Nên viết
“ḍng” hay “gịng”?
Chúng ta cùng biết các nhà văn trong Tự
Lực Văn Đoàn viết “gịng sông, gịng nước”:
Nhất Linh: Gịng sông Thanh Thủy
Tú Mỡ: Gịng nước ngược
Thạch Lam: Theo gịng.
Các nhà văn, trí thức lớp sau viết
“ḍng sông, ḍng nước”:
Doăn Quốc Sỹ: Ḍng sông định mệnh
(1959)
Nhật Tiến: Tặng phẩm của ḍng sông
(1972)
Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy: “Ḍng nước
sông Hồng” (viết 1945, in vào thi tập 1985)
Ngô Thế Vinh: Mekong, ḍng sông nghẽn
mạch (2007).
Vậy chúng ta nên theo các nhà văn lớp
trước hay lớp sau?
1) Trước hết, ba cuốn tự điển Việt ngữ
có thẩm quyền nhất của VN cho tới hiện nay: Việt Nam tự điển
của Hội Khai Trí Tiến Đức (trang 155), Tự điển Việt Nam của
Lê Văn Đức & Lê Ngoc Trụ (quyển Thượng, trang 376), Đại Nam
quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của (quyển I, trang 243) cùng
viết là “ḍng.” Cuốn Việt ngữ chánh tả tự vị do nhà ngữ học
Lê Ngọc Trụ biên soạn cũng viết “ḍng” (trang 141).
2) Các tự điển do những học giả có uy
tín khác biên soạn như Vietnamese-English Dictionary của Gs.
Nguyễn Đ́nh Ḥa cũng viết “ḍng” (trang126), Giúp đọc Nôm và
Hán Việt của Lm. Trần Văn Kiệm (trang 388) cũng viết như
thế. Hầu hết các tự điển Việt ngữ xuất bản ở trong nước hiện
nay và tự điển chữ Nôm (ở trong nước cũng như ở hải ngoại)
cùng viết “ḍng”:
Tự điển chữ Nôm trích dẫn (Westminster,
CA, 2009): trang 299.
Tự điển chữ Nôm dẫn giải (Hà Nội,
2012): trang 452.
3) Các nhà biên soạn tự điển có lư do
để viết “ḍng” (với D).
Trong chữ Nôm. chữ ấy được viết như
sau: 𣳔
Phía trước là bộ Thủy
氵(nước) để cho
biết có liên quan đến nước.
Phía sau là chữ Dụng
用 (dùng) để chỉ
cách phát âm.
Vậy đó là một chữ “có liên quan đến
nước,” và phát âm giống chữ “dụng” (trong chữ Nôm đọc là
“dùng”)
V́ phát âm giống “dụng” và “dùng,”chúng
ta cùng thấy âm “ḍng” gần và tự nhiên hơn.
Khi phát âm là “ḍng,” th́ viết với D
là đúng.
V́ lẽ đó, những ai năng tra cứu tự điển
hoặc biết qua chữ Nôm (các Gs. Doăn Quốc Sỹ, Trần Trọng San
… và những người tốt nghiệp Văn khoa sau các ông) có khuynh
hướng viết là “ḍng.”
Gs./nhà văn Doăn Quốc Sỹ là con rể nhà
thơ Tú Mỡ. Là một giáo sư Quốc văn, dạy về Tự Lực Văn Đoàn,
ông biết rất rơ nhạc phụ đă viết Gịng nước ngược (cũng như
Nhất Linh, Thạch Lam đă viết Gịng sông Thanh Thủy, Theo
gịng) nhưng ông không theo. Trong cương vị một nhà giáo,
ông viết Ḍng sông định mệnh, v́ nghĩ rằng như thế đúng hơn.
Nhà văn Nhật Tiến có giao t́nh thân với văn hào Nhất Linh.
Ông là người đọc lời vĩnh biệt khi hạ huyệt trong tang lễ
Nhất Linh ở Sàig̣n ngày 13-7-1963. Tuy biết rất rơ Nhất Linh
đặt tên cho tác phẩm cuối đời của ḿnh là Gịng sông Thanh
Thủy, năm 1972 Nhật Tiến vẫn đặt tên cho một tập truyện của
ông là Tặng phẩm của ḍng sông.
Trong Việt Nam thi văn hợp tuyển, khi
cho in các tác phẩm văn học, Gs. Dương Quảng Hàm cũng viết
“ḍng”:
- Sông Lục đầu sáu khúc nước chảy
xuôi một ḍng (Ca dao)
- B́nh bạc vỡ tuôn đầy ḍng nước
(bản dịch Tỳ bà hành)
Khi phiên âm Truyện Kiều, các học giả
Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh
cũng đều viết “ḍng”:
- Nao nao ḍng nước uốn quanh
(câu 55)
- Đem ḿnh gieo xuống giữa ḍng
trường giang (câu 2636)
Các học giả của Miền Nam trước 1975 như
Gs. Trần Trọng San trong cuốn Văn học Trung Quốc đời Chu
Tần, cũng luôn luôn viết: “ngược ḍng, xuôi ḍng, ḍng dơi…”
4) Tại sao các nhà văn trong Tự Lực
Văn Đoàn viết “gịng”?
Khi các nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn
viết Gịng nước ngược và Theo gịng,
tuy Tự điển Việt Nam của Lê Văn Đức &
Lê Ngọc Trụ cùng Việt ngữ chánh tả tự vị của Lê Ngọc Trụ
chưa ra đời, nhưng hai bộ tự điển của Huỳnh Tịnh Của và Hội
Khai Trí Tiến Đức đă xuất hiện (1895 và 1931). Rất có thể
các vị không lưu tâm đúng mức đến bộ tự điển của Huỳnh Tịnh
Của (xuất bản ở trong Nam), nhưng nhiều phần v́ các vị có
thành kiến với Hội Khai Trí Tiến Đức. Báo Phong Hóa đă đăng
rất nhiều thơ văn giễu cợt, châm biếm Hội này. Trong khung
cảnh ấy, việc theo những đề nghị về phương diện chính tả do
tự điển Khai Trí Tiến Đức đưa ra là điều khó xảy ra.
5) Tự Lực Văn Đoàn cũng có những sai
lầm khác về phương diện chính tả.
Khi xuất bản lần đầu năm 1936, tập
truyện ngắn của Khái Hưng mà nay chúng ta gọi là “Dọc đường
gió bụi” được in với nhan đề Giọc đường gió bụi:
http://www.worldcat.org/title/gioc-ng-gio-bui-truyen-ngan/oclc/64086678
Thời nay chúng ta cùng biết rằng viết
như thế là sai. Câu đầu bài “Chí làm trai” của Nguyễn Công
Trứ vẫn được phiên âm là:
Ṿng trời đất dọc ngang, ngang dọc.
Tự Lực Văn Đoàn có những đóng góp rất
quư giá về phương diện văn học và xă hội. Về văn học, đóng
góp của TLVĐ cho nền văn xuôi VN (và cho cả Thơ Mới) rất
đáng kể. Nhưng cách viết chữ quốc ngữ ở thời TLVĐ chưa hoàn
hảo về phương diện chính tả. Đọc lại báo Phong Hóa, chúng ta
thấy lỗi chính tả khá nhiều.
V́ những lẽ ấy, tuy vẫn nên viết tên
các tác phẩm của Nhất Linh, Tú Mỡ, Thạch Lam là Gịng sông
Thanh Thủy, Gịng nước ngược, Theo gịng (đó là những danh
từ riêng, tên các tác phẩm đă có địa vị trong văn học sử),
chúng ta vẫn nên viết “ḍng” (ḍng nước, ḍng dơi, ḍng tu
…) trong những trường hợp khác.
Góp ư của nhà văn Nhật Tiến,
California:
Dĩ nhiên ta tôn trọng các tác phẩm đă
in thành sách như của Nhất Linh (Gịng Sông Thanh Thủy), Tú
Mỡ (Gịng Nước Ngược) ..., và biết ơn công tŕnh làm mới văn
ch
...
Post ngày:
12/08/18 |