Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 

Một Vài Suy Nghĩ Về Hán Tự
Văn Tấn Trường
12 tháng 11 năm 2004

Kể từ năm 1998 đến nay, tôi đă về Việt Nam vài lần. Tại Úc, tôi cũng có cơ hội được tiếp xúc với nhiều sinh viên Việt Nam du học. Trong những dịp về nước và giao lưu nầy tôi tiếp thu được nhiều tiếng Việt “mới” bao gồm cả tiếng Nôm và tiếng Hán Việt. Những tiếng “mới” mà tôi được biết có nhiều từ rất hay, xúc tích và chính xác nhất là những thuật ngữ khoa học. Tuy nhiên, cũng có những từ nghe không thuận tai và ngượng ngịu làm sao.
Có một dạo ở đầu thập niên 80, nghe nói chính phủ Việt Nam đưa ra phong trào làm trong sáng tiếng Việt bằng cách thoát ly tiếng Hán Việt. Tất cả đều phải được chuyển hoán ra tiếng Nôm. Thật ra, tiếng Hán Việt chiếm 60 - 70 % trong ngôn ngữ Việt Nam, loại trừ tiếng Hán Việt để làm trong sáng tiếng Việt th́ quả thật là một "mission impossible". Thay v́ nói "Đại Hội Phụ Nữ Toàn Quốc" th́ được sửa lại là "Cuộc sum họp lớn cuả đàn bà cả nước" [1], đại loại như vậy. Nếu theo chủ trương chuyển hoán ra tiếng Nôm th́ câu tán tụng "Anh là người nhiệt huyết" có thể trở thành một câu nói xỏ "Anh là người máu nóng"! Cho đến bây giờ tôi vẫn thích dùng từ "phi cơ trực thăng" hơn là "máy bay lên thẳng", "hàng không mẫu hạm" hơn là "tàu sân bay". Không phải v́ thói quen nhưng v́ từ Hán Việt vẫn hay hơn. Nó cho người nói và người nghe tưởng tượng được cái tiếng động cơ khí cuả tác động "trực thăng" hay là cái hoành tráng uy nghi cuả chiếc "mẫu hạm". Mấy năm trước có dịp về Sài G̣n, tôi thấy phi trường Tân Sơn Nhất có cái tên "hỗ lốn" là "Ga Đi Quốc Tế Tân Sơn Nhất". Cái sân bay đẹp đẽ bị "xuống cấp tên tuổi" biến thành nhà ga như ga xe lửa. Năm sau tôi trở lại Sài G̣n, dường như cảm thấy không ổn với cái tên vừa sai văn phạm vừa cục mịch quê mùa "Ga Đi Quốc Tế", các quan chức hữu trách sửa lại là "Cảng Hàng Không Quốc Tế TSN". Tại sao các quan chức nầy lại "kiêng" cái chữ "phi trường", "phi cảng", "không cảng" quá như vậy? Nếu không thích Hán Việt th́ ta có "sân bay", vừa gọn gàng, vừa thanh tao và lịch sự… Mặt khác, sau 1975 người Bắc đem vào Nam những từ Hán Việt mới, chẳng hạn như: học kỳ (semester), học vị (bằng cấp), thể lực, hưng phấn, nghiệp dư (amateur), khuyến măi (promotion sale), đại tu (overhaul), thời thượng (fashionable), sự cố (= bất trắc + accident), học hàm, quân hàm v.v… Thật là mâu thuẫn.

Việc "thoát ly Hán tự" cũng đă xảy ra tại Hàn Quốc, một nước chịu ảnh hưởng tiếng Hán. Chính phủ Hàn Quốc hô hào dân chúng dùng hangul (như hiragana, katagana cuả tiếng Nhật) thay cho Hán tự. Việc nầy đưa đến một thế hệ mù Hán tự, lẫn lộn những chữ đồng âm dị nghĩa. Trước nguy cơ nầy, chính phủ lại khuyến khích dùng Hán tự trở lại bằng cách chua tiếng Hán bên cạnh hangul cho những từ chính trị, triết học, khoa học v.v…Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc/Triều Tiên nằm trong hệ văn hoá Hán tự, nhưng điều nầy không có nghĩa những nước "ngoại vi" phải rập khuôn Hán tự Trung Hoa. Người Nhật đă "phát minh" một số chữ Hán riêng cho họ gọi là "kokuji" (quốc tự). Nhiều từ ngữ đă được địa phương hóa, chẳng hạn như tiếng Hán Nhật "benkyo" (học hành, study) dịch ra âm Hán là "miễn cưỡng" (có lẽ việc học hành là một việc miễn cưỡng hay chăng?!) hay là "hiniku" (mỉa mai, sarcastic) có âm Hán là "b́ nhục" (b́ = da, nhục = thịt), hoàn toàn không có ư nghĩa nguyên thủy của tiếng Hán. Trong tiếng Trung Quốc "hoan lạc, khoái lạc" nói đến sự vui vẻ về mặt tinh thần nhưng khi chuyển sang tiếng Việt th́ trở thành một chuyện "vui vẻ" về mặt …. nhục thể.

Khu Footscray cuả thành phố Melbourne là nơi có nhiều cư dân Việt Nam . Ở đây có một tiệm bán bàn ghế giường chiếu. Ông chủ tiệm có lẽ là người Hoa. Bảng hiệu cửa tiệm có đề một ḍng chữ Hán "Hoan Lạc Gia Cụ Điếm" đọc theo tiếng Trung Quốc th́ không có ǵ phải thảng thốt cả. Ông chủ lại viết thêm một ḍng tiếng Việt "Tiệm giường Hoan Lạc" mà mỗi lần tôi lái xe đi ngang cũng phải vừa gật gù vừa buộc miệng ph́ cười…… Câu "Kim ngọc măn đường" (vàng ngọc đầy nhà) là một câu chúc tụng cực kỳ phong nhă nhưng mà đem tặng cho người Nhật Bản th́ quả là không nên! Ai học tiếng Nhật cũng biết rằng phát âm cuả chữ "kim ngọc" là "kintama" (tinh hoàn, testicle)!

Mặc dù có vài phân biệt trong ư nghĩa Hán tự ở mỗi nước, nhưng sự giao lưu văn hóa cuả các nước "đồng văn" cũng đưa đến nhiều mặt tích cực trong việc phát triển ngôn ngữ. Trong hệ văn hoá Hán tự, Nhật Bản là nước đầu tiên canh tân theo Âu Tây. Họ đă dịch những từ khoa học sang Hán tự như: vật lư, hóa học, lượng tử, qủi đạo, cố thể, lưu thể, nguyên tử, phân tử, vi tích phân v.v… hoặc những từ chính trị như: diễn thuyết, kinh tế, dân chủ chủ nghĩa, xă hội chủ nghĩa…. [2]. Những từ nầy được người Trung Quốc "mượn" trở lại dùng thoải mái và lưu truyền đến Việt Nam.

Gần đây, tôi học lại Hán tự qua những bài Đường Thi. Tôi bỗng "khám phá" rất nhiều từ mà từ xưa tôi vẫn nghĩ là tiếng Nôm mà thật ra là Hán Việt. Chẳng hạn như: triền miên, yểu điệu, đảm đang, xán lạn, bàng hoàng, quần áo, hiểu (understand), lan can (ex: cái lan can cầu thang)…. "La tinh" hoá tiếng Việt thành chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nôm rườm rà là một cuộc cách mạng trong ngôn ngữ Việt Nam. Nhưng chữ Quốc ngữ càng ngày càng làm người Việt Nam xa rời cái ư nghĩa cuả tiếng Hán Việt cũng như người Hàn Quốc đă hấp tấp chủ trương chỉ dùng hangul vài năm trước đây. Nhiều người không phân biệt được "măi" (= mua) và "mại" (= bán) nên cứ lẫn lộn "khuyến măi" và "khuyến mại". Cũng có người đặt tên cho con cháu hoặc tự đặt bút hiệu bằng những từ Hán Việt đọc rất "kêu" nhưng ư nghĩa th́ rỗng tuếch buồn cười, đôi lúc vô t́nh lại có nghĩa xấu mà không hay biết! Trong một bài viết năm 1975 [3], ông Nghiêm Toản phân tích sự lầm lẫn và hiểu sai trầm trọng ư nghĩa một số chữ Hán Việt, thí dụ như có nên dùng chữ "tân giai nhân" để chỉ cô dâu trong tiệc cưới hay không, "tỵ hiềm" và "hiềm khích" khác nhau như thế nào. Các ông Cao Xuân Hạo và Lê Anh Minh đă viết nhiều bài biên khảo có giá trị về Hán tự và ảnh hưởng của nó đến ngôn ngữ Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam [1,4].

Ba mươi năm trước đây ông Nghiêm Toản đă nhiều lần hô hào học tiếng Hán để làm giàu tiếng Việt v́ ông biết "người học chữ Việt mà không biết ǵ về chữ Hán th́ sẽ đưa đến một kết quả tai hại vô cùng" [3]. Cái sai cứ dùng măi sẽ trở thành cái "đúng", v́ vậy cần phải có những tiêu chuẩn đặt ra để làm dồi dào và trong sáng tiếng Việt. Một trong những tiêu chuẩn đó là Hán tự. Tôi nghe Bộ Giáo Dục Việt Nam cho phép dạy tiếng Nhật như là một sinh ngữ trong các giáo tŕnh cấp hai cấp ba. Đọc và viết tiếng Nhật đ̣i hỏi sự hiểu biết trên dưới 2000 chữ Hán. Như vậy, nếu có chương tŕnh Hán tự được thực hiện chung cho môn tiếng Việt lẫn tiếng Nhật th́ thật là "nhất cử tam tứ tiện" và đây cũng là một phương pháp hữu hiệu để tránh những ḍng chữ khập khễnh đọc chướng tai ở những nơi công cộng: "Ga đi quốc tế" "Cảng Hàng Không" hay là "Phi Trường" "Không Cảng"?!
April 2004


Chú Thích
Cao Xuân Hạo, "Chữ Tây và chữ Hán thứ chữ nào hơn" và "Hán Việt và Thuần Việt", www.hanosoft.com
Vĩnh Sính, "Việt Nam và Nhật Bản Giao Lưu Văn Hóa", NXB Văn Nghệ, TP HCM, 2001
Nghiêm Toản, "Ĺ x́", www.hanosoft.com
Lê Anh Minh, "Chữ Hán và sự du nhập chữ Hán vào Nhật, Hàn, Việt Nam", www.hanosoft.com
 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18