| |
|
Nghỉ thuyền hà thạch tố thanh ba
Lũng lại tranh nghênh xứ Bái qua
Lô Thủy phân ly Thao tục Lạc
Văn lang nhật nguyệt Thục sơn hà
Phạm sư Mạnh
thế kỷ 14
.
Nguyenquangnhat
http://nguyenquangnhat.page.TL
Tản
mạn về sự biến âm trong tiếng VIỆT và HOA
Một từ luôn có2 phần ; phần thanh và phần tự hay chữ, trong
bài này chỉ nói đến phần thanh không nói đến phần chữ, vì
bàn đến phần chữ là đã đi vào lãnh vực chuyên sâu của ngôn
ngữ học, đã là phần chuyên thì người ‘thường’ không dám lạm
bàn.
Cũng như bao sự việc khác, ngôn ngữ phát triển và biến đổi
theo thời gian, và vị trí địa lý, nó thay đổi theo từng vùng
và dân tộc. Nếu không đi nhiều cũng như không tiếp xúc thừơng
với những người ở các nơi khác nhau, ngay chính người Việt ở
thời truyền thông hiện đại, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt
cũng chưa chắc đã trọn vẹn .
Ta có thể nói là có sự khác nhau, chứ không nên xác định là
sai hay đúng; chỉ có thể nói sai hay đúng so với chuẩn quốc
gia, mà chuẩn quốc gia cũng là một qui định, cùng nhau qui ước
là viết như thế và đọc như vậy cho thống nhất trong một chuẩn
để thông tin, chuyển tải ngôn ngữ đạt được sự chính xác –
tránh việc ông nói gà bà hiểu ra là vịt.
Ta có thể nêu vài sự khác biệt hay thay đổi lớn trong ngôn ngữ
Việt ngày nay:
- Trước đây khoảng trăm năm, khi được “La Tinh hóa” Quốc ngữ , âm
‘tr’ được viết và đọc là ‘bl’, thí dụ: Blời → Trời; Blu → Trâu
Không phải thay đổi rồi thôi mà có nhiều chữ vẫn song hành như:
rung rinh → lung linh
Vẫn còn nhiều sự biến đổi khác, nếu không hiểu rõ, có thể ta
sẽ hiểu sai hay không hiểu nổi nhiều vấn đề, nhiều sự việc
của quá khứ xa xôi.
Với âm ‘l’ nhiều người miền Bắc phát âm thành âm ‘n’. Thí dụ:
phương Nam → phương Lam; làng nước → nàng lước
Nếu sự thay đổi âm ‘l’ và ‘n’ lại chồng lên sự thay đổi của âm
‘r’ và ‘l” thì sự khác biệt đi quá xa coi như không có sự liên
quan, … nhưng nếu chúng biến đổi qua nhiều tầng nấc trung gian
chúng lại có liên quan với nhau.
‘rú’ trong ‘rừng rú’ có nghĩa là ‘núi’, ta xem diễn biến
chuyển đổi như sau:
rú → lú → lúi → núi
r→ l l→ n
rừng → lừng → lừm → lùm (bụi)
lâm (Hán-Việt)
Lần theo từng mắt xích như trên, ta thấy rõ ràng “lâm” đâu có
phải là từ ngoại. Còn có nhiều thay đổi nếu không biết sẽ
không hiểu nổi nhiều vấn đề của lịch sử như:
Âm ‘r’ còn có thể biến âm thành ‘d’ như: râm (bóng râm) → bóng
dâm
Âm ‘l’ biến âm thành ‘nh’: ló → lú (lên) → nhú (lên), nhô (lên);
lớn lao → nhớn nhao
Từ kép: siu siu (ngủ) → thiu thiu (ngủ)
siêu siêu (ngủ)
Cũng có nhiều sự khác biệt rất lớn giữa phương ngữ miền Bắc
và phương ngữ Nam bộ, chỉ xin khái quát vài điều rõ ràng mà
thôi:
- Âm ‘v’ miền Bắc, miền Nam đọc thành ‘d’, ngay trong cách phát
âm tên quốc gia cũng có sự khác biệt: Việt Nam → diệc nam (viết
theo cách phát âm); nếu nói “Việt” từ gốc Hán có nghĩa là
“vượt” thì “diệc” hay “diệt” là gì?
Âm ‘h’ ở miền Bắc thì ở miền Nam biến thành ‘gh”; tương tự âm
‘q’ cũng vậy.
Thí dụ: đi hoài → đi ghoài (mãi)
quốc gia → ghuấc gia hay guốc gia.
Nguyên âm tiếng Việt như ‘u’ biến thành ‘o’, như tùng → tòng
‘u’ biến thành ‘âu’, như chu → châu
‘â’ biến thành‘ư’’, như nhất → nhứt, chân → chưn
Thời khá xưa chữ ‘khởi’ đọc là ‘khỉ’; chữ ‘mày’ miền Trung
đọc là ‘mi’, ‘ông’ → ‘ôn’. Như thế sự khác biệt thực thiên hình
vạn trạng. Đó mới chỉ là chuyện trong nhà, còn xét đến những
biến âm của từ thuần Việt và Hán Việt thì còn nhiều điều
phải bàn lắm như chữ ‘lâm’ và ‘lùm’ ở trên.
Ta quen gọi là từ Hán Việt, thực ra chưa chắc như thế, nhiều
khi còn ngược lại là đằng khác. Thí dụ: sông và xuyên; sưng và
sơn; kênh lạch và kinh lạc
Có nhiều từ xét về sự hợp lý theo thời gian cấu thành, tưởng
là xuất phát từ Hán tự nay chỉ là từ biến âm theo từ “Nôm”.
Thí dụ: người Việt thường nói, họ hàng – hang hốc; nếu nghiệm
ra ta thấy đây là cặp từ ghép mang tính giải thích, chú dẫn
về nguồn gốc: ‘hàng’ xuất phát từ ‘hang’, ‘họ’ phát xuất từ
‘hốc’. Từ thưở hồng hoang khi con người còn “ăn hang ở lỗ” thì
mỗi một hang là nơi cư trú của một thị tộc gồm từ vài chục
đến vài trăm người, và nhiều hang như thế hợp thành một bộ
tộc hay bộ lạc, trong mỗi hang lại có nhiều ngõ ngách gọi là
‘hốc’, mỗi hốc thường là nơi cư trú của một đại gia đình; sau
này dù còn người không còn ở hang nữa nhưng từ ‘hang’ và ‘hốc’
vẫn được dùng để chỉ một tập thể người có liên quan với nhau.
Có điều đặc biệt là chúng không dừng lại ở tiếng Việt mà
còn biến thành từ Hoa hay từ Hán Việt:
hang → hàng (Việt)
hương (Hoa)
hốc → họ (Việt)
hữu (Hoa)
Vậy ta có thể quyết định xem nhóm từ hang – hốc → hương – hữu
là từ Việt gốc Hán hay là từ Hán gốc Việt? Xét về mặt lịch
sử hình thành thì không thể nào nói khác đi: đó là từ Hán
gốc Việt.
Tương tự như vậy, khi ta xét cặp từ ‘kênh lạch’ và ‘kinh lạc’:
‘kênh lạch’ là đường dẫn truyền nước trong tự nhiên nó có
trước cả khi con người có hệ ngôn ngữ , sau được định danh là
‘kênh’ và ‘lạch’; còn ‘kinh lạc’ là đường dẫn truyền khí huyết
trong con người; nó là thành tựu tuyệt vời của nền khoa học
nói chung, y học Trung Hoa nói riêng tức là lúc con người đã văn
minh lắm rồi, nói như vậy chắc chắn từ ‘kinh lạc’ bắt nguồn
từ ‘kênh lạc’.
Các nhà ngôn ngữ học ngày nay xác định hơn 50% từ Việt là từ
Hán Việt – nói như thế có 2 điều phải bàn:
1. Có hơn 50% là từ Hán Việt là mới xem xét đến số lượng từ
dùng chung, còn cộng cả số từ biến âm, bắt nguồn từ nhau thì
tỉ lệ lẫn lộn Việt – Hoa còn lớn hơn nhiều.
2. Nói từ Hán Việt là từ Việt có nguồn gốc ở ngôn ngữ Hán
là thói quen có tính áp đặt; sự áp đặt này xuất phát từ ưu
thế số lượng mà ra. Khách quan mà xét thì sự áp đặt trên có
nguồn cơn từ lịch sử, qua hàng ngàn năm nước Việt chỉ là một
chư hầu của nước Hán (ta cứ tạm gọi như thế), …. nên nói từ
‘Hán Việt’ hay từ Việt gốc Hán là hợp lý và nhiều người mặc
nhiên chấp nhận, coi như chuyện bình thường, không ai thắc mắc,
từ quan tới dân, từ trí thức tới người tốt nghiệp bình dân
giáo dục không ai đặt dấu chấm hỏi.
Như đã dẫn ở vài thí dụ ở trên, chuyện không đơn giản như quán
tính lịch sử đã tạo nên, 2 ngôn ngữ Hoa Việt quấn quýt vào
nhau chặt chẽ hơn ta tưởng, ngay trong Kinh Dịch là linh hồn của
văn minh Trung Hoa cũng không phải là thấp thoáng, mà tràn đầy
tiếng Việt!?
Quẻ Lửa → Ly
Sấm → Chấn
Tán (Toán) → Tốn
Kiềng, Càng→ Kiền, Càn
Cả̉n,căn → Cấn
Căm hay cóng là tên khác của qủe khảm
Khôn thì rõ ràng là từ Việt (khôn ngoan, trí khôn hay khuân vác,
khuân mang)
Lịch sử và văn minh Trung Hoa cũng rõ ràng kết cấu gằng “gạch”
Việt, như:
hòn → hoàng (xuất phát từ Kinh Dịch: trời tròn là vua, đất là
dân}
viên → vương
vua → vũ
cha, chúa → chu, chiếu, triệu (họ)
bản (làng) → bang (quốc)
gốc (→ guốc) → quốc, nhà → gia
giêng – hai → giang – hồ (hải)
lu (mờ) → người Lu hay liêu
căm là lạnh → người Kim
mun (đen) → mông, minh, Mãn [người hay nước]
Đặc biệt 2 từ có mối liên hệ quan trọng đến vận mệnh nước
Hán là “quan” và “từ” lại là đích thị dịch từ chữ Nôm: “quan”
là dịch chữ ‘nhìn’, chữ ‘nom’; và“từ” dịch chữ ‘thương’ (tình
thương).
Quan Trung: vùng đất phía nam. Quan thoại: tiếng nói phương nam.
Quang Vũ (viết Quan thành Quang): là ông vua phương nam, như vậy
ông vua khai sáng triều Đông Hán đâu có phải vuaTrung Hoa.vì
chính người Hán nhận mình là Quan tộc.
Chữ “từ” là dịch sang hán ngữ chữ “thương” của tiếng Việt.
Theo Dịch lý, thì phương đông là phương của tình cảm (quẻ
Khảm), nghĩa là phương của sự thương cảm giữa người và người
(trong chữ Hán, thương là thương tật, ) ,đồng thời phương đông
cũng là phương của màu xanh.
xanh → thương – thanh, nên sau này có nhà Thương, nhà Thanh. Như
thế: từ = thương = phương đông chỉ vùng Sơn Đông hiện nay, xưa là
đất nước Tề (Từ → Tề). là chốn mà lịch sử Trung Hoa gọi là
Nam Man và Đông Di; đã là man – di thì vùng Hà Bắc, đất tổ của
nhà Đông Hán và Sơn Đông là đất nước Tề (Từ) thời Chiến Quốc,
nước Ngụy thời Tam Quốc không thể nào là Trung Hoa được.
Về sự thiên biến, vạn hóa trong tiếng Việt giữa xưa và nay, ta
đơn cử một đoạn trong sớ tấu của Trần Cương Trung, sứ giả nhà
Nguyên (thế kỷ 13) dâng lên vua theo bản dịch của Lê văn Siêu trong
Việt Nam Văn Minh Sử như sau: “Tiếng nói của dân Tru Ly gọi
‘trời’ là ‘bột mạt’, ‘mặt trời’ là ‘phù bột mạt’, ‘mặt trăng’
là ‘bột văn’, ‘gió’ là ‘giáo’, ‘mây’ là ‘mai’, ‘núi’ là ‘can
ngỗi’, ‘nước’ là ‘lược’, ‘mắt’ là ‘mạt’, ‘mồm’ là ‘mạnh’,
‘cha’ là ‘chá’, ‘mẹ’ là ‘ná’, ‘con trai’ là’can đa’, ‘con gái’
là ‘can ái’, ‘chồng’ là ‘chùng’, ‘vợ’ là ‘đà bị’, ‘tốt’ là
‘lĩnh’, ‘không tốt’ là ‘chương lĩnh’, cả thảy là như thế, tiếng
nói gấp mà nổi, phần lớn giống như tiếng chim, …”
Chắc chắn phiên âm tiếng Việt bằng chữ Hán có nhiều lệch lạc,
nhưng qua đó ta vẫn còn nhận ra:
‘gió’ là ‘giáo’
‘mây’ là ‘mai’
‘nước’ là ‘lược’
‘mặt trăng’ là ‘bột văn’ (âm Nam bộ = dăng = trăng; chữ ‘bột’
không đoán được)
‘mắt’ là ‘mạt’
‘mồm’ là ‘mạnh’ (miệng)
‘cha’ là ‘chá’
‘mẹ’ là ‘ná’ (má, nạ)
‘con trai’ là’can đa’
‘con gái’ là ‘can ái’
‘chồng’ là ‘chùng’
‘vợ’ là ‘đà bị’ (đàn bà)
‘tốt’ là ‘lĩnh’ (lành)
‘không tốt’ là ‘chương lĩnh’ (chẳng lành), những chữ còn lại
không thể đoán ra được, đặc biệt tên của dân tộc ta viết là
‘Tru Ly’ có thể đoán: ‘Tru’ biến âm của từ ‘chúa’; ‘Ly’ biến âm
của từ ‘Lửa’ nghĩa là dân của vua lửa hay vua vùng nhiệt đới.
Mới 700 năm mà đã khác xa như thế, nói chi đến 2, 3 ngàn năm
trước!? Hỏi còn bao nhiêu từ cổ mà ngày nay chúng ta nhận ra
được?
Ở đoạn trên, riêng từ ‘núi’ là ‘can ngỗi’ có thể đoán: ‘can’
là ‘cấn’, một quẻ trong Bát Quái, tượng trưng cho ‘núi’ và
chúng ta chú ý từ ‘nước’ là ‘lược’ vì nó có liên quan đến
quốc hiệu cổ xưa của Việt Nam mà ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Về sự liên quan giữa ngôn ngữ Hán và Việt còn nhiều khía cạnh
phải xem xét. Thí dụ: tên Nôm và tên chữ của một số địa danh
ở Việt Nam, tên Nôm là tên gọi, nói; tên chữ là tên viết bằng
Hoa tự như:
Làng Vầy → Làng Sơn Vi
Làng Tó → Làng Vũ Đại
Vi là Vây (cái vây cá); từ ‘Vầy’ → ‘Vây’, ký âm Hán tự là ‘Vi’
như thế nếu nói ‘Vi’ là từ Hán Việt e không đúng, ‘Vi’, ‘Vây’,
‘Vầy’chỉ là những phương âm của cùng một chữ mà thôi.
Còn ‘Tó’ viết thành ‘Vũ Đại’ mới đúng là dịch sang Hán tự;
tó là to, to → đại.
Việc dịch những danh từ riêng của Việt sang Hán tự cũng gây đau
đầu lắm! Như từ ‘Vũng Quýt’, một địa danh ở miền Trung của
Việt Nam, nếu hiểu ‘Vũng’ là danh từ chung là một vùng nước
sát đất liền tương đối được che chắn kín gió, … như Vũng Tàu,
Vũng Rô, thì chữ ‘vũng’ là ‘Vịnh’ trong Hán ngữ. ‘Quýt’ là tên
riêng nếu chuyển ngữ thành ‘Quất Vịnh’ thì có thể nhận ra,
nhưng phiên âm theo Hán tự để viết thành ‘Dung Quất” thì sai xa
lắm, người dân ở Vũng Quýt đọc lên cứ ngỡ là một địa danh
nào đó ở bên tầu
Việc dùng Hán tự để ký âm các từ gốc La Tinh đôi khi tạo nên
những cụm từ … quái dị …, về nghĩa thì không có rồi, và về
âm thì chuyển đi xa lắc xa lơ … phải có óc tưởng tượng siêu lắm
mới tìm thấy sự liên quan, như:
England ký âm thành Anh Cát Lợi. France thành Phú Lãng Sa.
Washington → Hoa Thịnh Đốn. (ông) Ghandi → (Thánh) Cam Địa, v.v…
Khổ một nổi sự ký âm này là bắt buộc vì 2 hệ thống ngôn ngữ
khác nhau hoàn toàn nên không có cách nào khác.
Tới đây người đọc có thể thông cảm với người viết và mặc
nhiên chấp nhận một độ lệch nào đó của âm ngữ khi dẫn chứng
tư liệu lịch sử Việt Nam từ cổ đại cho đến cận đại vì tất
cả được viết bằng chữ nho hay nói rõ hơn là những từ Việt
được ký âm bằng chữ Hán, sự lệch lạc đôi khi rất xa, nhưng ta
có thể nhận ra được nếu nó nằm trong một thể hoàn chỉnh, có
đầu có đuôi, có đối chứng V.v… nếu có hẳn một hệ thống xuyên
suốt thì trở nên hiển nhiên, rõ ràng không phải bàn nữa, ta có
thể khái lược hệ thống “biến từ ” Việt – Hoa trong những từ
chĩ người lãnh đạo quốc gia như sau :
1. Cao – cả → cổ nghĩa là người đứng đầu, thủy tổ như ông Bàn
Cổ; Cổ Thục; Cổ Tẩu.
→ cô, cơ: cũng là người đứng đầu như ‘Hiên Viên là tổ họ Cơ; ông
Cơ Xương, Cơ Phát.
→ Cao: ông cao Giao; Thái Cao; Cao Tân; Cao Dương; Cao Sơn.
→ Câu: Câu Tiễn (Việt Vương)
Chữ Tôn viết sai là Tông trở thành đế hiệu của các vua Việt
Nam và Trung Hoa từ đời Đường, Lý về sau. Căn cứ vào cấu trúc
cụm từ thì rõ ràng ‘Tôn”, ‘Tông’ tương đương với chữ ‘Vương’.
Thí dụ: Lý Thái Tôn, Lý Cao Tôn, V.v…
2. Vua → Vũ: chỉ hoàng đế khai quốc như Hạ Vũ, Võ Vương, Chu Vũ
Vương, Hán Vũ Đế, Vũ văn Giác, Quách Vu.
3. Cha – chú → chúa, chủ
→ chu, châu, sau biến thành Chu, Triệu như: nhà Chu, họ Chu: Chu
Nguyên Chương, họ Triệu: Triệu Chính, Triệu Đà, Triệu Khuông
Dẫn, V.v… đặc biệt ngôn ngữ Thái – Lào có từ ‘chậu’ nghĩa là
‘ông hoàng’, khi ký âm bằng Hán tự thì các vua Champa trở thành
họ ‘Chế’ như: Chế Củ, Chế Mân, Chế Bồng Nga, V.v…
4. Lửa → Ly (quẻ) là ngọn lửa, mặt trời, nghĩa bóng chỉ
‘hoàng đế’ sau biến thành họ ‘Lý’, họ ‘Lê’ như: Lý Bôn, Lý Bí,
Lý Uyên, Lý Công Uẩn; Lê Lợi, Lê Hoàn, (Hán tự ký âm sai thành
họ Lưu)
5. Đức: chỉ nhân vật có địa vị cao trọng như: đức Chúa, đức
ông, V.v… Hán ngữ ký âm thành Đế đồng nghĩa với vua, chúa; âm
Khmer là ‘cham đéc’ nghĩa là ông hoàng.
6. Xuất phát từ ý niệm: ‘trời tròn, đất vuông’, ‘trời là vua,
đất là dân’, người ta tạo nên các từ: hòn → hoàn → hoàng nghĩa
là vua; ‘viên’ chỉ vật tròn → vương. Trong lịch sử có: Đinh
Hoàn, Lê Hoàn, Hiên Viên, Tản Viên, …
7. Các tước vị của quí tộc Trung Hoa:
không 0 → công
hai 2 → hầu
ba 3 → bá
tư 4 → tử
năm 5 → nam
Từ hệ thống “chuyển ngữ” này, ta có thể khẳng định, trước khi
Hán tự được dùng để viết sử thì đã có lịch sử Trung Hoa
viết bằng một thứ chữ khác với Hán tự, đó chắc chắn là
kiểu chữ{văn} “khoa đẩu” của nhà Thương- Chu, Ngũ kinh cũng được
chép bằng thứ chữ này. Từ đời Tần người ta mới dùng kiểu
chữ “tiểu triện” thay thế, loại chữ tiểu triện qua nhiều lần
cách tân về cách viết trở thành Hán tự ngày nay; người Việt
không gọi là Hán tự mà gọi là “chữ Nho”, phải chăng ‘Nho’ là
biến âm của ‘nhỏ’ đồng nghĩa với ‘tiểu triện’, người Việt ưa
dùng điệp ngữ “Nho nhỏ” cũng là một dẫn chứng có giá trị cho
hướng suy nghĩ như trên.
Bản thân dân du mục phương Bắc khi chiếm đóng Trung Hoa chưa có
hệ thống văn tự riêng nên dùng luôn hệ thống văn tự Trung Hoa
làm quốc văn vì không có cách nào khác, từ đó chữ tiểu triện
biến thành Hãn tự, điều này giải thích sự mâu thuẫn trong tâm
thức người Việt.
Từ Hán trong Hãn tộc là một nỗi ám ảnh kinh hoàng do những
thống khổ người Việt phải chịu thời vong quốc. Nhưng từ ‘Hán’
trong ngôn ngữ Hán, người Việt gọi là chữ Nho thì lại có vị
trí trân trọng đặc biệt và được gọi là chữ của “thánh hiền”
Nguyenquannhat
|
|