Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

 

Thú chơi câu đối

Câu Đối Tết

Mỗi năm, khi Tết đến, từ thành thị tới các làng quê, cùng với việc mua sắm hàng Tết, dựng cây nêu, người ta không quên mua dăm quả cau, bao chè tới xin câu đối cụ Nghè, cụ Cử.

Câu đối thờ viết trên giấy đỏ dán ở cột, ở cửa nhà nội dung thường bày tỏ ḷng biết ơn của cháu con đối với tiên tổ:

Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ
Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên


(Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân;
Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết)

Ở làng tranh Đông Hồ câu đối trên đă được cải biên chút ít và đưa vào bộ tranh chủ treo ở bàn thờ gia tiên, hai bên là chữ Phúc, chữ Thọ và đôi câu đối:

Từ thời xuân tại thủ
Ngũ phúc thọ vi tiên


Những chữ Hán được trang trí cách điệu: một bên là con rồng, một bên là con phượng trên nền giấy điểm xuyết hoa, lá, chim muông.

Những câu đối này thường kèm theo mấy chữ đại tự cũng viết trên giấy đỏ treo thành bức hoành: "ấm hà tư nguyên" (Uống nước sông nhớ đến nguồn): "Đức lưu quang" (Đức chan hoà ánh sáng).

Dịp Tết c̣n có các câu đối tức cảnh xuân của các bậc văn hay chữ tốt, cũng được viết trên giấy đỏ treo ở cổng.

Vậy tục treo câu đối Tết có từ bao giờ? Sách xưa có kể phong tục của người dân Bách Việt, trong ngày Tết Nguyên đán theo bùa gỗ có h́nh hai vị thần Thần Đồ và Uất Luỹ treo hai bên cửa ngơ. Đó là hai vị thần sống dưới gốc đào lớn dưới núi Độ Sóc chuyên cai quản đàn quỷ, hễ quỷ nào "phá rào" đi làm hại dân th́ thần hoá phép trừ đi. Sau này việc treo bùa gỗ "Đào phù" được thay bằng câu đối hai bên cửa.

Đời sống hấm khá dần, mỗi người, tuỳ hoàn cảnh, gưi gắm vào câu đối những ư tứ, những niềm vui cùng ước vọng vào một năm mới đang đến. Vào thế kỷ 15, thú chơi câu đối Tết đă trở nên phổ biến, khắp Kinh kỳ, từ dinh thự của quan lại tới các tư gia, đâu đâu cũng treo câu đối Tết. Lại có cả cấu đối nói về nghề nghiệp dán ở cửa hàng, cửa hiệu. Tương truyền, vào một năm, sắp tới giao thừa, vua Lê Thánh Tông ra phố phường xem dân ăn tết. Thấy một nhà không treo câu đối, vua vào hỏi, biết đó là nhà một người thợ nhuộm vợ goá, con trai đi vắng, vua bèn lấy giấy bút và viết.

Thiên hạ thanh hoàng giai ngă thủ;
Triều đ́nh chu tử tổng ngơ gia.

(Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
Đỏ tía triều đ́nh tự cửa ta)


Cùng với chữ Hán, nhiều danh sĩ nước ta c̣n viết câu đối Tết bằng chữ Nôm. Đầu thế kỷ 20, Nguyễn Khuyến (1835-1909) đă sử dụng tài t́nh chữ viết của dân tộc, đưa cả ca dao, tục ngữ, thành ngữ vào câu đối. Trong 67 câu đối hiện c̣n của cụ th́ 47 câu đối Nôm. Đây là cảnh Tết của một nhà nghèo mà ḷng vân phơi phới sắc xuân khi giao thừa sắp đến:

Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa
Sáng mồng một, rượu say tuư luư, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.


Hiểu rơ vần xoay của tạo hoá, cụ ước ao.

Có là bao, ba vạn sáu ngàn ngày, được trăm cái Tết
Ước ǵ nhỉ, một năm mười hai tháng, cả bốn mùa xuân.


Gần 10 năm nay, người Hà Nội đă quen thuộc với vẻ đẹp cổ kính của chữ Nho, chữ Nôm qua bút pháp của các nhà Nho: Bùi Hạnh Cẩn, Lê Xuân Hoà, Nguyễn Văn Bách, Trần Lê Văn... Hàng ngày cùng với việc bốc thuốc dạy học nghiên cứu các vị c̣n say xưa, viết chữ chân, thảo, lệ... tặng cho những người yêu Nôm thư pháp. Nét bút của các vị, ngày thường đă cứng cỏi, khí phách nay giữa ánh xuân của đất trời càng thêm mềm mại, tài hoa. Và hàng năm, như đă thành lệ đẹp vào dịp Tết, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại tổ chúc triển lăm thư pháp, thư hoạ. Dịp này một số nhà nho lại được mời đến viết câu đối tết. Vẻ xưa khơi dậy đă thu hút hàng ngàn người trong và ngoài nước tới chiêm ngưỡng.

(Trích từ Văn Hóa Việt)

Câu đối Việt Nam được Dương Quảng Hàm phân loại theo ư nghĩa, gồm các loại sau:
  • Câu đối mừng: làm để tặng người khác trong những dịp vui mừng như: mừng thọ, mừng thi đỗ, mừng đám cưới, mừng nhà mới...
    Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa khả phong giai tị ốc.
    Sống ở làng, sang ở nước, mừng ông nay lại vểnh râu tôm
    (Nguyễn Khuyến, viết mừng một chánh tổng trước bị cách chức, sau được phục sự và làm nhà mới.)
  • Câu đối phúng: làm để viếng người chết.
    Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, xắn váy quai cồng,
    tất tưởi chân nam chân chiêu, ví tớ đỡ đần trong mọi việc
    Bà đi đâu vợi mấy, để cho lăo vất vơ vất vưởng, búi tóc củ hành, buông quần lá toạ,
    gật gù tay đũa tay chén, cùng ai kể lể chuyện trăm năm.
    (Nguyễn Khuyến: câu đối khóc vợ)
  • Câu đối Tết: làm để dán nhà, cửa, đền, chùa...về dịp Tết Nguyên Đán.
    Chiều ba mươi, nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng Bần ra cửa.
    Sáng mồng một, rượu say tuư luư, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.
    (Nguyễn Công Trứ, câu đối làm vào dịp tết lúc c̣n hàn vi.)
  • Câu đối thờ: là những câu tán tụng công đức tổ tiên hoặc thần thánh làm để dán hoặc treo những chỗ thờ.
    Tuế hữu tứ thời xuân tại thủ.
    Nhân ư bách hạnh hiếu vi tiên.
    (Dịch nghĩa: Năm có bốn mùa, mở đầu bằng mùa xuân. Người ta có trăm tính nhưng tính hiếu thảo là cần trước hết) hoặc:
    Mở rộng phương Tiên, công tế thế cao bằng Thái lĩnh
    Sống nhờ của Phật, ơn cứu người rộng tựa Cẩm Giang
    (Câu đối thờ Tuệ Tĩnh ở đền Bia)
    Tùng thanh, trúc thanh, chung khánh thanh, thanh thanh tự tại.
    Sơn sắc, thủy sắc, yên hà sắc, sắc sắc giai không.
    (Câu đối khắc ở chùa Diệu Đức, Huế).
  • Câu đối tự thuật: là những câu kể ư chí, sự nghiệp của ḿnh và thường dán ở những chỗ ngồi chơi.
    Chị em ơi! ba mươi sáu tuổi rồi, khắp đông, tây, nam, bắc bốn phương trời, đâu cũng lừng danh công tử xác.
    Trời đất nhẻ! gắng một phen này nữa, xếp cung, kiếm, cầm thư vào một gánh, làm cho nổi tiếng trượng ềnh
    (Nguyễn Công Trứ, câu đối tự thuật)
  • Câu đối đề tặng: là những câu đối làm ra để đề vào chỗ nào đó hoặc tặng cho người khác.
    Nếu giầu quen thói ḱnh khơi, con cháu nương nhờ v́ ấm
    Việc nước ra tay chuyên bát, bắc nam đâu đấy lại hàng
    (Lê Thánh Tông, câu đối đề ở một hàng bán giầu (trầu) nước)
  • Câu đối tức cảnh: là những câu tả ngay cảnh trước mắt.
    Giơ tay với thử trời cao thấp
    Xoạc cẳng đo xem đất ngắn dài
    (Hồ Xuân Hương, vịnh cảnh trượt chân, ngă xoạc cẳng)
  • Câu đối chiết tự (chiết: bẻ găy, phân tách; tự: chữ): là những câu do sự tách chữ Hán hoặc chữ Nôm ra từng nét hoặc từng phần mà đặt thành câu.
    Tự (字) là chữ, cất giằng đầu, chữ tử (子) là con, con ai con nấy?
    Vu (于) là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh (丁) là đứa, đứa nào đứa này?
  • Câu đối trào phúng: là những câu làm để chế diễu, châm chích một người nào đó.
    Cung kiếm ra tay, thiên hạ đổ dồn hai mắt lại.
    Rồng mây gặp hội, anh hùng chỉ có một ngươi thôi
    (Câu đối tặng một người chột mắt mới đỗ khoa thi vơ)
  • Câu đối tập cú: là những câu lấy chữ sẵn ở trong sách hoặc ở tục ngữ, ca dao.
    Gái có chông như rồng có vây, gái không chồng như cối xay không ngơng.
    Con có cha như nhà có nóc, con không cha như ṇng nọc đứt đuôi.
  • Câu đối thách (đối hay đố): người ta c̣n nghĩ ra những câu đối oái ăm, cầu kỳ rồi người ta tự đối lấy hoặc thách người khác đối. Lối đối này thường sử dụng nghệ thuật chơi chữ, đồng âm dị nghĩa...
    Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi xuống cọc, nó cạch đến già
    Con công đi qua chùa kênh, nó nghe tiếng cồng kềnh cổ lại
    (Câu đối có bốn chữ : cóc cách cọc cạch đối với bốn chữ công kênh cồng kềnh)

Có những vế câu đối rất khó đối như:

  • Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử.
    Vế này khó đối v́ hồi hương (cũng có nghĩa "về quê") và phụ tử (cũng có nghĩa "cha con") đồng thời lại là tên gọi các vị thuốc.
  • Vào vụ đông trường nam bón phân bắc trồng khoai tây, Sang xuân hạ quyết tâm thu hàng tấn củ.
    Vế này cũng khó đối v́ đông, tây, nam, bắc (chỉ hướng địa lư) và xuân, hạ, thu, đông (chỉ các mùa ở Việt Nam)
  • Da trắng vỗ b́ bạch
    Vế đối này của Đoàn Thị Điểm, hiện nay, có khá nhiều người đối nhưng chưa chỉnh, câu đối đă được đăng ở quyển Thế giới mới được coi là tạm ổn nhất.

Câu này là "Tay sơ sờ tí ti" có thể coi là được chăng,câu này có trong "Thế giới mới" Tí cũng là tay, tí ti là một chút xíu, cũng là một từ láy âm tay sơ là tay c̣n trong sạch, nguyên vẹn. Xin đóng góp thêm một câu đối về câu: "da trắng vỗ b́ bạch" "rừng sâu mưa lâm thâm" hay "trời xanh màu thiên thanh"

Trích từ Wikipedia

 

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18