Đời vua Tự Đức, ở làng
Long Phụng, tổng Ḥa Quới, huyện Kiến Ḥa có một gia đ́nh của một vị tú
tài. Hai vợ chồng ông Tú chỉ có hai người con, một trai và một gái. Một
hôm ông Tú thấy người thợ săn mang một con cọp nhỏ, nói là đem về cho bà
con lối xóm chơi coi, sau đó sẽ giết đi. Ông Tú tài nghe thế, bèn xin về
nuôi. Ngày một, ngày hai, cọp dần dần khôn lớn, sống trong nhà như một
vật nuôi quen thân, đến nỗi ông bắt con ḿnh gọi cọp là "anh Hai".
Vài năm sau, ông Tú có
lệnh gọi ra Huế lănh nhiệm vụ mới. Trước khi ra đi, ông dặn ḍ các con
và cọp ở nhà trông nom mẹ. Ông Tú đi được mấy ngày, cọp buồn rầu, hay
lại chỗ bàn thờ vật vă, kêu rống thảm thiết. Người vợ công Tú vỗ về cọp.
Cọp ra dấu muốn tỏ ư xin đi ít ngày, rồi trở về. Bà Tú bằng ḷng. Cọp
mừng rỡ chạy một mạch.
Trên đường đi ra Huế, một
bữa nọ. Ông bị cọp chặn đường, khi nh́n kỹ hóa ra là con cọp của nhà
ḿnh. Ông dặn ḍ cọp một số việc, rồi biểu cọp quay trở về. Cọp chảy
nước mắt, chắp hai chân đưa lên trước mặt ông, tỏ ra quyến luyến. Th́ ra,
cọp chạy theo để dâng ông Tú ít lá và rễ cây thuốc đề pḥng lam chướng
dọc đường.
Trở về nhà, cọp buồn rầu, biếng ăn biếng
uống.
Năm sau, ở Huế, ông Tú
đau nặng. Nhờ số thuốc cọp dâng dọc đường, bệnh ông có thuyên giảm đôi
chút, nhưng không qua khỏi. Khi người con trai được tin, ra tới nơi th́
ông đă qua đời.
Ở nhà, cọp thường vào rừng bắt thú đem về
để bà tú bán kiếm tiền chi dụng trong nhà. Bà Tú từ khi nghe tin chồng
bệnh ngoài Huế th́ trở nên buồn rầu, suy yếu rồi mất. Cọp thương xót bỏ
ăn uống suốt mấy ngày liền.
Thời gian sau, linh cữu
ông Tú được chở về quê nhà bằng ghe bầu. Cọp đưa người con trai ông Tú
ra thăm mộ bà mẹ. Đến nơi, cọp đập đầu vào gốc cây cạnh đó, tự vẫn.
Dân làng cảm kích trước
sự kiện trên, đă lo tống táng cho cọp và lập miếu thờ cạnh ngôi mộ của
vợ chồng ông bà Tú tài. Trong miếu đề mấy chữ: "Nghĩa hổ huynh trưởng
chi mộ".