Home T́m Ca Dao Trợ Giúp T́m Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thổ ngữ Miền Nam Trước năm 1975  (Phần 3)

Nguyễn Cao Trường

 

127.Dạ, Ừa (ừa/ừ chỉ dùng khi nói với người ngang hàng) = Vâng, Ạ

128.Dạo này = thường/nhiều ngày trước đây đến nay (Dạo này hay đi trễ lắm nghen! /thường)

129.Dấm da dấm dẵng

130.Dân chơi cầu ba cẳng = dân giang hồ – cũng có nghĩa khác là chịu chơi nữa (nh́n mày giống dân chơi cầu ba cẳng quá)

Dất lầu = Thật tuyệt (gốc tiếng Quảng Đông)

131.Dây, không có dây dzô nó nghe chưa = không được dính dáng đến người đó

132.Dè chừng = coi chừng (Tui lỡ nói lớn chút ai dè nó nghe được, chứ thiệt t́nh tui đâu có muốn)

133.Dễ tào = dễ sợ

134.D́ ghẻ = mẹ kế

135.Dị hợm = quái dị,  không giống ai –

136.Dĩa = Đĩa

Día = Đồ Día = Đồ vía = Đồ bảnh bao, sang trọng

137.Diễn hành, Diễn Binh= diễu hành, diễu binh (chữ diễu bây giờ dùng không chính xác, thật ra là “diễn” mới đúng)

138.Diễu dỡ =Khoe khoang không đúng điệu, dung chỗ

Dóc = Láo, không đúng

Dóc tổ bà = Quá xá láo

Ḍm = nh́n, trông

139.Dọt lẹ = Chạy lẹ

140.Dô diên (vô duyên) = không có duyên (Người đâu mà vô diên thúi vậy đó hà – chữ “thúi’ chỉ để tăng mức độ chứ không có nghĩa là hôi thúi)

141.Dù = Ô

142.Du ngoạn = Đi chơi thư giăn

143.Dục (vụt) đi = vất bỏ đi (giọng miền nam đọc Vụt = Dục âm cờ ít đọc thành âm tờ, giống như chữ “buồn” giọng miền nam đọc thành “buồng”)

144.Dùng dằng = ương bướng

145.Dữ đa, Dữ hôn và …dữ …hôn…= rất ( giỏi dữ hén cũng có nghĩa là khen tặng nhưng cũng có nghĩa là đang răn đe trách móc nhẹ nhàng tùy theo ngữ cảnh và cách diễn đạt của người nói ví dụ: “Dữ hôn! lâu quá mới chịu ghé qua nhà tui nhen”, nhưng “mày muốn làm dữ phải hôn” th́ lại có ư răn đe nặng hơn ) Dữ đa thường dùng cuối câu ” cái này coi bộ khó kiếm dữ đa”

146.Dźa, dề = về (thôi dźa nghen- câu này cũng có thể là câu hỏi hoặc câu chào tùy ngữ điệu lên xuống người nói)

147.Dừa dừa (vừa) thôi nhen = đừng làm quá

148.Đá cá lăn dưa = lưu manh

149.Đa đi hia = đi chỗ khác.

150.Đă nha! = Sướng nha!

151.Đài phát thanh = đài tiếng nói

152.Đánh dây thép = gữi điện tín

153.Đàng = đường (Đi một đàng học một sàn khôn)

154.Đánh đàn đánh đọ = Đánh đàn (học th́ lo học không “đánh đàn đánh đọ” nhe hông) một cách để chê việc đánh đàn bằng cách ghép thêm hai từ láy đánh đọ phía sau.

155.Đánh tù xầm, Quảnh tù x́ = oẳn tù t́ (tṛ chơi bằng tay ra kéo, búa, bao) gốc từ tiếng Anh: one two three

156.Đâm ra = thành ra

157.Đào hát = nữ diễn viên cải lương, Tài tử cải lương = nam

158.Đặng = được (Qua tính vậy em coi có đặng hông?)

159.Đầu đường xó chợ = Người sống lang thang không có nơi trú ngụ đàng hoàng

160.Đen như chà dà (và) = đen thui, đen thùi lùi = rất là đen

161.Đẹp trai con bà Hai = Không phải đẹp, nhưng con bà lớn cho nên ai cũng khen đẹp (Ư nói đẹp giả tạo)

162.Đế = chen thêm (đang nói nó đế vô một câu chận họng làm tui câm luôn)

163.Đêm nay ai đưa em d́a = hôm nay về làm sao, khi nào mới về (một cách hỏi) – từ bài hát Đêm nay ai đưa em về của NA9

164.Đi bang bang = đi nghênh ngang

Đi bắn khỉ = Hôn nàng tiên nâu (Hút á phiện)

165.Đi bụi = Đi hoang

166.Đi cầu = đi đại tiện, đi nhà xí

Đi cộ đèn = Dắt đào đi dạo phố

Đi bum = Đi nhảy (dance)

167.Đi mần = đi làm

Đi ké = Đi nhờ

168.Đồ bỏ đi = đồ hết xài (người ǵ xài hổng dô, đúng là đồ bỏ đi mà)

169.Đồ già dịch = chê người mất nết tùy ngữ cảnh và cách nhấn âm, kéo dài th́ sẽ có hàm ư khác

170.Đồ mắc dịch = xấu nết tuy nhiên, đối với câu Mắc dịch hông nè! có khi lại là câu nguưt – khi bị ai đó cḥng ghẹo

Đồ mắc toi = Chê mắng mội người xấu nết

171.Đờn = đàn

172.Đùm xe = Mai-ơ

Đụng = như trong tôi đụng ảnh được 10 năm = Tôi lấy anh ấy được 10 năm

173.Đực rựa = đàn ông, con trai

174.Đừng có mơ, đừng có ḥng

175.Được hem (hôn/hơm) ? = được không ? chữ hông đọc trại thành hôn, hem hoặc hơm

Xem tiếp Phần 4

 

Post ngày: 12/08/18

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui ḷng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những ǵ liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18