Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   

Văn hóa Luy Lâu & dấu vết Mă Lai  

 

        Văn hóa Luy Lâu được cho là đă có từ thời Triệu Đà 207 BC. Nghiên cứu văn hóa Luy Lâu có thể  thấy được đây là một lọai h́nh văn hóa đa dạng, trong đó điểm gây chú ư nhất là điệu múa  mặt nạ

 

 Qua những h́nh ảnh khắc trên trống đồng  có thể thấy được bản sắc Việt ở các điệu múa của những người trang phục cánh chim, .nhưng ở Luy Lâu lại có một điệu múa dân gian là điệu múa mang mặt nạ chưa hề thấy khắc trên trống đồng khiến người ta nghĩ rằng đó có thể là điệu múa của một tộc người thiểu số khác nằm trong cộng đồng người Việt, có thể đó là điệu múa của người Chăm hoặc có thể đó là điệu múa từ nơi nào mang đến . Ở Luy Lâu , điệu múa “Bà Bụng chửa” và điệu múa “Con đĩ đánh bồng” được các nhà nghiên cứu cho rằng có liên quan đến nghi lễ nông nghiệp trong thời văn hóa Luy Lâu. Ngừơi ta so sánh bài múa “ Con đĩ đánh bồng” với bài múa “ Bà bụng chửa”và chỉ ra điểm giống nhau ở chỗ cùng là nghi lễ phồn thực, là những đám múa sinh thực khí nói lên ước muốn  sinh sôi nảy nở của con người.

       Bà bụng chửa được miêu tả là một người đàn bà to lớn với bụng chửa cao vượt mặt, hai tay cầm hai quạt to để múa, h́nh ảnh ấy làm ta liên tưởng đến h́nh ảnh ông địa cũng có bụng to như bụng chửa và tay cũng cầm quạt, chỉ khác là ông địa có thêm chiếc mặt nạ rất giống h́nh mặt hề khắc trên ngói lợp đền miếu t́m thấy ở Luy Lâu.  Sự giống nhau giữa ông Địa với Bà Bụng chửa làm  ta thắc mắc  liệu ông Địa thuở xưa ở chế độ mẫu hệ có phải là  bà bụng chửa. Như đă biết chế độ mẫu hệ gắn liền với nông nghiệp thể hiện ớ câu : “ Bà Nữ oa bằng ba mẫu ruộng, ông Tứ tượng bằng bốn con sào”, ở chế độ mẫu hệ người ta đề cao phụ nữ . Về tín ngưỡng người ta thờ Bà , vị thánh nữ mang nhiều tên khác nhau như : Bà chúa Xứ, Bà chúa Ngọc ,Thiên Y Ana thánh Mẫu , Po Ino Nagar..v..v , những vị thánh nữ kể trên c̣n được gọi là  Bà Trời.  C̣n mặt trăng cũng được người Chăm theo chế độ mẫu hệ gọi là  Bà Trăng                     

    Nhưng có nơi người ta cũng thờ Ông bởi  trên đất nước ta có hai cộng đồng dân cư, một quen sống ở vùng sông nước, vùng biển và một cộng đồng quen sống ở vùng đất đồng bằng, vùng cao. Hai cộng đồng này  đă ḥa nhập với nhau tạo nên một nền văn minh đặc sắc thể hiện bằng những h́nh ảnh được khắc trên trống đồng. Ở những vùng dân cư sống bằng nghề biển, tôi cho rằng đa số theo chế độ phụ hệ, ở đó người ta thờ Ông , người ta đă nhân cách hóa con cá thành một vị thần thường cứu nạn cho người đi biển , đó là cá Ông .    

 

       Trở lại với Ông Địa. …Tại Nghệ An người ta thấy ông Địa đi trong các đám rước Thành Ḥang. Tại Bắc Bộ người ta thấy ông Địa đi trong các đ̣an múa lân, múa sư tử vào các dịp lễ lớn. Ông Địa luôn đeo mặt nạ trông rất giống với gương mặt khắc trên đầu  ngói “ Mặt hề” được phát hiện trong thành Luy Lâu có niên đại thứ 2-3 sau công nguyên 

       Những đầu ngói “Mặt hề” c̣n được t́m thấy ở các di tích thành cổ của Chămpa mà các nhà khảo cổ cho là có nguồn gốc từ văn hóa Hán.

    Thực ra măt nạ  có nguồn gốc từ Tây Vực. Từ đó  mặt nạ được mang đến Trung Quốc cũng như đến Việt Nam..  N.Kon rat trong Phương Đông và Phương Tây cho rằng : “mặt nạ  có thể được mang tới Trung quốc bằng hai con đường, hoặc theo hướng Tây vực hoặc theo hướng Đông Dương”.

    

      Vào thời Hán Vũ Đế  người Trung Hoa đă lấn chiếm được vùng Hoa nam . Khỏang 122 BC,  sứ thần của Hán là Trương Thiên đă nh́n thấy ở Bactria vùng bắc Ấ n có  sản phẩm vải vóc và hàng mây tre của Tứ xuyên nên  nghi ngờ có con đường mua bán giữa  Ấn độ và nam Trung quốc . Qua báo cáo của Trương Thiên, Hán Vũ đế đă cử  4 đội điều tra để t́m kiếm và t́m ra nơi ở của người  Nhục Chi.

        Nhục Chi (Nguyệt chi) là một tộc người đă từng sinh sống ở Tây vực , ḷng chảo Tarim (bồn địa Tháp Lư Mộc). Sau đó, khỏang 175-125BC  một trong số năm bộ lạc của người Nguyệt Chi là bộ lạc Quư Sương (貴霜), đă nắm quyền kiểm soát liên minh Nguyệt Chi , họ đến Bắc Ấn và Vuơng triều Quư Sương (Kushan) ở BắcẤn được thiết lập vào cuối thế kỷ thứ IBC

 http://www.grifterrec.com/coins/kushan/kushan.html

    Trước khi  người Nguyệt Chi  đến Bactria, đă  có một nhóm bộ lạc Scythia định cư ở nơi này được gọi là người Ấn-Scythia. Người ta cho rằng  sau khi bị người Nguyệt Chi xua đuổi, một số người Scythia có thể đă di cư xuống khu vực ngày nay là tỉnh Vân Nam ở miền nam Trung Quốc. Khu vực Điền Tŕ ở VânNam đă khai quật  được nh́ều đồ đồng H́nh ảnh mô tả trên trống đồng  các cảnh săn bắn của những người cưỡi ngựa thuộc Đại chủng Âu(Caucasoid). Các cảnh động vật như hổ, báo tấn công ḅ mang nét nghệ thuật Scythia

 

http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%87t_Chi

http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%B2ng_ch%E1%BA%A3o_Tarim

 

   Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có 2 con đường vào phía Tây nam Trung Hoa :một con đường từ Bactria qua Ấn Độ, Miến Điện đến Tứ xuyên và một con đường  đến khu tự  trị  Sở  Hùng ( Chuxiong) , con đường “Bonan Dao” thuộc tỉnhVân Nam. Hai con đường này đă từng là con đường mua bán và cũng là con đường di cư của tổ tiên.

      Theo tôi, mặt nạ có lẽ đă vào Luy Lâu  không phải qua mua bán mà đó là  nét văn hóa đă theo dân tộc nào đó di cư đến Luy Lâu như dân tộc Chăm chẳng hạn v́ như đă nói phần trên, những đầu ngói “Mặt hề” không chỉ được t́m thấy  ở  Luy Lâu nơi có người Chăm sinh sống  mà c̣n được t́m thấy ở các di tích thành cổ của Chăm. Trong hệ thống múa cổ truyền đặc trưng c̣n mang nhiều bí ẩn, được lưu truyền qua nhiều thế hệ là các điệu múa Chiêm Thành, Ai Lao, Ngô Quốc, Hoa Lang và Tú Huần (c̣n gọi là Lục hồn Nhung)  , th́ chỉ có ba điệu Chiêm Thành, Hoa Lang và Tú Huần là mang  mặt nạ. Tiếng nói của người Chăm thuộc nhóm ngôn ngữ Malay-Polynesia , mà theo B́nh nguyên Lộc dân tộc này có gắn bó với dân Nhục Chi

            B́nh nguyên Lộc trong Nguồn gốc Mă Lai của dân tộcViệt Nam đă dựa vào  từ EA  trước từ Blăng có nghĩa là Bà Trăng mà cho rằng đất Chăm là do người Lưỡng Hà khai phá chứ không  phải do người Ấn độ như các nhà nghiên cứu phương Tây đă giả định.  B́nh Nguyên Lộc có lẽ cũng thấy dấu vết Bactria , mà người Trung Hoa gọi là Đại Hạ, trong văn hóa Chăm nên ông cho rằng  người Chăm là người gốc Nhục Chi và có lẽ v́ người Ba Tư thờ mặt trăng , cùng với  Ea là từ ngữ xuất hiện nhiều trong các văn bản t́m được ở vùng Lưỡng Hà nên ông nói thêm rằng bọn Ba Tư-Nhục Chi này lại có thể là gốc Lưỡng Hà. Ông c̣n thấy rằng đạo thờ linga, yoni không phải của Ấn Độ mà là của chủng Malayalam ở Ấn và  cho rằng đó là dấu vết Mă lai của xă hội Mă Lai Lạc Việt thời cổ . Như vậy, theo ư ông mà suy ra th́ Việt nam và Chàm cũng có  mối quan hệ gắn bó v́ cùng chung nguồn gốc Mă Lai, tuy nhiên không thấy ông nói đến việc ta có liên quan ǵ đến Ba Tư-Nhục Chi hoăc Malayalam ở Ấn.

Thuyết của B́nh Nguyên Lộc  cũng có điểm đáng chú ư. Tuy nhiên, cho dù yếu tố Mă lai trong con người Việt là có thật, ta  cũng cần có niềm tin vào truyền thuyết con rồng cháu tiên, cần nhớ đến chuyện lên núi xuống biển của tổ tiên ta  để rộng đường suy luận.

B́nh Nguyên Lộc không quan tâm nhiều đến truyền thuyết, ông rất thích nghiên cứu sọ, ông viết: “…..chỉ có sọ chủng Mă Lai là giống hệt sọ của người Việt Nam, c̣n sọ Mê-la-nê, sọ Négrito, sọ Miêu, sọ Trung Hoa đều khác…….”

Tuy rằng B́nh Nguyên Lộc thích nghiên cứu sọ mà ông cho đó là phương pháp rất khoa học, kết quả nghiên cứu của ông thật là khó tả.. Ông viết : “Các nhà đào bới đă tiết lộ những điều kỳ dị hết sức là các thứ sọ Hoa Bắc chỉ thuộc ba chủng c̣n để hậu duệ lại cho đến ngày nay:

1.     Sọ Trung Hoa

2.      Sọ Miêu

3.      Sọ Khuyển Nhung ở Tây Thiểm Tây, mà sọ Khuyển Nhung chỉ là sọ Miến Điện, mà sọ Miến Điện chỉ là sọ Mă Lai.

Kỳ dị là không hề có sọ Cửu Lê, sọ Lạc, sọ Việt hay sọ nào khác để đặt tên là Viêm chẳng hạn.

Theo sử Tàu th́ Thần Nông làm vua được 8 đời mới bị Hiên Viên diệt. Tám đời vua th́ phải lâu, và phải có để dấu vết lại. Trong khi đó th́ Cửu Lê không hề có để lại một tí dấu vết tại đất Hoa Bắc. Như thế th́ làm thế nào mà Thần Nông, là vua của dân Lê và Lạc được?

Không hề thấy dấu vết của sọ và vũ khí của Lê và Lạc ở địa bàn của Lê và Lạc. Thật là phiền cho giáo sư Kim Định v́ nó không ăn khớp với cái vụ ăn cướp văn minh Việt mà Tàu là thủ phạm.

Đă bảo một nền văn minh không bắt chước được khi thoáng thấy, mà phải học. Nhưng chủ nhân của nền văn minh đó lại biến mất, không để dấu vết lại th́ phải làm thế nào?

Thế nên chúng tôi mới bác bỏ cái đám cướp tưởng tượng đó và chủ trương một lối thấy khác nữa là cái ông Cổ Thiên Tử Xy Vưu đó, đến làm chủ Hoa Bắc không tới 10 năm là đă gặp rủi ro, là sự xâm nhập của Tàu, chớ nếu ông ta đă làm vua ở đó lâu đời rồi th́ thế nào sọ và vũ khí của dân Cửu Lê cũng c̣n sót lại, ít lắm là một cái.

Làm vua mới có 10 năm, hoặc 5 năm, chưa có ai kịp chết hầu để sọ lại, rồi th́ bị đánh đuổi và chạy đi mất hết, nên mới không để dấu vết ở Hoa Bắc.

Và như vậy th́ không có vấn đề Tàu ăn cướp văn minh nông nghiệp tại Hoa Bắc.”

    Lập luận của ông như thế khá là lẩn thẩn. Theo cổ thư Trung Hoa th́ họ  Thần Nông đă từng làm chủ Hoa Bắc ,  530 năm sau đến đời Du Vơng th́ suy  bị chư hầu là Xuy Vưu cướp ngôi. Như vậy dù Xuy vưu làm vua 5 năm hay 10 năm th́ dân  của ông ta đời này sang đời khác cũng  đă từng sống trên 530 năm ở đó chứ không phải 5-10 năm, vă lại cho dù chỉ sống 5-10 năm cũng có thể để lại sọ  v́ con người không phải chỉ già mới chết , chưa kể đến trận chiến ác liệt xảy ra ở Trác Lộc , ta không thể nói là Cửu Lê đă chạy thóat cả nên không ai bị chết , chỉ có thủ lĩnh Xuy Vưu là bỏ mạng tại hang Hung Lê.

      Có thể thấy rằng  B́nh Nguyên Lộc do  măi tính chuyện bác bỏ thuyết của giáo sư Kim Định nên bị rơi vào suy luận chủ quan , thay v́  t́m hiểu xem liệu   Khuyển Nhung có chỉ số sọ mà ông hàm ư là sọ Mă Lai có bao gồm Mă Lai Việt và Mă Lai Chàm như ông từng nói không . Nếu phải th́ Khuyn Nhung, Mă Lai Chàm ,Mă Lai. Tất cả những  sọ giống Mă lai ấy có phải là thuộc những bộ tộc  trong Cửu Lê hay không. Ông đă không làm vậy mà  mượn ngay sự kiện theo ông là kỳ dị v́ không hề có sọ Cửu Lê, sọ Lạc và sọ Việt ở Hoa bắc để bác bỏ thuyết của giáo sư Kim Định.

  Riêng vấn đề yếu tố Mă Lai trong người Viêt có lẽ  B́nh nguyên Lộc nói không sai  v́  tại Uruk  vùng Hạ-Lưỡng Hà (3700BC-3100BC) có một di chỉ kép chịu sự chi phối của hai nền văn hóa, ở trung tâm là di chỉ Eanna xưa kia dâng cho nữ thần Inanna của sao Kim và vùng phía Tây là di chỉ Kullab  dâng cho thần Trời Anu..

    Thần trời Anu c̣n gọi là AN , người Sumer gọi Trời là An, kư tự cuneiform là  4 chiếc que  gác chéo nhau thành h́nh sao 8 cánh. C̣n Nữ thần Inanna  có nhiều tên gọi theo từng quốc gia . Ở Greco-Roman,  Inanna được gọi là Aphrodite/Venus; ở Ai cập là Hathor ; c̣n người Akkadian gọi Innana là Ishtar  

         Nữ thần Inanna đôi khi được viết là Inana  có nghĩa là “Nữ thần của trời”( Great Lady of AN) c̣n ư nghĩa của Ishtar và các tên gọi khác th́ chưa được biết. Người ta t́m được những con dấu h́nh trụ Inana / Ishtar xuất hiện thường xuyên với cung tên, Inana  mặc váy dài  với vương miện trên đầu, với biểu tượng ngôi sao 8 cánh hoặc 16 cánh giống hệt như ngôi sao trên mặt trống đồng. Nhiều tượng nhỏ được t́m thấy Inana khỏa thân, một vài h́nh ảnh hoặc tượng Inana có bàn tay người nhưng bàn chân là bàn chân chim  và  mang trên người đôi cánh chim .

      Rơ ràng  là có nhiều nét văn hóa vùng Lưỡng Hà trong văn hóa Chăm và văn hóa Việt. Những chiếc thuyền h́nh lưỡi liềm , những ngôi sao trên trống đồng , đàn chim sếu bay , những h́nh người có cánh chim. Đặc biệt là không như những tên gọi khác rất xa lạ, tên gọi của nữ thần Inana gần với tên gọi  thánh mẫu Thiên Y ana  của Việt và Po Ino Naga của Chăm. Tượng nữ thần Inana  cũng tṛn trịa , mũm mĩm như tượng Chăm. Tượng Bà Po Ino Naga của Chăm ở Nha Trang ngày xưa cũng trần truồng, sau này người Việt thờ Bà nhưng  không để trần truồng mà mặc quần áo cho Bà và gọi là thánh mẫu Thiên Y Ana , ở  B́nh Thuận người ta c̣n gọi Bà là Mẹ “Xứ Sở”.  Liệu tên gọi “Xứ Sở”  có liên quan ǵ đến “Suse” ?

         Mặc dù có sự gần gũi , gắn bó giữa Chăm với Việt , Chăm-Việt đă từng sát cánh chống giặc ngọai xâm phương Bắc nhưng tôi cho rằng cũng cần nghiên cứu thêm xem Chăm có phải là Âu cơ của Việt , bởi theo cổ sử Trung hoa vào thời Nghiêu Thuấn, tàn dư của Cửu Lê đă kết lại thành Tam Miêu chống đối lại người cầm quyền nên đă bị đày ra Tam Nguy Sơn cạnh sa mạc Đôn Ḥang . Khi ấy có lẽ Mă Lai Chăm đă kết thân với Nhục Chi ở Tây Vực và có giai đọan chịu ảnh hưởng văn hóa vùng Bắc Ấn.C̣n  Mă Lai Việt có lẽ chỉ quanh quẩn ở hành lang Cam Túc . Văn hóa Qijia tại  di chỉ  Xishanping  ở Cam túc có niên đại 2250BC người ta khai quật được nhiều xẻng đá và các công cụ dùng trong nông nghiệp được làm bằng đá hoặc xương động vật trong đó có kim may bằng xương có lỗ là công cụ lao động mà vùng Lưỡng Hà đă có từ trước 3000  BC. Tuy rằng xẻng đá ở nơi này không phải là lọai xẻng đá lớn như xẻng đá ở di chỉ  phía nam Quảng Tây và xẻng đá  ở di chỉ  phía Bắc Việt Nam là khu vực có người Tày Nùng sinh sống , nhưng tôi cho rằng ba vùng văn hóa này  có chung nguồn gốc.

       Theo Pierre Amiet , trong “Phương đông thời cổ đại”, ở Susiane thời đó đă có hai quần thể dân cư vùng Lưỡng Hà và vùng núi ḥa nhập khắng khít với nhau, sau đó cư dân vùng Susiane đă cắt đứt quan hệ với vùng cao nguyên Iran để ḥa nhập với nền văn hóa Lưỡng Hà , đọan tuyệt với kỉểu đồ gốm sơn vẽ và vùng Susiane khi ấy bị bỏ trống. Từ cuối thiên niên kỷ V, vùng Susiane giàu có hơn nhờ những thứ từ vùng Lưỡng Hà đưa tới và thành Suse đă được xây dựng, dân thành Suse đă cắt đứt quan hệ với với vùng Lưỡng Hà ḥa nhập một cách độc đáo với dân vùng cao nguyên lập nên văn minh tiền Elam, đặc biệt có hai thành phố : Suse ở vùng đồng bằng và Anshan ở vùng cao Tall-i Malayan.             

         Theo ư tứ trên mà suy th́ khỏang cuối thiên niên kỷ V, đầu thiên niên kỷ IV có lẽ dân ở vùng Susiane đă cắt đứt quan hệ với vùng cao nguyên Iran để đến Uruk và sau đó sáp nhập di chỉ Kullab vào Eanna , nam thần trời Anu khi ấy được thờ trong đền E’anna cùng với nữ thần trời Inana, c̣n dân cư ở di chỉ Kullab mà tôi cho là con cháu của ḍng Cao Lang, là người Việt cổ,  có lẽ đă di cư đến vùng đất Susiane bị bỏ trống ḥa nhập với cư dân Anshan ở vùng cao Tall-i Malayan lập nên văn minh Tiền Elam

         Dân vùng Lưỡng Hà gọi trời là “An”, người Trung Hoa và Việt gọi trời là “Thiên”.

         Người Việt không gọi trời là An   nên địa danh An Sơn ở vùng người Việt sinh sống  nh ư  : Tuyên quang, Bắc giang, Thái nguyên, Cao Bằng , Ninh B́nh được gọi là Yên Sơn c̣n những vùng có người Chăm sinh sống như :Ninh Thuận,  Quảng Nam, Hải Dương  đều được gọi là An Sơn.

       Ờ Trung hoa có một Anshan ở Liêu ninh thuộc miền bắc và một Anshun  ở Quí châu  thuộc miền Hoa nam. Người Trung hoa  gọi người  Việt là dân An nam .Vị vua thay thế đời vua Hùng Vương cuối cùng của Việt là  An Dương Vương cho thấy mối liên hệ giữaViệt với  cư dân vùng  Anshun . Tôi cho rằng Quí Châu và Quảng Tây  thời Chiến quốc là nơi cư ngụ của nàng Âu cơ mà người Trung Hoa sau này gọi là Tây Âu Lạc , là địa bàn của người Tày, là người ở vùng cao Tall-i Malayan có quan hệ huyết thống với Việt . Người Tày tự gọi họ là Tày mà theo tôi tên tự gọi này có nguồn gốc từ  nơi tổ tiên họ đă từng sinh sống là (Tall-i)  Malayan. Đó không chỉ là tộc người  có quan hệ gắn bó với Việt như Chăm mà c̣n là một nửa của Việt.

  C̣n dân tộc Chăm  theo  các nhà nghiên cứu cũng như những ghi chép thời xưa cho là dân của nước Lâm ấp , dân tộc này cũng có hai ḍng là ḍng cau và ḍng dừa . Theo tôi , người dân nước Lâm Ấp thời Tần cũng sống quanh quẩn ở vùng Anshun, cho đến năm 248 , xảy ra cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu nhà Đông Ngô cử Lục Dận làm An Nam hiệu úy, tức thứ sử, sang Giao Châu dẹp loạn. Sau khi dẹp xong cuộc khởi nghĩa này, Lục Dận đem quân xuống chiếm Khu Lật, bắt theo hàng ngàn thợ khéo tay dâng cho nhà Đông Ngô. Những vùng đất bị quân Lâm Ấp chiếm đóng đều bị lấy lại.Có lẽ thời điểm này dân Lâm Ấp đă di cư xuống Luy Lâu. Hiện nay có một huyện ở  Sơn Đông –Trung quốc cũng  mang tên là Lâm Ấp và một đơn vị cấp thị có tên là Nhật Chiếu . Tôi ngờ rằng  trước kia một trong hai ḍng cau-dừa là người Hạ ở đất Tề thuộc tỉnh Sơn Đông, là người Elam hỗn chủng với Khương tộc thành Khuyển Nhung và Thân Nhung, là người Bộc đă từng giữ vai tṛ  chủ đạo trong nhóm Lạc thuộc Đông Di ở phía đông vùng Hoa Bắc . Đất Tề khi xưa  được nhàChu phong cho Khương tử Nha  là nước Khương Tề . Khỏang 672BC ,  Trần Ḥan  từ nước Trần sang phụng sự Tề Ḥan công. Con cháu của Trần Ḥan về sau giết vua Tề để nắm quyền bính. Do âm Trần và Điền cổ gần giống nhau nên được chép thành Điền. Năm 386 BC Điền Ḥa được nhà Chu phong làm Tề Hầu. Năm 379 BC , họ  Trần chính thức thay thế Khương Tề, được chép là Điền Tề.  Năm 221BC, Điền Tề  bị Tần diệt,  vùng đất của Tề  được Tần lập thành các quận Tề và Lang Dạ.

        Liên hệ và phỏng đóan như trên kể  cũng hơi mơ hồ nhưng lại lư giải được bí ẩn của mảnh gốm màu gạch có chữ Trần được khắc bằng chữ Hán  t́m thấy ở di chỉ Chăm thuộc thánh địa Mỹ Sơn. Trong thực tế Chăm-Việt Tày –Nùng có nhiều phong tục tập quán khá giống nhau. Trong khi các dân tộc khác hay đặt tượng kỳ lân ở cổng th́  Việt có thứ tượng không giống ai, đó là tượng con Nghê mà qua dáng ngồi cho thấy tiền thân của nó là con chó, các nhà nghiên cứu cho biết chó là con vật phổ biến ở vùng Địa Trung Hải. Trong thần thoại vùng Địa Trung Hải và Cận Đông, h́nh tượng chó, kẻ canh giữ gia súc đă sớm chuyển thành kẻ canh giữ thế giới âm phủ, ở vùng Lưỡng Hà đôi khi người ta khai quật được ngôi mô người chôn chung với chó. Ở Lai châu ( Leizhou) thuộc Quảng Đông  là nước Nam Việt của vua Triệu Đà , người ta cũng khai quật được hàng trăm tượng chó đá đủ cở, đủ kiểu,  di chỉ Chămpa cũng có tượng chó đá nhưng không nhiều bằng voi đá, ḅ đá có lẽ do ảnh hưởng Hồi giáo . Về ẩm thực cổ sử chép tộc Lê ( Cửu Li) trồng lúa nếp và hay ăn nếp th́ người cổ Việt- Tày –Nùng- Lê –Chăm cũng đều hay ăn nếp, những lọai bánh cổ truyền như: bánh dầy, bánh chưng, chè trôi nước , cơm lam, bánh ú, bánh khảo, các lọai  xôi đều được làm bằng gạo nếp. Mặc dù dấu tích  của hạt gạo được t́m thấy ở di chỉ Hemudu bờ nam sông Dương Tử rất sớm nhưng có thể đó chỉ là lọai lúa hoang. Bắt đầu từ 3000 BC Thần Nông mới phát minh ra cái cày và người Hạ  là tộc người phổ biến phưong thức tát nước vào ruộng. Chữ Lê  trong cửu Lê đựoc viết như họ Lê , trong chữ ấy có lúa Ḥa, có Nhơn, có Thủy do vậy tôi ngờ rằng tộc Hạ  là một tộc trong Cửu Li , là tộc người ở xứ Tiền Elam đă phổ biến cách trồng lúa nước cũng như nghề nuôi tằm dệt lụa đến Trung Hoa .

       Nghiên cứu về văn học cũng thấy bóng dáng Elam trong ca dao tục ngữ của Chăm và Việt .Các nhà nghiên cứu cho rằng những bộ lạc Ba Tư đầu tiên từ châu Á đến khu vực lănh thổ Iranngày nay vào khỏang 4000 BC. Một trong những quần cư đầu tiên là Suse, sau này trở thành trung tâm nền văn hóa BaTư. Suse nằm trên cao nguyên Elam, cư dân ở đây gọi là người Elam. Con đường buôn  bán đi từ Suse qua cao nguyên Elam đến Sumer. Về thơ ca Ba Tư  X Carpusina và V.Carpusin trong Lịch sử Văn hóa thế giới đă đánh giá : “Các thể lọai thơ ca chủ yếu hồi đó là thơ tứ tuyệt (rubai), thơ hai câu, đỏan ca châm biếm (kaxưđa) và trường ca ( Maxiavi). Âm điệu và phúng dụ có ư nghĩa quan trọng. Thơ ca cổ điển BaTư TK X-XV đă  để lại cho ta những tên tuổi bất tử .”

      

Nghiên cứu về trống đồng cũng như những vùng khai quật được nhiều trống đồng như Bắc Việt và Qủang Tây cũng thấy được ngay trống đồng là sản vật  của người Tày Nùng nói riêng và người Malayan nói chung. V́ thế tưởng cũng không nên tranh căi nhiều về nơi xuất phát của trống đồng bởi v́ không phải bỗng dưng  vua Quang Trung chỉ muốn đ̣i lại Quảng Đông, Quảng Tây mà  không hề đ̣i lại Vân Nam và Quí Châu. Mọi thứ đều có căn nguyên của nó.

 

LƯƠNG TRÂM

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18