Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

 

Quá tŕnh h́nh thành chữ quốc ngữ

04-03-2007 03:53:45 GMT +7

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes

LTS: Sau khi Báo NLĐ Chủ nhật ngày 7-1-2007 đăng bài “Đi t́m nguồn gốc chữ quốc ngữ” của GS-TS Phạm Văn Hường, ṭa soạn đă nhận được nhiều ư kiến trao đổi rất khác nhau. Ṭa soạn chân thành cảm ơn những ư kiến của các nhà nghiên cứu, bạn đọc khắp nơi gửi về. Nhận thấy đây là một đề tài nghiên cứu vẫn đang c̣n nhiều tranh luận, chưa thể có kết luận cuối cùng, chúng tôi chọn đăng hai bài viết của tác giả Phan Quang về đề tài này để bạn đọc tham khảo

Quá tŕnh h́nh thành chữ quốc ngữ kéo dài hơn ba trăm năm, tính từ ngày những giáo sĩ phương Tây đầu tiên đặt chân lên đất Việt tiếp xúc với người bản địa cho đến khi tờ báo tiếng Việt đầu tiên ra đời với bộ chữ in có dấu thanh được thửa ở châu Âu riêng cho nó. Theo các nhà sử học (1), đội thương thuyền đầu tiên của Bồ Đào Nha cập vịnh Đà Nẵng năm 1516, chỉ năm năm sau khi họ đổ quân lên chiếm Malacca (eo biển Mă Lai). C̣n ở Đàng Ngoài th́ h́nh như muộn hơn nhiều, và đến từ Macau (Trung Quốc) mà trước đó họ cũng đă chiếm làm thuộc địa. Dĩ nhiên, như chúng ta biết, đến năm 1651 mới có Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh xuất bản tại Roma, song để có cuốn từ điển này (ai là tác giả đích thực vẫn c̣n là điểm tồn nghi), hẳn phải có nhiều giáo sĩ khi đặt chân lên đất Việt từng thử dùng mẫu tự Latinh để ghi cách phát âm mà học tiếng bản địa. Tuy vậy, ngay sau khi đă được định h́nh một cách tương đối có hệ thống, chữ quốc ngữ vẫn chỉ quanh quẩn trong phạm vi nhà thờ Thiên Chúa giáo. Phải đợi đến ngày Gia Định báo, tờ báo đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ ra mắt bạn đọc (năm 1865) th́ nó mới đi vào công chúng tương đối rộng; và thời gian sau đó, các trường dạy chữ quốc ngữ lần lượt mở cửa, chữ quốc ngữ thật sự vào cuộc sống của xă hội Việt Nam.

Chữ Quốc ngữ: Công tŕnh sáng tạo tập thể

Ai là những người đi tiên phong và có công đầu trong việc định h́nh chữ quốc ngữ? Vấn đề này đă tốn khá nhiều giấy mực. Có người cho rằng công lớn thuộc về hai giáo sĩ người Bồ Đào Nha là Gaspar do Amiral và Antonio Barbosa. Lại có ư kiến cho rằng các tác giả đầu tiên là ba giáo sĩ người Ư Francesco Buzumi và hai đồng sự trẻ hơn của ông là Francesco de Pina và Cristoforo Borri (2). Giáo sĩ Francesco Buzumi cùng một giáo sĩ người Bồ tên là Diego Carvalho đến miền Nam nước Việt năm 1615. Thời gian này các nhà truyền giáo phương Tây bị các tướng quân (shogun) đang nắm chính quyền tại Nhật Bản xua đuổi nghiêm ngặt. Giáo đoàn ḍng Tên Jesus (Jésuites) hướng về Đàng Trong của Việt Nam, nơi đây các thương nhân Nhật đă h́nh thành một cơ sở giao thương thịnh vượng ở Hội An. Chín năm sau, 1624, Alexandre de Rhodes mới được phái đến cùng năm giáo sĩ khác cập bến Hội An.

Tuyệt đại bộ phận các nhà nghiên cứu phương Tây cũng như Việt Nam từ trước tới nay không ai quy công đầu cho một tác giả đơn nhất mà đều khẳng định chữ quốc ngữ là sáng tạo tập thể, mỗi người góp phần một ít; những vị đi trước mở đường, những người kế tiếp hoàn thiện, nâng cao. H́nh thành chữ quốc ngữ là một quá tŕnh. Hoàn thiện nó cũng là một quá tŕnh chỉ có thể tạm ngừng chứ không kết thúc, v́ nó là một cơ thể sống đang phát triển. Công lao đặt nền móng chắc chắn thuộc về các giáo sĩ và tín đồ Thiên Chúa giáo người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha, người Ư, người Pháp, người Hà Lan... và có cả người Việt Nam - tại sao không? Bởi, theo thiển nghĩ của chúng tôi, người Việt chứ c̣n ai khác đă dạy tiếng Việt cho các giáo sĩ nước ngoài, và một khi đă có một số tín đồ bản địa, cho dù hiếm hoi, tiếp cận tiếng La tinh, th́ nhất định họ có góp phần vào việc ghi âm chữ quốc ngữ bằng thứ mẫu tự ấy. Người phương Tây ra nước ngoài, nhất là vào thời bành trướng của chủ nghĩa thực dân, ít người tránh được thiên hướng kỳ thị người bản địa. Nếu chúng ta tin lời của chính giáo sĩ Alexandre de Rhodes, th́ các nhà truyền giáo người Bồ, người Ư, người Tây Ban Nha không muốn nâng một số giáo đồ Việt Nam lên hàng chức sắc. Có nhà sử học đă đặt vào miệng ông câu nói: “Người bản xứ có thể tử v́ đạo, tại sao họ không thể làm giáo sĩ?”. Dù sao, tín đồ Việt Nam đầu tiên là Philippo Bỉnh măi tới năm 1820 mới được tấn phong linh mục tại Lisbonne, thủ đô Bồ.

Sao chỉ là Alexandre de Rhodes?

Tại sao trong số tập thể tác giả kia, một tên tuổi được nhắc đến, được vinh danh nhiều nhất lại là giáo sĩ Alexandre de Rhodes, người Pháp? Theo các nhà nghiên cứu có uy tín như Léopold Cadière, Paul Mus hoặc muộn hơn, Jean Lacouture, trước hết không chỉ bởi ông có công cho xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh và viết cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đầu tiên, mà chủ yếu v́ “Alexandre de Rhodes nếu không phải là người sáng tạo th́ là người đầu tiên sử dụng và quảng bá mạnh mẽ chữ quốc ngữ” (Jean Lacouture). C̣n Paul Mus th́ đánh giá Alexandre de Rhodes, vốn là người có tư chất nhà ngôn ngữ học thạo mười hai thứ tiếng, đă “tiếp cận chữ quốc ngữ trên b́nh diện khoa học. Ông đă có công hoàn chỉnh cách viết chữ quốc ngữ”(3). Ở đây có một điểm dù sao cũng đ̣i hỏi chúng ta phải ít nhiều thận trọng. Ba vị nói trên, những nhà nghiên cứu uyên thâm, đều là người Pháp. Mà, nói mạn phép, người Pháp cho dù làm khoa học, dường như vẫn mang “máu đại Pháp” trong người, bao giờ cũng t́m cách tôn vinh đồng bào của ḿnh trước hết; đặc biệt từ thế kỷ gọi là “ánh sáng”, thế kỷ của các nhà tư tưởng, văn hóa, khoa học lỗi lạc, thế kỷ mà ánh sáng của Cách mạng Pháp 1789 thật sự tỏa sáng địa cầu, trở về sau. Đấy là chưa nói những trường hợp mang ư nghĩa chính trị rơ rệt. Vào những năm 40 thế kỷ 20, khi chủ nghĩa thực dân Pháp ở Việt Nam thật sự lung lay trước phong trào cách mạng đang lên và sự bành trướng của Nhật Bản giương cao ngọn cờ Đại Đông Á đầy tính mị dân của họ, nhiều vị cao niên thuộc thế hệ nay gọi là 2X, 3X ít nhiều đều có đọc các tác phẩm được xuất bản với ngân sách hào phóng do nhà cầm quyền thực dân bỏ ra để xây dựng “Tủ sách Alexandre de Rhodes”. Trong bối cảnh ấy, rất dễ hiểu tại sao hai giáo sĩ được tôn vinh nhất ở Đông Dương là Alexandre de Rhodes (A Lịch Sơn Đắc Lộ) và giám mục D’Adran, tên thật là Pigneau de Béhaine (Bỉ Như Bá Đa Lộc), người có công pḥ tá Hoàng tử Cảnh sang Paris cầu viện, giúp Nguyễn Ánh đánh nhà Nguyễn Tây Sơn, “nhất thống sơn hà” để hơn một trăm năm mươi năm sau toàn bộ sơn hà sẽ chịu sự đô hộ của người Pháp.

Alexandre de Rhodes thực chất là người như thế nào?

Vấn đề này cũng đă tốn khá nhiều giấy mực. Có người bảo người Việt Nam nên dựng tượng đồng bia đá cho ông. Có người quy kết - phần nào chắc chẳng oan - Alexandre de Rhodes là kẻ có tội với dân tộc Việt Nam, v́ giáo sĩ này là người đầu tiên vận động quyết liệt với triều đ́nh vua Louis 14 để dọn đường cho thực dân Pháp sang xâm chiếm Đông Dương xa xôi. Hơn thế, về tư cách, Alexandre de Rhodes là kẻ “đạo văn”, bởi đă mang bản thảo cuốn Từ điển Việt - Bồ - Latinh do hai nhà truyền giáo Bồ khi rời Macau để lại nhà thờ San Pauli về Vatican cho xuất bản và đứng tên ḿnh. Đă thế, ông c̣n ngang nhiên đứng tên tác giả một cuốn hồi kư của người khác, v.v... Do tư cách không đàng hoàng, khi các giáo sĩ Pháp được nhà vua với sự chấp thuận của Giáo hội La Mă phái sang Viễn Đông, không có tên Alexandre de Rhodes trong đoàn ấy. Ngược lại, ông gần như bị lưu đày sang Ba Tư để rồi qua đời tại đó.

Những sự đánh giá ấy chắc hẳn ít nhiều có căn cứ lịch sử. Coi các bản Trần thuật của Alexandre de Rhodes về những chuyến đi Viễn Đông của ông, người đọc ngày nay ai cũng nhận thấy tác giả khoa trương thái quá về công đức của ḿnh, đến nỗi chính các nhà sử học đồng bào của ông cũng khó nén được nụ cười nửa miệng.

Alexandre de Rhodes sinh năm 1591 ở thành phố Avignon, miền Nam nước Pháp, từ một gia đ́nh gốc Do Thái chuyên buôn tơ lụa sang Viễn Đông. Mẹ người lai Ư. Từ nhỏ ông đă mơ đến miền đất hứa phương Đông giàu tài nguyên quư hiếm như Ấn Độ, Trung Hoa... Trở thành giáo sĩ, ông đến Macau trên một chiếc tàu buôn Bồ Đào Nha. Thời ấy, đội thương thuyền của Bồ mạnh nhất thế giới. Người Bồ vẫn huênh hoang: “Không có tàu buôn Bồ, không có hàng tạp hóa Bồ, làm ǵ có các giáo sĩ ḍng Tên!”(4). Ông đến Đàng Trong lần đầu năm 33 tuổi và sống tại đây trước sau bảy năm, trước khi vĩnh viễn rời Viễn Đông. Ông có tư chất và kiến thức một nhà ngôn ngữ học. Khi đă là một giáo sĩ, ngoài tiếng Ư họ ngoại, trước lúc lên tàu sang Viễn Đông, ông c̣n dành thời gian học tiếng Bồ. Cuối đời, bị “nửa lưu đày” sang Ba Tư, ông c̣n học để sử dụng thành thục ngôn ngữ thứ 13 là tiếng Ba Tư. Điều đó cho phép chúng ta lư giải một phần tại sao Alexandre de Rhodes thường hay được viện dẫn - ngoài những nguyên nhân vừa nói ở trên - khi các học giả bàn về ai là những người sáng tạo chữ quốc ngữ.

Sự cạnh tranh của chủ nghĩa thực dân Bồ - Pháp

Về nguyên nhân tại sao Alexandre de Rhodes không được trở lại Viễn Đông cùng với đoàn giáo sĩ Pháp mà ông có công vận động thành lập, một số nhà sử học giải thích tại sự cạnh tranh giữa chủ nghĩa thực dân Bồ và chủ nghĩa thực dân Pháp.

Thời kỳ đầu, với việc nhà hàng hải người Bồ Đào Nha Magellan phát hiện quần đảo Philippines ở Viễn Đông (1521), nhà hàng hải người Bồ Christophe Colomb (Colombus) phát hiện châu Mỹ (1492), có thể coi như người Bồ Đào Nha tạm làm bá chủ các đại dương. Tuy nhiên, thời gian này không kéo dài. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia châu Âu ngày càng quyết liệt. Quần đảo Indonesia thoạt tiên do người Bồ khám phá, rơi vào tay người Hà Lan. Chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha và Pháp cũng trỗi dậy, cùng ganh đua với nhau và giành giật với Bồ, hạ uy thế của Bồ. Trong bối cảnh ấy, “Alexandre de Rhodes không quên ḿnh là người Pháp” (lời nhà sử học Jean Lacouture). Ông vận động ráo riết để người Pháp có mặt sớm ở Viễn Đông. Dù chịu ơn người Bồ, ông dám vượt mặt các bậc bề trên trong giáo đoàn và t́m cách liên hệ trực tiếp với Ṭa thánh Vatican, v.v... V́ những lư do đó, “ông bị triều đ́nh Bồ Đào Nha coi như một kẻ thù của nước này” (Jean Lacouture).

Thôi th́ hăy để các nhà sử học, nhà ngôn ngữ học... tiếp tục tranh luận và lư giải. Đối với người Việt Nam chúng ta, bất kỳ ai có đóng góp cho sự phát triển của dân tộc Việt, chúng ta đều hàm ơn và hậu thế tôn vinh những người nước ngoài có cống hiến trên mặt ấy tùy công lao đóng góp của họ, cho dù họ là người thế nào. Việc một số nơi ở Bắc Bộ có đền thờ thái thú Sĩ Nhiếp (thế kỷ 2 trước Công nguyên), người truyền bá Nho giáo vào đất Giao Châu (5), là thí dụ sớm nhất. Tôi nghĩ không phải ngẫu nhiên mà thành phố mang tên Hồ Chí Minh hiện nay vẫn c̣n nguyên hai con đường song song, một mang tên nhà nho Hàn Thuyên và một mang tên giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Cũng không phải không hàm chứa ư nghĩa cao cả mang tính tượng trưng, khi chính giữa hai con đường song hành ấy có đại lộ mang tên Lê Duẩn dài hơn, rộng hơn; ba con đường song hành vượt qua đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa để đàng hoàng đi vào cổng chính hoành tráng của Hội trường Thống Nhất - Dinh Độc lập trước năm 1975.

 

Léopold Cadière

Giáo sĩ người Pháp, từng sống ở Việt Nam 63 năm, một trong những nhà Việt Nam học tên tuổi đầu tiên của thế giới. Chủ trương tờ tập san ra hằng tháng có tên Kỷ yếu những người bạn của cố đô Huế (BAVH - trước đây quen gọi là Đô thành hiếu cổ) xuất bản từ năm 1914 đến 1944, gồm 121 tập khổ lớn. Léopold Cadière đă công bố khoảng 250 công tŕnh biên khảo về lịch sử, địa lư, văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam. Những công tŕnh của ông về chữ quốc ngữ rất công phu. Riêng một việc t́m hiểu đâu là bức chân dung đích thực của Alexandre de Rhodes, ông đă trở về du khảo tại Pháp và Bỉ trong hơn một năm (1928-1929) và t́m ra 9 bức chân dung khác nhau để so sánh.

Paul Mus

Nhà Á châu học rất nổi tiếng, thành viên Trường Viễn Đông Bác cổ Pháp từ 1927 đến 1944. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, giảng dạy tại Đại học Collège de France, Paris và Đại học Yale, Hoa Kỳ. Các công tŕnh của ông thường được các nhà Việt Nam học nước ngoài viện dẫn, trong đó có các cuốn Việt Nam, nghiên cứu xă hội học về một cuộc chiến tranh, 1952; Số phận của Liên hiệp Pháp, 1954; Chiến tranh không có gương mặt, 1961; Hồ Chí Minh, Việt Nam, châu Á, 1972... Sau khi ông qua đời, các bài giảng của ông tại Đại học Yale được một môn đệ, tiến sĩ John McAlister, tập hợp và xuất bản: Người Việt Nam và cuộc cách mạng của họ, 1972.

Jean Lacouture

Nhà báo, nhà văn, nhà sử học Pháp, tác giả nước ngoài đầu tiên viết tiểu sử Chủ tịch Hồ Chí Minh, 1967, tái bản 1976. Ông được coi như nhà viết tiểu sử danh nhân lớn nhất của Pháp ngày nay. Tác giả nhiều bộ tiểu sử về Léon Blum, De Gaulle, Pierre Mendès France, Francois Mitterrand, Francois Mauriac, Nasser... Bộ sách Những giáo sĩ Ḍng Tên, mà ông gọi là “cuốn tiểu sử về nhiều người”, 1991-1992, hai tập, dày tổng cộng 1.100 trang khổ lớn. Năm 1946, từng làm tùy viên báo chí của tướng Leclerc ở Đông Dương, được nhiều lần gặp và phỏng vấn Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Vơ Nguyên Giáp..., Jean Lacouture được coi là một trong những người thành thạo nhất của Pháp về thời cuộc Việt Nam.

Phan Quang

Đón đọc bài 2: Chữ quốc ngữ trong nền văn hiến VN, trên NLĐ Chủ nhật, phát hành ngày 11-3

(1) Chẳng hạn Jean Lacouture trong bộ Các giáo sĩ Ḍng Tên (1991-1992).

(2) Léopold Cadière, trong bộ Kỷ yếu những người bạn của cố đô Huế (BAVH- trước đây quen gọi là Đô thành hiếu cổ). Léopold Cadière có một bài nghiên cứu rất công phu về C. Borri, khẳng định “ông - tức C. Borris - có để lại qua cuốn Trần thuật của ḿnh nhiều trích đoạn quư về các tiểu luận đầu tiên về chữ quốc ngữ, một thứ chữ sớm hơn chữ quốc ngữ của giáo sĩ Alexandre de Rhodes” (1931).

(3) Paul Mus, trong Việt Nam, nghiên cứu xă hội học về một cuộc chiến tranh (1952).

(4) René Etiemble, trong bộ Châu Âu thuộc Trung Quốc (1988).

(5) Như tại làng Tam Á, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18