Trong thắng cảnh Hương
Sơn ( huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà tây) có một hệ thống
đền chùa mà điểm trung tân là động chùa Hương
Tích. Khách hành hương hay khách du lịch đi đò
trên dòng suối Yến thì nơi đầu tiên ghé vào thăm
là đền Trình ở dãy núi Ngũ Nhạc.
Khu vực đền trình xưa kia là rừng rậm, giang
sơn của mãnh hổ. Có lẽ vì thế mà vị thần được
thờ ở đền Trình cũng là dòng dõi chúa Sơn Lâm.
Theo thần phả (sách ghi lịch sử của thần) các cụ
ở làng Yến Vĩ kể rằng :
Vào đời Hùng Vương , có một người tên là Hùng
An, ở huyện Siêu Loại, thuộc Kinh Bắc, lấy vợ họ
Nguyễn tên là Liễu, dòng dõi thần ở núi làng Yên
Vĩ. Một hôm, vợ chồng vào rừng hương Sơn kiếm
củi, người vợ bị mãnh hổ cõng đi mất. Chồng
thương vợ, đi tìm khắp trong rừng mấy ngày liền
không thấy. Bỗng nghe tiếng vợ vẳng từ xa. Nhìn
ra thì không thấy người mà chỉ thấy một con hổ
cái nói tiếng người ( người đàn bà ấy đã hóa Hổ),
rằng " Nhân duyên của chàng với thiếp chỉ có thế
thôi! Thiếp xin để lại cho chàng một đứa con".
Nói rồi Hổ cái biến mất, để lại một cái bọc_ cái
bào thai. Được 14 tháng, bọc tự nức ra như một
bông hoa nở. Một đứa con ra đời. Chú bé có tướng
mạo lạ kỳ : mặt vuông tai to được đật tên là
Hùng Lang, con của Hùng An, lớ lên văn võ đều
giỏi khác thường. Giặc Ân kéo đến cướp nuớc, gây
bao nhiêu tai học cho dân ta. Hùng Lang sẵn có
thang gươm báo mà thần đã trao cho Bố năm xưa,
đem quân đi đánh giặc, đanh đâu thắng đấy. Thắng
trận, Hùng Lang về ở làng Yến Vĩ. Sau khi chết
được phong làm phúc thần của làng.
Trong tín ngưỡng cổ sơ, hình ảnh người dũng
tướng họ Hùng và hình ảnh mảnh hổ được đồnh nhất
với nhau. làng Yến Vĩ xưa có tục lệ dùng lợn
sống làm vật hiến tế vào ngày hội làng.