Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
  Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam
GS-TS Trần Ngọc Thêm

Bản chất con người chỉ bộc lộ ra trong giao tiếp. Chữ "nhân" với nghĩa là "tính người" bao gồm chữ "nhị" và bộ "nhân đứng" - tính người bộc lộ trong quan hệ giữa hai người. Với tư cách là công cụ của giao tiếp, ngôn ngữ nói chung và ngôn từ tiếng Việt nói riêng chịu sự chi phối to lớn của văn hoá giao tiếp của người Việt, v́ thế một sự t́m hiểu về nghệ thuật ngôn từ Việt Nam rất cần chú ư đến văn hoá giao tiếp.Trước hết, xét về thái độ của người Việt Nam đối với việc giao tiếp, có thể thấy được đặc điểm của người Việt Nam là vừa thích giao tiếp, lại vừa rất rụt rè. V́ coi trọng giao tiếp cho nên người Việt Nam rất Thích Giao Tiếp. Việc thích giao tiếp này thể hiện chủ yếu ở hai điểm : thích thăm viếng, tính hiếu khách. Đồng thời với việc thích giao tiếp, người Việt Nam lại có một đặc tính hầu như ngược lại là rất rụt rè - điều mà những người quan sát nước ngoài rất hay nhắc đến. Sự tồn tại đồng thời hai tính cách trái ngược nhau (tính thích giao tiếp và tính rụt rè ) này bắt nguồn từ hai đặc tính cơ bản của làng xă Việt Nam là tính cộng đồng và tính tự trị :Đúng là người Việt Nam xởi lởi, rất thích giao tiếp, nhưng đó là khi thấy ḿnh đang ở trong phạm vi của cộng đồng quen thuộc, nơi tính cộng đồng (liên kết) ngự trị. C̣n khi đă vượt ra khỏi phạm vi của cộng đồng, trước những người lạ, nơi tính tự trị phát huy tác dụng th́ người Việt Nam, ngược lại, lại tỏ ra rụt rè. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau ấy không hề mâu thuẫn với nhau v́ chúng bộc lộ trong những môi trường khác nhau, chúng chính là hai mặt của cùng một bản chất, là biểu hiện cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.

Xét về quan hệ giao tiếp, nguồn gốc văn hóa nông nghiệp với đặc điểm trọng t́nh đă dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy t́nh cảm - lấy sự yêu sự ghét - làm nguyên tắc ứng xử, sống có lí có t́nh nhưng vẫn thiên về t́nh hơn. Khi cần cân nhắc giữa t́nh với lí th́ t́nh được đặt cao hơn lí. Với đối tượng giao tiếp, người Việt Nam có thói quen ưa t́m hiểu, quan sát, đánh giá. Tuổi tác, quê quán, tŕnh độ học vấn, địa vị xă hội, t́nh trạng gia đ́nh (bố mẹ c̣n hay mất, đă có vợ/chồng chưa, có con chưa, mấy trai mấy gái,...) là những vấn đề người Việt Nam thường quan tâm.Do tính cộng đồng, người Việt Nam tự thấy có trách nhiệm phải quan tâm đến người khác, mà muốn quan tâm th́ cần biết rơ hoàn cảnh. Mặt khác, do phân biệt chi li các quan hệ xă hội, mỗi cặp giao tiếp đều có những cách xưng hô riêng, nên nếu không có đầy đủ thông tin th́ không thể nào lựa chọn từ xưng hô cho thích hợp được.

Tính cộng đồng c̣n khiến cho người Việt Nam, dưới gốc độ chủ thể giao tiếp, có đặc điểm là trọng danh dự : Tốt danh hơn lành áo; Đói cho sạch rách cho thơm; Trâu chết để da, người ta chết để tiếng. Danh dự được người Việt Nam gắn với năng lực giao tiếp : Lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, nó được truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Không phải ngẫu nhiên mà từ "tiếng" trong tiếng Việt, từ nghĩa ban đầu là "ngôn ngữ" (vd : tiếng Việt ), đă được mở rộng ra để chỉ sản phẩm của ngôn ngữ ( vd: tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa), và, cuối cùng, chỉ cái thành quả mà tác động của lời nói đă gây nên - đó là "danh dự, uy tín" (vd: nổi tiếng).Về cách thức giao tiếp, người Việt Nam ưa sự tế nhị, ư tứ và trọng sự ḥa thuận. Lối giao tiếp ưa tế nhị khiến người Việt Nam có thói quen giao tiếp "ṿng vo tam quốc", không bao giờ mở đầu trực tiếp, nói thẳng vào vấn đề như người phương Tây. Truyền thống Việt Nam khi bắt đầu giao tiếp là phải vấn xá cầu điền, hỏi thăm nhà cửa ruộng vườn. Cũng để tạo không khí, để đưa đẩy, người Việt Nam trước đây có truyền thống "miếng trầu là đầu câu chuyện". Với thời gian, trong chức năng "mở đầu câu chuyện" này, "miếng trầu" từng được thay thế bằng chén trà, điếu thuốc, ly bia...Để biết người đối ngoại với ḿnh có c̣n cha mẹ hay không, người Việt Nam thường hỏi : Các cụ nhà ta vẫn mạnh giỏi cả chứ ? Để biết người phụ nữ đang nói chuyện với ḿnh có chồng hay không, người Việt Nam ư tứ sẽ hỏi : Chị về muộn thế liệu anh nhà( ông xă) có phàn nàn không? C̣n đây là lời tỏ t́nh rất ṿng vo của người con trai Nam Bộ - nơi mà người Việt có tiếng là bộc trực hơn cả :

Chiếc thuyền giăng câu,
Đậu ngang cồn cát,
Đậu sát mé nhà,
Anh biết em có một mẹ già,
Muốn vô phụng dưỡng, biết là đặng không? (Ca dao).

Lối giao tiếp "ṿng vo tam quốc" kết hợp với nhu cầu t́m hiểu về đối tượnggiao tiếp tạo ra ở người Việt Nam thói quen chào hỏi - "chào" đi liền với "hỏi" : "Bác đi đâu đấy ?", "Cụ đang làm ǵ đấy?"... Ban đầu, hỏi là để có thông tin, dần dần trở thành một thói quen, người ta hỏi mà không cần nghe trả lời và hoàn toàn hài ḷng với những câu "trả lời" kiểu : "Tôi đi đằng này một cái" hoặc trả lời bằng cách hỏi lại : Cụ đang làm ǵ đấy? Đáp : Vâng ! Bác đi đâu đấy? Lối giao tiếp ưa tế nhị, ư tứ là sản phẩm của lối sống trọng t́nh và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ (tư duy biện chứng). Nó tạo nên một thói quen đắn đo cân nhắc kĩ càng khi nói năng : Ăn có nhai, nói có nghĩ; Chó ba quanh mới nằm, người ba năm mới nói; Biết th́ thưa thốt, không biết th́ dựa cột mà nghe; Khôn cũng chết, dại cũng chết, ai biết th́ sống; Người khôn ăn nói nữa chừng, Để cho kẻ dại nữa mừng nữa lo,...Chính sự đắn đo cân nhắc này khiến cho người Việt Nam có nhược điểm thiếu tính quyết đoán. Để tránh phải quyết đoán, và đồng thời để không làm mất ḷng ai, để giữ được sự ḥa thuận cần thiết, người Việt Nam rất hay cười. Nụ cười là một bộ phận quan trọng trong thói quen giao tiếp của người Việt; có thể gặp nụ cười Việt Nam vào cả những lúc ít chờ đợi nhất.Người Việt Nam có một hệ thống nghi thức lời nói rất phong phú.Trước hết, đó là sự phong phú trong hệ thống xưng hô bằng các từ chỉ quan hệ họ hàng. Hệ thống xưng hô này có các đặc điểm : Thứ nhất, có tính chất thân mật hóa (trong t́nh cảm), coi mọi người trong cộng đồng như bà con họ hàng trong một gia đ́nh. Thứ hai, có tính chất xă hội hóa, cộng đồng hóa cao - trong hệ thống từ xưng hô này, không có cái "tôi" chung chung.


Quan hệ xưng hô phụ thuộc vào tuổi tác, địa vị xă hội, thời gian, không gian giao tiếp - chú khi ni , mi khi khác. Cùng là hai người, nhưng cách xưng hô có khi đồng thời tổng hợp được hai quan hệ khác nhau : Chú-con, bác-con, bác-em, anh-tôi,... Lối gọi nhau bằng tên con, tên cháu, tên chồng; bằng thứ tự sinh ( Cả, Hai, Ba, Tư...). Thứ ba, thể hiện tính tôn ti kĩ lưỡng: Người Việt Nam xưng và hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn (gọi ḿnh th́ khiêm nhường, c̣n gọi đối tượng giao tiếp th́ tôn kính). Cùng một cặp giao tiếp, nhưng có khi cả hai đều cùng xưng hô là em và đều cùng xưng là em và đều gọi nhau là chị. Việc tôn trọng, đề cao nhau dẫn đến tục kiêng tên riêng : người ta chỉ gọi tên cái ra để chửi nhau; đặt tên con cần nhất là không được trùng với tên của những người bề trên trong gia đ́nh, gia tộc cũng như ngoài xă hội. V́ vậy mà trước đây có tục nhập gia vấn húy (vào nhà ai, hỏi tên chủ nhà để khi nói nếu có động đến từ đó th́ phải nói lệch đi).Nghi thức lời nói trong lĩnh vực cách nói lịch sự cũng rất phong phú. Do truyền thống nặng về t́nh cảm và linh hoạt nên người Việt Nam không có những từ cảm ơn, xin lỗi khái quát dùng chung cho mọi người trường hợp như người phương Tây. Cũng như trong xưng hô, đối với mỗi người ta có một cách cảm ơn, xin lỗi khác nhau : Con xin chú (Cảm ơn khi nhận quà), Chị chu đáo quá, Anh tốt quá (cảm ơn khi được quan tâm), Bác bày vẽ quá (cảm ơn khi được tiếp đón nồng hậu), Quư hóa quá (cảm ơn khi có khách đến thăm), Anh quá khen (cảm ơn khi được khen),...Các đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật ngôn từ Việt NamCông cụ của giao tiếp là ngôn ngữ W. Humboldt, nhà văn hóa lớn của nhân dân Đức, từng nói ngôn ngữ là "linh hồn của một dân tộc". Nh́n vào tiếng Việt, có thể nh́n thấy đúng là nó phản ánh rơ hơn đâu hết linh hồn, tính cách của người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam.Trước hết, nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Tính biểu tượng thể hiện ở xu hướng khái quát hóa, công thức (ước lệ) hóa với những cấu trúc cân đối, hài ḥa.Xu hướng ước lệ bộc lộ ở chỗ tiếng Việt thích những cách diễn đạt bằng các con số biểu trưng. Trong khi người châu Âu nói de toutes parts (từ tất cả các phía), he opens his eyes ( nó mở những con mắt của nó) th́ người Việt nói từ ba bề bốn bên, từ khắp bốn phương trời, Nó mở to đôi mắt. ở những trường hợp, người châu Âu dùng từ "tất cả" th́ người Việt dùng các từ chỉ số lượng ước lệ : ba thu, nói ba phải, ba mặt một lời, năm bè bảy mối, tam khoanh tứ đốm, Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo ..., trăm dâu đổ một đầu tằm, trăm khôn ngàn khéo, tiền trăm bạc vạn, trăm họ, vạn sự, muôn dân, muôn vật,...Lối tư duy tổng hợp mọi yếu tố, lối sống ổn định có quan hệ tốt với hết thảy mọi người dẫn đến xu hướng trọng sự cân đối hài ḥa trong ngôn từ - một biểu hiện khác của tính biểu trưng. Tính cân xứng là một đặc tính rất điển h́nh của tiếng Việt.Theo nguyên lí cấu trúc loại h́nh, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng không nhỏ các từ song tiết; điều quan trọng hơn nữa là mỗi từ đơn tiết lại hầu như đều có thể có những biến thể song tiết, dạng láy, cho nên thực chất trong ngôn từ, lời nói Việt th́ cấu trúc song tiết lại là chủ đạo . Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều cấu tạo theo cấu trúc có 2 vế đối ứng : trèo cao/ ngă đau; ăn vóc/học hay; một quả dâu da/ bằng ba chén thuốc; biết th́ thưa thốt/ không biết th́ dựa cột mà nghe..


Tiếng Việt rất phát triển h́nh thức câu đối, rất phát triển thơ. Câu đối là một loại sản phẩm văn chương đặc biệt, nó vừa công phu tỉ mỉ, lại vừa cô đúc ngắn gọn. Trong một tác phẩm "mini" ấy thể hiện đủ cả cái đẹp cân đối nhịp nhàng của h́nh thức và cái uyên thâm của chiều sâu triết lí Đông Phương. ở Việt Nam xưa kia, nhà nhà, đ́nh đ́nh, chùa chùa... nơi nào cũng đều có treo câu đối.Người Việt Nam, hầu như ai cũng biết làm thơ. Văn hóa gốc nông nghiệp trọng âm, trọng t́nh cảm tất yếu sẽ có khuynh hướng thiên về thơ; văn hóa gốc du mục trọng dương, trọng lí trí tất yếu dẫn đến khuynh hướng thiên về văn xuôi. Văn học phương Tây mạnh về văn xuôi. Trung Hoa cũng thiên về văn xuôi hơn thơ, trong khi đó suốt lịch sử nhiều ngh́n năm của Việt Nam đều là lịch sử của thơ ca - một thứ thơ ca có cấu trúc chặt chẽ ( lục bát, song thất lục bát) và vần điệu nghiêm ngặt thể hiện sự cân đối hài ḥa.Đây là một sự khác biệt mang tính chất nguyên lí, nó bắt nguồn từ chính sự khác biệt gốc rễ giữa hai loại h́nh văn hóa : Văn hóa gốc Du Mục với bản tính động tất thiên về tŕnh bày các t́nh tiết sự kiện với bút pháp tả thực và lối diễn đạt tự do phóng túng - tất cả những đặc trưng đó chỉ có thể t́m thấy sự biểu hiện tập trung trong văn xuôi ( ngay cả thơ phương Tây chủ yếu cũng là thơ tự do). Văn hóa gốc Nông Nghiệp với bản tính Tĩnh tất thiên về tŕnh bày tâm lí t́nh cảm với bút pháp biểu trưng và lối diễn đạt cân xứng nhịp nhàng - tất cả những đặc trưng đó chỉ có thể t́m thấy sự biểu hiện tập trung trong thơ (ở Việt Nam, thơ tự do chỉ mới xuất hiện sau này - vào đầu thế kỉ XX, do ảnh hưởng của Phương Tây).ở Việt Nam, văn xuôi truyền thống cũng là một thứ văn xuôi thơ, thế mạnh đó c̣n do tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu thanh điệu, tự thân các thanh điệu đă tạo nên tính nhạc cho câu văn rồi. Từ những bài văn xuôi viết theo lối biền ngẫu như Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, hoặc tự do như thư dụ hàng của Nguyễn Trăi gửi địch, cho tới những lời văn nôm b́nh dân ... khắp nơi, ta đều gặp một lối cấu trúc cân đối, nhịp nhàng, chặt chẽ và có tiết tấu, vần điệu.Thậm chí ngay cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi nhau một cách có bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất thơ. Với lối chửi có vần điệu, có cấu trúc chặt chẽ, người Việt Nam có thể chửi từ giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác mà không hề nhàm chán. Đó là một thứ "nghệ thuật" độc đáo vô nhị mà không một dân tộc nào trên thế giới có được.Đây là lời chửi của một người đàn bà mất gà được ghi lại trong tiểu thuyết Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan :Làng trên xóm dưới, bên trước bên sau, bên ngược bên xuôi ! Tôi có con gà mái xám nó sắp ghẹ ổ, nó lạc ban sáng, mà thằng nào con nào, đứa ở gần mà qua, đứa ở xa mà lại, nó dang tay mặt, nó đặt tay trái, nó bắt mất của tôi, th́ buông tha thả nó ra, không tôi chửi cho đơới!.Chém cha đứa bắt gà nhà bà ! Chiều hôm qua, bà cho nó ăn nó hăy c̣n sáng hôm nay con bà gọi nó nó hăy c̣n, mà bây giờ nó đă bị bắt mất. Mày muốn sống mà ở với chồng với con mày, th́ buông tha thả bỏ nó ra, cho nó về nhà bà. Nhược bằng mày chấp chiếm, th́ bà đào mả thằng tam tứ đại nhà mày ra, bà khai quật bật săng thằng ngũ đại lục đại nhà mày lên. Nó ở nhà bà, nó là con gà, nó về nhà mày, nó biến thành cú thành cáo, thành thần nanh đỏ mỏ; nó mổ chồng mổ con, mổ cả nhà mày cho mà xem.ới cái thằng chết đâm, cái con chết xỉa kia! Mày mà giết gà nhà bà th́ một người ăn chết một, hai người ăn chết hai, ba người ăn chết ba. Mày xuống âm phủ, mày bị quỷ sử thần linh rút ruột ra. Ơi cái thằng chết đâm cái con chết xỉa.Ngay trong những tiểu thuyết xuất hiện dưới ảnh hưởng của văn xuôi Phương Tây cũng vẫn mang rất đậm dấu ấn của truyền thống cân đối nhịp nhàng, biểu trưng ước lệ. Đây là những câu văn tả người của Tản Đà : Tiếng nói nhẹ nhàng bao nhiêu, dáng người mềm bấy nhiêu; mềm bao nhiêu, chín bấy nhiêu, tươi bấy nhiêu, t́nh bấy nhiêu. Như ghét, như yêu, như chiều, như ngượng. Lông mày ngài, đôi mắt phượng, cô chờ ai? (Giấc mộng con).Không chỉ tiểu thuyết, mà ngay cả văn chính luận Việt Nam cũng có thể mang đầy chất thơ nhờ sự cấu tạo cân đối nhịp nhàng. Đọc Tuyên ngôn độc lập hay những lời kêu gọi của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, hoặc những câu sau đây của Người, ta thấy rơ chất thơ đó: "Nếu không có nhân dân th́ không đủ lực lượng. Nếu không có chính phủ th́ không ai dẫn đường"; " Việc ǵ có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc ǵ có hại cho dân ta hết sức tránh".Đặc điểm thứ hai của nghệ thuật ngôn từ Việt Nam là nó rất giàu chất biểu cảm- sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng t́nh cảm.Về mặt từ ngữ chất biểu cảm này thể hiện ở chỗ các từ, bên cạnh yếu tố gốc mang sắc thái nghĩa trung hoà, thường có rất nhiều biến thể với những sắc thái nghĩa biểu cảm : Bên cạnh màu xanh trung tính, có đủ thứ xanh ŕ, xanh rờn, xanh rợn, xanh ngắt, xanh um, xanh lè... Bên cạnh màu đỏ trung tính có đỏ rực, đỏ âu, đỏ ḷm, đỏ loét, đỏ hoe... Các từ lấy mang sắc thái biểu cảm mạnh cũng rất phổ biến trong tiếng Việt ( ở các ngôn ngữ khác, kể cả tiếng Hán, đều hầu như không có). ở trên vừa nói tiếng Việt thiên về thơ, mà thơ là mang đậm chất t́nh cảm rồi, cho nên từ láy với bản chất biểu cảm rất phù hợp với nó (xem thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương,..).Về mặt ngữ pháp, tiếng Việt sử dụng rất nhiều các hư từ có sắc thái biểu cảm : à, ư, nhỉ, chăng, chớ, hả, hở, phỏng, sao, chứ...Cấu trúc "iếc hóa" mang sắc thái đánh giá ( sách siết, bàn biếc,..) cũng góp phần quan trọng làm tăng cường hệ thống các phương tiện biểu cảm cho tiếng Việt.Sự phổ biến của thơ hơn văn xuôi đă nói đến ở trên không chỉ là sản phẩm của tính biểu trưng mà rơ ràng cũng đồng thời là sản phẩm của tính biểu cảm. Khuynh hướng biểu cảm c̣n thể hiện ở chỗ trong lịch sử văn chương truyền thống, không có những tác phẩm anh hùng ca đề cao chiến tranh; có nói đến chiến tranh chăng th́ cũng chỉ là nói đến nỗi buồn của nó ( vd: Chinh Phụ Ngâm).Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có đặc điểm thứ ba là tính động, linh hoạt.Tính động, linh hoạt này trước hết bộc lộ ở hệ thống ngữ pháp. Trong khi ngữ pháp biến h́nh của các ngôn ngữ châu Âu là một thứ ngữ pháp chặt chẽ tới mức máy móc th́ ngữ pháp tiếng việt tổ chức chủ yếu theo lối dùng các từ hư để biểu hiện các ư nghĩa và quan hệ ngữ pháp, khiến cho người sử dụng được quyền linh hoạt tối đa. Ngữ pháp phương Tây là ngữ pháp h́nh thức, c̣n ngữ pháp Việt Nam là ngữ pháp ngữ nghĩa.Nói bằng một ngôn ngữ châu Âu, ta bắt buộc phải đáp ứng đầy đủ mọi đ̣i hỏi tai quái mà hệ thống ngữ pháp của ngôn ngữ đó yêu cầu. C̣n trong tiếng Việt th́ tùy theo ư đồ của người nói mà anh ta có thể diễn đạt, không thể diễn đạt hay diễn đạt nhiều lần một ư nghĩa ngữ pháp nào đó : Tôi đi Hà Nội, Tôi sẽ đi Hà Nội, Ngày mai tôi đi Hà Nội, Ngày mai tôi sẽ đi Hà Nội. Chính v́ linh hoạt như vậy mà tiếng Việt có khả năng diễn đạt khái quát rất cao, có thể nói một câu không thời, không thể, không ngôi. Khả năng diễn đạt khái quát, mơ hồ chính là điều kiện rất quan trọng cho việc phát triển thơ ca đă nói đến ở trên.Tính động, linh hoạt của ngôn từ Việt Nam c̣n bộc lộ ở chỗ trong lời nói, người Việt rất thích dùng cấu trúc động từ : trong một câu có bao nhiêu hành động th́ có bấy nhiêu động từ; trong khi đó th́ các tiếng phương Tây có xu hướng ngược lại- rất thích dung danh từ. Trong khi người Việt nói : Cảm ơn anh đă tới nhà chơi th́ người Anh nói : Thank you for your coming (Cảm ơn về sự đến chơi của anh).Tính linh hoạt, năng động c̣n nguyên nhân khiến cho tiếng Việt rất ít dùng cầu trúc bị động. Người Việt thậm chí dùng cấu trúc chủ động ngay cả trong câu bị động : Trong khi người Việt nói : Lan bị thầy giáo phạt th́ người Anh nói Linda was punished by the teacher (Linda bị phạt bởi thầy giáo).Như vậy, có thể nói rằng trong giao tiếp, người Việt Nam có thiên hướng nói đến những nội dung tĩnh ( tâm lí, t́nh cảm, dẫn đến nghệ thuật thơ ca và phương pháp biểu trưng) bằng h́nh thức động ( kiến trúc động từ, ngữ pháp, ngữ nghĩa linh hoạt). Trong khi đó th́ người phương Tây nói riêng và truyền thống văn hóa trọng dương nói chung lại có thiên hướng nói đến những nội dung động (hành động, sự việc, dẫn đến nghệ thuật văn xuôi và phương pháp tả thực) bằng h́nh thức tĩnh ( kiến trúc danh từ, ngữ pháp h́nh thức chặt chẽ).Mới hay, ngôn ngữ thực sự là tấm gương phản chiếu văn hóa dân tộc và tác động của luật âm dương (trong âm có dương , trong dương có âm; âm sinh dương, dương sinh âm) thật là rộng lớn và sâu xa !

GS-TS Trần Ngọc Thêm

 

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 03/12/18