện tà ma, yêu thuật nhưng khi dùng chìa khoá Dịch Lý để mở mới nhận ra chính là tâm huyết của người xưa, khi đưa các mã tin của Dịch Lý vào các câu chuyện cổ tích – kết hợp với cổ sử Trung Hoa và Việt Nam đối chiếu với những khám phá của một số ngành khoa học hiện đại ta có thể phục dựng lại nguyên bản của lịch sử, đúng như những gì đã xảy ra, rửa sạch các lớp sơn ô uế mà ai đó đã phủ lên lịch sử của  con dân Việt Nam – con dân Họ Hùng trong số đó quan trọng nhất là Hùng triều ngọc phả.
        A- Hùng triều ngọc phả :
    Dựa theo phả hệ Hùng Vương 18 đời được lưu truyền từ xa xưa  và con dân Việt coi như chính sử:
 
              1    Hùng Dương Vương
              2    Hùng Hiển Vương
              3    Hùng Quốc Vương hay Thuấn Vương – Lâm Lang
              4    Hùng Nghi Vương – Bảo Lang ( dị bản: Tân Lang)
              5    Hùng Hy Vương – Viêm Lang ( dị bản: Hùng Anh Vương)
              6    Hùng Hoa Vương – Hải Lang̣
              7    Hùng Huy Vương – Long Tiên Lang
              8    Hùng Chiêu Vương – Quốc Tiên Lang
9.   Hùng Ninh Vương – Thừa Văn Lang
10. Hùng Uy Vương – Hoàng Hải Lang ( dị bản: Hùng Vĩ Vương)
      11. Hùng Trịnh Vương –  Đức Hưng Lang
      12. Hùng Vũ Vương – Hiền Đức Lang
13. Hùng Việt Vương – Tuấn Lang
14. Hùng Định Vương – Chân Lang
15. Hùng Triệu Vương – Cảnh Triệu Lang (dị bản: Cảnh Thiều)
16. Hùng Tạo Vương – Đức Quân Lang (dị bản: Đức tân)
17. Hùng Nghị Vương –  Quang Lang
18. Hùng Duệ Vương – Huệ lang (dị bản: Duệ Đức)
Riêng tư liệu do Nguyễn Hồng Sinh sưu tầm có thêm Hùng Vương thứ 19: Hùng Kính Vương?
 
 
 
 
B-Tóm tắt một số truyện cổ tích Việt .
        Để giúp bạn đọc đặc biệt là các bạn trẻ dễ dàng nắm bắt ý trong bài viết xin tóm tắt một số truyện cổ tích Việt được dùng làm tư liệu dẫn chứng cho cả loạt bài viết về lịch sử họ HÙNG .
1. Sự tích họ Hồng Bàng
            Đế Minh là dòng dõi 3 đời của Viêm Đế Thần Nông, đi dạo chơi phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp và kết duyên cùng nàng Vụ Tiên (có dị bản chép là con gái bà Vụ Tiên), sinh ra con trai đặt tên là Lộc Tục. Đế Minh rất thương yêu và có ý định truyền ngôi “đế” cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục quyết không dám nhận vì còn anh trai lớn cùng cha khác mẹ là Đế Nghi. Sau Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi và phong là vua phương bắc, Lộc Tục là vua phương nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương – đặt tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ (dị bản chép là Long Mẫu, là nàng Áng Mây) con gái của Động Đình Quân, vua vùng hồ Động Đình, hạ sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ con gái của Đế Lại và là cháu của Đế Nghi. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trong có 100 quả trứng, sau nở ra 100 người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ, “Ta là dòng dõi rồng vốn sống ở dưới nước, nàng là dòng dõi tiên sống trên cạn nên không thể sống mãi cùng nhau được” rồi Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi Phong Châu, các con theo Âu Cơ tôn người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương – đặt tên nước là Văn Lang nước Văn lang bắc giáp hồ Động đình, Đông giáp Nam hải, tây giáp Ba thục và nam giáp nước Hồ tôn. Dòng giống Việt được hình thành từ đấy.
 
2. Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh
            Sơn Tinh tên là Nguyễn Tuấn, sau còn các tên: Nguyễn Huệ, Nguyễn Chiêu Dung, con của Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh thị Dung, sau khi cha chết, mẹ con dẫn nhau lên ở núi Ngọc Tãn. Ở đây Sơn Tinh được Ma Thị là chủ núi nhận làm con nuôi, Nguyễn Tuấn được thần núi cho cây gậy thần có đầu sinh đầu tử, do cứu được một con rắn (dùng gậy đầu sinh) vốn là con vua thủy tề, được trao “sách ước” đễ tạ ân, sách ước có 3 trang (không rõ 3 trang gì).
            Vua Hùng Vương thứ 18 mở hội kén chồng cho Mỵ Nương Ngọc Hoa là con gái yêu của vua. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến cầu hôn, vua Hùng phân vân không biết chọn ai, vua quyết định ai đem sính lễ đến trước sẽ gả công chúa cho. Sơn Tinh nhờ có sách ước (?) nên chuẩn bị nhanh chóng lễ vật và đến trước, vua Hùng ưng ý và gả công chúa Ngọc Hoa cho Sơn Tinh. Thủy Tinh đến sau nên không lấy được vợ, nổi giận dâng nước lên đánh Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh nhờ có sách ước, gậy thần làm phép hể nước dâng lên thì núi cao lên thêm mãi, và nhờ gậy thần “đầu sinh đầu tử” nên binh tôm tướng cá tan tành phúc chốc, đất nước hưởng thanh bình, Thủy Tinh đành chịu thua và rút lui. Sau Hùng Vương truyền ngôi cho con rể là Sơn Tinh vẫn lấy hiệu là Hùng Vương.
 
3. Chuyện bánh dày bánh chưng
            Vua Hùng đã già bèn nghỉ ra cách để tìm người kế vị. Vua bèn ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất, và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.  
 
4- Truyện Thánh GIÓNG.
 
    Giặc Ân sang xâm chiếm nước ta, thế giặc mạnh mẽ lắm nhà vua cho truyền rao khắp nơi kêu gọi người tài ra chống giặc cứu nước.
    Ở làng Phù đổng tổng Võ ninh có 1 cậu bé đã 3 tuổi mà chưa biết nói vậy mà khi thiên xứ của vua đến bỗng đứa trẻ ấy lên tiếng xin nhà vua ban 1 con ngựa sắt và 1 cây gậy sắt để đi chống giặc, rồi cậu dục cha mẹ thổi cơm cho mình ăn để lên đường cho kịp lệnh vua, ăn hết nồi này cậu lại đòi thêm nồi khác đến khi nhà hết gạo thì cả dân làng tật trung nồi và gạo để thổi cơm cho cậu ăn... khi đã no đứa bé đứng dậy vươn vai 3 lần biến thành chàng thanh niên cao lớn khoẻ mạnh phi thường, vừa kịp khi nhà vua cho mang ngựa sắt và roi sắt đến chàng liền phóng lên ngựa cầm roi sắt phi ra trận tiền ,ngựa đi đến đâu giặc tan tác đến đó hết lớp này đến lớp khác đến nỗi gãy cả gậy sắt chàng liền nhổ tre vung lên đánh giặc hết bụi này đến bụi khác. xác giặc và tre vươn vãi khắp nơi nên về sau khắp nước ta đâu đâu cũng có tre mọc.
     Phá xong giặc ngài cưỡi ngựa sắt bay về trời ở vùng núi Sóc sơn,từ đó nước ta mãi mãi vua cho lập đền thờ và phong là Phù Đổng Thiên Vương , dân gian gọi ngài là thánh GIÓNG.
 
 
5. Chuyện nỏ thần
            Thục An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, nhưng thành xây mãi không xong, cứ xây rồi lại đổ. Nhà vua lập đài cầu khấn thì thần Kim Qui hiện lên xưng là Thanh Giang Sứ Giả chỉ cho vua cách trừ yêu quái nên thành xây không đổ nữa. Thành xây 9 lớp và xoáy như hình con ốc, vua đặt tên là Thành Cổ Loa. Trước khi giả từ thần Kim Qui còn tặng vua một cái vuốt để làm vật báu trấn quốc. An Dương Vương sai tướng quân Cao Lỗ dùng vuốt rùa chế thành nỏ thần gọi là “Thần nỏ rùa vàng”, khi giặc xâm lăng vua mang nỏ thần ra bắn thì quân giặc tan tác ngay. Thấy vậy, Triệu Đà vua nước kế bên vẫn có dã tâm thôn tính nước ta, lập kế cầu hòa, xin cho con là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu, ở rể tại Âu Lạc. Vốn sẵn âm mưu Trọng Thủy hỏi dò vợ về nỏ thần; Mỵ Châu mất cảnh giác đem nỏ thần cho xem, Trọng Thủy bèn tráo và trả lại cái nỏ giả, rồi về nước báo tin cho cha. Được tin Triệu Đà cất quân đánh An Dương Vương; vì đã mất nỏ thần nên An Dương Vương thua chạy – cha con đến cửa biển Nghệ An khấn thần Kim Qui, thần hiện lên bảo “Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đấy”, nhà vua biết muôn sự do Mỵ Châu gây ra, nên tuốt gươm chém con rồi cầm sừng Văn Tê 7 tấc đi vào biển.
 
6. Sự tích trầu cau
            Hai anh em trai tên là Tân và Lang giống nhau như 2 giọt nước, cha mẹ mất sớm nên 2 anh em vô cùng thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Rồi người anh là Tân lấy vợ, anh em vẫn ở chung nhà; vì 2 người giống nhau như 2 giọt nước nên người chị dâu không thể phân biệt được chồng và em, khiến Tân nhiều khi hiểu lầm nghi oan cho em. người em bỏ nhà ra đi, đi mãi tới bên bờ suối kiệt sức ngồi nghỉ rồi chết biến thành tảng đá. Người anh thấy mất em, vô cùng ân hận và ra đi, quyết tìm cho được em, nhưng đi mãi đi mãi vẫn không tìm được, thấy có tảng đá thì ngồi đấy khóc mãi cho tới chết, và cạnh tảng đá mọc lên một cây cau. Người vợ cũng ra đi tìm chồng và em. Khi đến bờ suối thấy có tảng đá và cây cau liền ngồi nghỉ và chết tại đấy, hồn biến thành dây trầu không mọc leo từ tảng đá quấn lấy cây cau.
            Vua Hùng tuần du đến đấy nghe kể chuyện thì rất xót xa cho tình nghĩa anh em và vợ chồng bèn sai nung đá thành vôi, ăn vôi với trầu và cau thì thấy có hương vị đặc biệt và tạo nên chất nước đỏ thắm, mọi người đi theo đều bắt chước vua. Từ đó có tục ăn trầu ở nước ta, cũng do tích này trầu và cau trở thành của sính lễ cầu hôn bắt buộc trong phong tục người nước mình.                  
 
7. Sự tích tục xâm mình
            Thời vua Hùng, dân ở núi xuống nước đánh bắt cá thường bị loài thuồng luồng làm hại, bèn cùng nhau tâu lên vua, vua phán: “Các giống ở trên núi khác với giống loài ở dưới nước. Các loài ở nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình vì vậy dân ta mới bị gây hại.” Nói rồi vua ra lệnh cho những ai xuống nước phải lấy màu xâm lên mình hình giống thủy quái. Từ đó không bị thuồng luồng làm hại nữa. Tục vẽ mình của dân Việt có từ đó.

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18