Phỏng vấn Hà Phương Hoài, trang chủ web E-cadao
http://cadaotucngu.com
Kính thưa quư vị
Trong chuơng tŕnh Tṛ chuyện với LanChi của Đài phát Thanh Việt Nam
Hải Ngọai hôm nay, chúng tôi xin được giới thiệu nhà văn Hà Phương Ḥai ,
trang chủ trang web Ca dao. Trang web nầy đă tŕnh làng từ mùa Xuân năm
2003 với khoảng 30 ngh́n câu ca dao cùng với những bài tiểu luận, giải thích
những ǵ liên quan đến Ca dao nhất là trang những bài dân ca qua các miền
đất nước và các thời đại.
Kính thưa quư vị audemars piguet replica watches
Chúng tôi xin được phép có đôi lời về tiểu sử nhà văn HPH …
Nhà văn HPH sinh năm1940 xuất thân Khóa 15 Thủ Đức. Ra trường th́ cũng
như bao nhiêu người trai trẻ khác, anh cũng mong được phục vụ trong các binh
chủng nổi danh như Dù, Lực Lượng Đặc Biệt, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục
Chiến v.v. Đơn vị cuối cùng của anh là 81/Biệt Cách Dù. Anh di tản qua Mỹ từ
năm 1975và định cư tại Chicago gió lộng – The windy City. Trong 30 năm anh
đă làm qua nhiều công việc khác nhau. Từ công việc lăn bánh Donut cho tới
giám đốc một chương tŕnh tỵ nạn. Anh thường phải làm 2 jobs để nuôi năm đứa
con dại. Hiện nay anh đă là ông nội ông ngoại của 13 đứa cháu.
Bây giờ xin mời quư vị nghe tâm t́nh của nhà văn HPH. Buổi tṛ chuyện này
đuợc thực hiện bởi HLC hiện đang ở Virginia và nhà văn HPH hiện ở Orange
County qua điên thọai .
winreplicas.com
Hoàng Lan Chi : xin mời nhà văn HPH
Hà Phương Hoài: Vâng có tôi đây – Xin kính chào quư thính giả của đài và cô
Hoàng Lan Chi
Hoàng Lan Chi: xin chào anh. Em có giới thiệu qua về tiểu sử của anh .Bây
giờ xin phép đuợc tṛ chuyên thêm cùng anh . Anh vui ḷng cho biết thuở
trung học, anh học trường nào và ban ǵ ?
Hà Phương Hoài: Học nhiều trường khác nhau, nhưng năm Đệ Nhất B th́ học ở
Nguyễn Trăi (Lúc trường c̣n chung mái với trường Tiểu Học Lê Văn Duyệt ở
đường Phan Đ́nh Phùng bên Đa Kao)
Hoàng Lan Chi : thuở trung học, anh có thích văn chương không ? và có phụ
trách ban Báo chí của lớp hay trường ǵ không ?
Hà Phương Ḥai : cũng có làm bích báo cho lớp cùng với Ngọc Ḥai Phương
Hoàng Lan Chi: thế khi ở trong quân đội, anh thích viết văn thơ không ?
Hà Phương Hoài: Lúc đó th́ sống với rừng rú cho nên không viết ǵ cả
Hoàng Lan Chi: bài văn/thơ đầu tiên của anh là ǵ ? Vào năm nào?
Hà Phương Hoài: Bài văn đầu tiên là vở kịch thơ “Giấc Mơ Tiên” dài 1280 câu
đă được Tao Đàn Quân Khu I tŕnh bày trên đài phát thanh Huế vào mùa hè năm
1959 cùng ngày có kết quả tôi đậu tú tài I, tôi tự bảo là Song Hỉ Lâm Môn
Hoàng Lan Chi: Lạy giời ? Tao Đàn Quân khu I tŕnh diễn Tiên, oh sorry
Giấc mơ tiên từ 1959 mà anh bảo sống với rừng rú nên không viết ǵ cả ??
Hà Phương Hoài: th́ Mơ Tiên đó, cô không thấy à? Vả lại lúc đó tôi đă thành
người rừng rú đâu!
Hoàng Lan Chi: thôi không căi với con trai Bắc nữa ! qua Mỹ từ 75, làm
việc về database, anh thấy khô khan không? Rồi anh làm ǵ cho uớt át cuộc
đời tí ?
Hà Phương Hoài: có nhiều bồ, đời sẽ uớt át ngay. Đùa thôi chứ …Thật ra tôi
phục vụ trong ngành xă hội 25 năm. Khoảng năm 1980 tôi hí hoáy với một cái
computer của sở và khám phá được sự đắc dụng của database (thuở ấy mới là
dbaseII) cho việc làm thống kê mà tôi cố đọc sách để làm và tôi đă thành
công. Môn học nào mà ḿnh không thích th́ khô khan, ngược lại thi…
Hoàng Lan Chi: vây xin chúc mừng anh đă không thấy data khô khan! đuợc
biết anh là tác giả web đồ sộ cho nhà thơ Hà Huyền Chi. Vậy anh đă hoàn tất
trong bao lâu? Anh “lấy “ bao nhiêu đồng cho web này ?
Hà Phương Hoài: ai mà đi lấy tiền của nhà thơ “cái dún“! Thật ra với bản
chất của một người phục vụ lâu năm trong ngành xă hội, việc giúp anh HHC
cũng là một niềm vui. Tính ra trang web của anh HHC cũng được 3 năm rồi. Mỗi
ngày vẫn phải load bài cho anh ấy. Trở lại tính toán ṣng phẳng với anh HHC
th́, nếu tôi chỉ tính rẻ $50 một giờ, mỗi ngày 1 giờ, có khi vài ba giờ, đó
là chưa kể Tŕnh bày b́a và layout 5, 6 tập thơ của anh ấy, vậy 3 năm qua
anh ấy sẽ phải trả cho tôi bao nhiêu???
Hoàng Lan Chi: ái chà, thế th́ nhờ làm ở Sở Xă Hội nên anh đă bác ái như
vậy ! Thưa quư vị bốn phương, Hoàng Lan Chi xin đánh phèng la là ai muốn có
web đẹp xin cứ gơ cửa Hà Phương Hoài!
Hà Phương Hoài: này này cô la nho nhỏ thôi, quảng cáo rùm beng như thế th́
đời tôi tàn trong ngơ hẻm đấy nhé ! Cô thử làm bài tính dùm nhà thơ Hà Huyền
Chi, th́ chàng sẽ phải trả cho tôi bao nhiêu đi ?
Hoàng Lan Chi: Dạ, hỏng dám đâu. Em đang quảng cáo không công cho tính
bác ái của anh mà tính như thế th́ bác Hà Huyền Chi sẽ mắng em là đâm sau
lưng chiến sỹ ạ !nhưng này ..à này, biệt danh cái dún là của em đặt cho thi
sỹ Hà Huyền Chi, sao anh dùng mà không xin phép vậy ?
Hà Phương Hoài: Nếu cái ǵ cũng phải xin phép và cái ǵ cũng có bản quyền
th́ người đi sau chỉ có nước ngồi chơi chẳng làm ǵ ráo trọi! Nhất là làm
thơ và viết văn mà phải chừa những chữ mà các vị tiền bối đă dùng….
Hoàng Lan Chi: thuở đi học anh thích nhất ngành ǵ của văn chuơng? truyện,
thơ hay kịch ?
Hà Phương Hoài: Tôi từ đầu đă thích kịch thơ cho nên sau nầy tôi cũng đă làm
thêm hai vở kịch thơ nữa.
Hoàng Lan Chi: vây hai vở kịch đó là ǵ ? anh có thể bât mí đuợc không ?
Hà Phương Hoài: Vở Cô Hàng Nước và vở Ngồi Đợi B́nh Minh đă đưa lên web
trong trang
http://vietnam-on-line.com/hph
Hoàng Lan Chi: Nếu ai đó hỏi cho chọn, anh muốn đuợc vở nào đuợc tŕnh
diễn trước? À chỉ làm kịch thơ chứ không có làm thơ sao?
Hà Phương Hoài: Cái đó th́ tùy ư thích của mỗi độc giả, người viết văn sinh
con cho đại chúng th́ tùy đại chúng quyết định. Về thơ th́ cũng ráng viết
đôi ba tập thơ chung vui với đời – Tập Tơ Ṿ mà bạn bè thường hay chế là
“Xôi Ṿ” đă xuất bản năm 1992, C̣n 3 tập khác th́ chỉ đưa lên web page
thôi!Tôi có tâp truyện Cơ trời vận nước đă xuất bản và
Trầm Bay th́ sẽ xuất bản Hoàng Lan Chi: khi ở trong quân đội anh
c̣n thích văn thơ không ?
Hà Phương Hoài: Lúc đó có lẽ v́ hăng say đeo đuổi chí trai cho nên ít khi
viết có thể nói không viết th́ đúng hơn!
Hoàng Lan Chi: có khi nào vừa úynh giặc vừa úynh thơ không?
Hà Phương Hoài: cô này dùng chữ uưnh nghe ghê quá. ..Vâng có có lúc nằm vơng
đong đưa trên đỉnh núi cũng làm thơ nhưng không thành công, có khi làm xong
đụng trận th́ thơ bay vào cơi vô…
Hoàng Lan Chi: từ thuở bé, anh có thich ca dao tục ngữ không ?
Hà Phương Hoài: Đă là bé Việt Nam ai mà không thích ca dao. Bài hát ru nào
mà chẳng từ ca dao. Bé sống bằng cháo và bé nên người nhờ ca dao phải không
cô Ba?
Hoàng Lan Chi: dạ vâng “cô Ba “ hoàn ṭan đồng ư với anh. Tử thuở nhỏ, đa
số những người cùng thời với chúng ta đều đuợc ru ngủ bằng những bài ru em ,
những câu ca dao
Hoàng Lan Chi: thế từ bao giờ anh có ư nghĩ làm môt web về ca dao ?
Hà Phương Hoài: Khoảng năm 1982 tôi định viết một bài về “Người Nông Dân và
Tài Tiên Đoán Khí Tượng” và tôi ngao ngán khi phải đọc cả chục ngh́n câu ca
dao để t́m những câu ḿnh muốn có. V́ bận bịu lo cơm áo tôi đă bỏ cuộc. Sau
đó khi sử dụng hệ thống truy tầm (search engine) của database tôi mới nảy ra
ư thực hiện một Thư khố Ca dao (database Ca dao) để t́m cho mau
Hoàng Lan Chi: “ wow,” anh làm em nhớ đến mấy câu từng đuợc nghe ru và
cũng từng ru con như sau :
Ngươi ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy c̣n trông nhiều bề
Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm !
Hà Phương Hoài: Thế mà tôi lại tuởng cô nghe tôi nói Nguời nông dân với tài
tiên đoán khí tượng th́ cô sẽ nhớ câu: “Mưa đàng đông vừa trông vừa chạy”
chứ!
Hoàng Lan Chi: dạ, Hoài tấn công th́ Lan xin chạy ạ . Thôi xin phỏng vấn
tiếp!
Hoàng Lan Chi: thế từ khi có ư nghĩ đến khi bắt tay vào việc là bao lâu?
Hà Phương Hoài: Tôi bắt đầu đi t́m mua hay mượn sách ca dao rồi ngồi mổ c̣
mỗi ngày vài câu ca dao vào database (Methode deux doigts mà lị). Như vậy
trên thực tế coi như đă bắt đầu dự án nầy từ năm 1982 vậy !
Hoàng Lan Chi: chèn đét ơi, sao anh “ mang thai “ lâu quá vậy ? vị chi
hơn 20 năm đó nhe
Hà Phương Hoài: Ừ nhỉ, chửa trâu đó cô à !
Hoàng Lan Chi: anh có thể kể quá tŕnh thực hiện web ca dao ?
Hà Phương Hoài: Hồi đó chữ việt chỉ mới có VNLab, VNU và VNI nhưng khi đánh
vào database th́ nó thành rơm rác, cho nên tôi phải đánh ca dao vào database
không có dấu. Làm được một thời gian th́ database bắt đầu nhận được font VNI,
thế là lại làm lại từ đầu với Font Việt VNI. Bốn Năm sau tôi bắt đầu thử đưa
lên web, th́ thất bại v́ không thể dùng hệ thống truy tầm (Search Engine)
cho công việc nầy. Thất bại, tôi bỏ cuộc cho đến năm 2002 anh HHC qua
Chicago thăm tôi, thấy tôi có cái database ca dao tiện dụng quá anh ấy
khuyến khích nên tiếp tục, một ngày nào đó sẽ cách vượt qua trở ngại. Sau đó
đă nhiều lần qua điện thoại viễn liên anh đốc thúc tôi cố gắng đừng bỏ cuộc.
Nhờ sự khuyến khích đó mà tôi lại cố gắng làm database ca dao mới với
Unicode thay cho VNI chắc Lan Chi cũng biết đâu phải ai cũng có VNI để dùng.
Khi host giúp Chị Hoàng Vân trang Điện Báo Ánh Dương trong server của tôi mà
biết được chị ấy có khả năng làm cho database chay được trên web qua dang
ASP. Và chị ấy đă giúp tôi đạt được một phần trong tiến tŕnh thực hiện. Trở
ngại vẫn c̣n nhiều không tŕnh bày qua cuộc phỏng vấn nầy được Xin mời xem
thêm phẩn giải thích về “Tiến Tŕnh Thực Hiện”
http://www.cadaotucngu.com/tientrinhthuchien.htm trong e-cadao
Hoàng Lan Chi: Ai chà, hóa ra v́ cái chữ có dấu của Tiếng việt chúng ta
đă làm anh khốn khổ. Nếu không anh đă “đẻ“ sớm rồi phải không ạ ? Thành ra,
nhờ có thi sỹ Hà Huyền Chi đốc mà anh ráng mang nặng đẻ đau ?
Hà Phương Hoài: Dạ thưa mang không nặng mà lại đẻ lại què tay đấy ạ
Hoàng Lan Chi: cách sử dụng có dễ như ăn cơm suờn không anh ?
Hà Phương Hoài: Như ăn cơm nếp ấy chứ. Ối giời ơi, chỉ cần gơ một chữ là ra
hết các câu có liên quan. Lan Chi gơ thử một chữ Yêu xem ?
Hoàng Lan Chi: Em xin ạ. Yêu của anh chắc nhiều lắm, chắc cả …1000 lần
yêu …. sorry …. 1000 .câu!
Hà Phương Hoài: Cuộc đời là yêu mà lỵ ..
Hoàng Lan Chi: Chắc anh say mê nàng Ca dao đến độ ngày quên ngủ đêm quên
ăn ? ô sorry, ngày quên ăn đêm quên ngủ !
Hà Phương Hoài: Làm ǵ cũng phải có chút đam mê th́ mới làm được. Hơn nữa
đây là một công việc quá lớn lao mà lại phải đóng vai ”ONE MAN BAND” dễ bị
nản mà bỏ cuộc vả lại tôi đă bỏ ra năm năm thai nghén mà bỏ th́ tiếc lắm cho
nên phải cố công đi cho tới cái đích mà khả năng của ḿnh có thể kham nổi.
Tôi nghĩ mai đây sẽ có nhiều người nối tiếp tôi làm cho dự án nầy hoàn hảo
hơn.
Hoàng Lan Chi: Thế anh lấy tài liệu ở đâu? Có mấy nguồn để anh thu thập?
Hà Phương Hoài: Tài liệu th́ nhiều ngoài những sách ca dao tục ngữ xưa và
nay trên thị trường như: Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Ngọc Phan, Lệ Như Thích
Trung Hậu, Trần Ngọc Ngải và nhiều nữa, thêm những cuốn tiểu luận về ca dao,
tục ngữ, các trang web cũng là nguồn tài liệu cho tôi sưu tập, nhất là các
trang web của từng tỉnh một trên đất nước Việt Nam thân yêu. Chắc cô đă thấy
trang e-cadao không phải chỉ có khoảng 30 ngh́n câu ca dao mà thôi mà c̣n là
một web có tất cả những ǵ liên quan đến Ca dao như database về các chợ quê,
(Những bài viết liên quan đến các chợ phiên – nếp sống của dân tộc các nơi,
các miền cũng như các sắc tộc), các món ăn, thổ sản, lễ hội, phong tục tập
quán, anh hùng liệt nữ, Các Thần Hoàng, di tích lịch sử. Nói đến ca dao mà
không nói đến dân ca là một điều thiếu sót lớn lao. Phần nầy th́ tôi được Nữ
Ca Sĩ Julia Thủy ở bên Đức giúp cho một phần của trang web (http://vietnam-on-line.com/julia/danca_index.htm).
Julia Thủy mới ra CD Nhạc, Volume 1 “Julia Thủy tiếng hát khói sương”. (http://www.juliathuy.net/index.php3)
Nói tóm lại trang Web e-cadao có thể nói gần như là một cuốn Bách Khoa Tự
Điển b́nh dân
Hoàng Lan Chi: Chà nghe nói mà ham. Không chỉ ca dao mà c̣n có bài về chợ
phiên, phong tục…Em nghĩ như thế rất công phu và đúng như anh nói, sẽ c̣n
phải bổ sung dài dài. Vậy là anh phải cong lưng gơ hoài nữa ?
Hà Phương Hoài: Gẫy cả lưng đấy cô ạ. Chưa kể tay què nữa, phải bay qua Ca
Li t́m thầy Lê Hữu Quế chữa cho hết tay bị bại v́ Keyboard syndrome.…
Hoàng Lan Chi: Lan Chi Xin thay mặt độc giả e-cadao cám ơn thầy Lê Hữu
Quế. À anh có nhận đuợc mail hay thư của độc giả gửi đến để góp ư hay cám ơn
ǵ không ?
Hà Phương Hoài: Vâng tôi nhận được rất nhiều tán thưởng kể cả báo chí ở VN
cũng đă có bài khen ngợi và giới thiệu cho độ giả. Cũng có thư chửi thâm tệ
hic hic..
Hoàng Lan Chi: chà cái màn chửi có vẻ hấp dẫn! Anh kể nghe xem?
Hà Phương Hoài: Điểm nầy chắc có nhiều điểm khác nhau. Như đă nói Sưu tập
ECadao phải trung thực, chỉ có quyền ghi chép cũng như ghi âm và không có
quyền thay đổi, thế mà v́ đưa lên những câu có tính cách châm biếm địa
phương hay tôn giáo tôi đă bị vài người tức ḿnh chửi cho thậm tệ
Hoàng Lan Chi: Anh có thể nói rơ hơn được không?
Hà Phương Hoài: Thí dụ như câu “Bắc kỳ ăn cá rô cây…” (Câu nầy đă xuất hiện
trước năm 1950 th́ đă trên 50 năm rồi c̣n ǵ nữa
Ḥang Lan Chi : sao lại tự ái thế nhỉ ? Em là dân Bắc kỳ ăn cá rô cây nè
!nghe th́ cuời trừ thôi, có ǵ phải tự ái chứ .
Hoàng Lan Chi: mà thôi anh có nhận được tài trợ của cá nhân hay thực thể nào
không?
Hà Phương Hoài: Không có ai tài trợ ngoài bà xă
Hoàng Lan Chi: hoan hô chị nhà . Vậy em xin đề nghị anh phải có phần Tri
Ân chị ở ngay đầu trang E ca dao!
Hà Phương Hoài: Tôi đă tặng nàng 40 năm cuộc đời tôi rồi mà. Và chắc chắn
tôi sẽ tặng nàng nốt con đường t́nh ta đi của tôi !
Hoàng Lan Chi: úi giời anh trả lời khéo quá đi. Hèn chi chị nhà đă sẵn
sàng cho anh sánh buớc trên con đường t́nh của chị lai rai từ VN xuyên đại
dương qua đến Mỹ ! Này, khi làm web ca dao, anh có mơ uớc ǵ ? Chẳng hạn sự
bảo tồn văn hóa VN ?
Hà Phương Hoài: Dĩ nhiên làm ǵ cũng có chủ đích và mong kết quả tốt đẹp.
Ước mong đầu tiên là thỏa măn chính ḿnh và sau đó giúp ích cho con cháu
trong mai hậu; nhất con em sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, do đó tôi cũng
đang cố thực hiện phần anh ngữ tương ứng cho các câu tục ngữ và thành ngữ
Hoàng Lan Chi: xem ra anh cũng có tâm hồn yêu nuớc ghê nhỉ ?
Hà Phương Hoài: ơ hay cái cô này ????? Không yêu nước th́ chết khô sao hả….
Hoàng Lan Chi: anh có ư định thêm các câu ca dao mới xuất hiện sau này
vao web không ?
Hà Phương Hoài: Làm cái ǵ ḿnh cũng phải công b́nh – Thương bên nầy mà bỏ
bên kia th́ không được – Nói cho đúng th́ cũng thu thập nhưng chưa đưa lên
net được v́ những câu ca dao mới chưa đủ thời gian tính hoặc chưa chín mùi
để gọi là ca dao.
Hoàng Lan Chi: theo anh, bao giờ anh có thể coi là đă hoàn thành web Ca Dao
?
Hà Phương Hoài: Nếu chỉ là ONE MAN BAND như bây giờ th́ chắc Tết Marốc mới
xong, thú thật với cô là tôi định phải hoàn tất trong ṿng ba năm nữa tức là
năm 2008 nhưng c̣n tùy sức khỏe.
Hoàng Lan Chi: vậy em phải xin đại diện cho thế hệ trẻ, muốn bảo tồn tài
sản văn hóa Việt phải cầu cho anh ..sống đến “đầu bạc răng long”!
Hoàng Lan Chi: web ca dao rất hữu ích nhưng với các vị khá lớn tuổi không
rành computer hay mắt kém sẽ khó sử dụng. Vậy anh có ư định một ngày nào đó
sẽ in thành sách ?
Hà Phương Hoài: Điểm nầy chắc chưa có thể bật mí được HLC à
Hoàng Lan Chi: anh có nghĩ, sau này thế hệ con cháu chúng ta sẽ biết ơn
anh khi tra cứu web Ca dao?
Hà Phương Hoài: nghe lớn lao quá? Chỉ cần cô nhớ ơn tôi mỗi khi lấy ca dao
của tôi ra ru em là đủ !
Hoàng Lan Chi: Ái chà chà, anh hơi xỏ đến nghề vú em, khi ru th́ ru đủ cả
dân ca ba miền của em đấy phỏng ?
Hà Phương Hoài: Th́ đó cũng chỉ là mộng b́nh thường thôi!
Hoàng Lan Chi: Sau ca dao, anh định làm ǵ đại loại như vậy hay không ?
Hà Phương Hoài: V́ Tết Marốc mới xong th́ làm sao c̣n tính toán chuyện ǵ
khác được nữa. Cô muốn tôi ôm đồm thêm vài thứ nữa chăng?
Hoàng Lan Chi: Dạ th́ cứ tuởng con nhà giàu, học giỏi, đẹp giai như anh
th́ ôm nhiều cũng đuợc! Vả lại anh mới nói anh có tinh thần xă hội kia mà?
Hà Phương Hoài: Cô lại gài tôi nữa đấy à, không cho tôi t́m thú điền viên
khi tôi không c̣n sức và phải đi bằng 6 chân hay sao….
Hoàng Lan Chi: việc làm Ca Dao có đuợc sự tán thành của chị nhà ?
Hà Phương Hoài: Cô nầy rơ khéo, bà ấy mà không đồng ư th́ làm sao mà tôi có
thể giăng sách giăng báo đầy nhà và “làm ngày quên ngủ đêm quên ăn”! Hơn thế
nữa tài chánh cho nhu cầu nuôi trang web sống, mua sách báo làm đầy trang
web là do Mạnh thường quân bà xă đấy cô à!
Hoàng Lan Chi: chà, nghe anh nói, em tuởng tượng cái cảnh anh bầy sách
báo rồi chổng mông xem và chọn lựa, thấy vui gớm! nhưng thôi, anh có thể cho
biết phí tổn chừng bao nhiêu một tháng?
Hà Phương Hoài: Ngoại trừ sách báo liên quan đến ca dao, CD nhạc Dân ca và
dân tộc, Softwares để làm nhạc v.v. phải mua thường xuyên, mỗi tháng phải
đóng hụi chết chi phí cable cho server để trữ nhạc cho trang ca dao, thuê 5
cái domain name cùng trả hosting fee chắc chắn không dưới 100.
Hoàng Lan Chi: giời ạ, có 100 mà anh rên thế ? Quá rẻ . Nhưng thú thật
cái công của anh th́ …đáng giá hơn nhiều. Đúng là nếu không có ḷng yêu ca
dao và sự say mê th́ anh đă khó thực hiện đuợc . Thế anh có điều ǵ muốn tâm
t́nh với những người sử dụng Ca dao ?
Hà Phương Hoài: Chỉ mong được sự hưởng ứng của mọi giới mà tiếp cho một tay
sửa cho những sai sót, đóng góp thêm những câu ca dao, tục ngữ có tính cách
địa phương và nhất là giúp cho những bài tiểu luận cũng như giải thích ca
dao, nhất là tục ngữ và thành ngữ. Tiện đây tôi cũng mượn dịp nầy để tỏ long
yêu quư, biết ơn tiện nội đă chịu chia sẻ t́nh tôi đối với nàng cho nàng
Ca Dao và cũng để cám ơn các vị đă hỗ trợ tôi, khuyến khích tôi tạo được
h́nh tượng cho e-cadao. Các vị đó là anh Hà Huyền Chi, ở Washington State,
Hà Trinh Tiết và Chị Hoàng Vân ở Cali, Kenny Đỗ của Trang Lịch Sử Việt Nam ở
Virginia, anh Trần Anh Tuấn của VietUni ở Đức và quư vị của Vovisoft ở Úc,
và lẽ dĩ nhiên tôi không thể quên cám ơn HLC đă tạo cơ hội cho tôi có dịp để
giăi bày vài điểm cần thiết khi thực hiện trang web Cadao. Quư vị có thể
dùng các địa chỉ sau đây:
http://cadao.org,
http://cadaotucngu.com,
http://cadaotucngu.com,
http://cadaotucngu.net,
http://cadaotucngu.org để thăm e-cadao
Hoàng Lan Chi: Dạ vâng có lẽ hôm nay tâm t́nh thế tạm đủ. Cảm ơn anh về
những ǵ anh làm cho Ca dao VN . Chúc anh sức khỏe để tiếp tục hoàn chỉnh
trang web Ca dao ngày đẹp hơn . [/i]
Ḥang Lan Chi
Vào đây để nghe trực tiếp không cần download:
http://cadaotucngu.com/cadaodoor.htm
Dùng win Media Player
http://vietnam-on-line.com/ct/lanchi/haphuonghoai.mp3
Nếu dùng RealPlayer th́ vào đây
http://cadaotucngu.com/haphuonghoai.rm
CT này sẽ phát thanh tháng 6/2005