Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
   
Tiếng Anh qua lăng kính Việt:

Một “ca” cụ thể

TS Trịnh Nhật (19 tháng 06 năm 2009)

1. Mở đầu: Khi đến thăm một gia đ́nh người bà con tại Melbourne, khoảng hai chục năm trước, trong lúc tṛ chuyện về học đường Úc, tôi được nghe cô em làm phụ giáo tại một trường Trung học phát biểu:

“Em nói cho mấy người Úc biết là tiếng Việt dễ lắm, không có văn phạm, cứ nói ra là đúng à!”

Lời tuyên bố nẩy lửa “khó tin” mà “có thật” này, tôi nghĩ, nó được phát sinh từ góc nh́n với đối tượng là người Việt khi học tiếng Anh, hay nói rơ hơn là học văn phạm tiếng Anh, đem so sánh với người Việt khi nói tiếng mẹ đẻ của ḿnh.

Với tôi, việc học tiếng Anh bắt đầu hơn nửa thế kỉ nay, khi c̣n ở Hải Pḥng, học trường Trung học Tư thục Phùng Hưng, có thầy Chu Văn B́nh, tức nhà văn, nhà báo Chu Tử sau này, làm Hiệu trưởng. Có bạn học cùng lớp là Phạm Lệ Thanh, sau này là ca sĩ Lệ Thanh, nổi tiếng với những bản “Tiễn Em”, “Hoa xoan bên thềm cũ”. Tuy học tiếng Anh tại trường Phùng Hưng ở đường Trại Cau, nay là đường Tô Hiệu, với thầy Nguyễn Huy Chiêm, tôi c̣n lặn lội học tư thêm tiếng Anh, tuần lễ 3 buổi, với thầy Lê Minh Thịnh tại trường “Aurora” gần sân đá bóng “Bonald”, phố Cầu Đất rẽ vào. Sân đá bóng này, nay không c̣n nữa và đă biến thành cái chợ. Thầy tôi, chính là anh em thúc bá với các ông Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh—hai thầy nổi tiếng từ Hà Nội đến Sàig̣n qua trường Anh Văn Ziên Hồng. Giáo sư Lê Minh Thịnh sau này vào Sàig̣n lại mở lớp dạy tiếng Anh “Aurora” buổi tối, tại trường Tốc kư-Kế toán Trần Văn Đốc, gần nhà thờ Huyện Sĩ, trên đường Frère Louis, sau này có tên là Vơ Tánh. Những năm tháng đầu di cư vào Sàig̣n, tôi trọ học nhà ông chú ở ngơ hẻm 337 đường Frère Louis, nên lại tiếp tục theo học lớp tiếng Anh của Thầy Thịnh. Thầy đẹp giai, lịch thiệp, giọng tiếng Việt sang, giọng tiếng Anh chuẩn, có căn bản về phát âm học và phiên âm quốc tế (= international phonetic symbols), được đào luyện tại Hồng Kông. Tối dạy học thêm, c̣n ban ngày ông làm Trưởng Pḥng Nhân viên Ṭa Đại sứ Hoa-ḱ, trước khi ông mất, v́ bệnh gan, khoảng cuối thập niên 60, vào lúc ông chưa đầy 45 tuổi.

Bài văn phạm tiếng Anh đầu đời của tôi là về “Articles”, nằm trong sách giáo khoa L’Anglais Vivant, Sixième Bleu, dành cho lớp Đệ Thất hồi đó. Mới đây tôi được “mời” về dạy “bán thời” tại Đại học University of Western Sydney, sau 12 năm đă xin về hưu non khi đang làm “Giảng viên toàn thời” về Thông ngôn và Phiên dịch cho sinh viên học lấy bằng Cử Nhân BA (Translation & Interpreting). Quả là có chuyện lịch sử lập lại, khi tôi phải hướng dẫn một sinh viên làm riêng một đề tài khảo cứu (= research topic) cho môn chị đang học là “Grammatical Concepts Across Languages” (= Khái niệm Văn phạm qua các Ngôn ngữ), với một ông thầy Úc, gốc Ư. Như một sự t́nh cờ, chị đă chọn bài viết có số chữ giới hạn là từ 1200 đến 1600 chữ về “Cách dùng ‘Articles’ tiếng Anh qua lối diễn tả ‘Mạo từ’ và ‘Loại từ’ tiếng Việt.”
 
2. Thân bài: Để giúp chị sinh viên này có thể viết được bài khả dĩ vừa ḷng chị, vừa ḷng người đọc, vừa ḷng thầy chủ nhiệm môn học, tôi đă gợi ư cho chị là việc làm trước tiên là phải ôn duyệt lại bản chất, nhiệm vụ, cách sử dụng “articles” tiếng Anh. Rồi để từ đó, phát hiện xem có sự “giống nhau” và “khác nhau” nào khi đem so sánh với tiếng Việt chăng? Và nếu có, th́ “giống” và “khác” dưới h́nh thức nào? Để rồi cũng từ đó ta có thể đoán trước được những trường hợp “phạm lỗi” về cách dùng “articles” khi viết tiếng Anh, và cách dùng “mạo từ”, “loại từ” khi viết tiếng Việt của những học viên người nước ngoài. Chị sinh viên trường Đại học này c̣n được khuyến cáo t́m ṭi những dữ kiện, tư liệu, tài liệu (= corpus/corpora) nào để bàn thêm những trường hợp phạm lỗi của người học “articles” tiếng Anh, hay “mạo từ”, “loại từ” tiếng Việt trong “ca” văn phạm nêu trên th́ bài viết chung cuộc nhất định “không uổng công đèn sách”.

Để có một cái nh́n so sánh với cách dùng “articles”, thiết tưởng trước hết cũng nên đảo qua xem “Loại từ” và “Mạo từ” được định nghĩa ra sao trong tiếng Việt.

“Loại từ là tiếng đặt trước một danh từ khái quát để làm cho danh từ ấy được rơ ràng, đầy đủ.” Ví dụ: nhà, chuối là những danh từ khái quát. Khi cần nói đầy đủ hơn, ta sẽ có: cái nhà, quả chuối, trong đó cái, quả là “loại từ”.

“Mạo từ là tiếng đứng trước danh từ đă có một tiếng khác hay một câu chỉ định rồi; chỉ có tác dụng phụ họa, khiến người ta để ư vào các danh từ. Những tiếng mạo từ là cái, những v.v... Ví dụ: Cái tờ giấy này; Cái thửa ruộng mới kia; Những nhà có của.

Trong trường hợp vừa kể “giấy”, “ruộng”, “nhà” là danh từ, “tờ”, “thửa” là loại từ, c̣n “cái”, “những” là mạo từ. Cũng xin lưu ư là từ “cái” có hai danh xưng: “loại từ”, và “mạo từ” như hai định nghĩa nêu trên. Có điều cá nhân người viết không thấy hoặc chưa thấy sách nào nói đến tại sao lại gọi là “mạo từ”. Phải chăng “mạo” có nghĩa là “giả” như trong “giả mạo,” “mạo danh”, và “mạo từ” là “từ” không đúng nghĩa là “từ”, v́ cho rằng nó không có nhiệm vụ văn phạm như các từ khác, mà chỉ có tác dụng làm người ta để ư vào các danh từ? (Theo sách Văn phạm Việt Nam của Bùi Đức Tịnh, 1992 và bàn thêm).

Phần ôn sơ lược về “loại từ”, “mạo từ” là thế, c̣n bài học về “Articles” th́ sách dạy văn phạm tiếng Anh nào mà chẳng có, nhưng trong thời đại thông tin điện tử hiện nay, tôi đă đề nghị chị t́m vào “Google” rồi “Search” < Articles > cho nhanh, cho tiện (= Google Search < articles grammar English > rồi bấm English Grammar– Learn English Grammar–Articles, LEO Network). Qua kết quả trên mạng, cộng thêm với khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, tôi đă hướng dẫn để chị làm bài cô đọng theo số chữ có hạn định của chị. Bài viết của chị ra sao, có “đáng đồng tiền bát gạo” hay không, xin được để hạ hồi phân giải, trong khuôn viên Đại học.

C̣n bây giờ, phần viết sau đây là do tôi nới rộng đề tài, bàn bạc sâu hơn và cũng để vô h́nh trung cho thấy là tiếng Việt “có” văn phạm và nói tiếng Việt không dễ như ḿnh tưởng, nếu tiếng đó không phải là tiếng mẹ đẻ của mỉnh.

2.1 “Articles” là ǵ? Trong tiếng Anh khi nói đến “Articles” là nói đến “a/an, the”, c̣n quen gọi là “Mạo từ” trong tiếng Việt. Chúng là những “chỉ định từ” (= determiners) đứng trước một danh từ (= noun) để chỉ định cho biết danh từ đó hàm ư nói chung, nói tổng quát, có tính bất định (= indefinite) hay nói riêng, nói cụ thể, có tính xác định (= definite) về một cái ǵ, sự kiện ǵ hoặc về ai, người nào.

2.1.1 Nói chung (= bất định):

Để có thể nói chung, không định rơ ta có 2 trường hợp: Một là dùng “a/an”; hai là không dùng ǵ hết; trống trơn (= zero ‘0’).

2.1.1.1 Dùng “a/an”: +

Ví dụ 1: "I ate a banana for lunch."
(1a) Tôi ăn ( ) chuối cho bữa cơm trưa.
(1b) Tôi ăn quả chuối cho bữa cơm trưa.
(1c) Tôi ăn một quả chuối cho bữa cơm trưa.

Nhận xét: Trước hết, dùng “a” thay v́ “an” là v́ nó đứng trước một danh từ bắt đầu bằng một phụ âm [b-], như trong “banana”. Cùng một Ví dụ 1, ta có 3 lối nói tương đương trong tiếng Việt, tuy rằng lối nói trong (1a), (1b) thông dụng hơn. Trong (1a) trước danh từ “chuối” là một khoảng trống (= blank), không có từ nào đi trước, chỉ cái bất định, chung chung, không cần biết là “quả chuối” riêng biệt nào. Trong (1b) trước danh từ “chuối” có “quả”, th́ “quả” là loại từ (= classifier), hay trong (1c) có “một quả”, th́ “một” là “số lượng chỉ định từ” (= numeral), c̣n “quả” là “loại từ” (= classifier), trong trường hợp này chỉ định “loại quả”, “loại trái” (= chuối), nhưng cũng không nói rơ là “quả” nào.

Có thể tóm tắt “... một quả chuối...” trong (1c) bằng công thức sau:

Số từ + Loại từ + Danh từ
một + quả + chuối
Numeral + Classifier + Noun

Ví dụ 2: "I saw an elephant this morning."
(2a) Tôi trông thấy ( ) voi sáng nay.
(2b) Tôi trông thấy con voi sáng nay.
(2c) Tôi trông thấy một con voi sáng nay.

Nhận xét: Trước hết, dùng “an” thay v́ “a” là v́ nó đứng trước một danh từ bắt đầu bằng một nguyên âm [ e-], như trong “elephant”. Nhưng riêng trong trường hợp nguyên âm đầu của danh từ được phát âm là [ju:], th́ “a’ được dùng thay “an”; như trong “a university” chẳng hạn. Với Ví dụ 2 trong tiếng Anh, ta có thể 3 lối nói tương đương trong tiếng Việt, tuy rằng lối nói trong (2a), (2b) thông dụng hơn. Trong (2a) trước danh từ “voi” là một khoảng trống (= blank), không có từ nào đi trước, chỉ cái bất định, chung chung, không cần biết là “con voi” riêng biệt nào. Trong (2b) trước danh từ “voi” có “con” là “loại từ” (= classifier), c̣n trong (2c) có “một con”, trong đó “một” là “số lượng chỉ định từ” (= numeral), “con” là “loại từ”, trong trường hợp này chỉ định “loài vật” (= voi), nhưng cũng không nói rơ là “con voi” nào.

Có thể tóm tắt “... một con voi...” trong (2c) bằng công thức sau:

Số từ + Loại từ + Danh từ
một + con + voi
Numeral + Classifier + Noun


2.1.1.2 Không dùng ǵ hết; trống trơn (= zero ‘0’):

2.1.1.2.1 Không dùng a/an” khi nói về những sự kiện, vụ việc nói chung:

Ví dụ 1: Inflation is rising.
(1a) Lạm phát đang gia tăng.
(1b) (Nạn) lạm phát đang gia tăng.

Ví dụ 2: People are worried about rising crime.
Người ta lo lắng về chuyện tội phạm gia tăng.

Nhận xét: Có sự giống nhau gần như tuyệt đối, trong Ví dụ 1 và 2, chỉ riêng trong (1b), trước danh từ “lạm phát” có thể có loại từ “nạn” chỉ định thêm nghĩa “tiêu cực” (= negative) của danh từ. Riêng trong Ví dụ 2, chữ “People” nói chung, không nói cụ thể đến ai cả, nên tiếng Việt dùng chữ “Người ta” là kể như ổn.


2.1.1.2.2 Không dùng “a/an” khi nói về các môn chơi thể thao:

Ví dụ 1: My son plays football.
Con trai tôi chơi bóng đá.

Ví dụ 2: Tennis is expensive.
(2a) Quần vợt chơi tốn nhiều tiền.
(2b) (Môn) quần vợt chơi tốn nhiều tiền.

Nhận xét: Với Ví dụ 1, ta có tương đương tuyệt đối trong tiếng Việt, nghĩa là không có ǵ, để trống trơn ( ) trước “bóng đá’. Nhưng với Ví dụ 2, ta có (2a), không có ǵ đáng nói thêm về tính cách giống nhau của hai ngôn ngữ Anh-Việt. Có khác chăng là cách nói “... is expensive” đă được dịch thoát thành “... chơi tốn nhiều tiền” [= it costs a lot to play (tennis)], cho gần với, tự nhiên hơn trong tiếng Việt. C̣n trong (2b), trước “quần vợt” có thêm chữ “môn”, có thể coi là “loại từ” dùng để chỉ “một loại thể thao” nào đó.

2.1.1.2.3 Không dùng “a/an” trước danh từ không đếm được (= uncountable nouns)

Ví dụ1 : Information is important to any organisation.
Thông tin quan trọng cho bất cứ tổ chức nào.

Ví dụ 2: Coffee is bad for you.
Cà-phê không tốt cho anh.

Nhận xét: Trong Ví dụ 1, “Information” là danh từ không đếm được, không dùng số nhiều, nếu muốn dùng để chỉ số nhiều, số lượng “thông tin” nhiều hơn là nói chung, th́ phải nói “two/three items of information”. Trường hợp “tin tức” (= news) cũng vậy, mặc dù chữ “news” có h́nh thức số nhiều v́ tận cùng bằng – s, mà phải nói: “two/three items of news”, hoặc “two/three news items”. Trong Ví dụ 1 và 2, tiếng Anh tiếng Việt giống nhau, có khác chăng là phần sau của Ví dụ 2 “... is bad for you’” lại nói là “... không tốt cho anh” (= ... not good for you), cho gần với lối nói của người Việt hơn, th́ cũng là một lối nói khác của người bản ngữ tiếng Anh vậy.


2.1.1.2.4 Không dùng “a/an” trước tên của một quốc gia:

Ví dụ 1. Italy, Mexico, Bolivia, England
Ư (Ư-đại-lợi), Mễ-tây-cơ (Mê-hi-cô), Bô-li-vi-a, Anh Quốc (Anh-cát-lợi)

trừ phi quốc gia đó có nhiều khu vực, hải đảo, hay tên quốc gia đó có chứa đựng những từ như “state(s)” (= bang, quốc), “kingdom” (= vương quốc), “republic” (= cộng ḥa), “union” (= liên hiệp), th́ phải dùng “the” trước những danh từ đó.

Ví dụ 2: the UK (United Kingdom), the USA (United States of America), the Irish Republic, the Netherlands, the Philippines, the British Isles
Vương Quốc Anh, Hiệp Chủng Quốc Hoa-ḱ, Cộng-ḥa Ái-nhĩ-lan (Cộng-ḥa Ai-len), Ḥa-lan (Hà-lan), Phi-luật-tân, Quần đảo Anh

2.1.2 Nói riêng (= xác định):

2.1.2.1 Dùng “the”:

2.1.2.1.1 Dùng “the” khi người nói (= the speaker) biết người nghe (= the hearer) biết, hay đoán biết được, ḿnh đang nói về ai, người nào, hoặc về điều ǵ, chuyện ǵ.

Ví dụ 1: "The apple you ate this morning was rotten."

Trái táo anh ăn sáng nay (đă) bị thối.

Ví dụ 2: "Did you lock the car?"
(2a) Anh đă khóa chiếc xe chưa?
(2b) Anh đă khóa ( ) xe chưa?

Nhận xét: Trong Ví dụ 1 “The” được thay thế bằng loại từ “Trái” (= Quả) trong tiếng Việt, xác định “trái táo” mà người nghe biết là “trái táo” nào rồi. Mặc dù tiếng Anh dùng th́ quá khứ (= the past tense), nhưng tiếng Việt không nhất thiết phải theo như vậy. Chữ (đă), trong 2 dấu ngoặc đơn, dùng hay không là tùy nghi (= optional). Trong Ví dụ 2, có 2 lối nói trong tiếng Việt, (2a) “chiếc” là “loại từ” xác định rơ cho “xe”, mà người nghe (= the hearer) biết đó là “xe” nào rồi. C̣n trong (2b) th́ trước “xe” không cần có chữ/từ ǵ hết, để trống trơn, coi là được hiểu ngầm (= khoá chiếc xe của anh), thành ra có sự khác biệt đáng kể so với cách dùng “the” trong tiếng Anh.

2.1.2.1.2 Dùng “the” khi ta đă nói về điều ǵ, chuyện ǵ trước đó, rồi nay tiếp tục kể thêm về chuyện đó, điều đó.

Ví dụ: "She's got two children; a girl and a boy. The girl's eight and the boy's fourteen."
Bà có hai (đứa) con, một gái (và) một trai. Đứa gái tám tuổi (c̣n) đứa trai 14.

Nhận xét: Trong Ví dụ kể trên, phần đầu câu tiếng Anh “... two children”, th́ tiếng Việt lại nói “... hai đứa con”, thêm loại từ “đứa” vào trước danh từ “con”, và vào sau từ “hai” là “số lượng chỉ định từ” (= số từ). Kể ra th́ từ “đứa” không bắt buộc trong trường hợp này, có cũng được, mà không cũng chẳng sao. Nhưng đoạn tiếp theo có dùng “a” trước “boy” và trước “girl”, th́ tiếng Việt như thường lệ thay thế bằng “số từ” là “một”. Có điều người Việt ta không cần dùng loại từ “con” trước “gái” hay “trai” như lẽ ra cần có nó. Đây có thể là trường hợp muốn nói tắt cho gọn nhẹ chăng? Riêng chữ (và), trong 2 dấu ngoặc đơn, là tùy ư dùng hay không cũng được. Trong phần sau của Ví dụ trên, “The” được thay thế bằng cả 2 trường hợp bằng loại từ “đứa”. Riêng chữ (c̣n), trong 2 dấu ngoặc đơn, là tùy ư dùng hay không cũng được. Có điều người Việt dùng chữ “c̣n” chứ không dùng “và” trong trường hợp này, th́ mới nghe ra tiếng Việt.

2.1.2.1.3 Dùng “the” để nói về những vùng miền, địa điểm trên quả địa cầu.

Ví dụ 1: the North Pole, the equator, the Mekong Delta
Bắc Cực, Đường Xích đạo, Đồng bằng Sông Cửu Long

2.1.2.1.4 Dùng “the” để nói về sông ng̣i, đại dương, biển cả, và núi non.

Ví dụ 1: the Nile, the Pacific, the English channel, the Red River, the Mekong River, the Snowy Mountains.
Sông Nile, Thái B́nh Dương, Eo biển Manche, Sông Hồng, Cửu Long Giang, Núi Tuyết.

2.1.2.1.5 Dùng “the” trước một số danh từ mà ḿnh biết danh từ đó chỉ một vật ǵ, hiện tượng vũ trụ nào, có tính cách duy nhất, có một không hai.

Ví dụ: the rain, the sun, the wind, the world, the earth, the White House etc..
Trời mưa, Mặt trời, Gió, Thế giới, Mặt đất, Ṭa Nhà Trắng (Ṭa Bạch Cung/Ốc)

Tuy nhiên, nếu ḿnh muốn diễn tả một t́nh huống riêng biệt nào đó của những danh từ đặc biệt vừa kể, th́ phải dùng “a/an”:

Ví dụ 1: I could hear the wind. / There's a cold wind blowing.
Tôi (đă) có thể nghe thấy ( ) gió (thổi). / Có một làn gió lạnh thổi (qua đây)-

Ví dụ 2: What are your plans for the future? / She has a promising future ahead of her.
(2a) (Những) kế hoạch của anh cho ( ) tương lai là ǵ?
(2b) Kế hoạch cho ( ) tương lai của anh là ǵ?/
Cô ấy có một tương lai đầy hứa hẹn đang chờ đón cô.

Nhận xét: Trong phần đầu của Ví dụ 1, tiếng Việt không cần có từ ǵ (= trống trơn) để dịch chữ “the”, nhưng trong phần sau của Ví dụ đó, tiếng Việt dùng “một làn” (= numeral + classifier) để dịch chữ tương đương “a”. C̣n “làn” là loại từ, dùng làm rơ nghĩa cho danh từ “gió”. Những từ (đă), (thổi), (qua đây), trong 2 ngoặc đơn, là có tính cách tùy tiện. Trong phần đầu của Ví dụ 2, chữ “the” bắt buộc phải có trong tiếng Anh, th́ tiếng Việt không cần có. C̣n chữ (Những), trong 2 ngoặc đơn, trong (2a) để chỉ số nhiều của danh từ “kế hoạch” là tùy tiện, không có nó trong (2b) cũng không sao, bởi v́ chúng có nghĩa chung chung. Trong phần sau của Ví dụ, “a cold wind” được dịch sang tiếng Việt là “một làn gió lạnh”. Mạo từ bất định “a” được dịch sang tiếng Việt là “một” (one), chỉ mang ư nghĩa “mơ hồ”, không rơ, mà chỉ là “một tương lai đầy hứa hẹn nào đó”. C̣n tính từ “promising” nghĩa là “(có) hứa hẹn” nhưng dịch là “đầy hứa hẹn”, nghe văn vẻ hơn. Cũng vậy, cụm từ “ahead of her” nghĩa là “đằng/phía trước cô”, được dịch ư là “đang chờ đón cô”, chắc không có người Việt nào đến nỗi phải nhướng mắt, cau mày phản đối.


2.1.2.1.6 Dùng “the” để nói rằng người nào, vật ǵ, hay nơi nào đó vừa kể là tuyệt vời nhất, nổi tiếng nhất, v.v... Khi được dùng như vậy, “the” thường được đọc nhấn mạnh.

Ví dụ 1: "Harry's Bar is the place to go."
Quán rượu Harry là cái nơi (ḿnh) phải đến (không thể bỏ qua).

Ví dụ 2: "You don't mean you met the Tony Blair, do you?"
Anh không có ư nói là anh đă gặp cái ông Tony Blair (Thủ Tướng Anh) đấy chứ?

Nhận xét: Trong Ví dụ 1, “the” được dịch tương đương bằng mạo từ “cái” trong tiếng Việt để nhấn mạnh cho danh từ “nơi”, c̣n những từ trong 2 ngoặc đơn, như (ḿnh) (không thể bỏ qua), là có thể tùy ư dùng để làm cho câu văn tiếng Việt thanh thoát hơn. Trong Ví dụ 2, “the’ đă được thay thế bằng mạo từ “cái” với cùng ư nghĩa nhấn mạnh thêm cho danh từ “Tony Blair”, nhưng c̣n phải có thêm loại từ “ông” thành “cái ông” th́ mới nghe ra tiếng Việt. Riêng những từ trong 2 ngoặc đơn (Thủ Tướng Anh) cũng là dùng tùy nghi, dự pḥng cho người đọc tiếng Việt không biết, hay đă quên ông Tony Blair là ai.

Ghi chú: “The” không có nghĩa là “tất cả”:

Ví dụ 1: "The books are expensive." = (Not all books are expensive, just the ones I'm talking about.)
Những cuốn sách (tôi vừa kể) th́ mắc tiền.

Ví dụ 2: "Books are expensive." = (All books are expensive.)
Sách vở th́ (đều) mắc tiền.

Nhận xét: Trong Ví dụ 1, chữ “Những” là mạo từ dùng để nhấn mạnh cho danh từ số nhiều “cuốn sách”, nhưng không có nghĩa là “tất cả”, chỉ hàm ư “những cuốn tôi vừa kể” thôi! C̣n loại từ “cuốn” hay “quyển” đứng trước “sách” như một sự cần thiết, tự nhiên trong tiếng Việt. Trong Ví dụ 2, “Books” (không có “the”) hàm ư nói chung, nên tiếng Việt dùng chữ “Sách vở” là một sự lựa chọn chẳng chê được nào. Nếu muốn, thêm chữ “đều” để nhấn mạnh cho “Sách vở” cũng tốt thôi.

(C̣n tiếp Kỳ 2)

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18