Home Tìm Ca Dao Trợ Giúp Tìm Ca Dao Trang Chủ Toàn Bộ Danh Mục e-Cadao English

Thư Mục

 
Lời Phi Lộ
Lời Giới Thiệu
Cách Sử Dụng
Dẫn Giải
Diêu Dụng
Cảm Nghĩ
 
Ẩm Thực
Ca Dao theo Chủ Đề
Chợ Quê
Cội Nguồn
Cổ Tích
Lễ Hội
Lịch Sử
Ngôn Ngữ
Nhân Vật Nữ
Nhạc Cụ Việt Nam
Phong Tục Tập Quán
Quê Ta
Tiền Tệ Việt Nam
Tiểu Luận
Văn Minh Cổ
Vui Ca Dao
 
Trang Nhạc Dân Ca
 
Trang Chủ
 

 
 

 

 
 

Thổ ngữ Miền Nam Trước năm 1975  (Phần 5)

Nguyễn Cao Trường

 

La de = bia (Pháp La bierre)

222.Lâu lắc= chậm trễ, trễ nãi hàm ý trách móc (Kêu hoài sao ko mở cửa, làm gì trong trỏng mà lâu lắc vậy?)

223.Lai căng = không nguyên bản

224.Làm (mần) cái con khỉ khô = không thèm làm (Có làm gì được đâu)

225.Làm (mần) dzậy coi được hông?

226.Làm dzậy coi có dễ ưa không? = một câu cảm thán tỏ ý không thích/thích tùy theo ngữ cảnh

227.Làm gì mà toành hoanh hết zậy

228.Làm mướn = làm thuê

229.Làm nư = lì lợm, Làm cho lợi gan

Làm tàng = Làm oai

230.Làm um lên = làm lớn chuyện

231.Láng cón = bảnh bao (có thể do hồi xưa ra đường chải đầu tóc bóng mượt, đánh giày bóng như gương, quần áo thẳng thớm nên ra từ này)

232.Lanh chanh

233.Lạnh xương sống

234.Lao-cần (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)

235.Láo-háo = khoảng chừng ( tuổi nó láo háo cở tuổi tao chứ mấy)

236.Lao-tổn (cách dùng từ của Ông Nguyễn Văn Vĩnh có gạch nối ở giữa)

237.Lặc lìa = muốn rớt ra, rời ra nhưng vẫn còn dính với nhau chút xíu

238.Lặc lìa lặc lọi = ?

239.Lắm à nhen = nhiều, rất (thường nằm ở cuối câu vd: thương lắm à nhen)

240.Lăn cù mèo = lăn long lóc, té ngữa

241.Lắt lư con lạc đà = nghiêng qua nghiêng lại

242.Lầm lầm lì lì = không nói không rằng mặt nghiêm tỏ ý không thích

243.Lần = tìm kiếm (biết đâu mà lần = biết tìm từ chỗ nào)

244.Lần mò = tìm kiếm, cũng có nghĩa là làm chậm chạm (thằng tám nó lần mò cái gì trong đó dậy bây?)

245.Lấy le = khoe đồ

246.Lẹt đẹt = ở phía sau, thua kém ai ( đi lẹt đẹt! Lảm gì (làm cái gì) mà cứ lẹt đẹt hoài vậy)

247.Leo cây; leo cây me = thất hẹn; Xong! nãy giờ chờ thấy bà, chắc thằng Tám nó cho tụi mình leo cây rồi!

248.Lèo = thất hẹn – hứa lèo,

249.Lề mề = Dai dẳng

250.Lên bờ xuống ruộng

251.Lên hơi, lấy hơi lên = bực tức (Nghe ông nói tui muốn lên hơi (lấy hơi lên) rồi đó nha!

252.Liệu = tính toán (thằng Ba liệu coi đi sớm một chút kẻo bị kẹt xe thì lỡ hết chiện đó nhen!)

253.Liệu hồn = coi chừng

254.Líp-ba-ga = mút mùa Lệ Thủy, thoải mái

255.Lóng rày = hổm rày  (thời gian gần đây)

256.Lô = đồ giả, đồ dỡ, đồ xấu (gốc từ chữ local do một thời đồ trong nước sản xuất bị chê vì xài không tốt)

Lô can = nối hoá

Lòi càng = Banh Càng = Chàng hảng, Quá xá

257.Lộn = nhầm (nói lộn nói lại)

258.Lộn xộn = làm rối

259.Lục cá nguyệt: sáu tháng. Ví dụ: Nộp báo cáo sáu tháng một lần: Nộp báo cáo lục cá nguyệt.

260.Lục đục = không hòa thuận (gia đình nó lục đục quài), đôi khi lại có nghĩa khác ( Làm gì lục đục ở sau bếp hoài vậy bây?)

261.Lụi hụi = ???? (Lụi hụi một hồi cũng tới rồi nè!)

262.Lùm xùm = rối rắm,

Lụm xụm = luộm thuộn

263.Lung tung xà beng

264.Lừng mặt = quen quá không còn sợ nữa (Chơi với nó riết nó lừng mặt mình luôn nhen)

265.Lười chẩy thây; đại lãn; liệt = làm biếng

266.Má = Mẹ

267.Mả = Mồ

268.Ma lanh, Ma le gốc Pháp (Malin)

269.Mã tà = cảnh sát

Ma Trắc = Gậy của cảnh sát

270.Mari phông tên = con gái thành phố quê mùa

271.Mari sến = sến cải lương

272.Mạnh giỏi = mạnh khỏe

273.Mát trời ông địa, tẹt ga = thoải mái

274.Máy lạnh = máy điều hòa nhiệt độ

Mắc = đắt giá (như em mua cái này mắc quá rồi em)

Mắc = Móc (như mắc võng)

275.Mắc cười = buồn cười

276.Mắc dịch = Mất nết, không đàng hoàng, lẳng lơ, xỏ lá, bởn cợt. Nhưng cũng có nghĩa nói ngầm là đồng ý nữa, thí dụ: “Giữ đi, mắc dịch không hà trả lại tui mần chi?”

277.Mắc địt = dỡ ẹt; một cách chê cái gì đó dỡ

Mắt kiếng (kính) = Kính đeo mắy

278.Mặt chù ụ một đống, mặt chầm dầm

279.Mần ăn = làm ăn

Mẫu = 1 Mâu = 1 Hectare = 10.000m vuông = 10 công (Trong hệ đo lường cổ của Việt Nam, mẫu (chữ Nho , là một đơn vị đo diện tích. Một mẫu bằng 10 công (1 công = 10 sào). 1 công hay 10 sào đất nam bộ là 1000m2, ở trung bộ là 500m2, ở Bắc bộ là 360m2. Một mẫu tính theo mét hệ bằng 3.600 mét vuông và một công là 360 m².)

280.Mần chi = làm gì

281.Mậy = mày ( thôi nghen mậy = đừng làm nữa)

282.Mé = phía  (nhà ổng ở xích mé bên kia kìa), gần bìa

283.Mé = tỉa nhánh,

284.Mè nheo = Mèo nheo

285.Méo xẹo, buồn hiu = thất vọng (cầm bài thi nhìn điểm xong thằng Tư mặt méo xẹo, về nhà thể nào cũng bị Ba rầy)

286.Mét = Mách

Mi nhon = Mảnh khảnh dễ thương do chữ Mignone của pháp

287.Miệt = kèm theo để chỉ một vùng đất, địa danh  Miệt Hóc Môn, Miệt dưới, Miệt vườn

288.Miệt, mai, báo, tứ, nóc… chò = 1, 2, 3, 4, 5…. 10.

289.Mình ên = một mình (đi có mình ên, làm mình ên) gốc K’mer

290.Mò mẫm rờ rẫm sờ sẩm (hài) = mò

Mông   = Bàn dệt (Ai kêu ai hú bên sông,Tui đang dệt vải trên mông,  Đừng kêu đừng hú, đừng trông Tui đang vá áo cho chồng tui đây) Ca Dao

291.Mở bum, mở ban = Mở party nhấy đầm

292.Mợi = Mại = mày ơi,

293.Mồ tổ! = câu cảm thán

294.Một lèo, một hơi = một mạch

295.Muỗng = Thìa, Môi

296.Mút mùa lệ thủy = mất tiêu

297.Mút chỉ cà tha = Xa tít mù tì

298.Mừng húm = Rất mừng

299.Mưa thúi đất (nam bộ)  xem thêm tháng mười “mưa thúi đất” để rõ hơn

300.Nam Tàu Bắc Đẩu = Chuyện trên trời dưới biển (không thật)

Xem tiếp Phần 6

 

 

Post ngày: 12/08/18

 

Sưu Tầm Tài Liệu và Web Design

  Hà Phương Hoài

Hỗ Trợ Kỹ Thuật

Hoàng Vân, Julia Nguyễn

Web Database

Nguyễn Hoàng Dũng
Xin vui lòng liên lạc với  haphuonghoai@gmail.com về tất cả những gì liên quan đến trang web nầy
Copyright © 2003 Trang Ca Dao và Tục Ngữ
Last modified: 12/08/18