|
LAN MAN VỀ CHỮ KỴ
HÚY VÀ NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI MIỀN NAM
THIẾU KHANH
Tiếng nói không những là phương tiện giao tiếp mà c̣n là một thứ “căn
cước” cho biết ḿnh là người miền nào. Nghe tiếng nói người ta phân biệt
được người B́nh Định với người người Phú Yên, người G̣ Công cũng nói
không giống người Rạch Giá.
Tuy vậy, không cần phải là một nhà nghiên cứu, ai cũng có thể thấy người
Việt, nói chung, có chung một đặc tính kỳ diệu: từ Bắc xuống Nam cùng
nói một thứ tiếng Việt phổ thông; sách vở cũng dùng chung một thứ chữ
Việt phổ thông. Nếu trong 9 thôn bản của người Mông, Lô Lô, Tày, Pu Péo
ở xă Lũng Cú, một xă cực bắc Việt Nam, thuộc huyện Đồng Văn tỉnh Hà
Giang, mà có người Việt sinh sống, th́ người Việt ở đó, cho đến những
người Việt ở Xă Đất Mũi, một xă cực Nam, thuộc Huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà
Mau, cùng đọc hiểu chung một thứ chữ viết, nói chung một thứ tiếng Việt.
Nhưng người ở mỗi địa phương, mỗi miền có cách nói khác nhau, thậm chí
có cả từ vựng khác nhau. Thứ tiếng khác nhau đó được coi là phương ngữ:
ngôn ngữ “đặc sản” của một địa phương. Chính cái khác nhau của ngữ âm và
từ vựng “đặc sản” làm nên tính chất đặc biệt của con người ở vùng miền
đó.
Phương ngữ của một địa phương được thể hiện ở hai mặt: ngữ âm (phonectic
sounds), và từ đặc trưng của địa phương (local words/phrases).
Về mặt ngữ âm, ngoài sự biến âm tự nhiên (natural change) mang đặc tính
vùng miền c̣n có sự biến âm cưỡng bức (forced change) một cách giả tạo.
Nói một cách sơ lược, sự biến âm tự nhiên của người miền Nam[1] nói
chung được thấy rơ trong cách phát âm của một số phụ âm đầu, chủ yếu là
hoạt động của âm đệm (hay cũng gọi là âm phụ) /-w-/ (mà chữ viết là o, u
như trong các từ ngoan ngoăn, quán quân…).
1. Âm đệm biến phụ âm [Kh-] thành [Ph-]
Ví dụ: “ăn khoai” thành ra “ăn phai,”
“khoan khoái” thành “phan phái”
“khuây khỏa” thành “phây phả”
“Ông ấy phứt núi rồi” (khuất núi).
2. Âm đệm thay thế phụ âm đầu:
Ví dụ: “hoàn toàn” được phát âm “wàn tàn(g)”,
“Ngoan ngoăn” thành ‘wan wăn”
“Nguyễn” thành “wĩễn”
“Hoa quả” thành “wa wả,”v.v…
Mà “qua” cũng thành “wa”.
(“Hoa” và “qua” cùng được phát âm “wa” nhưng được hiểu theo ngữ cảnh:
“Mua một ít “wa wả” (hoa quả) về cúng,” và “Bậu gieo tiếng dữ cho rồi
bậu ra / Bậu ra cho khỏi tay “wa”)
3. Âm đệm biến đổi phụ âm xát hữu thanh G /g/ thành phụ âm tắc xát Gi-
/j/
Ví dụ: “ở góa” thành ra “ở giá,”
(nhưng “guồng máy” th́ vẫn là “guồng máy”)
4. Âm đệm biến mất sau phụ âm [Nh-]:
Ví dụ: “Nhuyễn” được phát âm thành “nhiễn”
Ngoài ra, người miền Nam nói chung không phân biệt được các phụ âm cuối
“-n” và “-ng”, “-t” và “-c”
Ví dụ: “than lửa” và “cái thang”, “mặt mũi” và “mặc kệ”.
Và người ở một số địa phương ở Nam bộ[2] không phát âm được những từ có
phụ âm đầu là R /r/, một âm rung đầu lưỡi. Trong khi vài địa phương ở
miền Trung nói rơ âm /r/, một số địa phương ở Nam Trung Phần[3]phát âm
âm /r/ thành âm tắc xát /j/ (Rơ ràng = jơ jàng), người miền Bắc phát âm
âm /r/ thành âm hữu thanh /z/ (Rơ ràng = zơ zàng), th́ nhiều người ở một
địa phương Nam bộ có khuynh hướng biến âm rung đầu lưỡi /r/ thành một âm
xát hữu thanh G /g/. Đó là nguyên nhân đưa đến câu nói đùa phổ biến:
“Con cá gô bỏ trong gổquậy gột gột!” Nói th́ nói vậy, nhưng khi viết th́
ai cũng viết: Con cá rô bỏ trong rổ quậy rột rột.
Người miền Nam chỉ phát âm được 4 trong 5 dấu giọng: sắc, huyền, nặng,
và hỏi/ngă. Các từ ngả (trong ngả nghiêng) và ngă (trong ngă ḷng) được
phát âm giống nhau.
Nếu quá tŕnh biến đổi ngữ âm tự nhiên, rất phức tạp, trong suốt lịch sử
phát triển của ngôn ngữ mà chỉ các nhà ngôn ngữ học, tức người có chuyên
môn, mới có thể xác định được, th́ sự biến âm cưỡng bức xuất hiện một
cách đơn giản và dễ được nhận thấy hơn. Đó là những từ kỵ húy phát sinh
trong ngôn ngữ Việt, ít nhất là từ thời người Việt tiếp thu văn hóa Tàu
và bắt chước thói “kỵ húy” của họ, tức là tránh viết và nói những từ là
tên của vua chúa.
Thời xưa chữ Hán được viết theo hàng dọc từ trên xuống dưới, từ phải qua
trái. Khi gặp một chữ tên húy, người viết “đài” chữ đó lên đầu ḍng, tức
là một cách “xuống hàng” th́nh ĺnh bất kể văn mạch, và đưa chữ đó lên
đầu hàng (dọc) mới, và cao hơn các hàng khác một chữ, và điều quan trọng
là chữ đó phải được viết thiếu đi một nét. Quên các điều này là phạm húy,
có thể là tội chết, hoặc nhẹ nhất là bị đánh hỏng và cấm thi, nếu là sĩ
tử.
C̣n trong lời nói th́ để tránh từ tên húy, người ta phát âm trại đi một
chút, hoặc thay bằng một từ khác, hay tránh hẳn nói tiếng đó.
Có phải chính v́ cái tập quán kỵ húy tai hại của người xưa mà chúng ta
đánh mất tên một ông vua quan trọng trong lịch sử? Ngay các sử gia cũng
không biết tên thật của Tiên hoàng đế Đinh Bộ Lĩnh là ǵ. Bộ Lĩnh chỉ là
một chức quan mà sứ quân Trần Minh công (Trần Lăm) phong cho ông, để ông
nắm giữ binh quyền chớ không phải tên thật [4].
Khi chúa Nguyễn Hoàng vào Nam gầy dựng Xứ Đàng Trong, ông mang theo tập
quán kỵ húy từ miền ngoài vào. Nhưng ở Xứ Đàng Ngoài, trải qua hàng ngàn
năm lịch sử, với nhiều biến cố lên xuống của các triều đại, ḷng người
tan hợp thăng trầm theo mệnh nước, nhiều tiếng kỵ húy của triều đại
trước bị triều đại sau xóa bỏ, và chúng đă mai một đi trong trí nhớ
người dân, c̣n để lại rất ít dấu vết trong ngôn ngữ những lưu dân theo
chân Nguyễn Hoàng vào Nam. Mà đă vào vùng đất mới này tức thoát khỏi
ṿng cương tỏa của triều đ́nh, họ chẳng thèm sợ húy ǵ của vua chúa cũ
nữa. Bản thân vị Chúa Tiên cũng chỉ áp đặt tập quán đó cho thần dân của
ḿnh ở vùng đất mới chớ chẳng bận tâm đến những từ húy kỵ nơi “cố quốc”.
Có lẽ v́ thế mà trong ngôn ngữ người dân miền Nam chỉ có những từ húy từ
tên các vua chúa nhà Nguyễn.
Trong khi người dân Xứ Đàng Trong tha hồ gọi tên húy của các vua Lê chúa
Trịnh ở Đàng Ngoài, th́ họ bị quy định hết sức ngặt nghèo trong viết hay
nói các từ trọng húy của vua chúa nhà Nguyễn. V́ vậy trong ngôn ngữ xuất
hiện những từ rất oái oăm: Kỷ ngươn, Rằm thượng ngươn, thay v́ kỷ nguyên,
rằm thượng nguyên (để kiêng tên chúa Săi Nguyễn Phúc Nguyên); can đởm,
thay v́ can đảm, đởm lược thay vỉ đảm lược (kiêng tên vua Minh Mạng
Nguyễn Phúc Đảm), Thới b́nh, tên một huyện ở Cà Mau, thay v́ Thái b́nh (kiêng
tên chúa Nghĩa Nguyễn Phúc Thái); các tên thôn (hiện nay là xă) như Thới
Tam, Thới Tứ, Tân Thới Nhứt, Tân ThớiNh́, Xuân Thới Đông, Xuân Thới Sơn…
thuộc khu vực Hóc Môn thành phố Hồ Chí Minh, là tuân theo sự kỵ húy đó.
Làng Tân Kiểng xưa (Bây giờ c̣n Đ́nh Tân Kiểng và chợ Tân Kiểng ở Phường
2, quận 5, Sài G̣n) vốn có tên là Tân Cảnh (trùng tên húy Hoàng tử
Nguyễn Phúc Cảnh, con cả vua Gia Long). Từ Hoàng được đổi thành Huỳnh v́
kỵ tên của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng. Gọi màu hồng thành màu hường, nói
nhiệm chức thay v́ nhậm chức để tránh tên Nguyễn Phúc Hồng Nhậm của vua
Tự Đức. (Ngô Thời Nhiệm thay cho Ngô Th́ Nhậm, Ngô Ṭng Châu thay cho
Ngô Tùng Chu cũng v́ vậy. (Chu là tên Chúa Quốc Nguyễn Phúc Chu). Người
miền Nam quen nói Tôn giáo, thay v́ tông giáo để kiêng tên vua Thiệu Trị
Nguyễn Phúc Miên Tông. Cũng v́ tránh tên ông vua thứ ba của nhà Nguyễn
này mà tất cả các chữ Tông trong các đế hiệu như Lư Thánh Tông, Trần
Nhân Tông, Lê Trung Tông, v.v… đểu được đổi thành Tôn: Lư Thánh Tôn,
Trần Nhân Tôn, Lê Trung Tôn…
Có thời người miền Nam nói cúng kiếng thay v́ cúng kính, kiếng lễ, thay
v́ kính lễ, để kiêng tránh tên Nguyễn Hữu Kính, tên húy của Lễ Thành Hầu
Nguyễn Hữu Cảnh, một danh tướng dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, có nhiều
công lao hiển hách trên gần suốt cả đất nước xứ Đàng Trong. Tên ông là
Nguyễn Hữu Kính, nhưng do kiêng húy, người ta nói trại ra là Cảnh.
Khoảng một trăm năm sau, v́ kiêng tên hoàng tử Cảnh, người ta lại gọi
trại một lần nữa từ Kính thành Kiếng. V́ vậy, Nguyễn Hữu Cảnh chỉ là tên
kỵ húy chớ không đúng tên thật[5]. Nguyễn Hữu Kính từng thành lập Trấn
Thuận Thành, hiện nay là vùng đất từ tỉnh B́nh Thuận đến Ninh Thuận và
trấn giữ Dinh B́nh Khang, nay là vùng đất từ tỉnh Ninh Thuận ra đến
Khánh Ḥa; vào năm 1698 ông được chúa Nguyễn Phúc Chu cử vào miền Nam
củng cố và mở rộng đất Sài G̣n Gia Định. Tuy không phải mà một vị chúa,
nhưng ông từng làm quan trấn nhậm, được nhân dân ngưỡng mộ suốt từ miền
Trung vào đến miền Nam, nên họ tự kiêng tránh tên húy của ông.
Người miền Nam nói Sơn là núi mà không nói San, v́ đó là tên vua Duy Tân
Nguyễn Phúc Vĩnh San. Sau năm 1975, nhiều người miền Nam bắt chước người
miền Bắc nói phản ánh thay v́ trước đó họ nói phản ảnh (ảnhdấu hỏi) để
tránh tên vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh. Ngay chữ Phúc trong tên các vua
chúa nhà Nguyễn cũng phải nói trại đi là Phước. Trước kia, miền Nam có
các tỉnh Phước Long, và Phước Tuy (được chánh phủ VNCH thành lập năm
1956) mà theo sách Phương Đ́nh Dư Điạ Chí vốn là Phúc-Long- phủ và
Phúc-Tuy- phủ thuộc tỉnh Biên Ḥa.
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước có một bài hát Lên Đàng. Đàng là từ người miền Nam
nói trại từ Đường (tên vua Đồng Khánh Nguyễn Phúc Ưng Đường). Tuy nhiên
Đàng không phải là một từ mới đặt mà người ta lấy một từ cũ có sẵn. Từ
Đàng đă có ghi trong An Nam Dịch Ngữ, một loại “tự điển” Tàu Việt do
người Tàu soạn từ Thế kỷ 15, với nghĩa tương đương là Đường (đi).
Sự kỵ húy của nhà Nguyễn không chỉ giới hạn trong tên các vua chúa mà mở
rộng đến tên hoặc thậm chí cung điện của các bà vương hậu (tức hoàng hậu,
v́ các vua nhà Nguyễn không đặt hoàng hậu, trừ ông vua cuối cùng là Bảo
Đại). Người miền Nam nói nhơn ngăi thay cho nhân nghĩa, chắc v́ kiêng
tên của các bà vợ vua nào chăng? Tuy sách Phương Đ́nh Dư Địa Chí viết
tỉnh Quảng Nghĩa (廣義) nhưng người dân đều v́ kỵ húy mà nói trại thành
Quảng Ngăi. Những người dịch sách Đại Nam Nhất Thống Chí[6] cũng viết
Quảng Ngăi, dù chữ nho trong sách là Quảng Nghĩa.
Nhiều người miền Nam tầm tuổi sáu, bảy mươi từng biết tên nữ tướng Phàn
Lê Huê (Fan Lihua, mà chữ Tàu viết là 樊梨花– Phàn Lê Hoa), vợ của Tiết
Đinh San (Xue Dinhshan), cũng có chỗ giữ húy gọi là Tiết Đinh Sơn, trong
tiểu thuyết dă sử Tàu về thời nhà Đường chinh phục nước Tây Lương (Xi
Liang). Huê là một từ nói trại để kiêng húy từ Hoa, v́ đó là tên bà Hồ
Thị Hoa, chánh hậu của vua Minh Mạng[7]. Từ Hoa không chỉ được nói trại
là Huê mà c̣n được thay bằng một từ khác là Bông. Theo cụ Vương Hồng Sển
trong Sài G̣n Năm Xưa, cái Cầu Bông trên đường Đinh Tiên Hoàng bắc qua
Kênh Nhiêu Lộc ở quận 1 Sài G̣n vốn có tên là Cầu Hoa.
Các từ tên húy khác chỉ cần tránh bằng cách nói trại đi, nhưng từ Hoa
này th́ lôi thôi hơn. Cầu Hoa thành CầuBông, tỉnh Thanh Hoa bị đổi thành
tỉnh Thanh Hóa, nhưng chợ Đông Hoa ở đất thần kinh th́ lại được đổi
thành chợ Đông Ba! Người Quảng Nam đến nay vẫn c̣n nhớ câu ca dao:
“Thủng thỉnh lượm bông ba rơi / Lượm cho có cách hơn người trèo cao.” (ba
= hoa).
Trong bộ Bài Cḥi của người Quảng Nam có con Bạch Huê; không biết Bạch
Huê này có phải là nói trại tên nàng công chúa Bạch Hoa, con vua Hùng
Vương thứ 18, kết hôn với chàng Sơn Tinh khiến Thủy Tinh oán giận gây
lụt lội hàng năm, hay bà Bạch Hoa, vợ của danh tướng Đinh Lễ (cháu ngoại
vua Lê Lợi), là bà tổ của nghề đàn hát (cô đầu) mà v́ kỵ húy người ta
nói trại đi, như được kể trong Từ Điển Nhân Vật Lịch Sử Việt Nam của
Nguyễn Q. Thắng và Nguyễn Bá Thế.
Cũng như từ đàng, huê là một từ cũ trong số 716 từ tiếng Việt được ghi
trong An Nam Dịch Ngữ (từ thế kỷ 15), chớ không phải từ mới đặt như
những ngươn, ngăi, kiểng, huỳnh… trên kia.
Những từ nói trại v́ kỵ húy c̣n nhiều nữa. Vơ thay cho Vũ, Đờm thay cho
Đàm, Thời thay cho Th́, Tùng thay cho Ṭng, Nguyệt Quới thay cho Nguyệt
Quế, Quới nhơn thay cho quư nhân, vân vân. Chúng là một dạng từ biến âm
cưỡng bức được dùng phổ biến, chủ yếu trong Miền Nam, tức Xứ Đàng Trong,
từ Quảng Trị, nhưng rơ nhất là từ Huế, trở vào. Sở dĩ người miền Bắc
“miễn nhiễm” với sự kỵ húy này là do hoàn cảnh lịch sử: “Nước” Đàng
Ngoài chẳng việc ǵ phải nghe theo luật lệ của “nước” Đàng Trong. Sau
khi vua Gia Long thống nhất đất nước, những tên húy kiêng cử của nhà
Nguyễn đem áp dụng cho dân miền Bắc mà đa số c̣n hoài vọng nhà Lê th́ sự
tuân phục cũng chẳng được bao nhiêu. Tiếp đó miền Bắc được đặt dưới sự
bảo hộ của người Pháp, nên người ta chẳng thấy cần thiết phải sợ phạm
húy với vương triều nhà Nguyễn nữa.
Ferdinand von Humboldt (1767–1835), triết gia, nhà ngôn ngữ học người
Phổ (Prussa) cho rằng ngôn ngữ là linh hồn của một dân tộc. “Linh hồn”
của dân tộc Việt chịu những ràng buộc ngôn ngữ quái đản như thế, bảo sao
đất nước chẳng lận đận măi không ngẩng đầu lên được.
Người dân Nam bộ là tổng hợp của con cháu những người từng theo chân
chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) vào Thuận Hóa từ năm 1558, và các đợt di dân về
sau, hợp cùng với hậu duệ của người dân bản địa của các quốc gia cổ
Chiêm Thành, Chân Lạp, và một số người Cao Miên ở lại. Trong cuộc sống
chung ḥa b́nh, họ tiếp xúc và ảnh hưởng văn hóa lẫn nhau, trong đó có
tiếng nói, từ đó, cùng với bối cảnh sinh hoạt thực tiển và đặc thù,
tiếng nói của người dân Nam bộ có nét đặc trưng, cả về ngữ âm lẫn từ
vựng, không giống với miền nào khác trong cả nước. Mà vùng đất Nam bộ
của ba tỉnh Miền Tây trong “Nam kỳ Lục tỉnh”
khá rộng lớn, cho nên không phải tất cả người dân Nam bộ đều nói như
nhau về mặt ngữ âm, nhưng người Nam bộ có một “kho” từ vựng riêng rất
phong phú phản ảnh cuộc sống vật chất mà trong đó cái ăn tương đối dễ
t́m, và phản ảnh tinh thần phóng khoáng của khối di dân trên vùng đất
mới “làm chơi ăn thiệt”. Cái chất dân dă kiểu “Hôm qua qua nói qua qua
mà qua hổng qua; hôm nay qua hống nói qua qua mà qua qua” cứ lừng lững
đi vào văn học qua các nhà văn “đặc sản” Nam bộ như Hồ Biểu Chánh[9], Lê
Xuyên[10], B́nh Nguyên Lộc[11], học giả Vương Hồng Sển[12], và hiện nay
với Nguyễn Ngọc Tư[13]…
Với Hồ Biểu Chánh (1884–1958), nhà văn tiên phong và tiêu biểu của tính
chất Nam bộ từ đầu thế kỷ 20, ngôn ngữ c̣n mang đậm tính mộc mạc dân dă,
hầu như nguyên chất văn nói. Với một bút lực rất “ghê gớm,” ông để lại
hơn một trăm tác phẩm gồm nhiều thể loại mà gần một nửa là tiểu thuyết
(64 cuốn).
Đây là một đoạn văn ngắn trong tiểu thuyết Ngọn Cỏ Gió Đùa của Hồ Biểu
Chánh phóng tác tác phẩm Les Miserables của văn hào Pháp Victor Hugo:
“Lê- văn- Đó thấy nhà giàu cơm ăn không hết lại mời khách mà đăi thâm
tới ban đêm, rồi nhớ tới nhà ḿnh nghèo khổ, đèn không dầu nên tối ṃ,
mẹ đau không thuốc nằm chờ ngày chết, sắp cháu đói bụng rên khóc van-
vầy 7, th́ tức- tủi trong ḷng, quyết bước vô mà cậy 8 chủ nhà giàu nầy
một vài giạ lúa đen về cho gia quyến ăn, đợi năm tới thuận mùa rồi làm
mà trả lại.
Nhà nầy là nhà ông Bá- hộ Cao ở Vồng- Nâu. Bữa ấy là bữa ông nhóm họ
đặng cưới vợ cho con, nên mới dọn cỗ bàn mà đăi thân bằng quyến thích.
Lê- văn- Đó ở ngoài xăm xăm đi vô, đứng ngay cửa cái mà ngó. Khách trong
nhà mắc ăn thịt uống rượu, mắc nói nói cười cười, không ai để ư tới
ngoài sân, nên không ai thấy nó. Cách một hồi lâu, ông Bá- hộ ḍm ra,
thấy có người lạ mặt đứng trước cửa, bèn sai gia- dịch ra hỏi coi đi đâu.
Lê- văn- Đó thuở nay không từng nói chuyện với ai, mà cũng không hiểu lễ
phép chi hết, nên nghe người ta hỏi đi đâu, không lấy lời dịu ngọt thê
thảm mà động ḷng nhơn từ của người, lại nói xẳn- xớn rằng: – Nhà tôi
nghèo quá, tôi đi làm mướn mà không ai chịu mướn tôi làm. Bây giờ nào là
mẹ, nào là chị, nào là sắp cháu nhỏ của tôi chết đói hết thảy, tôi đi
đến đây, thấy nhà nầy giàu có nên tôi ghé lại mượn một ít giạ lúa về ăn
đỡ.”
Sắp gia- dịch nghe rồi trở vô nhà nói làm sao với ông Bá- hộ không biết,
mà khách trong nhà cười rộ, rồi ông Bá- hộ sai người ra đuổi Lê- văn- Đó
biểu phải đi ra khỏi cửa cho mau.”
Đến các nhà văn Lê Xuyên, B́nh Nguyên Lộc, ngôn ngữ Nam bộ trong tác
phẩm đă bớt phần mộc mạc, và có âm hưởng của ngôn ngữ văn học hơn. Một
đoạn trong tiểu thuyết Chú Tư Cầu nổi tiếng của nhà văn Lê Xuyên:
“Tư Cầu chẳng nói chẳng rằng ǵ nữa hết, xốc thúng lúa lên nách bưng đi.
Anh ta ghé qua mái nước múc một gáo uống ừng ực. Rồi như để trút nổi bực
tức, anh ta hắt tẹt nước c̣n dư vào đám rau om, móc gáo vào cây đinh
nghe một cái cộp, lấy tay quẹt miệng rồi bưng thúng lúa thẳng ra bờ xẻo
trước nhà.
Để thúng lúa xuống xuồng vững vàng rồi Tư Cầu vừa nhổ cây sào vừa đưa
chơn tống xuồng ra và chống sào cho xuồng đi vèo vèo trên mặt nước. (…)
Đôi lúc lườn xuồng, be xuồng cọ rào rào vào những đám rau muống, những
đám lục b́nh, những nhánh điên điển. (…) Ra giữa khoảng đồng trống, gió
thổi mát rượi. Tư Cầu cũng thấy thơi thới trong ḷng chớ không c̣n bực
bội như hồi năy nữa. Và như cảm hứng, anh ta vừa chống vừa ca vài câu
vọng cổ, cái bài vọng cổ “văng vẳng tiếng chuông chùa…” mà anh ta nghe ở
cái máy hát của ông Xă Tám. Có mấy cái dĩa hát đi hát lại ḥai anh ta
nghe riết rồi cũng thuộc ḷng hết. Thuộc ḷng rồi anh ta sang qua bắt
chước cho đúng cái giọng ngân ư.. ử… của Năm Nghĩa, cái giọng mà anh ta
cho là “mùi bạt mạng”. “
Một đoạn văn của B́nh Nguyên Lộc trong tiểu thuyết Cuống Rún Chưa Ĺa:
“Chợt một bữa kia không biết nhờ ǵ gợi ư bà nhà tôi đi mua chậu, đi t́m
đất, ra đặt mấy cái chậu đất ấy ở sân trong, giữa nhà trên và nhà bếp.
Bà nhà tôi trồng rau răm, rau tần dài, hành hương, ớt, không mấy tháng
mà sân trong không c̣n chỗ để chơn nữa v́ chậu cứ được sắm thêm hoài,
thật là bất tiện. Thuở ấy rau cỏ có bao nhiêu tiền đâu, đi chợ mua hai
xu, cả nhà ăn cả ngày không hết mà hai xu chỉ bằng hai đồng bạc ngày
nay. Bà ấy lại không c̣n th́ giờ nghỉ ngơi nữa, hễ sáng, vừa bét mắt th́
lo săn sóc ba chậu rau không đáng giá đó, trưa cũng vậy, chiều cũng vậy.
Vậy, mà kể từ ngày ấy, bà nhà tôi vui vẻ trở lại như hồi vợ chồng tôi
mới cưới nhau và không bao giờ tính chuyện đi đâu nữa hết, măi cho tới
bây giờ mà tôi đă có cháu ngoại rồi.”
C̣n đây là giọng khề khà của cụ Vương Hồng Sển trong Sài G̣n Năm Xưa:
“Tiện đây tôi yêu cầu các học giả nên thận trọng lời diễn luận chẳng khá
làm tàng bịa đặt tên “nhà thương Đầm Đất” (như trong một tờ tạp chí kia),
trong lúc dưỡng đường Grall được cât xây trên một đồn đất thật sự, ai ai
cũng rơ biết, và cũng không nên v́ thấy gần Sài G̣n có những chợ: “Ông
Lănh”, “Bà Chiểu”, “Bà Điểm”, “Bà Hom”, “Bà Rịa”, “Bà Đen” rồi đề quyết
Năm Bà vốn là thê thiếp của ông Lănh binh nọ. Tội chết đa! Tuy người mất
rồi không nói được, chớ c̣n người cố cựu nữa chi? Bạn thân tôi, ông Sơn
Nam có kể cho tôi nghe gần Cái Bè, trên con đường đi về Hậu Giang, có
một khúc quanh gọi “Khúc quanh ông Cọp”. Nhiều học giả chưa ǵ vội nói
hớt, cắt nghĩa: “Xưa ở vùng ấy, cọp rất nhiều, nên dân bản xứ lấy đó đặt
tên”. Theo ông Sơn Nam chịu khó điều tra kỹ càng; rơ lại mấy chục năm về
trước hăng bán tủ sắt hiệu “BAUCHE” có quảng cáo cho thứ tủ này bằng một
bảng lớn dựng tại khúc quanh đó; trên bảng vẽ h́nh một con hổ to ngồi
chồm hổm trên đầu tủ, một tay tḥ xuống cố cạy nắm tủ “BAUCHE” (nhăn
hiệu “con cọp”) cạy hoài mà không sao cạy được, đủ biết tủ sắt kiên cố
bực nào. Dân quê trong vùng qua lại thấy bảng vẽ cọp nhan nhản tại khúc
quanh, trong khi nói chuyện bèn gọi tắt chỗ ấy là “khúc quanh ông Cọp”.
Chuyện chỉ có bấy nhiêu, không nên lắm sự!”
Khoảng gần hai mươi năm trước, khi tái bản cuốn Sài G̣n Năm Xưa này, một
nhà xuất bản trong nước đă “làm ơn cho tác giả” bằng cách “biên tập” gọt
đẽo nhẵn nhụi văn phong trong sách – thực sự là “viết lại” – theo một
“chuẩn” ngôn ngữ văn học chung áp dụng trong cả nước, khiến tác giả phẫn
nộ và người đọc cũng hết sức thất vọng.
Trước năm 1975, không một nhà xuất bản nào ở Miền Nam có biên tập viên
(editor), hoặc có ghi tên biên tập viên vào sách như cách làm của tất cả
các nhà xuất bản trong nước hiện nay. Phần lớn tác phẩm thời đó chỉ ghi
tên người sửa lỗi morasse mà từ quen dùng lúc bấy giờ là “Thầy c̣” (correcteur).
Do không phải qua tay biên tập viên như hiện nay mà các tác phẩm văn học
từ Hồ Biểu Chánh tới Lê Xuyên, và B́nh Nguyên Lộc c̣n giữ được nguyên
chất ngôn ngữ Nam bộ.
Biên tập là một công việc văn học được nhiều nước thực hiện từ lâu đời
chớ không phải chỉ ở Việt Nam mới có. Ở một số quốc gia Âu – Mỹ tên
người biên tập tác phẩm đôi khi quan trọng hơn và “bảo chứng” cho tên
tác giả và giá trị tác phẩm, nếu tác giả là người mới. Trong nước hiện
chưa có một biên tập viên nào đạt được tŕnh độ như thế.
Nhưng không có người biên tập không có nghĩa là tác phẩm được in bừa băi
mà người xuất bản chẳng cần biết nó là ǵ. Thật ra, bản thảo nào cũng
được nhà xuất bản đọc kỹ trước khi đưa in; tác phẩm có thể được hiệu
đính hoặc nhuận sắc (revised) nếu cần phải thế, có sự thảo luận với tác
giả, chớ không được “biên tập” (edited) theo cách hiểu và làm ngày nay
là gọt sửa cấu trúc câu và sửa đổi chữ dùng của tác giả theo một “chuẩn”
nào đó không rơ ràng, nếu không phải theo ư chủ quan của người biên tập.
V́ tôn trọng sự tự do tư tưởng của tác giả, tôn trọng cách hành văn đặc
trưng phản ảnh cá tính, và ngôn ngữ mang tính vùng miền của tác giả nên
các nhà xuất bản trước kia không bao giờ tự ư “tḥ tay ngọc, thọc tay
vàng” vào đứa con tinh thần của người viết để sửa chữa theo ư ḿnh, buộc
tác phẩm khoác một “đồng phục” ngôn ngữ chung nào đó. Người Pháp nói văn
phong thế nào phản ảnh con người thế ấy, “le style, c’est l’homme – The
style reflects the man himself” – Đẽo gọt trơn tru cho hết những cái rề
rà trong văn phong của Vương Hồng Sển th́ c̣n ǵ cụ Vương Hồng Sển nữa!
Tục ngữ Pháp cũng nói: Ce n’est pas ce qu’il a dit, mais la façon il l’a
dit.” Vấn đề đâu phải là điều họ nói mà là cách họ nói thế nào kia. Điều
họ nói th́ ai nói ra cũng vậy thôi, chỉ cái cách họ nói mới cho thấy họ
là ai, tính cách của họ thế nào.
Tuy cho đến nay chưa có một chỉ thị hay qui định lấy ngôn ngữ của một
địa phương nào làm chuẩn cho ngôn ngữ văn học, nhưng hầu như tất cả các
nhà xuất bản trong nước mặc nhiên biên tập tác phẩm theo ngôn ngữ miền
Bắc, cụ thể là ngôn ngữ Hà Nội. Trong sách vở nhan nhản những từ miền
Bắc, bất kể tác giả là người miền nào[14].
Hà Nội là thủ đô của đất nước, lấy tiếng nói của thủ đô làm chuẩn cho
ngôn ngữ văn học cả nước cũng phải thôi. Nhưng tiếng Hà nội có nhiều
điểm không chuẩn: không phân biệt các âm “iu” và “ưu”, “iêu” và “ươu”,
chẳng hạn, như trong câu nói: “Về hiu rồi tha hồ uống riệu.” Ngôn ngữ
của người Hà Nội cũng không phân biệt các cặp phụ âm CH và TR, S và X, R
và D / Gi. Cái “bánh Trưng” từng xuất hiện trên biểu ngữ và trên mặt báo.
Các phụ âm CH và TR lẫn lộn nhau là chuyện hà rầm. Một lần đọc thấy
trong một bài báo viết “Vậy mà Hải Pḥng mưa rầm rề…,” tôi ngạc nhiên,
gơ thử vào google hai chữ “rầm rề” (trong ngoặc kép). Và thật là trên
mức kinh ngạc: hàng loạt kết quả cho thấy hầu như người ra đă “chính
thức” dùng hai từ này thay cho “dầm dề”! Thậm chí trên một tờ báo ở Hà
Nội từng xuất hiện một tiêu đề in chữ lớn : “DOANH NGHIỆP NÓNG N̉NG CHỜ
HỖ TRỢ.”
Sự lẫn lộn giữa các phụ âm L và N dĩ nhiên không phải là “đặc trưng”
trong tiếng nói người Hà Nội. Nhưng điều này cho thấy hiện tượng “nước
chảy vào chỗ trũng” trong ngôn ngữ của thủ đô. Tiếng Hà Nội không những
không “chuẩn” mà cũng không mang đủ nội lực để “cảm hóa” và đồng hóa
những cá nhân bên ngoài thâm nhập vào thế giới chữ nghĩa của thủ đô, để
đến nỗi tiếng nói ngọng nghịu của một địa hương choán vào chỗ trũng đó.
Lấy tiếng Hà Nội làm “chuẩn ngữ văn học” cho cả nước liệu có an toàn
không? Vậy mà trên thực tế tiếng miền Bắc/tiếng Hà Nội giành được ưu thế
trong hầu hết tác phẩm văn học và báo chí cả nước; ngay đến một nhà văn
Nam bộ như Nguyễn Ngọc Tư, những tưởng ngôn ngữ Nam bộ phải trở thành
hơi thở, máu thịt trong chị, nhưng không phải, Nguyễn Ngọc Tư hồn nhiên
sử dụng ngôn ngữ miền Bắc trên những trang văn tài hoa và rất xúc động
của chị về con người và cuộc sống đất Nam Bộ nơi chị sinh ra và lớn lên.
Những con người Nam bộ nói tiếng Bắc nghe lấn cấn thế nào ấy. Ví dụ
Nguyễn Ngọc Tư dùng từ “bảo” thay cho từ “biểu” của người miền Nam. “Rồi
d́ bảo, mai mốt chế Ba về, anh Tư à. Thiệt, mai mốt này…” “Con Điềm
thường bảo, người ta lấy thơ để thay lời thề hẹn đó.” “Rồi họ và cả má
tôi đều bảo tôi khóc đi.” Thật ra Nguyễn Ngọc Tư có dùng cả biểu lẫn
bảo. Có lẽ 50/50.
Tỷ lệ của chứ thay v́ chớ có lẽ cao hơn. “Má căi: hỏng tới đâu ông ơi,
chừng nửa kư là cùng, cá lóc táp nghe hờm vậy chứ.” “Bây giờ Nhà nước
cho nuôi tôm th́ mừng chứ.” “Rồi mấy đứa con gái đểnh đoảng như tôi vất
vả biết chừng nào, đôi khi không lấy được chồng chứ chẳng phải chuyện
chơi.”
Nhưng hạt thay hột, và chân thay chơn/chưn th́ có lẽ 100%. “Tôi lấy dao
phay băm cho đất tơi ra để kịp lúc ba về gieo hạt cải.” “Tôi học từ má
rằng gạo Một Bụ dài, óng ả, gạo Tiên Lùn hạt ngắn, đục như nếp…” “Tôi ăn
hạt gạo má tôi làm ra mà không giúp ǵ cho má tôi.”
“… một đám người chen nhau đứng đàng sau cánh cửa, quà trên tay chất
vượt mặt, gơ cửa bằng chân.” “Con Tư mầy phải sống trên ghe thím vài năm
mới được, sống trên chiếc ghe dài bảy thước ngang hai thước mới thấy
buồn chân.” “…mỗi lần ghé bến tụi nó lại chạy te te lên bờ, cuống quưt
rượt đuổi nhau, những đôi chân trần trụi thoăn thoắt nhảy trên cái bến
gồ ghề đất.”
Rồi c̣n đĩa thay dĩa, nhặt thay v́ lượm, thóc thay lúa, hoa thay cho
bông nữa: “Tôi mua cho em cái đĩa người ta dạy chăm sóc trẻ sơ sinh.” “…
rồi nó đem ra mấy cái đĩa nhạc thu âm từ hồi năm một ngàn chín trăm mấy
mươi ǵ đó. Gương mặt của Thái Thanh, Hà Thanh… trên b́a đĩa coi trẻ
măng…” “Bữa qua ngồi quán chiều vắng ngắt, ông đồ cổ lại mở cái đĩa hát
cổ…”
“Đó là lúc tôi thấy má tôi tội nghiệp như nàng Tấm bị mẹ con mụ d́ ghẻ
cay nghiệt bắt nhặt thóc trong gạo khi làng đang vào hội…” “Lượm nhớ
quay quắt cái xóm cũ, nhà cũ, lau sậy cũ, nhớ ông ngoại lúc giận quá
nhặt cây sậy găy đánh cháu.” “… tôi chưa làm được việc ǵ coi được một
chút, một chuyện mang hơi hướng vĩ đại, như nhặt của rơi trên đường trả
lại người bị mất chẳng hạn.”
“… đằng trước chỉ một khoảng sân nhỏ trồng mấy chậu hoa nhỏ.” “Như có
người mua hoa bằng tay này rồi tặng tay kia.” “Trên những con đường chi
chít hoa dại hiếm hoi mới thấyvài trẻ con chơi.”
Chị nói đấy thay v́ đó. “… hồi nhỏ nó vị vỏ ốc cắt đứt chân hoài mà nó
vẫn chân không ngạo nghễ đấy thôi.” “… cái rễ cây đấy mà cũng làm chân
nó đau đâu.” “Dù đây về đấy chưa tới một tiếng đi xe chợ, người muốn về
trước giao thừa th́ đă bán thốc tháo để về.”
Chị gọi cái mền của người Nam bộ là chăn, gọi cái bánh tráng là bánh đa.
“… nhà này không thấy nhà kia, thị trấn này sẽ trùm chăn nằm ngủ?” “…
lúc nào mới được ngă lưng trên chiếc giường chăn nệm ấm.” “Qua một con
dốc nhỏ, gặp một cụ già kèm nhèm ngồi nướng bánh đa…”
Chị nói nhạt thay v́ lạt, và nhợt nhạt thay v́ lợt lạt. “… cùng những
cánh đồng, mảnh vườn xanh xanh đậmnhạt bọc quanh.” “Bông cũng không níu
kéo bất cứ cái nh́n nào. Lơ thơ. Nhợt nhạt.” “Cái nắng kỳ lạ khôngnhàn
nhạt như nằng chiều hè…”
Chị nói cái rốn thay v́ rún. “không c̣n kịp nữa như một cái rốn nước sâu
hoáy, điên cuồng hút tôi vào.” “… có cái rốn to nhăn rúm, như cái mặt
người , cái rốn 21 ngày mới rụng…”
Chị nói gửi thay v́ gởi. “Hạt gửi mùa sau.” “Bảy năm trước, lúc ông Mười
gom hết thảy bốn chín cái thư của Nguyễn Thọ gửi d́ Thắm đốt hết.”
“Người ta gửi tới nhà Tư Lai một lá thư.”
Chị nói “đảm đang” thay v́ “đảm đương” “… má vén khéo đảm đang chèo
chống gia đ́nh nuôi nấng mấy chị em tôi khôn lớn…”. Và khi Nguyễn Ngọc
Tư nói “… lại làm con mệt mỏi đến nhường này,” th́ người đọc nếu không
biết chị sẽ nghĩ chắc mười mươi chị là người Bắc!
Đúng là ngôn ngữ miền Bắc đă “t́m được chỗ đứng” và rất phổ biến trong
tiếng nói của người miền Nam, không chỉ từ sau đợt di cư vĩ đại năm
1954, mà lâu trước đó nữa, chớ không phải mới theo chân cán bộ và bộ đội
miền Bắc trong đợt “người Nam nhận họ, người Bắc nhận hàng” bốn mươi năm
trước đây. Chẳng vậy mà từ thời thủ tướng Nguyễn Văn Thinh của Nam Kỳ
Quốc người ta đă xua đuổi những người nói “Tân Sơn Nhất” về Bắc, chỉ
những người nói “Tân Sơn Nhứt” mới là công dân của nước Nước “Cộng ḥa
Nam kỳ Tự trị.” Nhưng hiện nay ngay cả người ở cạnh cái phi trường sắp
hết đát này cũng đă nói Tân Sơn Nhất chớ hầu như không c̣n ai nói Tân
Sơn Nhứt nữa. Thế cho nên nếu một anh hay chị nông dân Nam bộ mà nói mấy
tiếng “Sầu riêng hạt lép,” nghe cũng không buồn cười cho lắm. Sầu riêng
là sản vật của miền Nam, hạt là một từ miền Bắc. Và cụm từ “sầu riêng
hạt lép” Nam Bắc đề huề đă phổ biến khắp miền Nam rồi đó. Nhưng một nhà
văn Nam bộ mà cả tâm hồn và văn nghiệp đều thấm đẫm chất Nam bộ mà lại
nói, viết về cuộc sống nơi quê hương Nam bộ của ḿnh bằng ngôn ngữ miền
Bắc thỉ… nghe chẳng ra sao cả. Thật tiếc.
Đọc tập thơ “Gọi Khan Giọng T́nh” của thi sĩ Trần Phù Thế, người Thạnh
Lộc tỉnh Sóc Trăng xưa, tôi cảm động khi bắt gặp đoạn thơ này trong đó
có từ “nhửng” mà gần năm mươi năm trước tôi đă từng nghe:
Ta ghét mười năm ở xứ này
Mười năm đủng đỉnh lục b́nh quay
Như con nước nhửng ḍng sông Hậu
Thương cả lần đi ứa máu đầy
Ngày trước, vào giửa những năm 1960, trong bước “giang hồ” ở vùng sông
chia chín nhánh tôi từng nghe người địa phương nói từ “nhửng” này, cũng
trong ngữ cảnh về sông nước như trong câu thơ trên. Tôi hiểu nước nhửng
là con nước “đứng”, lờ đờ trên ḍng sông không lên không xuống – nhưng
không chắc lắm. Triết gia người Anh gốc Áo Ludwig Wittgenstein cho rằng
ư nghĩa của một từ là cách dùng của từ đó. Nói như thế cũng quá mơ hồ.
Nhưng một người Nam Bộ tha hương mang theo ḿnh h́nh ảnh con nước nhửng
trên ḍng sông quê nhà chắc phải làm cho những người xa quê như ḿnh cảm
động lắm. Tôi đă cảm động như gặp lại người quen cũ.
Tập thơ của thi sĩ Trần Phù Thế được in ở nước ngoài. Nghĩa là nó không
phải qua tay một “biên tập viên” nào, nên những từ như thế c̣n “sống
sót” được, như các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh, Lê Xuyên, B́nh Nguyên
Lộc, và của học giả Vương Hồng Sển nữa, c̣n “truyền lại” ngôn ngữ tinh
ṛng Nam bộ trong đó đến nay.
Muốn thấy lại tiếng nói Nam bô rặc ri chắc phải đọc lại Lê Xuyên hay
B́nh Nguyên Lộc, nếu không phải là đọc lại lối văn đậm chất văn nói dân
dă mộc mạc thủơ ban đầu phát triển văn học miền Nam của Hồ Biểu Chánh.
C̣n muốn biết “mặt mũi” phương ngữ Nam bộ một cách rơ ràng và có hệ
thống, chắc là phải đọc cuốn sách này của thi sĩ Cao Thoại Châu: Phương
Ngữ Nam Bộ.
Thiếu Khanh
GHI CHÚ
Viết theo yêu cầu của thi sĩ Cao Thoại Châu cho cuốn sách Phương Ngữ Nam
Bộ của anh.
[1] Từ “Miền Nam” vừa mang khái niệm một trong ba miền trên đất nước:
Miền Bắc, Miền Trung, và Miền Nam, vừa để chỉ miền đất nửa nước từ Vĩ
tuyến 17 trở vào trong thời kỳ đất nước bị chia cắt. Trong bài viết này,
từ “Miền Nam” được dùng uyển chuyển với nghĩa thứ nhất, hoặc với nghĩa
thứ hai, tùy theo ngữ cảnh.
[2] Để thay cho các tên gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ thời Pháp thuộc,
chánh phủ VNCH đặt ra các từ tương ứng: Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần,
c̣n chánh phủ VNDCCH th́ gọi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, mà Nam Bộ này
gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, tương ứng với ba tỉnh miền Đông và ba
tỉnh miền Tây của Nam Kỳ Lục Tỉnh xưa. Tuy nhiên với nhiều người Miền
Nam từ “Nam Bộ” (hoặc “Nam bộ”) được dùng chỉ khu vực “Miền Tây Nam bộ,”
tức vùng Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay. Từ “Nam bộ” ở đây được dùng
theo nghĩa đó.
[3] Vào đầu thời Đệ Nhất Cộng Ḥa của VNCH, người ta sáng tạo khái niệm
“Phần”, Bắc Phần, Trung Phần, Nam Phần, thay cho các khái niệm Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ thời Pháp thuộc, trong đó Trung Phần từ Thanh Hóa tới
B́nh Thuận, Nam Phần từ tỉnh B́nh Tuy trở vào.
[4] Ở một chú thích trong Việt Nam Sử Lược, sử gia Trần Trọng Kim viết:
“Có sách chép rằng Đinh Tiên-hoàng tên là Hoàn 桓, chứ không phải là Bộ
Lĩnh. Bộ Lĩnh là một tước quan của Trần Lăm phong cho Đinh Hoàn. Nhưng
xét trong « Khâm-định Việt-sử » và các sách khác th́ thấy chép Đinh bộ
Lĩnh chứ không thấy Đinh Hoàn. Vậy nay cứ theo sách Khâm-định mà chép.”
(Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Tân Việt Sai G̣n, cuối trang 88)
[5] Sách Đại Nam Thực Lục (tiền biên), và Việt Nam Sử Lược của Trần
Trọng Kim đều viết tên Nguyễn Hữu Kính, với chữ Kính (鏡). Sách Đại Nam
Thực Lục cũng ghi phẩm tước của ông là Lễ Tài hầu.
[6] Viện Sử học, Ủy ban Khoa học Xă hội Việt Nam, Nxb Khoa học Xă hội,
Hà Nội 1969. Tôi không có bản dịch của cụ Cử nhân Hán học Tu Trai Nguyễn
Tạo xuất bản trong miền Nam, nên không biết cụ có kiêng húy như thế
không.
[7] Bà là con gái của Phước Quốc Công Hồ Văn Bôi, quê ở Thủ Đức, tỉnh
Gia Định, nay là thành phố HCM. Bà vào cung làm vương phi của thái tử
Nguyễn Phúc Đảm năm bà mới 15 tuổi. Vua Gia Long băng, thái tử Đảm nối
ngôi tức Vua Minh Mạng. Về sau bà là mẹ của vua Thiệu Trị. [8]
Sau khi khai phá xong miền Nam, năm 1698 chủa Nguyễn Phúc Chu lập Gia
Định Phủ. Vua Gia Long thống nhất xong đất nước, đổi Gia Định Phủ thành
Gia Định Trấn, rồi lại đổi thành Gia Định Thành. Năm 1832, Vua Minh Mạng
băi bỏ Gia Định Thành, và chia thành sáu tỉnh, gồm ba tỉnh miền Đông:
Phiên An, Biên Ḥa, Định Tường, và ba tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang,
và Hà Tiên. Năm 1834, cả sáu tỉnh này được gộp lại thành Nam Kỳ, (người
Pháp gọi là Basse-Cochinchine), từ đó xuất hiện danh từ “Nam Kỳ Lục Tỉnh.”
Ba tỉnh miền Đông lúc đó nay trở thành các tỉnh B́nh Phước, B́nh Dương,
Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, và Thành phố Hồ Chí Minh. Ba tỉnh
miền Tây xưa nay phát triển thành các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và Thành phố Cần Thơ.
[9] Hồ Biểu Chánh, (1884–1958) người làng B́nh Thành, tỉnh G̣ Công (nay
thuộc huyện G̣ Công Đông, tỉnh Tiền Giang).
[10] Nhà văn Lê Xuyên (1927 – 2004), tên thật là Lê B́nh Tăng, người
huyện Phong Điền – Tỉnh Cần Thơ.
[11] B́nh Nguyên Lộc, (1914 – 1987), nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử dân
tộc, người làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Ḥa (tức tỉnh
Biên Ḥa xưa trong ba tỉnh Miền Đông Nam Kỳ), nay thuộc thị trấn Tân
Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh B́nh Dương. Ngoài bút hiệu B́nh Nguyên Lộc
ông c̣n kư nhiều bút hiệu khác. Tuy quê quán của ông không nằm trong
vùng Nam bộ (theo nghĩa hẹp, tức trong ba tỉnh Miền Tây Nam kỳ), nhưng
tác phẩm của ông mang phong cách và ngôn ngữ của người Nam bộ.
[12] Vương Hồng Sển (1902-1996), sinh tại Sóc Trăng, mang ba ḍng máu
Việt, Hoa, Khmer.
[13] Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976 tại xă Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh
Cà Mau. Là một nhà văn Nam bộ tài hoa, đau đáu t́nh người trên từng
trang tác phẩm, nhưng Nguyễn Ngọc Tư không dùng ngôn ngữ Nam bộ tinh
ṛng như các nhà văn kia. Trong các tác phẩm rất cảm động về con người
và cuộc sống ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long chị dùng nhiều từ ngữ của
ngôn ngữ Bắc bộ, đọc rất lấn cấn, khó chịu. (xem ở dưới.)
[14] Sau năm 1975, chánh quyền mới ở thành phố Huế đổi ngay tên cầu
Trường Tiền quen thuộc của người miền Nam thành cầu Tràng Tiền.
Post ngày:
12/08/18
|