|
Tiền đề và truyền thuyết Hùng VươngNguyên NguyênQua bài này, chúng ta thử xem lại, bằng cách tóm lược truyền thuyết Hùng Vương, và ảnh hưởng của tiền đề trong truyền thuyết và cổ sử. Theo thiển ư, tất cả những công tŕnh nghiên cứu, dù trong ngành khoa học hay các bộ môn nhân văn, đều dựa trên những nền tảng cơ bản hay cơ sở lí luận, thường gọi nôm na là 'tiền đề', rồi xây dựng trên đó những thao tác lư luận, phân tích và tổng hợp, dùng các dữ kiện sẵn có, hoặc mới t́m ṭi được, và theo tinh thần khoa học, càng khách quan càng tốt. Nhân dịp viết loạt bài về truyền thuyết Hùng Vương, đăng đầy đủ trên một vài trang mạng 'Ái Hữu Petrus Kư' (thí dụ, petruskylhp.org), chúng tôi phát hiện được rất nhiều công tŕnh nghiên cứu, t́m ṭi - phương Đông cũng như phương Tây - đă mặc nhiên tiếp diễn từ đời này sang đời khác, mà không bao giờ khắt khe xem xét lại nền tảng cơ bản, hay tiền đề, đă được dùng để xây dựng mớ suy luận dẫn đến kết quả các công tŕnh đó. Xin thử quan sát một vài khía cạnh về tiền đề như sau. 1. Câu chuyện di dân thời tiền sử Đa số những thuyết về nguồn gốc dân tộc, từ Mă Lai đến Myanmar, từ Phi-líp-pin đến các dân đa đảo Pô-li-nê-ziên, đều do những nhà khoa học Tây phương đề ra. Bắt nguồn sâu xa từ làn sóng đi t́m và xâm chiếm đất dân da màu làm thuộc địa ở vài thế kỉ trước. Sau này, có thêm những nhà khoa học Á Châu được huấn luyện ở Âu Mỹ và mang học vị từ các đại học phương Tây. Dường như có bao nhiêu nhà khoa học tên tuổi, là có bấy nhiêu lí thuyết khác nhau. Thông thường, họ ưa truy tầm một nguồn gốc đâu đó rồi mở cửa cho dân chúng tràn ra di tản về một địa điểm khác. Thí dụ, đối với dân đa đảo, chúng ta thường nghe đến thuyết 'Xuất phát từ Đài Loan'. Theo đó, dân Á Châu từ đảo Formosa (Đài Loan) thấy buồn t́nh hay thiếu ăn sao đó, kéo nhau lên thuyền bè di tản đến các hải đảo ở miền Tây và Nam của Thái B́nh Dương. Tại các hải đảo này, vào khoảng thời gian cách đây vài ngh́n năm, di dân từ Đài Loan mới hợp chủng với các sắc dân bản địa tạo nên người dân đa đảo như: Samoa, Fiji, Tân Calêđônia, Timor, Vanuatu, Papua New Guinea, v.v. Ngược lại cũng có thuyết cho rằng các người hải đảo thích phiêu lưu, lên tàu bè chạy lên mạn Bắc. Hợp với dân bản địa tạo thành người Nhật, người Taiwan, v.v.. Hoặc giả, ngày xưa vào lúc mực nước biển xuống thấp, nên quần đảo Inđô-nê-xia hăy c̣n nối liền với lục địa Á Châu, khiến họ cuốc bộ di tản, đi lên miệt trên (thí dụ, xem [1]). Đến tận phía Bắc nước Tàu, hoặc sang Ấn Độ cùng những nơi xa xôi khác. Nh́n chung, những điểm đặc trưng của các lư thuyết kiểu này, thông thường bao gồm:
C̣n rất nhiều các điểm đặc trưng khác cho thấy sự thiếu thốn quan tâm đến tiền đề, vẫn luôn luôn là đầu giây mối nhợ cho nhiều kết luận khá lộn xộn về sau. Nhưng ở đây, chúng ta hăy quan sát một số chi tiết hạn hẹp đề ra ở trên. Trước hết hăy xem qua một số kết luận thường gặp. Hồi đầu thế kỷ 20, ở bên trời Tây, có lư thuyết về chủng Mă Lai rất ăn khách. Có 2 đợt: Proto-Malay và Deutero-Malay, mà B́nh Nguyên Lộc [5] đă chuyển ngữ ra Mă Lai đợt I và Mă Lai đợt II. Đợt I di tản từ phía Tây nước Trung Hoa sang Hoa Nam rồi xuống Đông Nam Á cách đây 5000 năm. Đợt II theo sau, cách đây 2500 năm. Tiền đề ẩn tàng là cả hai đợt Mă Lai đó hoàn toàn là những khối người rất lớn, thuần chủng, và nói cùng một thứ tiếng. Nội bao nhiêu đó cũng đưa đến bao nhiêu kết luận tách rời xa sự thật. Điểm lộn xộn lớn của tất cả những lư thuyết mang hàm ư một nhóm người cùng chủng phát xuất từ đâu đó nằm ở địa điểm xuất xứ, và nơi đến hoặc chốn định cư cuối cùng. Cứ theo thuyết Mă Lai, như vậy người Mă Lai Á rất dễ dàng bị hiểu lầm là người thuần chủng nhất của tộc Mă Lai, bởi có vẻ sau khi di tản suốt chặng đường dài, ghé vào chỗ này chỗ nọ, họ thấy mỏi mệt nên đă dừng lại lập ra nước Mă Lai Á. Việc gọi chung bằng tên một chủng lớn, có vẻ tổng quát hoá vấn đề nhưng hăy c̣n loanh quanh, bởi không nói lên đích xác một dân tộc A nào đó thuở mới lập quốc và h́nh thành dân tộc, thật sự là hỗn hợp những tộc người khác nhau như thế nào. Mà gần như hầu hết các nước đều theo mô h́nh hợp chủng này [8], phản ánh quan điểm của nhiều sử gia cho rằng ‘quốc gia’ được thành lập do ở việc đ̣i hỏi phải hợp quần với nhau để đối phó với mối đe dọa chung từ phía bên ngoài ([2] & [9]). Lí thuyết một khối người, thông thường thuộc một thứ chủng tộc với nhau, di tản bằng đường bộ hay bằng thuyền bè, hoặc bằng voi, hay 'máy bay trực thăng' bốc đi, vẫn luôn luôn là tiền đề ẩn tàng sau những lí thuyết dù mang tiếng rất hiện đại ở thế kỉ 21. Thí dụ, quyển sách mang tựa chữ Việt: 'Địa đàng phương Đông' [1], tuy khá đồ sộ nhưng dành phần lớn miêu tả về những lí thuyết trái ngược nhau đă có từ trước, và dùng hơn nửa quyển sách chuyên chú về các truyền thuyết, chuyện cổ tích xưa ở vùng Đông Nam Á, rồi vẫn phải tạm dùng những truyền thuyết này để hỗ trợ thêm cho giả thuyết của tác giả. Chỉ một phần rất nhỏ của sách ở chương 6-7 (trang 177-218, trong 560 trang) là bàn đến kết quả dựa trên thử nghiệm DNA. Quan trọng nhất, kết luận có vẻ vẫn dựa vào một tiền đề xưa: Một khối người, có vẻ như cùng một chủng, tản mác từ khu vực Sundaland (gần bán đảo Mă Lai ngày nay) mang văn minh đến những nơi khác, kể cả Ấn Độ và Trung Hoa, sau một trận đại hồng thủy làm ch́m cả lục địa với một nền văn minh sáng chói. Có rất nhiều điểm hết sức lấn cấn của tất cả những lí thuyết dựa vào chuyện 'di tản hằng khối thuộc một chủng tộc'. Chung qui do ảnh hưởng của 'tiền đề', hay cơ sở lí luận ban đầu. Thứ nhất, theo nhiều khám phá của các nhà sử học (thí dụ [2] & [9]), hầu như tất cả những vùng đất ở Đông Nam Á, cho đến khoảng 800 năm đầu sau Công Nguyên hăy c̣n nằm trong t́nh trạng bộ lạc, hay liên minh bộ lạc của những người sinh sống gần nhau. Chứ không phải dưới dạng vương quốc với mô h́nh ‘nhà nước’ theo kiểu miền Hoa Bắc. Những bộ lạc khác chủng sinh sống gần nhau chắc chắn không tránh khỏi xung đột, chiến tranh lẫn nhau. Ở miền Hoa Nam thuộc Trung Hoa lục địa cũng vậy. Có rất nhiều chi chủng khác nhau, và tổ chức chính trị rất rời rạc, lỏng lẻo, chưa đến h́nh thái nhà nước. Và cũng bởi lư do đó, Hoa chủng đă mất đến 800 năm để nhất thống các vương quốc miền Hoa Bắc, nhưng chỉ tốn trên dưới 8 năm để nuốt trọn các bộ lạc, hay 'tiểu quốc', tại Hoa Nam. Dữ kiện ngày nay c̣n cho biết nội người Dao (bà con gần với người Hmong) cũng có đến 300 chi chủng khác nhau [3]. Thứ hai, việc di tản một khối người, lớn hơn số người trung b́nh của một bộ lạc, cùng một chủng tộc, nhất là trong một thời gian ngắn, là một chuyện rất khó có khả năng, nếu không có một tổ chức 'trung ương'. Ở mức cơ bản, tổ chức trung ương đó cần phải có một ngôn ngữ chung, có chữ viết càng tốt, và bắt buộc phải có quyền có uy. Có quyền uy trên một khối người lớn, tất phải có nhà nước, hay cấu trúc chính trị đầu năo. Thứ ba, cho đến ngày nay, các nhà khoa học, từ nhân chủng đến khảo cổ xuyên qua y khoa - sinh vật dựa trên DNA, chưa thể cho biết ở vào thời điểm nào, 5000 năm, hay 10000 năm, hoặc 50000 năm, 100000 năm, 500000 năm trước đây, con người hoặc một chủng lớn nào đó bắt đầu tách ra thành các chủng khác nhau. Nhưng chúng ta đều biết rơ, một khi có sử học th́ đă có những tộc người khác nhau. Đó là một sự thật hiển nhiên. Cổ sử Đông Nam Á cho thấy rất nhiều nhóm người cùng một thứ chủng tộc, chỉ di tản đến một vùng đất nào đó, trước sau một hai trăm năm là có giặc, tranh giành địa bàn sinh sống lẫn nhau. Điển h́nh là giặc giă vẫn thường xuyên xảy ra giữa người Khờ-Me và người Chăm-pa, ở thời xa xưa, người Môn với người Myanmar, xưa và nay, mặc dù họ có thể có bà con rất gần với nhau, v.v. [10]. Đến đây, chúng ta có thể tự hỏi: 'Tại sao các tác giả Âu Mỹ gần như bao giờ cũng có thói quen nghiên cứu dưới những thứ tiền đề như vậy?'. Theo thiển ư, đó là một vấn đề nằm trong cốt lơi văn minh thuộc truyền thống GiuĐà-KiTô [6]. Nếu người Đông phương ưa thấm nhuần đạo Khổng, Lăo, hay đạo Phật, th́ người Tây phương thường 'hành sự' dưới ảnh hưởng Ki-Tô giáo. Họ nh́n rất nhiều vấn đề trên quan điểm của văn hoá và lịch sử Tây phương. Quan trọng nhất và liên hệ trực tiếp đến thảo luận ở đây chính là:
2. Các thứ tiền đề của người Hoa Văn minh Hoa Hạ lưu truyền đến ngày nay cũng vướng phải nhiều hội chứng về tiền đề không kém ǵ Tây phương. Nhưng các thứ tiền đề của họ lại phức tạp hơn Âu Mỹ rất nhiều, do khác biệt ở nền tảng văn minh. Nói chung, văn minh Tây phương phát triển trên nền tảng khám phá những luật về thiên nhiên, và xem chế ngự thiên nhiên là thử thách của đời sống. Trong khi Đông phương ưa hoà điệu với thiên nhiên, và thích sinh sống, lư luận dựa vào thiên nhiên. Điểm đặc trưng nổi bật nhất của văn minh Trung Hoa, như một quốc gia lớn mạnh ngày nay, có lẽ không phải ở chỗ họ có nhiều di sản văn hoá, hay tài nguyên nhân lực hoặc chất xám, mà chính ở chỗ Trung Hoa là một Hợp Chủng Quốc tạp-pín-lù xưa cổ nhất, và ḱ lạ nhất. Ḱ lạ ở điểm họ chỉ nhất thống được chữ viết. C̣n tiếng nói th́ có đến cả ngàn thứ phát âm và phương ngữ khác nhau. Nếu so sánh Trung Hoa với Liên Xô (cũ) hay Yugoslavia (cũ), chúng ta thấy có vẻ như rằng chính cái căn cước lư lịch của Hoa tộc, có chung một quá tŕnh lịch sử dài lâu, đă giúp họ rất nhiều trong việc sinh tồn gắn bó với nhau trong thế kỉ 21, như một quốc gia lớn mạnh. Dù rằng người Hoa nào cũng biết Hoa tộc ngày nay là một hợp chủng lớn nhất với dấu vết hăy c̣n hiện rơ qua nhân dạng và ngôn ngữ. Những tiền đề chính xuất phát từ Trung Hoa, liên hệ thẳng với đề tài ở đây gồm có: (i) Hoa tộc với nền văn minh Hoa Hạ là một thứ chủng số dzách, hết sức cao siêu, có nhiều khả năng thiên phú ở mọi mặt. Sự thật: Hoa chủng thuần túy, ở thời Nghiêu Thuấn, thường mang tiếng có đầu óc hết sức thực tế, và thuần lí khô khan. Rất khó là tác giả của những áng thi văn bất hủ để đời. Nhiều địa điểm khai quật cho thấy những nền văn minh xưa cũ lại nằm trong các địa bàn của chủng Yue xa xưa [13]. Chữ viết cũng vậy. Hoa tộc vẫn thường tự hào chính họ phát minh ra chữ viết, ngày nay thường gọi Hán tự. Nhưng gần đây nhiều tác giả, có thể t́m thấy trên các trang mạng, cho rằng Miêu tộc, tức nhóm Miêu-Yao c̣n gọi Hmong-Mien, mới chính là tác giả chữ viết [13] mà Hán tộc đă chôm lấy rồi tiếp tục phát triển về sau. Nhóm Hmong-Mien c̣n mang tên vào thuở cổ thời là Cửu Lê [Jiu Li], thuộc khối Đông Di dưới sự lănh đạo của Xuy Vưu, về sau bị đại bại dưới tay Hiên Viên Hoàng Đế, và bị chặt đầu. Người Triều Tiên (Hàn) hiện nay đều nh́n nhận Xuy Vưu là một thánh tổ quan trọng của họ. (ii) Dân Bách Việt ở miền Hoa Nam, tức phía Nam sông Dương Tử, đă được đồng hoá thành Tàu từ lâu. Và họ chỉ di tản xuống miền Đông Nam Á vào thời Ngũ đại hay Thập quốc, thế kỷ thứ 10, trở về sau, nhất là vào thời Măn Thanh. Tức người ở Trung Hoa lục địa chỉ di tản ra ngoài, xuống miền Đông Nam Á, sau khi họ đă thành Tàu. Trước đó không có. Đây là một thứ tiền đề hết sức quan trọng, đă khiến rất nhiều công cuộc khảo cứu về cổ sử Đông Nam Á chạy lệch sang một hướng khác. Rất nhiều hệ luận khá lệch lạc bắt nguồn từ chỗ tiền đề méo mó này. Quan trọng nhất người ta thấy rất nhiều thuyết về nguồn gốc các dân tộc miền Đông Nam Á ít khi hoặc không bao giờ đề cập đến khối người chạy trốn giặc giă vào cái thời Xuân Thu Chiến Quốc (770-221 TCN) kinh hoàng xảy ra khi các nước ở miền Hoa Bắc tranh hùng xưng bá với nhau. Ảnh hưởng khốc liệt của chiến tranh miền Hoa Bắc tràn xuống Hoa Nam, bắt đầu từ thời xa xưa, từ những cuộc đụng độ giữa Hoa tộc với đám rợ Nhung ở phía Tây, và binh biến chung quanh các nước Sở, nước Việt ở miền Hồ Bắc, Hồ Nam và Chiết Giang. Nạn binh lửa đau thương trong các nhóm thuộc Bách Việt ở Hoa Nam có lẽ leo thang lên đến tột điểm, vào thời Tần Thủy Hoàng, rồi kéo đến đời nhà Hán khi Hán Cao Tổ ra lệnh tiến chiếm Mân Việt và Nam Việt (111 TCN), để rồi tạo dựng nên một nước Trung Hoa hết sức rộng lớn. (iii) Ẩn tàng sau lưng hai tiền đề phía trên là một tiền đề khác, do ở việc đánh trống rầm rĩ của những học giả và chính trị gia người Hoa từ đời này sang đời nọ, riết rồi ai cũng đành dễ dăi chấp nhận. Đó là trừ những người dân tộc ở miền rừng núi, dân Tây Tạng, dân Măn, Mông, Hồi, Choang, v.v. Hoa tộc chỉ là Hán tộc, một tộc người thuần chủng duy nhất làm chủ lục địa Trung Hoa và những vùng đất lân cận như Đài Loan, v.v.. Tức hễ là người Tàu, họ phải, hoặc thuộc vào khối đa số Hán tộc, hoặc dân tộc ít người. Thật ra, trái với tuyên truyền của người Hoa, không ai biết rơ Hoa tộc như ngày nay, thật sự bắt đầu h́nh thành vào khoảng thế kỉ nào. Tiền đề một Hoa tộc lớn lao thuần chủng này thật sự rất quan trọng, và có thể dẫn đến nhiều hệ luận khác. (iv) Một tiền đề khác của người Hoa cũng thường xuyên đánh lạc hướng các công tŕnh nghiên cứu khoa học, xưa và nay. Đó là tiền đề cho rằng ngày xưa Yue tộc hoàn toàn không có mặt ở miền Hoa Bắc, tức phía Bắc sông Dương Tử. Trong loạt bài về 'thuyết Hùng Vương', chúng ta đă quan sát rất kỹ tiền đề này khi minh giải người Hakka (Hẹ) chính là người Bộc Việt hay Bách Bộc năm xưa. Một nhóm tổ tiên người Việt, xưa là giống du mục sống bên sông Bộc, khu vực Sơn Đông. Tiền đề này dẫn đến hệ luận khác. Đó là, nếu một nhóm người nào đó, thí dụ người Hẹ, có xuất xứ từ phương Bắc, họ phải là một thứ người thuộc Hán tộc, tối cổ và nguyên thủy. Xin nhắc lại, những lư thuyết về gốc gác tộc người, hoặc truy t́m tộc người nào đă là tác giả của những di vật khai quật được, thông thường dựa trên khảo sát dùng nhân chủng học, khoa khảo cổ, chứng liệu lịch sử, văn hoá, truyền thuyết và ngôn ngữ học. Thời thượng hơn, nhưng có vẻ hăy c̣n khá mới, ngay cả đối với những nhà nghiên cứu thuộc các ngành nghề khác với y khoa, hay sinh vật học, người ta có thể dùng di truyền thể DNA (xem [1]). Tuy nhiên, chúng ta thấy rất ít khi một công tŕnh nghiên cứu nào đó có thể bao gồm hết những khảo sát xuyên qua hết mọi ngành nghề kể trên. Thường thường, nhà khảo cứu ưa đề cập tới vấn đề ngôn ngữ, nhất là như một khởi điểm, hay một chặng kiểm chứng sau cùng. 3. Tiền đề phía Việt Nam và truyền thuyết Hùng Vương Khó khăn về nghiên cứu cổ sử phía Việt Nam, theo thiển ư, có lẽ nằm ở chỗ bị vướng phải sức nặng cả hai khối tiền đề rất to lớn của Âu Mỹ và của Trung Hoa. Quan trọng nhất, theo thiển ư, truyền thuyết Hùng Vương thông thường đă đánh mất đi một chi tiết chính. Đó là việc Lạc Long Quân và Âu Cơ thuộc hai tộc người khác nhau. Và, chúng ta thường đánh mất chi tiết cực ḱ quan trọng trong truyền thuyết quư nhất của người Việt, ngoài ở chỗ vô t́nh bị dẫn dắt bởi các thứ tiền đề của Tây - Tàu, có lẽ c̣n do ảnh hưởng từ lối nói ẩn dụ của người xưa: con Rồng cháu Tiên. Lạc hướng bởi quá thích thú với chuyện Rồng và Thần Tiên, chúng ta hoàn toàn không để ư đến Rồng và Tiên là hai giống khác nhau và quên đi, không quan tâm đến việc li hôn giữa 'thái quốc tổ' Lạc và 'thái quốc mẫu' Âu, như chính cụ Lạc đă xác nhận. Nếu có dịp so sánh với các chuyện cổ tích về thời phát sinh ra dân tộc, của các tộc người láng giềng như Mă Lai, Nhật, Triều Tiên, Lào, Java, v.v. có lẽ không có chuyện nào lại có vẻ thiếu ‘feng shui’ như chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân. Đó là chuyện hai vợ chồng ‘thủy tổ’ một dân tộc lại phải chia tay nhau. Nhưng thật ra hết sức chính xác và tuyệt chiêu. Bởi truyền thuyết này có lẽ là thứ truyền thuyết rất hiếm có, so với nhiều truyền thuyết các thứ dân khác, nh́n nhận tộc người Việt Nam là một hỗn hợp ḱ diệu giữa 2 tộc bên ngoài di cư đến cộng với các sắc dân bản địa. Truyền thuyết Âu-Lạc c̣n chính xác ở chỗ có một ấn bản khác [18] của người Mường, hăy c̣n truyền tụng cho đến ngày nay. Những chi tiết trong bản Mường đă hỗ tương với chi tiết bản Việt, và cả hai thứ đều ăn khớp với nhiều chi tiết lịch sử. Không những vào thời Hồng bàng ban đầu, mà kéo đến các thời nhà Đinh, Lê, Lư, Trần, và Hậu Lê, v.v. Những điểm đặc trưng sau đây đă được phát hiện qua truyền thuyết giải mă:
Truyền thuyết Hùng Vương theo giải mă, xin được tóm tắt như sau. (i) Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc ở bên Tàu (770-220 TCN) có tất cả trên 1000 nước và bộ lạc lớn nhỏ khác nhau. Chính yếu có nhóm Hoa chủng ban đầu tập trung tại lưu vực sông Hoàng Hà, và hằng trăm hằng ngàn các nhóm tộc người khác với chủng Hoa thường gọi người Di, Man hay Nhung và Địch, tùy theo phương hướng và địa bàn sinh sống. (ii) Có 3 nhóm 'rợ' chính, đa số tập trung ở miền Hoa Nam, tức phía Nam sông Dương Tử: Nhóm Âu (Thái-cổ), Lạc (Việt cổ) và Hmong-Mien, tức Miêu-Dao. Nhóm Âu thường tập trung tại các khu vực rừng núi nội địa nước Tàu. Từ địa bàn nước Sở năm xưa kéo đến xứ Việt cổ. Tức tại các khu vực Nam Hồ Bắc, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quư Châu, Lưỡng Quảng. Nhóm Lạc, ngược lại ưa sinh sống ở vùng sông biển bên phía Đông. Từ khu vưc Sơn Tây, Sơn Đông, Hà Nam, xuống tận An Huy, Chiết Giang và Phúc Kiến. Nhóm Hmong-Mien, thường gọi Miêu tộc và Dao, sống xen kẽ với cả hai nhóm Âu và Lạc. (iii) Đặc biệt có một nhóm tộc Việt xuất thân ban đầu một nhóm người chuyên du mục, nay đây mai đó, thuở cổ thời tập trung ở phía cực Bắc, khu vực sông Bộc gần thành phố Bộc Dương (Puyang) tại Hà Nam, và chung quanh tỉnh Sơn Đông. Xưa sống chung đụng gần gũi Hoa tộc nhất. Đó là nhóm Bách Bộc, hay Bộc Việt, tức Lạc bộ Trăi, hay thị tộc Việt Thường, mà chúng tôi đă minh giải trong suốt 3 bài liên tiếp, chính là tiền thân của người Hẹ (Hakka, khách gia) ngày nay. Vào thời Xuân Thu, nhóm này đă hợp với Miêu tộc di tản sang bán đảo Triều Tiên và hợp chủng với dân bản địa tạo thành dân Hàn. Một nhóm khác chạy xuống khu Châu Dương nước Sở, cùng với nhóm Âu từ Châu Kinh, chạy tuốt xuống xứ Việt cổ. (iv) Nhóm Âu được đại biểu bằng bà Âu Cơ và nhóm Lạc, bằng Lạc Long Quân. 'Kinh Dương Vương' là một thứ tên đặt tiêu biểu cho người ở 2 châu Kinh và Dương thuộc nước Sở nới rộng. Việc thành lập nước Âu Lạc được xem như chuyện di dân và hợp chủng giữa tộc Âu và Lạc, chung với người bản địa, tức người Môn Khmer, người đa đảo và người Nê-gri-tô tóc xoăn. Người Môn Khmer thuộc đám rợ Khương và Nhung, phía Tây nước Tàu. Gần đây tại Việt Nam, có vẻ có khuynh hướng xử dụng một ‘câu chuyện’ khác về Hùng Vương, xem ông như một nhà ảo thuật đại tài. ‘Câu chuyện’ này dựa trên một đoạn của quyển Đại Việt Sử Lược [17]. Theo đó, vào thời vua Châu Trang Vương ở bên Tàu (696-682 trước Công Nguyên) 'ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật quy phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút'. Theo thiển ư, chi tiết xuất xứ của Hùng Vương dựa theo Đại Việt Sử Lược, kiểu 'nhà ảo thuật', chỉ có một lợi điểm là phù hợp với những phát hiện của khoa khảo cổ về văn minh Đông Sơn, ở chỗ thời điểm 'dựng nước' (khoảng năm 600-700 TCN), nhưng rất tai hại về chứng liệu lịch sử, và hoàn toàn dở về 'feng shui', tức phong thủy. Nếu đọc thật kỹ chỉ một vế nhỏ của miêu tả về nhà ảo thuật: ‘Ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật quy phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương,…’, chúng ta có thể thấy một số điểm lấn cấn như sau. Thứ nhất, câu chuyện Hùng Vương nhà ảo thuật, không phải là một truyền thuyết. Nó hoàn toàn xa lạ với dân gian, và lại ‘rặc mùi Tàu’. Nó chỉ xuất hiện độc nhất trong một bộ sách thất lạc pên Tầu lâu năm. So với truyền thuyết Âu Cơ, rất phổ biến tại nước Nam từ thời xa xưa, và có luôn một bản đối chiếu của người Mường, đồng tác giả của truyền thuyết, ‘câu chuyện’ này phải thua xa ở tính xác thực, dù chỉ ở mặt truyền thuyết. Thứ hai, nếu phân tích kỹ (Ở bộ Gia Ninh cóngười lạ), ta thấy nhà ảo thuật Hùng Vương có thể thuộc bất ḱ chủng nào có mặt, hay tạm dừng chân ở bộ Gia Ninh. Để ư, ‘Gia Ninh’ là một cái tên rặc Tàu, do người Tàu đặt nên. Nhà ảo thuật đó có thể là người Lê, người Tây Âu, người Ba, người Thục, người Địch, người Khương, người hắc nụy tóc xoăn, người Lạc Việt từ vùng biển, người du mục Bách Bộc, người Thổ gia, và ngay cả người Đông Di. Nhà ảo thuật này cũng có thể là một người Hung Nô cưỡi ngựa đi lạc đến khu Gia Ninh, và biểu diễn lối nhào lộn trên lưng ngựa làm màn ảo thuật, gây nhiều ấn tượng cho người xem. Ông cũng có thể là một người Jo-Thái, người Hy Lạp, người Ai Cập, người Aryan, người xứ 1001 đêm, v.v. Rất có thể, theo ư tác giả, ông là người Hoa Hạ chạy giặc từ phương Bắc xuống. Không biết ảo thuật gia họ Hùng đó nói thứ tiếng ǵ. Từ đâu đến hay thuộc chủng nào không rơ, chỉ biết ông ta, có vẻ một người khách lạ, xuất hiện ở Gia Ninh vào một buổi chiều đầu Xuân hay tàn Thu nào đó, dùng ảo thuật quy phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương. Tức, chi tiết đă mô tả xác định rất rơ nhà ảo thuật đó không nhất thiết cùng chủng với dân bản địa, và đă lập gia đ́nh rồi hay chưa. Nếu nhà ảo thuật đă có vợ, và mang vợ theo đến Gia Ninh, ta có thể thắc mắc vợ ông ta thuộc tộc nào. Nhưng nói chung, chỉ nội câu hỏi về huyết tộc của nhà ảo thuật ở bộ Gia Ninh, đă cho thấy ông ta rất khó thành quốc tổ của dân Việt Nam. Thứ ba, câu chuyện một nhà ảo thuật trở thành nguyên thủ đầu tiên thời dựng nước, dễ bị lấn cấn nhiều mặt. Trước hết, vị đại tù trưởng tạo dựng nên nước Nam này đă hoàn toàn thiếu thốn ‘cội nguồn quyền lực’. So với truyền thuyết Âu-Lạc, Thục Phán, ông này thua xa. Mấy vị kia đều là con cháu vua chúa, biết rơ cội nguồn quyền lực, và biết thế nào là quyền bính và cai trị, c̣n ông này th́ không! Nghề nghiệp của ông chỉ là ảo thuật, và thuật trị nước, truyền đến 18 đời, theo quan sát lịch sử nhân loại rất khó xây dựng trên những kỹ năng ảo thuật. Thêm vào đó, ‘câu chuyện’ ảo thuật có vẻ cố ư xuống cấp giới lănh đạo, cho dù của một số các bộ lạc, mầm mống của nước Nam về sau. Rất có khả năng đó là dụng ư các sư phụ Tàu, mà nhiều tiền bối đă thiếu khắt khe, vô t́nh lướt qua. Vấn đề sử sách nước Nam vô t́nh dựa vào ‘thư tịch cổ Tàu’ cùng các thứ tiền đề của Tàu, trong tinh thần thiếu khắt khe của khoa học, trong khi lại bị lạc hướng trong việc bỏ rất nhiều th́ giờ và công phu lo kiểm chứng một số chi tiết khá 'ba-rọi' của thư tịch cổ Tàu. Xin đơn cử vài thí dụ như sau. Thứ nhất, chuyện ‘tỵ ẩm’. Người Tàu ngày xưa ưa chế nhạo dân man di bằng nhiều cách. Trong đó có chuyện ‘tỵ ẩm’ tức uống nước bằng … mũi, ghi trong ‘Thủy Kinh Chú’ [12]. Đó là một chuyện nhạo báng phản khoa học, nhưng một hai quyển sách Việt lại tiếp tục chép và ghi thêm chuyện ông Trạng nào đó biểu diễn ở triều đ́nh Bắc phương lối uống nước bằng mũi. Thứ hai, chuyện bà Triệu Âu (Triệu Thị Trinh) ra trận với vú dài ba thước, được ghi lại y chang trong bộ sử của Ngô Sĩ Liên. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra lí giải những hiện tượng khá ḱ quặc này trong một dịp khác. Tóm lượcTrong bài này, chúng ta đă xem qua ‘Tiền đề’ như một ảnh hưởng rất quan trọng của nghiên cứu khoa học, mà giới sử học hay ngay cả ngôn ngữ, trong bối cảnh cổ sử Á Đông và đặc biệt Việt Nam, vẫn thường dễ dăi lướt qua. Trong cái khung đối chiếu của truyền thuyết Âu Cơ cổ điển của Đại Việt Sử Kư, và câu chuyện nhà ảo thuật Hùng Vương của Đại Việt Sử Lược, chúng ta thấy cả hai đều vướng phải nhiều lấn cấn, và tạo thành những thứ tiền đề cứng nhắc, không thể nào giải thích được hết các hiện tượng hay biến cố lịch sử kéo dài từ thời Hồng Bàng cho đến cận kim. Những thứ tiền đề đó dễ bị vướng vấp ở hai điểm chính như sau.
- Phân biệt âm đầu 'S' và 'X' => 'bổ sung' ưa đọc thành 'bổ xung'. Lư giải mới theo truyền thuyết giải mă: Tộc Thái cổ, phản ánh qua các thứ tiếng Mường, Thái, Quảng Đông, v.v. hoàn toàn không có âm 'S' (phát âm như 'SH'). Tộc Thái cổ là một trong ba bốn tộc chủ lực tạo thành người Việt Nam. - Phân biệt hỏi-ngă thông thường vắng bóng ở Trung và Nam bộ. Lư giải mới: Phải chăng các tộc cổ chủ lực tại phần lớn các khu vực này ngày trước, ngay cả thời chữ Nôm, chỉ xử dụng 5 thanh âm, thay v́ 6 thanh âm (bằng hỏi ngă sắc nặng huyền). Việc số thanh âm khác nhau hoàn toàn không thành vấn đề giữa các phương ngữ Trung Hoa, một phần do ở việc tiếng Tàu không như tiếng Việt, không dựa vào, hay không cần biết đến, mẫu tự Latinh A-B-C. Thí dụ: Quảng Đông có 9, Hakka thường có 6, một vài nhóm có đến 7 thanh âm, Quan thoại chỉ có 4. Trong những bối cảnh khác, 'tiền đề' có thể xem như chia sẻ chung ư niệm với 'định kiến', hay khuynh hướng 'bảo thủ'. Sự thật, rất khó gạt bỏ quan niệm thông thường cho rằng 'định kiến' hoặc lối suy nghĩ bảo thủ, chính là một trong những bản năng thiết yếu của loài người, giúp kiến tạo nền móng xă hội vững chắc. Tuy nhiên, cũng không thể chối bỏ tiến bộ của cá nhân hay nhân loại lại cũng tùy thuộc vào cải tiến dựa trên hiểu biết mới hoặc xem xét lại những định kiến hay lối suy nghĩ bảo thủ đă có từ trước. Trong lănh vực khoa học, việc xem xét và kiểm chứng tiền đề, từ lâu vẫn là một thứ thao tác đứng hàng đầu. Ghi Chú[1] Stephen Oppenheimer (2001) Eden in the East - The Drowned Continent of Southeast Asia. Phoenix (Orion Books Ltd). (Hiện đă được dịch ra tiếng Việt, và xuất bản tại VN) [2] David G. Marr & A.C. Milner (Ed.) (1986) Southeast Asia in the 9 th to 14 th centuries. Institute of Southeast Asian Studies – Singapore & Research School of Pacific Studies – ANU Canberra. [3] Vơ Mai Phương (Chu Thái Sơn chủ biên) (2005) Người Dao. Nxb Trẻ [4] Ngô Sĩ Liên và cộng sự (1497). Đại Việt Sử Kư Toàn Thư. Thanh Việt và Phạm Ngọc Luật hiệu đính theo bản dịch của Đào Duy Anh. Nxb Văn Hoá Thông Tin (2004). Bản của Viện Khoa Học Xă Hội Việt Nam được tŕnh bày đầy đủ trên mạng internet: perso.wanadoo.fr/charite [5] B́nh Nguyên Lộc (1971) Nguồn gốc Mă Lai của dân tộc Việt Nam. Nxb Xuân Thu, tái bản tại Hoa Kỳ. [6] Giu-đà - Ki-Tô = Ju-đà & Kitô = Judaism Christianity. Để ư ‘Judaism’ chính là từ phiên âm tiếng địa phương, phiên âm tiếp sang tiếng Hoa là 'Yu Tai'. Sang tiếng Việt: Do-Thái. Một lần nữa, ta thấy biến chuyển qua lại giữa âm [Y] và âm [J] - như đă tŕnh bày trong một bài trước (số 9) - khởi đầu khi c̣n ở bên Tàu. Người Hẹ có thể phát âm 'Jo-Thai' hay 'Ju-Thai', hoặc 'Yu-Tai' tương ứng với quan thoại 'Yu-Tai'. Sang tiếng Việt các tôn sư quốc ngữ dùng vần chữ /D/: Do Thái. Phía Bắc có thể phát âm theo một lối Hẹ: Jo Thái (Dzo Thái), và phía Nam xử dụng kiểu kia, cũng thể hiện trong tiếng Hẹ và nhiều phương ngữ tiếng Hoa, dùng âm [Y]: Yo-Thái. Theo thiển ư, chữ ‘D’ do các tôn sư quốc ngữ đề ra, có lẽ để hoá giải việc phân cực giữa âm ‘Dz’ và ‘Y’, mà chính các nhóm Hẹ cũng phát âm khác nhau như vậy. Do đó, khi gặp những từ kư âm bắt đầu bằng chữ ‘D’, người Việt tùy ư chọn lựa lối phát âm, phù hợp với thói quen ‘thị tộc’ ḿnh từ ngàn xưa. Hiện tượng tôn sư quốc ngữ thu gọn 2 âm cũ thành 1 âm qua 1 cách đánh vần dzuy nhất c̣n được thể hiện qua: ‘Lưu’ dùng cho ‘Liu & Lau’; Âm chữ ‘V’ cho 3 thứ: ‘W’ (con Woi), ‘V’ (theo kiểu Lạc Việt và Hakka): văn chương, và ‘By’ theo rất nhiều phương ngữ Bách Việt: đi byào & byách tường (đánh vần theo chữ Nôm tương ứng bằng âm [B]); v.v. [7] Quân Mông Cổ thua trận tại Việt Nam, Mă Lai và Nhật Bản, có lẽ một phần v́ họ không quen thủy chiến. Hay không bằng hên, tại Nhật đoàn thuyền chiến của quân Mông Cổ bị băo tố làm đắm ch́m trước khi đến Nhật. [8] Ngay cả dân tộc thường tự hào thuần chủng nhất thế giới, người Nhật, vẫn biết rơ họ là một hợp chủng giữa tộc Jomon và Yayoi, với người Ainu trong bối cảnh. [9] Donald G. McCloud (1995) Southeast Asia. Tradition and Modernity in the Contemporary World. Westview Press, Inc. (Boulder - Colorado) [10] Y như chiến tranh giữa người Zo Thái và Á rập. Hai giống người này vào thời Abraham, chỉ là một chủng người. Tiếng Anh có từ miêu tả chung cả người Yo Thái lẫn Á rập, là Semites. Anti-semitism mang 2 nghĩa có vẻ tương phản nhau: Chống Do Thái, hoặc: Chống Á rập. [11] Có thể viện dẫn rất nhiều từ vựng, cho thấy liên kết giữa tiếng của miền Hoa Nam với tiếng Việt, và tiếng Mă Lai, ít nhất trong việc vay mượn từ vựng lẫn nhau. Thí dụ: * Mất (chết) => Mok (Hẹ) => Mati (Mă Lai). * Quê= Làng => gKue (Phúc Kiến) => Kẻ/ Kuel (Việt/Mường) => T'lang (Mă Lai). * Cẳng/chân=> Ka-tui (Phúc Kiến, tui <=> túc) => Kaki (Mă Lai) => Kaat (Chăm-pa) => Jeung (Cam-bốt). * Cây (gỗ) => Ki (Nhật) => Ki (Kha) => Kayu (Mă Lai) => poKok (Mă Lai) * Béo / Mập => Bui (Phuc Kiến) (= ph́) => Besar (Mă Lai) (=Bự) => leMak (Mă Lai) * Ô / Dù => Yu-san (quan thoại) => hOh-san (Phúc Kiến) => paYung (Mă Lai) [12] Lịch Đạo Nguyên (chú); Dương Thủ Kính & Hùng Hội Trinh (sớ); Đoàn Hy Trọng (điểm hiệu); Trần Kiều Dịch (phúc hiệu) (1999) Thủy Kinh Chú Sớ. Nguyễn Bá Măo (dịch). Nxb Thuận Hoá. [13] Khu vực khai quật Liangzhu (Lương Chúc) { 梁祝 } tức Hàng Châu ngày nay, gần Thượng Hải, thuộc tỉnh Chiết Giang cho thấy đă có ở đó một nền văn minh khá cổ (3310-2250 TCN). Lương Chúc nằm trong địa bàn chủng Yue và có đề nghị cho rằng, cư dân cổ thời ở đó là tiền bối của dân Tam Miêu tức người Miêu-Dao (Hmong-Mien) sau này. Khai quật ở Liangzhu cho thấy dấu vết chữ viết, xưa dùng để tiên đoán thời tiết. [14] Lộn xộn trong phân loại trong tiếng Việt: Ngày trước, nhiều học giả xếp tiếng Việt trong nhóm Môn-Khmer, thuộc khối Nam Á. Bây giờ đổi thành Việt Mường. Theo thiển ư, vẫn chưa được chính xác. Bởi theo luận cứ, và chứng cớ tŕnh bày trong loạt bài này, tiếng Việt thuở ban sơ chính là tiếng Môn Khmer. Người bản địa thời xa xưa có thể gồm 2 tộc Môn Khmer và Thái cổ. Về sau, vào thời Xuân Thu Chiến quốc, có thêm gia nhập của các đợt chủng Thái cổ (Âu), Cửu Lê, rồi nhiều nhóm Lạc Việt từ vùng bờ biển phía Đông nước Tàu. Rất nhiều từ vựng của các nhóm Âu và Lạc đă trở thành tiếng Nôm, và tiếng Hán. Một phần lớn người Việt thuộc chủng Thái cổ và Việt cổ (Thái nhiều hơn Việt) sống biệt lập ở miền rừng núi, hợp chủng với dân đen tử đảo và dân nêgritô, lâu ngày trở thành người Mường. Theo thiển ư, tiếng Việt phần chính là giao tác giữa tiếng Môn-Khmer, Âu, Lạc và các thứ tiếng 'Bách Việt' ở miền Hoa Nam. [15] L. Sagart (2001) Gan, Hakka and the formation of Chinese dialects. Centre de Recherches Linguistiques sur l'Asie Orientale. Ecole des Hautes Etudes en Sciences Sociales (UMR 8563 du CNRS) Paris - France [16] Trong phần chứng minh 'Hẹ= Việt cổ', chúng tôi đă cố gắng áp dụng lối so sánh kiểm chứng của các nhà ngôn ngữ học, truy tầm những điểm đặc trưng có chung, hoặc những 'đổi thay chia sẻ', giữa tiếng Hẹ và Việt. Thí dụ: Mất (Chết) <=> 'Mok'. 'Gà Mái' <=> 'Gai Ma'. 'Chúng tôi / Chúng ta'. 'Châu & Chu'. 'Vách & Biách'. Âm V. Âm 'Dz & Y' có trong tiếng Hẹ và Việt, v.v. để hỗ trợ cho nhiều luận cứ khác dẫn đến đẳng thức: Một bộ phận của khối Lạc Việt = Hẹ cổ. [17] Khuyết Danh (1377-1388) Đại Việt Sử Lược. Bản dịch của Nguyễn Gia Tường. Nhà Xuất Bản Thành Phố HCM. Bộ Môn Châu Á Học Đại Học Tổng Hợp TP.HCM. [18] Jeanne Cuisinier (1946) Les Mường, Géographie et Sociologie humaine. Université de Paris. |
Xin vui ḷng liên lạc với
haphuonghoai@gmail.com về tất cả
những ǵ liên quan đến trang web nầy
|